Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

thuyết lãnh đạo và ứng dụng trong công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.61 KB, 18 trang )


MỤC LỤC

1
1
Lời nói đầu
Công tác xã hội là một ngành khoa học tương đối non trẻ trên thế giới, tính
chất chuyên nghiệp mới được hình thành hơn 100 năm nay mặc dù có
nguồn gốc hình thành từ xa xưa. Tuy vậy trong xã hội hiện đại công tacx xã
hội (CTXH) đã và đang không ngừng khẳng định vai trò và vị trí quan
trọng của mình trong xã hội. Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết
khoa học về hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc
đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí, địa vị, vai trò của các cá nhân, nhóm,
cộng đồng, người yếu thế… tiến tới bình đẳng và tiến bộ xã hội.
Đối tượng phục vụ - thân chủ của CTXH là những nhóm, cá nhân yếu thế
được nhân viên CTXH bằng chuyên môn nghiệp vụ của mình sẽ giúp thân
chủ phục hồi các chức năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của bản thân
thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề gặp phải. Nhân viên CTXH không “làm
hộ, làm cho, làm thay” các thân chủ. Như vậy, trên cơ sở đó ta có thể nhận
định rằng: “CTXH tuy là một ngành khoa học mới, một nghề mới nhưng là
một ngành, một nghề có tính nhân văn sâu sắc”.
Công tác xã hội bao gồm ba phương pháp đó là CTXH cá nhân, CTXH
nhóm và phát triển cộng đồng. Cũng như các ngành khoa học mới khác, lý
thuyết CTXH là các lý thuyết của một ngành khoa học tương đối độc lập,
chúng liên kết chặt chẽ với các lý thuyết và các mô hình của các môn khoa
học khác. Công tác xã hội tiếp nhận lý thuyết của các ngành khoa học liên
đới làm yếu tố xây dựng cho lý thuyết CTXH (như tâm lý học, xã hội
học…). Các lý thuyết CTXH có vai trò làm căn cứ để đánh giá tình hình
đối tượng, xác định vấn đề của họ và đưa ra những lý giải hỗ trợ giải quyết
vấn đề. Ngành công tác xã hội từ khi ra đời và phát triển đến nay đã xây
dựng cho mình một hệ thống lý thuyết đa dạng, phong phú. Và trong phạm


vi bài này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu thuyết lãnh đạo trong phương pháp
CTXH nhóm.
2
2
Phần một: Thuyết lãnh đạo và vận dụng thuyết trong
CTXH nhóm.
A . Những kiến thức chung về thuyết lãnh đạo
Trước khi đi tìm hiểu nội dung cụ thể của thuyết lãnh đạo trong CTXH
nhóm chúng ta cần phải hiểu một số kiến thức chung về lãnh đạo và người
lãnh đạo.
Người lãnh đạo là người đứng đầu mọi tổ chức hay một tập thể có vai trò
dẫn dắt, định hướng, chỉ đạo và xây dựng mối quan hệ trong những thành
viên trong cùng một tập thể cùng vận hành theo một hệ thống nhất định
Lãnh đạo là quá trình gây cảm hứng cho người khác làm việc chăm chỉ và
hiệu quả.
Các hoạt động lãnh đạo cơ bản là:
- Chỉ đạo: Cung cấp các chỉ dẫn và giám thị việc hoàn thành nhiệm vụ
ở mức độ cao nhất.
- Gợi ý: Hướng dẫn, giải thích các quyết định, vạch ra hướng tác
nghiệp và quan sát nhân viên thực hiện.
- Hỗ trợ - động viên: Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các cố
gắng của nhân viên nhằm hoàn thành nhiệm vụ và chia sẻ trách
nhiệm với họ trong việc lựa chọn quyết định, tạo cho nhân viên cơ
hội để thỏa mãn cao nhất trong công việc.
- Đôn đốc: Thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc.
- Làm gương trong mọi sự thay đổi
- Ủy quyền: Trao trách nhiệm, quyền quyết định và giải quyết vấn đề
cho nhân viên trên các nội dung sau:
+ Tầm nhìn: Bất kỳ một nhà lãnh đạo giỏi nào cũng có cảm giác tốt
về mục tiêu và có khả năng đưa ra mục tiêu đó

