Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Mang thai 3 tháng giữa - các dấu hiệu thường gặp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.08 KB, 10 trang )

Mang thai 3 tháng giữa - các dấu hiệu
thường gặp


Ba tháng giữa – từ tuần thai thứ 13 đến 27 - có tên gọi
mỹ miều là “trăng mật của thai kỳ” vì lúc này các triệu
chứng nghén hầu như biến mất, xúc cảm ổn định và
cảm hứng tình dục đã quay lại. Đây còn là lúc bạn bắt
đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên của con
yêu. Vậy còn những thay đổi nào đang đợi bạn? Hãy
xem nhé!



Các dấu hiệu thường gặp trong ba tháng giữa thai kỳ:
1. Những cơn nghén dịu đi 5. Thay đổi cảm xúc
2. Dấu hiệu của sự sống 6. Những giấc mơ xấu
3. Khó thở
7. Ham muốn tình dục

4. Thay đổi ngoại hình 8. Vận động thể chất


Những cơn buồn nôn biến mất

Ở quý thứ hai của thai kỳ, đa số phụ nữ nhận thấy các triệu
chứng ốm nghén giảm dần hoặc mất hẳn. Nếu bạn vẫn cảm
thấy nôn nao, hãy đề nghị bác sĩ tăng liều vitamin B6 –
được chứng minh là có tác dụng làm dịu bao tử. Trong thời
gian này, bạn bắt đầu trải qua các triệu chứng khó chịu
khác ở vùng bụng như đau bụng, đây là kết quả của việc tử


cung của bạn đang lớn dần và làm căng các dây chằng xung
quanh.

Dấu hiệu của sự sống

Trong hầu hết 3 tháng đầu thai kỳ, em bé phát triển thầm
lặng bên trong cơ thể bạn. Vào khoảng tuần thai thứ 12, bác
sỹ đã có thể nhận biết được nhịp tim của bé. Nhưng lúc này
đây, bạn sẽ cảm nhận được những dấu hiệu lý tính cho thấy
bé đang lớn như thổi:

- Khoảng giữa tuần 16 -20, bạn bắt đầu cảm thấy bé đang
chuyển động bên trong mình, còn gọi là “thai máy”.


Những cử động đầu tiên của con yêu sẽ khiến mẹ hạnh
phúc tột cùng.
- Đến cuối kỳ “tam cá nguyệt” này, bạn có thể cảm thấy có
những tiếng "lụp bụp" lặp đi lặp lại trong bụng mình –
không sao đâu, chỉ là bé có vài cú nấc vô hại mà thôi.

Khó thở

Cả những hoạt động bình thường nhất như đi bộ đến phòng
tắm cũng có thể khiến bạn hụt hơi. Điều này hoàn toàn bình
thường. Khi tử cung nở lớn, nó bắt đầu chèn lên phổi, khiến
cho không khí lưu chuyển bên trong phổi khó khăn hơn
chút ít. Cố gắng hít thở sâu, và nếu bạn thấy khó thở
nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ.


Thay
đổi
ngoạ
i
hình


tuần
thai
thứ
16,
bạn
đã trông ra dáng một bà bầu với vòng eo phình ra và hông
lớn. Ở tuần thai thứ 27, bạn tăng từ 8-11 kg, nhưng em bé
chỉ nặng khoảng 1 kg mà thôi. Bạn hẳn cũng sẽ bắt đầu
thấy hiện tượng rạn da thai kỳ, hầu hết sẽ mờ dần và gần
như bạc mất hoặc thành vệt trắng sau khi bạn sinh con.

Thay đổi cảm xúc


Làm đẹp và chăm sóc mình để tận hưởng "trăng mật
của thai kỳ", mẹ nhé!
Ảnh: Inmagine
Mặc dù các nội tiết tố vẫn ở mức quá cao, nhưng cơ thể bạn
đã có đến ba tháng để điều chỉnh chúng, do vậy bạn cũng
không đến mức quá dễ xúc động và tủi thân nữa. Thay vào
đó, với sự thay đổi ngoại hình, bạn có thể sẽ lo lắng về ảnh
hưởng của thời kỳ mang thai này lên vóc dáng của bạn về
lâu dài. Để dẹp bỏ những nỗi buồn về cơ thể, bạn hãy:


- Mua một bộ quần áo đẹp (lúc này bạn đã có thể diện đầm
bầu rất đẹp rồi!)

- Làm đẹp cho mình một chút nào, chẳng hạn như chăm sóc
móng tay để móng khỏe và đẹp.

