Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Chương 4: Kiểm toán tiền potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.75 KB, 26 trang )

07/03/14 1
Sau khi nghiên cứu chương này, ta
có thể hiểu được:

Nội dung và đặc điểm của
khoản mục tiền.

Kiểm soát nội bộ đối với tiền

Kế toán khoản mục tiền
07/03/14 2
4.1.
Nội dung và đặc điểm của khoản mục tiền
07/03/14 3
1. Nội dung:
Vì phương pháp kiểm toán khác
nhau đối với từng khoản mục, do
đó trước hết ta cần phải hiểu về
nội dung và cách thức trình bày
của khoản mục tiền trên báo cáo
tài chính.
07/03/14 4
Trên bảng cân đối kế toán:
Tiền được trình bày ở phần tài sản (Phần A: Tài
sản ngắn hạn, khoản I: Tiền và tương đương
tiền, mục I: Tiền).
Tiền được trình bày trên bảng cân đối kế toán
theo số tổng hợp và các nội dung chi tiết được
công bố trong Bảng thuyết minh báo cáo tài
chính bao gồm:
07/03/14 5


Tiền mặt
Tiền gửi
ngân hàng
Tiền đang chuyển
07/03/14 6
Tiền mặt:
Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim
khí quý, đá quý.
Số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính của
khoản mục này là số dư của tài khoản Tiền mặt
vào thời điểm khóa sổ sau khi đã được đối
chiếu với số thực tế và tiến hành các điều chỉnh
cần thiết.
07/03/14 7
Tiền gửi ngân hàng:
Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim
khí quý, đá quý được gửi tại ngân hàng.
Số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng trình bày
trên Bảng cân đối kế toán phải được đối chiếu
và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời
điểm khóa sổ.
07/03/14 8
Tiền đang chuyển:
Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và
ngoại tệ mà doanh nghiệp đã nộp vào
ngân hàng, kho bạc Nhà nước,…hay
tuy đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài
khoản Tiền gửi ngân hàng để trả cho
các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày
khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa

nhận được giấy báo hay bảng sao kê
của ngân hàng, hoặc giấy báo của kho
bạc.
07/03/14 9
Tiền là khoản mục được trình bày đầu tiên trên
Bảng cân đối kế toán và là một khoản mục quan
trọng trong Tài sản ngắn hạn. Do thường được sử
dụng để phân tích khả năng thanh toán của một
doanh nghiệp, nên đây là khoản có thể bị cố tình
làm sai lệch.
2. Đặc điểm:
07/03/14 10
Tiền còn là khoản mục bị ảnh hưởng và có
ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan
trọng như thu nhập, chi phí, công nợ và
hầu hết các tài sản khác của doanh
nghiệp.
Do số phát sinh của các tài khoản tiền
thường lớn hơn số phát sinh của nhiều tài
khoản khác, vì thế những sai phạm trong
các nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều
khả năng xảy ra và khó bị phát hiện nếu
không có một hệ thống kiểm soát nội bộ
hữu hiệu.
07/03/14 11
Tiền còn là tài sản rất “nhạy cảm” nên khả năng xảy
ra gian lận biển thủ thường cao hơn các tài
khoản.
Do tất cả những lý do trên, rủi ro tiềm tàng của
khoản mục này thường được đánh giá là cao. Vì

vậy kiểm toán viên thường dành nhiều thời gian
để kiểm tra tiền mặc dù khoản mục này thường
chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản.
07/03/14 12
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc
tập trung khám phá gian lận
thường chỉ được thực hiện khi
kiểm toán viên đánh giá rằng
hệ thống kiểm soát nội bộ yếu
kém, cũng như khả năng xảy
ra gian lận là cao.
07/03/14 13
Kiểm soát nội bộ đối với tiền4.2.
07/03/14 14
1. Yêu cầu của kiểm soát nội bộ:
Muốn kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với tiền cần phải
đáp ứng những yêu cầu sau:
-
Thu đủ: Mọi khoản tiền đều phải được thu đầy đủ
gửi vào ngân hàng hay nộp vào quỹ trong khoảng
thời gian sớm nhất.
-
Chi đúng: Tất cả các khoản chi đều phải đúng mục
đích, phải được xét duyệt và ghi chép đúng đắn.
-
Phải duy trì số dư tồn quỹ hợp lý để đảm bảo chi trả
các nhu cầu về kinh doanh, cũng như thanh toán nợ
đến hạn.
07/03/14 15
2. Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ:


Nhân viên phải có đủ khả năng và liêm chính.

Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm.