+ Chủ trương: Chủ trương là cái liên kết mọi người với nhà lãnh đạo,
là cái mà trong một nhà lãnh đạo hiệu quả thì luôn đi cùng với tầm
nhìn.
+ Sự tin cậy: Mọi người sẽ không đi theo nhà lãnh đạo trừ khi anh ta
cho họ thấy sự nhất quán và kiên định.
3
3
+ Sự bình dị: Nhà lãnh đạo thành công nhất là những người xem bản
thân như là người hỗ trợ cho nhân viên của mình chứ không phải
buộc nhân viên làm việc cho mình.
+ Bình tĩnh: Lãnh đạo tốt không làm rối tung mọi vấn đề như thể thế
giới sắp sập đến nơi. Họ sẽ đưa ra những câu kiểu như: “chúng ta có
thể giải quyết việc này”.
+ Rõ ràng: Lãnh đạo là người thực sự biết cách làm sáng tỏ vấn đề.
Họ không làm cho nó trở nên phực tạp.
+ Tự chủ: Những nhà lãnh đạo thành công nhất biết họ là ai và sẽ
không cố gắng “uốn” mình để trở thành những người không phải là
họ.
I . Tác giả của thuyết lãnh đạo
Theo Charles Zastrow (1985), có 3 phương pháp tiếp cận chính trong
thuyết lãnh đạo:
- Cách tiếp cận thứ nhất theo đặc điểm
- Cách tiếp cận thứ hai theo phong cách
- Cách tiếp cận thứ ba theo phân quyền.
II . Nội dung chính của 3 phương pháp tiếp cận trong thuyết lãnh đạo.
1. Phương pháp tiếp cận theo đặc điểm.
Phương pháp tiếp cận theo đặc điểm trong lãnh đạo đã tồn tại hàng thế
kỷ nay kể từ khi Aristotle thông qua việc quan sát của bản thân, nhận thấy
rằng một số người có những dấu hiệu là người lãnh đạo ngay khi mới sinh
ra, và trong đó cũng có những người có dấu hiệu của những người bị điều

hành. Dựa vào những phát hiện trên mà các nhà khoa học tiếp cận theo
phương pháp này cho rằng những nhà lãnh đạo thường có những đặc tính
hoặc những đặc điểm cá nhân nổi trội và những đặc điểm này làm cho họ
khác với những người cùng thời. Điều này có nghĩa là họ quan niệm lãnh
đạo được sinh ra một cách tự nhiên chứ không phải do đào tạo. Vì vậy, họ
gọi những người lãnh lãnh đạo này là những “Người vĩ đại”.
4
4
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, so với những người cùng thời, những
người làm lãnh đạo có đặc điểm này thường có xu hướng thích nghi tốt
hơn, nổi bật hơn, có vẻ hướng ngoại, mạnh mẽ hơn và có sự nhạy cảm bên
trong lớn hơn. Ngoài ra những người lãnh đạo loại này còn thể hiện những
nét nổi bật khác, chẳng hạn như sự thông minh, nhiệt tình và nét độc đáo,
tự tin và theo chủ nghĩa bình đẳng. Những vị trí lãnh đạo khác nhau yêu
cầu lãnh đạo có những nét tiêu biểu khác nhau. Tuy nhiên, cũng có nghiên
cứu về những hành vi lãnh đạo được lựa chọn do có những đặc điểm nổi
bật cũng chỉ ra rằng những dặc tính tìm thấy ở họ cũng tìm thấy ở những
người khác dưới họ.
Theo một số tác giả, Krech, Crutchfield và Ballachey (1992) (trong
Charles Zastrow, 1985) thì những người lãnh đạo cần phải được nhìn nhận
như một thành viên của nhóm, có chuyên môn giỏi, có chuẩn mực giá trị
mà đa số thành viên nhóm tuân thủ, và người này được đánh giá là thành
viên có khả năng tốt nhất trong việc đưa nhóm đạt được mục tiêu, mục đích
của nhóm và phù hợp với mong muốn của mọi người về hành vi cư xử và
chức năng mà anh ta sẽ phục vụ nhóm.
2. Phương pháp tiếp cận theo phong cách
Theo nghiên cứu của các tác giả , Lewin, Lippit, White (1939) cho thấy
có ba loại phong cách lãnh đạo chiếm ưu thế. Đó là: phong cách độc tài,
phong cách dân chủ và phong cách tự do.
2.1. Phong cách độc tài

