Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

HỘI CHỨNG SUY GIÁP (Kỳ 1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.15 KB, 7 trang )

HỘI CHỨNG SUY GIÁP
(Kỳ 1)
1. ĐỊNH NGHĨA
Suy giáp là một hội chứng gồm các triệu chứng lâm sàng gây ra do hormon
giáp giảm thấp trong máu.
Nguyên nhân suy giáp là do một tình trạng bệnh lý gây ra bất thường
về cấu trúc và / hoặc chức năng tuyến giáp dẫn đén sự tổng hợp không đủ
hormone giáp
Suy giáp nguyên phát thường gặp ở nữ trung niên.
Tần suất rất thay đổi tuỳ thuộc vào từng nghiên cứu, khoảng 1-2
/1000. Tần suất bệnh gia tăng theo tuổi. Tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam từ 2 đến 8
lần.
Suy giáp dưới lâm sàng: bệnh nhân không có các triệu chứng lâm sàng rõ
rệt. Biểu hiện cận lâm sàng thấy nồng độ hormone giáp trong máu trong giới hạn
bình thường và nồng độ TSH tăng nhẹ.
2. NGUYÊN NHÂN
Có nhiều cách phân loại nguyên nhân:
- Suy giáp bẩm sinh, SG mắc phải.
- theo vị trí bệnh lý: Sg nguyên phát, thứ phát, đệ tam cấp.
- theo thới gian mắc bệnh: thoáng qua, vĩnh viễn…
Thường dùng cách phân chia theo vị trí bệnh lý
2.1. Suy giáp tiên phát:
2.1 Suy giáp nguyên phát:
do bệnh lý tại tuyến giáp gây giảm sản xuất H TG
- Viêm giáp : VG Hashimoto, VG xơ hoá Riedel,VG bán cấp, VG sau
sanh…
- Thiếu Iode kéo dài.
- Do điều trị : sau điều trị bằng Iode đồng vị phóng xạ, phẫu thuật tuyến
giáp, điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp ở bệnh nhân Basedow.
- Rối loạn tổng hợp hormone tuyến giáp bẩm sinh: do thiếu men một phần
hay hoàn toàn.


- Dùng các thuốc có chứa iod kéo dài như Amiodaron, thuốc
ho, thuốc cản quang …
- Suy giáp bẩm sinh : Bất sản hay loạn sản tuyến giáp – do
thiếu iod – do mẹ dùng thuốc KGTH trong thời gian mang thai …
- Do thuốc gây ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp: thiocyanate,
perchlorate, lithium ( điều trị bệnh tâm thần), resorcinol ( công nhân ngành dệt),
………
- Bệnh lý toàn thân có thâm nhiễm tuyến giáp như hemochromatosis,
amyloidosis, cystinosis, sarcoidosis, sleroderma…
-
2.2. Suy giáp thứ phát :
do gây giảm tiết TSH => tuyến giáp giảm thể tích và giảm sản xúât hormon
giáp
Nguyên nhân do u tuyến yên, sau phẫu thuật tuyến yên, do tuyến yên bị phá
hủy (Hội chứng Sheehan), bệnh lý thâm nhiễm…. Suy tuyến yên có thể toàn bộ
hay thiếu đơn độc TSH.
2.3. Suy giáp đệ tam cấp: Rối loạn chức năng vùng hạ đồi gây giảm TRH
=> tuyến yên giảm TSH => tuyến giáp giảm sản xuất T3 T4
Do u, chấn thương, bệnh lý thấm nhuận, vô căn
2.4. Đề kháng với hormone giáp
Trong đó chỉ có đề kháng hormone giáp chọn lọc tại mô ngoại vi mới
gây suy giáp có bất thường ở thụ thể đối với T
4
ở tế bào.
3.SINH LÝ BỆNH
Giảm Hormon giáp gây tổn thương mô và giảm chuyển hoá
Da : do ứ đọng chất hyaluronic acid, là một mucopolysaccharide ưa nước
dạng nhầy ở mô kẽ ở niêm mạc và các mô mềm gây ra hiện tượng phù niêm, phù
cứng ấn không lõm.
Giảm tiết mồ hôi và tuyến bã nhờn nên da khô, nhám.

Cung lượng tim giảm khỏang 20 -30 % do giảm thể tích nhát bóp và nhịp
tim nên vận tốc tuần hoàn giảm, giảm lượng máu đến mô ngoại vi (da lạnh), giảm
nhịp tim. Sức cản mạch tăng lên do mạch ngoại vi co lại để dành máu cho các cơ
quan nội tạng.
Thâm nhiễm cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim, bóng tim to. Các men tim
như Creatinin kinase, aspartate aminotranferase, và latate dehydrogenase tăng nhẹ
kết hợp với sự thay đổi trên ECG (thường là chậm xoang, PR kéo dài, biên độ
QRS, sóng P thấp).
Hô hấp: cơ hô hấp cũng thâm nhiễm, giảm hoạt động. Có hiện tượng phù
niêm ở niêm mạc đường dẫn khí gây giảm thông khí phút, có thể tràn dịch màng
phổi hai bên. Hậu quả giảm thông khí phế nang, ứ đọng CO2.
Dễ hạ đường huyết, giảm khối lượng protid cơ thể.
Tiêu hóa: cảm giác chán ăn và giảm nhu động ruột gây táo bón.
Hệ thần kinh TW: trì trệ các chức năng trí tuệ do giảm hoạt động não, ngủ
nhiều. Thiếu oxy não mạn tính.
Hệ cơ: thâm nhiễm chất nhầy gây giả phì đại cơ, yếu cơ. Dẽ đau cơ khi hoạt
động.
giảm CHCB, giam thân nhiệt.
- Tăng cân.
- Mỡ: giảm chuyển hoá mỡ nên tăng cholesterol và triglyceride máu => gây
tình trạng xơ vữa mạch máu
- Thiếu máu đẳng sắc đẳng bào mức độ nhe do tuỷ giảm tạo máu. Do gan
cần hormon giáp để chuyển Caroten thành vitamin A nên suy giáp da vàng do ứ
đọng caroten.
- Ngưng phát triển xương dài, gây liền sụn và loạn sản đầu xương nếu xảy
ra trước dậy thì.
- Gây suy sinh dục ở cà nam và nữ.
Điều hoà bài tiết hormon giáp

Bình thường tuyến giáp được điều hoà hoạt động bài tiết bởi TSH.

T3, T4 có tác dụng điều hoà ngược nồng độ TSH.
Suy giáp nguyên phát: tuyến giáp giảm sản xuất hormon giáp => nồng độ
T4, T3 giảm trong máu kích thích tuyến yên tăng tiết TSH.
Nếu tuyến yên giảm tiết TSH do bệnh lý => tuyến giáp sẽ giảm kích thước
và giảm hoạt động và giảm bài tiết T3, T4. Do đó nếu do nguyên nhân bệnh
lýtuyến yên hay vùng dưới đồi thì đo nồng độ TSH giảm, T3 giảm, T4 giảm…
Nhiều loại thuốc cũng có tác dụng ức chế bài tiết TSH, cần chu ý trên bênh
nhân bệnh lý nội khoa nặng có xử dụng Dopamin, Dobutamin và glucocorticoid
có thể có TSH giảm, T3 giảm nhẹ, T4 bình thừong thì cần làm lại xét nghiệm khi
tình trạng bệnh nội khoa ổn trước khi chẩn đoán suy giáp trên cao.

×