Tập trung đầu mối thu.

Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu.

Nộp ngay số tiền thu được trong ngày vào quỹ hay
ngân hàng.

Có biện pháp khuyến khích các người nộp tiền yều cầu
cung cấp biên lai hoặc phiếu thu tiền.

Thực hiện tối đa những khoản chi qua ngân hàng, hạn
chế chi tiền mặt.

Cuối mỗi tháng thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên sổ
sách và thực tế.
07/03/14 16
3. Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền
Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền được thiết kế
thay đổi tùy theo loại hình đơn vị và tùy theo
các nguồn thu, vì thường có nhiều nguồn thu
khác nhau, như thu trực tiếp bán hàng, thu từ
nợ của khách hàng, và nhiều khoản thu khác.
07/03/14 17
4. Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền
Một số thủ tục kiểm soát nội bộ thường được sử

dụng đối với chi quỹ như sau:

Sử dụng các hình thức thanh toán qua ngân
hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt
trong thanh toán.

Vận dụng đúng nguyên tắc ủy quyền và phê
chuẩn.

Xây dựng các thủ tục xét duyệt các khoản chi.

Đối chiếu hàng tháng với sổ phụ của ngân
hàng.
07/03/14 18
Kiểm toán khoản mục tiền4.3.
07/03/14 19
1. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ:
1.1. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ:
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiểm toán viên
thường soạn bảng tường thuật, còn doanh
nghiệp lớn họ thường sử dụng lưu đồ để mô tả
cơ cấu kiểm soát nội bộ hiện hành.
Để thiết lập, kiểm toán viên thường dựa vào việc
phỏng vấn, quan sát và sử dụng bảng câu hỏi
về kiểm soát nội bộ.
07/03/14 20
Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tiền
Câu hỏi
Trả lời Ghi
chú

Có Không Yếu kém
Quan
trọng
Thứ
yếu
1. Doanh nghiệp có phân chia trách
nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán
không?
2. Các phiếu thu, chi có đánh số thứ tự
liên tục trước khi sử dụng không?
3. Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của
phiếu thu, chi trước hki thu hay chi
tiền hay không?
4. Thủ quỹ có đảm bảo rằng luôn ký
hoặc đóng dấu xác nhận lên chứng
từ không?
07/03/14 21
5. Cuối ngày có kiểm kê quỹ hay
không?
6. Có định kỳ đối chiếu giữa nhật ký
quỹ và sổ quỹ không?
7. Định kỳ có đối chiếu giữa sổ tiền
gửi ngân hàng với sổ phụ ngân
hàng không?
8. Có các quy định về xét duyệt chi
trong doanh nghiệp không?
9……………………………………………
07/03/14 22
1.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát:
Kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

đối với một cơ sở dữ liệu nào đó là thấp hơn mức tối đa
khi cho rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan được
thiết kế và thực hiện hữu hiệu. Đây là cơ sở giúp kiểm
toán viên giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản
phải tiến hành đối với các khoản mục có liên quan.
Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là
tối đa và xét thấy không có khả năng giảm được trong
thực tế, kiểm toán viên không thực hiện các thử nghiệm
kiểm soát, mà chỉ thực hiện các thủ nghiệm cơ bản ở
mức độ phù hợp.
07/03/14 23
1.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:
Giả sử doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký
chung, các thử nghiệm kiểm soát thông dụng có
thể áp dụng sẽ là:
a) Tổng cộng nhật ký quỹ và lần theo số tổng cộng
đến sổ cái
b) So sánh chi tiết danh sách nhận tiền từ sổ quỹ (báo
cáo quỹ) với nhật ký thu tiền, với các bảng kê tiền
gửi vào ngân hàng và với tài khoản Phải thu
c) Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong
nhật ký chi tiền với tài khoản Phải trả, và với các
chứng từ có liên quan.
07/03/14 24
1.4. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các
thử nghiệm cơ bản:
Sau khi đã thực hiện các thủ tục trên, kiểm toán
viên sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát cho từng cơ
sở dữ liệu. Công việc này để nhận diện các điểm
yếu và điểm mạnh của hệ thống kiểm soát nội

bộ, nhằm điều chỉnh chương trình cho phù hợp.
07/03/14 25
2. Thử nghiệm cơ bản
2.1. Thực hiện thủ tục phân tích:
Thủ tục này ít được sử dụng vì trong các cuộc
kiểm toán, kiểm toán viên thường ít hy vọng
tìm được mối quan hệ bền vững và có thể dự
đoán được với các số liệu khác của năm hiện
hành hay của năm trước

×