Trong phong cách lãnh đạo độc tài, người lãnh đạo có quyền hành cụ
thể, tự họ đưa ra các mục tiêu và chính sách, đề xướng ra các hoạt động cho
thành viên của nhóm và lập kế hoạch. Họ cũng là người đưa ra các hình
thức thưởng, phạt và chỉ duy nhất họ biết được các tiến trình các bước hoạt
động của nhóm trong tương lai.
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung
quyền lực vào tay một mình người lãnh đạo, người quản lý – quản lý bằng
5
5
ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên nhóm. Lãnh
đạo độc tài thông thường hiệu quả trong tình huống cấp bách và có tính
quyết đoán. Phong cách lãnh đạo này thường được thể hiện nổi bật qua việc
đưa ra quyết định nhóm. Có thể nói, việc ra quyết định nhóm với phong
cách lãnh đạo này thường đơn giản và nhanh chóng, không tốn thời gian.
Người trưởng nhóm khởi xướng và thực hiện quyết định không cần hỏi ý
kiến của thành viên nhóm, không giải thích dài dòng, thể hiện tính quyết
đoán, dám làm dám chịu về các nhiệm vụ mà bản thân gánh vác.
Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này có yếu điểm là làm giảm sút tinh
thần trách nhiệm, sự sáng tạo của các thành viên, dẫn tới sự ỷ lại, trông chờ
của các thành viên và đặc biệt về lâu dài sẽ dẫn tới những cản trở trong việc
chia sẻ, sự đoàn kết trong nhóm và dẫn việc giảm hiệu quả hoạt động của
nhóm.
Đặc điểm của phong cách độc đoán:
- Nhân viên ít thích người lãnh đạo
- Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, và ngược lại.
- Không khí trong tổ chức: gây hấn, dễ dẫn tới xung đột, phụ thuộc vào
định hướng cá nhân.
2.2. Phong cách dân chủ.
Với phong cách lãnh đạo dân chủ, việc đưa ra quyết định thường mất thời
gian và đôi lúc không rõ ràng, nhưng thường lại thành công hơn bởi vì luôn

có sự hợp tác cao trong nhóm khi đưa ra quyết định. Các thành viên trong
nhóm có cơ hội chia sẻ, trình bày ý kiến của mình về vấn đề, chẳng hạn
như: những băn khoăn cũng như thái độ không thoải mái về cách thức làm
việc của nhóm trưởng, hay những quan tâm về sự nỗ lực vươn lên của các
cá nhân thân chủ, tất cả trở thành những vấn đề được thảo luận và bàn bạc.
Phong cách này giúp giải quyết mâu thuẫn công khai và dân chủ, từ đó,
thúc đẩy sự cam kết của từng các thành viên nhóm trong việc thực hiện
quyết định của nhóm.
6
6
Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này cũng có vấn đề vì nó đặt nhóm vào
một tình huống mạo hiểm gây ra những hậu quả đáng tiếc. Ví dụ như việc
chậm chạp trong ra quyết định sẽ có thể làm tột mất cơ hội, hoặc khó khăn
trong việc giữ bí mật của quyết định vì số đông người tham gia, và đặc biệt
nguy hại khi năng lực của hầu hết các thành viên nhóm còn hạn chế, dẫn
đến việc ra quyết định sai. Để tránh những sai lầm có thể xảy ra, người lãnh
đạo phải hiểu rõ các thành viên trong nhóm, năng lực và tâm tư của họ,
đồng thời, người trưởng nhóm cũng phải có kỹ thuật điều hành nhóm, có
năng lực để giữ vững vai trò của mình, nếu không sẽ tổn hại tới tiến trình
dân chủ. Chỉ khi các thành viên có thể đứng vững được, họ mới có thể thúc
đẩy sự tiến bộ của nhóm trong việc phát triển năng lực để đưa ra quyết định
với vai trò là một nhóm.
Đặc điểm của phong cách dân chủ:
- Nhân viên thích người lãnh đạo hơn
- Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ.
- Năng suất công việc cao, kể cả không có mặt lãnh đạo.
2.3. Phong cách tự do
Phong cách này thường thấy trong đời sống xã hội. Với cách tiếp cận
kiểu này, các thành viên nhóm tự do xác định và thực hiện quyết định, rất ít
có sự tham gia của trưởng nhóm. Thành viên của nhóm thường tự thân vận

