Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

SUY THẬN CẤP TÍNH (Kỳ 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.5 KB, 6 trang )

SUY THẬN CẤP TÍNH
(Kỳ 2)
3. Các nguyên nhân sau thận:
Là các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường bài niệu:
- Sỏi bể thận, niệu quản.
- U chèn ép, tắc đường bài niệu.
- Nguyên nhân do viêm xơ, chít hẹp: lao thận- tiết niệu, giang mai.
- Xơ hóa sau phúc mạc…
B. CƠ CHẾ BỆNH SINH:
Suy thận cấp do nhiều nguyên nhân, cho nên khó có thể đưa ra một cơ
chế bệnh sinh đơn thuần.
Nói chung có 5 yếu tố chính đóng góp vào cơ chế bệnh sinh như sau:
- Khuếch tán trở lại của dịch lọc cầu thận khi đi qua ống thận do màng tế
bào ống thận bị hủy hoại.
- Tắc ống thận do xác tế bào, do sắc tố, hoặc các sản phẩm protein.
- Tăng áp lực ở tổ chức kẽ của thận do phù nề.
- Giảm sút dòng máu hiệu dụng ở vỏ thận dẫn đến làm giảm mức lọc cầu
thận một cách cấp tính.
- Thay đổi tính thấm của màng đáy mao quản cầu thận.
Tất cả những yếu tố đó góp phần ít nhiều dẫn đến vô niệu. Yếu tố nào
chính, yếu tố nào phụ là tùy theo bệnh nguyên và diễn biến của quá trình bệnh lý.
III. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
Suy thận cấp thường trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn khởi đầu.
- Giai đoạn đái ít, vô niệu.
- Giai đoạn đái trở lại.
- Giai đoạn hồi phục.
Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tùy thuộc vào từng giai đoạn
của bệnh.
1. Giai đoạn khởi đầu:
Là giai đoạn tấn công của tác nhân gây bệnh. Diễn biến tuỳ theo từng


nguyên nhân. Ở bệnh nhân ngộ độc thì diễn biến nhanh có thể dẫn đến vô niệu
ngay. Ở bệnh nhân sốc thì diễn biến nhanh chậm tuỳ theo nguyên nhân gây sốc và
kỹ thuật hồi sức ban đầu.
2. Giai đoạn đái ít, vô niệu:
Vô niệu có thể diễn biến từ từ, bệnh nhân đái ít dần rồi vô niệu, nhưng vô
niệu cũng có thể xảy ra đột ngột, nhất là trong trường hợp ngộ độc hoặc nguyên
nhân cơ giới. Đái ít, vô niệu có thể kéo dài 1 - 2 ngày, có khi 3 - 4 tuần, trung bình
là 7 - 12 ngày. Đái ít, vô niệu gây ra những triệu chứng sau:
- Lượng nước tiểu < 500 ml/24giờ. Nhiều trường hợp vô niệu hoàn toàn
(nước tiểu < 100 ml/24giờ).
- Có rối loạn nước và điện giải.
+ Phù: do đái ít, vô niệu và phụ thuộc vào lượng nước đưa vào. Có thể dẫn
đến phù phổi cấp, phù não.
+ K
+
máu tăng dần: thường là nguyên nhân gây tử vong. Khi K
+
máu cao
gây nên những hậu quả sau:
. Triệu chứng tim mạch: là hậu quả nguy hiểm nhất. K
+
máu cao gây nên
những rối loạn về dẫn truyền và tăng trương lực. Biểu hiện lâm sàng có thể là nhịp
chậm, loạn nhịp, ngừng tim. Trên điện tâm đồ thấy sóng T cao, nhọn, đối xứng, có
thể phối hợp với PQ dài, QRS giãn rộng, ST chênh lên hoặc chênh xuống.
. Triệu chứng về thần kinh cơ: có thể thấy yếu, liệt cơ.
. Khi K
+
máu ≥ 6,5 mmol/l là một tình trạng cấp cứu nội khoa, cần được
được lọc máu cấp.

+ Natri máu và calci máu bình thường hoặc giảm do ăn nhạt và bị pha
loãng.
- Nitơ phi protein máu tăng cao dần.
+ Urê máu tăng dần.
+ Creatinin máu tăng dần.
+ Acid uric máu tăng dần.
Khi tốc độ tăng urê, creatinin máu càng nhanh thì tiên lượng càng nặng.
Urê máu tăng phụ thuộc vào mức độ vô niệu, phụ thuộc vào chế độ ăn nhiều
protid, phụ thuộc vào quá trình giáng hóa protid trong cơ thể. Creatin máu, sản
phẩm giáng hóa cuối cùng của creatinin (có chủ yếu trong cơ), không phụ thuộc
vào chế độ ăn, nên nó phản ánh chức năng thận chính xác hơn urê. Khi nồng độ
urê tăng trên 8 mmol/24giờ hoặc creatinin tăng trên 90 µmol/l/24giờ thì tiên lượng
rất xấu.
- Toan máu chuyển hóa: là không thể tránh khỏi do tích tụ các acid cố định.
Bicarbonat sẽ giảm từ 1-2 mmol/24giờ. Nếu có toan máu nặng, Bicarbonat < 20
mmol/l, pH máu giảm cũng là một trong những tiêu chuẩn của lọc máu.
- Các triệu chứng khác.
+ Cao huyết áp thường là ở mức độ vừa.
+ Các biểu hiện tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa của hội chứng mê
máu cao.
+ Nước tiểu có protein niệu, hồng cầu, bạch cầu niệu, trụ niệu tùy theo
từng trường hợp. Tỷ trọng nước tiểu thấp trừ trường hợp suy thận cấp chức năng.

×