- Tận hưởng cảm giác tuyệt vời khi làm mẹ.

Những giấc mơ xấu

Khi em bé trở nên hiện hữu hơn, những giấc mơ của bạn
trở nên kỳ quặc hơn. Bạn có thể bị ám ảnh với việc sinh ra
một đứa trẻ khác thường. Đừng hoảng sợ nếu bạn choàng
tỉnh và toát mồ hôi hột – đó chỉ là cảm xúc bình thường,
đừng quá lo lắng, bởi bạn không biết em bé sinh ra sẽ thế
nào nên mới hoang mang thế thôi. Hãy thư giãn, nghỉ ngơi,
trò chuyện với bạn bè về em bé và nghĩ đến tương lai tuyệt
vời khi bạn được làm mẹ, đó sẽ là một chuyến hành trình
diệu kỳ.

Ham muốn tình dục

Trong tháng thứ tư hoặc thứ năm, bạn có thể đột ngột thấy
ham muốn hơn. Trong ba tháng giữa thai kỳ, cơ thể bạn sản
xuất ra quá nhiều estrogen. Trong một ngày, tử cung của
thai phụ sản sinh ra một lượng nội tiết tố tính dục nữ bằng
với lượng sản sinh trong ba năm của một phụ nữ không
mang thai. Và, từ lúc những cơn buồn nôn và mệt mỏi của
“tam cá nguyệt” thứ nhất biến đi, bạn sẽ cảm thấy như

được khơi thông – một vài phụ nữ có thể trải qua những
cơn cực khoái dồn dập ngay từ lần đầu tiên.

Vận động thể chất
Nếu như cảm giác buồn nôn và
mệt mỏi khiến bạn phải từ bỏ
thói quen tập thể dục trong 3
tháng đầu thai kỳ, đây là lúc để
bạn bắt đầu lại. Hãy cố lên nào!

- Bài tập đáy chậu kegel sẽ giúp
bạn trong quá trình rặn đẻ khi
lâm bồn và giảm thiểu nguy cơ
són tiểu sau đó. Tập co xiết các
cơ đáy chậu như khi bạn cố nhịn
tiểu giữa chừng, giữ rồi thả và
lặp lại.

- Yoga thai kỳ. Đây là chương trình Yoga được thiết kế
dành riêng cho các thai phụ, và tại lớp Yoga này, bạn còn
có thể gặp những bà mẹ mang thai khác như mình.

- Bơi lội. Bơi lội và thể dục dưới nước ít tác động, và cảm
giác không trọng lực sẽ giúp cho đôi chân mệt mỏi của bạn
được nghỉ ngơi.

Yoga thai kỳ là một lựa
chọn để chăm sóc
sức khỏe thai phụ.
Ảnh: Inmagine


- Đi bộ. Chỉ cần đi bộ loanh quanh khu phố nhà mình cũng
giúp máu huyết lưu thông tốt hơn và đem lại sinh khí cho
bạn.

Lưu ý khi tập thể dục:

- Tránh nâng vác vật nặng, hoặc bất kỳ bài tập nào đòi hỏi
bạn phải thở mạnh – điều này có thể làm tăng huyết áp của
bạn đến mức nguy hiểm.

- Sau tháng thứ tư và năm, hãy bỏ qua các bài tập đòi hỏi
nằm ngửa. Tư thế này có thể gây chèn ép tĩnh mạch chủ, là
mạch máu chính cung cấp máu cho em bé.

- Ăn nhẹ khoảng một giờ trước khi tập thể dục, lượng calo
hấp thụ sẽ giải phóng thành năng lượng cho buổi tập của
bạn.

- Uống nước ít một trong suốt buổi tập. Việc giữ nước
trong khi đang mang thai là hết sức quan trọng.

- Hết sức cẩn trọng với các bài tập đòi hỏi giữ thăng bằng.
Cơ thể bạn lúc này đang thay đổi nhanh chóng, và trong khi
chạy hoặc thực hiện các bước aerobic bạn có thể cảm thấy
mất thăng bằng nghiêm trọng.

Kết luận

Ba tháng giữa thai kỳ là thời gian tuyệt vời nhất của cả thai

kỳ, vậy hãy tận hưởng nó bạn nhé! Hãy tập thể dục, đi mua
sắm cho con yêu, chăm sóc bản thân một chút và hài lòng
với những thay đổi lẫn niềm phấn khích mà bạn cảm nhận
được trong cơ thể mình mỗi ngày.

×