động với một chút ít hỗ trợ ban đầu của trưởng nhóm. Với phong cách tự
do, nhiều thành viên nhóm thành công khi mà họ cam kết với sự nghiệp của
nhóm, có nguồn lực để thực hiện và hạn chế tối đa ảnh hưởng của lãnh đạo
để công việc có hiệu quả.
Đặc điểm của phương pháp tự do:
- Nhân viên ít thích người lãnh đạo
- Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng
vui chơi.
- Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.
7
7
Tóm lại:
Các loại nhóm khác nhau sẽ cần các kiểu lãnh đạo khác nhau để mang
lại hiệu quả tối đa cho hoạt động nhóm. Tuy nhiên dù tiếp cận theo phong
cách lãnh đạo nào thì cũng cần đảm bảo việc đáp ứng những mong đợi của
thành viên về năng lực, phẩm chất và những hành vi thích hợp của người
trưởng nhóm đối với nhóm viên nhằm đạt mục đích, mục tiêu chung của
nhóm.
Bên cạnh cách phận chia theo ba hình thức trên, cũng dựa vào đặc điểm
phong cách của người lãnh đạo, người ta còn phân chia ra những loại lãnh
đạo theo bốn phong cách lãnh đạo:
- Lãnh đạo ra lệnh
- Lãnh đạo nhượng bộ
- Lãnh đạo cùng tham gia
- Lãnh đạo ủy quyền
3. Phương pháp tiếp cận phân quyền / phân chia dựa vào chức năng.
Ngoài những phương pháp tiếp cận vừa được đề cập ở trên, phương pháp
tiếp cận phân quyền đã được các nghiên cứu quan tâm nhiều trong những
năm gần đây. Theo phương pháp tiếp cận này, quyền lãnh đạo được xác
định là chương trình hoạt động để giúp nhóm đạt được mục đích, mục tiêu

và duy trì tốt tiến trình công việc (Johnson and Johnson, 1975).
Lãnh đạo phân quyền bao gồm việc đưa ra mục tiêu, lựa chon và thực thi
nhiệm vụ và cung cấp nguồn lực để hoàn thành mục đích, mục tiêu. Lãnh
đạo theo hình thức này còn bao gồm cả việc duy trì nhiệm vụ của nhóm về
việc cải thiện sự gắn kết nhóm và tìm kiếm những giải pháp để đảm bảo
rằng tất cả các thành viên đều thỏa mãn. Phương pháp tiếp cận lãnh đạo
phân quyền cố gắng tìm ra các nhiệm vụ thiết yếu đối với nhóm, phân cấp
các vai trò khác nhau cho các thành viên nhóm để giúp nhóm đạt được mục
đích, mục tiêu đề ra trong những bối cảnh khác nhau.
Phương pháp tiếp cận này trái ngược với tiếp cận lãnh đạo là “Người vĩ
đại”. Trong phương pháp tiếp cận này, bất cứ thành viên nào trong nhóm
8
8
cũng sẽ đóng góp vai trò trưởng nhóm khi thực hiện một hành động nào đó
để phục vụ cho chức năng của nhóm. Bên cạnh đó, phương pháp tiếp cận
chức năng cho rằng, lãnh đạo sẽ xuất hiện khi một cá nhân có ảnh hưởng
lên các thành viên khác trong nhóm và nhằm tới mục tiêu của nhóm.
Phương pháp này cũng nhấn mạnh quyền lãnh đạo là một chuỗi các kỹ
năng có thể học tập. Bất kỳ thành viên nào cũng có thể có được những kỹ
năng này khi thành viên đó đáp ứng được một số yêu cầu tối thiểu. Như
vậy, có nghĩa là thành viên có thể học được các kỹ năng và hành vi để giúp
nhóm hoàn thành mục đích, mục tiêu của mình và duy trì tốt mối quan hệ
công việc. Do vậy, mọi người hoàn toàn có thể làm một nhà lãnh đạo có
năng lực. Mỗi trưởng nhóm chịu trách nhiệm cho một loại các chức năng
khác nhau, đó là những công việc từ lúc khởi dầu cho tới lúc lập kế hoạc để
kết thúc.
Nhu cầu và các giai đoạn phát triển của nhóm tại các thời điểm khác nhau
đòi hỏi ở một người lãnh đạo cần phải có những vai trò sau: quản lý; lập
chính sách; lập kế hoạch; chuyển giao; ngoại giao cho nhóm; kiểm soát các
mối quan hệ trong nhóm; đưa ra hình thức khen thưởng và kỷ luật.

Tóm lại, dù thuộc về nhóm nào chăng nữa, sự lãnh đạo nhóm luôn là yếu tố
then chốt trong thành công của nhóm. Các nhóm thường xuyên đạt được
mục đích, mục tiêu cũng như giữ được các thành viên cũ và thu hút thành
viên mới luôn được đánh giá là tổ chức có người lãnh đạo giỏi. Người lãnh
đạo phải trải qua quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện nhiều hơn là tự có.
Đó chính là tiến trình đáp ứng các nhu cầu của mọi người thông qua hiểu
biết về hành vi con người.
III. Các kỹ năng và cách thức chọn kiểu lãnh đạo nhóm hiệu quả
1 . Các kỹ năng lãnh đạo nhóm
- Có kiến thức hoặc hiểu biết về mục tiêu và mục đích của tổ chức
mình
- Có khả năng thúc đẩy tiến trình và hoạt động nhóm
9
9
- Có khả năng thu thập thông tin nhiều chiều và đánh giá thông tin
- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết đó hoặc viễn cảnh tương lai của
nhóm cho cả thành viên và những người ngoài nhóm
- Biết cách hoặc học cách làm việc với người khác
- Dành thời gian cho tổ chức của mình và phải xắp xếp khoa học
- Có kỹ năng giao tiếp tốt – họ có thể diễn đạt ý nghĩ của mình một
cách rõ ràng với sự tự tin
- Biết chấp nhận một số mâu thuẫn nào đó và nhận thức được rằng
không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người.
2. Cách thức chọn kiểu lãnh đạo hiệu quả nhất
Không có loại hình lãnh đạo nào luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh. Là
một người lãnh đạo bạn cần phải hiểu được nhóm của mình “đang ở đâu?”
có nghĩa là khả năng và kiến thức cũng như sự khao khát và sẵn sàng cho
mọi việc của thành viên nhóm hiện đang ở mức độ nào, và mọi người đã
sẵn sàng để thích ứng kiểu lãnh đạo trong hoàn cảnh đó chưa.
IV. Mô hình tương tác của lãnh đạo

Các tác giả Smitdt, Germain, Shulman, Malucio, Likert (trích trong
Rolnald. W, Toseland, Robert, Rivas, F, (2001)). Đã chỉ ra mô hình tương
tác trong lãnh đạo nhóm xác định quyền lãnh đạo hình thành từ tương tác
nhóm, giữa các thành viên của nhóm, người lãnh đạo và môi trường. Mô
hình tương tác đề cập quyền lãnh đạo như là một chức năng được chia sẻ
chứ không phải đơn giản chỉ ở người lãnh đạo được chỉ định. Mô hình này
là công cụ hiệu quả giúp nhóm lập kế hoạch lãnh đạo hiệu quả cho các loại
hình nhóm khác nhau.
Có 6 yếu tố có sự gắn bó mật thiết với nhau được đề cập trong mô hình
này: mục đích của nhóm; loại vấn đề mà nhóm đang giải quyết; môi trường
sinh hoạt của nhóm; nhóm là một tổng thể; thành viên nhóm; lãnh đạo
nhóm.
10
10
B . Vận dụng thuyết lãnh đạo trong CTXH nhóm
Vai trò của nhân viên CTXH trong tiến trình nhóm giống như người
lãnh đạo, họ phải thực hiện các công việc quản lý và điều phối thúc đẩy
tiến trình nhóm để hỗ trợ các thành viên nhóm. Vì vậy, thuyết lãnh đạo rất
quan trọng trong CTXH nhóm và được nhân viên xã hội sử dụng thường
xuyên trong tiến trình giúp đỡ của mình. Thứ nhất thuyết lãnh đạo được
ứng dụng trong việc lựa chọn hình thức quản lý, lãnh đạo hiệu quả với các
thành viên nhóm; thứ hai, thuyết được vận dụng thường xuyên trong quá
trình điều phối, thúc đẩy tiến trình nhóm; và thứ ba, nhân viên xã hội sử
dụng thuyết trong việc chia sẻ quyền lãnh đạo với các thành viên nhóm để
họ được tăng năng lực, trao quyền để có thể tự lực giải quyết vấn đề của
mình trong hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên, việc các thành viên sẵn
sàng chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo được quyết định khi họ cảm giác có năng
lực và kinh nghiệm lãnh đạo. Bên cạnh đó còn là khi họ cảm nhận được sự
sẵn sàng thoải mái chia sẻ chức năng lãnh đạo của người được bổ nhiệm.
Tóm lại tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm của từng nhóm

mà nhân viên xã hội cùng nhóm đưa ra các kiểu lãnh đạo nhóm phù hợp.
Và trong các trường hợp có thể nhân viên xã hội đóng vai trò là người
trưởng nhóm hoặc cũng có thể là một thành viên của nhóm đảm nhận vai
trò này cùng với các thành viên nhóm đưa nhóm đạt được mục tiêu và mục
đích đề ra.
Tuy nhiên việc lựa chon các phong cách lãnh đạo trong nhóm cũng
không hoàn toàn cố định trong suốt quá trình nhóm hoạt động. Ở từng giai
đoạn phát triển của nhóm nhân viên xã hội phải cùng với nhóm đưa ra các
cách thức điều phối hoạt động, phong cách lãnh đạo linh hoạt, mềm dẻo. Ví
dụ như ở giai đoạn nhóm bắt đầu hình thành là giai đoạn tập thể chưa ổn
định, có thể xảy ra nhiều mâu thuẫn, xung đột nhóm, mọi thành viên
thường chỉ thực hiện công việc được giao theo nhiệm vụ thì lúc này người
trưởng nhóm nên sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán. Hoặc khi nhóm
11
11
đang ở giai đoạn tập thể phát triển cao, nhóm có bầu không khí tốt đẹp, có
tinh thần đoàn kết, có khả năng tự quản, tự giác cao thì lúc này nên dùng
kiểu lãnh đạo dân chủ hoặc tự do. Ngoài ra cũng cần dựa vào tính cách của
nhóm viên mà lựa chon cách thức lãnh đạo phù hợp. Ví dụ cần độc đoán
với: người ưa chống đối; không có tính tự chủ; thiếu nghi lực; kém tính
sáng tạo, cần dân chủ với: người có tinh thần hợp tác; có lối sống tập thể,
và nên tự do với: những người không thích giao thiệp; hay có đầu óc cá
nhân chủ nghĩa.
12
12
Phần hai: Phân tích ưu điểm và nhược điểm của thuyết
lãnh đạo qua việc can thiệp cụ thể của nhân viên xã hội
với vai trò là người lãnh đạo đối với nhóm những phụ
nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Phụ nữ - nạn nhân của bạo lực - có đủ các biểu hiện của tình trạng trầm

cảm cần can thiệp trị liệu như buồn bã, khóc lóc, mệt mỏi, mất niềm vui, lo
lắng bồn chồn, bi quan, thậm chí có ý nghĩ và hành vi tự tử.
Theo nghiên cứu của TS Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư phạm TP.HCM) qua
nghiên cứu 120 phụ nữ bị bạo lực gia đình ở TP.HCM từ đầu năm 2011
đến tháng 2-2012, hết phụ nữ bị bạo hành đều bị trầm cảm các mức độ cần
được can thiệp trị liệu, với các biểu hiện như buồn bã, khóc lóc, mệt mỏi
kiệt sức, mất niềm vui, bi quan, mất nghị lực, có mặc cảm tội lỗi, mặc cảm
thất bại và bị trừng phạt…
Trong trường hợp này tôi có quá trình can thiệp, trị liệu với nhóm gồm 5
phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Xuân Phương – huyện Xuân Trường –
tỉnh Nam Định.
Là một nhân viên xã hội khi được tiếp nhận công việc can thiệp trị liệu
với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình, tôi nhận thấy để có thể can thiệp
thành công và hỗ trợ thành viên nhóm giải quyết được vấn đề của từng
thành viên cũng như của nhóm đòi hỏi phải có thời gian và một kế hoạch
các công việc cụ thể nhất định và nhân viên xã hội phải làm việc với nhiều
cá nhân và tổ chức khác nhau trong tổng thể các mối quan hệ của các thành
viên nhóm. Tuy nhiên trong phạm vi bài này, tôi chỉ đề cập tới một khía
cạnh của quá trình can thiệp là quá trình nhân viên xã hội vận dụng kỹ năng
lãnh đạo để đưa nhóm hoạt động đạt được mục đích đề ra trong giai đoạn
này là việc hỗ trợ giải tỏa về mặt tâm lý, giúp các thành viên có thể đương
đầu với vấn đề khủng hoảng đang gặp phải của các thành viên nhóm.
13
13
Mục tiêu của quá trình can thiệp với nhóm
Điều đầu tiên khi làm việc với nhóm phụ nữ bị bạo lưc gia đình là việc đảm
bảo an toàn cho các thành viên nhóm. Sau khi vấn đề an toàn của nhóm
viên được đảm bảo thì nhân viên xã hội cùng với nhóm tiếp tục xây dựng
những mục tiêu cụ thể khác.
- Giúp các thành viên nhóm giải tỏa những cảm xúc và suy nghĩ bị

dồn nén
- Giúp các thành viên loại bỏ suy nghĩ tiêu cực
- Giúp các thành viên đối diện với vấn đề của bản thân và căn nguyên
của vấn đề.
- Cùng các thành viên tìm ra giải pháp trị liệu thành công
- Giúp các thành viên phát hiện và khai thác thế mạnh của bản thân
- Hỗ trợ các thành viên kết nối với các nguồn lực và các mối quan hệ.
Tóm lại mục đích của nhóm lúc này là khi tham gia vào nhóm họ được chia
sẻ, hỗ trợ về mặt tâm lý, thoát khỏi tình trạng buồn chán, mặc cảm, nhóm
giúp họ lấy lại sự tự tin để họ có thể chủ động trong cuộc sống…
Như đã trình bày ở phần trên, kỹ năng lãnh đạo là một kỹ năng quan
trong và không thể thiếu trong quá trình thực hành CTXH, nhất là trong
quá trình thực hành CTXH nhóm. Là một nhân viên xã hội và với vai trò là
người lãnh đạo với nhóm những phụ nữ bị bạo lực gia đình và với việc sử
dụng thuyết lãnh đạo tôi nhận thấy trong quá trình làm việc thực tế thuyết
đã đem lại những thuận lợi và khó khăn sau.
1.Những ưu điểm của thuyết lãnh đạo trong qúa trình thực hành
Là một nhân viên xã hội, nắm bắt được đặc điểm tâm lý của những phụ
nữ bị bạo lực gia đình và bằng những kiến thức được học về thuyết lãnh
đạo, vận dụng những ưu điểm của thuyết tôi đã có quá trình can thiệp với
nhóm thành công.
- Nhờ vận dụng thuyết lãnh đạo tôi có khả năng bao quát và cùng với
các thành viên nhóm đưa ra những định hướng, tầm nhìn, mục tiêu
cụ thể cho nhóm.
14
14
- Thuyết lãnh đạo giúp tôi tiến hành điều phối các hoạt động diễn ra
trong nhóm
- Tôi vận dụng những kiến thức của thuyết lãnh đạo trong việc thu hút
sự tham gia của các thành viên nhóm. Những phụ nữ bị bạo lực gia

đình có tâm lý lo sợ, hoảng hốt, bi quan và không muốn chia sẻ
những thông tin của bản thân… Nắm bắt được điều đó tôi luôn tỏ ra
tôn trọng từng thành viên và môi trường sinh hoạt của nhóm. Vì vậy
tôi đã khéo léo, tế nhị và tạo cho nhóm bầu không khí an toàn, gần
gũi, thân mật, tạo mối quan hệ thân thiện giữa nhân viên xã hội và
thành viên nhóm.
- Trong thuyết lãnh đạo các tác giả đã đề cập tới 3 phong cách lãnh
đạo chủ yếu trong thực tế. Chính nhờ điều này đã góp phần giúp cho
những nhà lãnh đạo, những người trưởng nhóm có thể hoàn thành tốt
vai trò của mình nếu biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo từng phong
cách lãnh đạo trong những điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm của nhóm
mình quản lý, cũng như trong từng giai đoạn phát triển của nhóm. Vì
làm việc với những phụ nữ bị bạo lực là một nhóm đối tượng có
trạng thái tâm lý đặc thù nên ở trường hợp này tôi chủ yếu vận dụng
linh hoạt 2 phong cách lãnh đạo chủ yếu là phong cách lãnh đạo dân
chủ và phong cách lãnh đạo tự do để thu hút tối đa sự tham gia vào
hoạt động nhóm của các thành viên.
+ Nhờ phong cách dân chủ tôi đã tạo cho nhóm cơ hội chia sẻ, trình bày
ý kiến của mình về nhu cầu, mong muốn khi tham gia vào nhóm, những
băn khoăn và ý kiến của bản thân về các thành viên khác cũng như sự
can thiệp của nhân viên xã hội. Ban đầu các thành viên còn chưa thật sự
thoải mái bộc lộ những trạng thái cảm xúc thầm kín của mình cũng như
tình trạng bạo lực mà mình đang phải trải qua. Nhưng qua quá trình làm
việc với một thái độ gần gũi, tôn trọng, sự quan tâm, sự thấu hiểu, đồng
cảm… tôi đã tạo cho nhóm bầu không khí thân mật, an toàn. Từ đó các
15
15
thành viên đã phần nào yên tâm và bộc lộ rõ nét hơn vấn đề của bản
thân và chia sẻ với các thành viên trong nhóm. Trong các buổi sinh hoạt
nhóm nhờ việc tạo cho các thành viên sự gần gũi, tạo cho mọi người

những cơ hội để chia sẻ mà không khí sinh hoạt nhóm luôn diễn ra một
cách thoải mái, các thành viên cảm thấy tự tin để bộc lộ bản thân.
Các công việc chung của nhóm đưa ra cũng được nhóm viên tham gia
một cách tích cực. Như việc phân công từng cá nhân tìm hiểu các thông
tin, kiến thức và giải pháp cho vấn đề chung của nhóm.
+ Và ở vai trò người trưởng nhóm nhờ sự vận dụng phong cách tự do tôi
đã để các thành viên nhóm tự do xác định và thực hiện các quyết định
hướng tới việc đạt mục tiêu của nhóm. Tôi nhận thấy rằng chính các
thành viên nhóm là những chuyên gia trong vấn đề và hoàn cảnh của
mình. Vì thế, trong một số hoạt động nhóm sự “rút lui” của nhân viên xã
hội là cần thiết.
Chính nhờ sự đa dạng trong các phong cách về lãnh đạo mà thuyết
lãnh đạo đưa ra, tôi đã có sự vận dụng linh hoạt các phong cách lãnh
đạo đó để cùng với nhóm đưa quá trình hoạt động của nhóm đạt được
hiệu quả cao nhất và có quá trình can thiệp thành công với nhóm.
+ Tuy nhiên phong cách lãnh đạo kiểu chỉ dẫn cũng được tôi áp dụng vì
nó giúp tôi trong việc hướng dẫn các thành viên vào các hoạt động
nhóm vì các thành viên nhóm ban đầu tham gia vào nhóm đều có chung
sự thiếu tự tin trong các công việc, sự bi quan, chán nản về cuộc sống…
- Ngoài ra trong suốt quá trình hoạt động của nhóm, thuyết lãnh đạo
đã giúp tôi xác định rõ ràng các công việc mà người trưởng nhóm
phải thực hiện: vai trò của người quản lý các hoạt động nhóm; vai trò
cùng với nhóm lập kế hoạch; vai trò ngoại giao cho nhóm (với chính
quyền địa phương, với các cơ quan pháp luật, với các nhà tạm lánh,
với các tổ chức xã hội…); vai trò là người kiểm soát các mối quan hệ
trong nhóm
16
16
2. Những hạn chế của thuyết lãnh đạo trong thực hành
Bên cạnh những ưu điểm kể trên trong quá trình thực hành với nhóm

tôi thấy thuyết lãnh đạo chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể cho từng loại
hình nhóm đặc thù trong CTXH (như đối với các nhóm trị liệu hay nhóm
nhiệm vụ)
Ngoài ra trong từng phong cách lãnh đạo cũng có những hạn chế nhất
định. Như trong khi áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ để giúp các
thành viên đưa ra các giải pháp cho bản thân và cho nhóm để họ có thể
thoát khỏi tình trạng bạo lực mất rất nhiều thời gian vì các thành viên e dè,
ngại bộc lộ suy nghĩ, và coi chuyện mình bị bạo lực là chuyên riêng trong
gia đình, và do tâm lý chung của người phụ nữ Á Đông là an phận thủ
thường .
Thêm vào đó tất cả các thành viên nhóm đều là những phụ nữ nông
thôn, trình độ hiểu biết nói chung còn hạn chế, nhất là những kiến thức về
bạo lực gia đình và Luật Phòng chống bạo lực gia đình nên việc đưa ra các
giải pháp cho bản thân còn thụ động. Nên lúc này phong cách lãnh đạo dân
chủ và tự do gây cho nhân viên xã hội những khó khăn nhất định.
Đối với phong cách độc tài thì tôi nhận thấy nếu vận dụng quá nhiều
trong trường hợp này sẽ gây cho các thành viên nhóm tâm ý bị chi phối, bị
áp đặt. Vì chuyện bạo lực trước hết là chuyện riêng trong mỗi gia đình và
các thành viên nhóm đều có những hoàn cảnh và mức độ bị bạo lực khác
nhau nên nhân viên xã hội không thể tự mình xây dựng một kế hoạch
chung cho tất cả các thành viên nhóm.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Công tác xã hội nhóm – Trường Đại học Lao động xã
hội.
17
17
2. Giáo trình Nhập môn công tác xã hội – Trường Đại học Lao động xã
hội.



18
18

×