Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Làm thế nào để “sai khiến” được người khác? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.91 KB, 6 trang )

Làm thế nào để “sai khiến” được
người khác?
Có rất nhiều phương pháp để “buộc” người khác làm những gì
bạn muốn như ra lệnh, dọa nạt, đề nghị , miễn sao là vẫn tỏ ra
“dễ thương” và không đến mức phải van lạy. Biết cách thuyết
phục người khác thực hiện mệnh lệnh và yêu cầu của bạn là cả
một nghệ thuật.
Các nhà tâm lý và xã hội học đã mất nhiều năm nghiên cứu các
phương pháp gây ảnh hưởng từ một người đối với quan điểm và
hành động của người khác. Có ý kiến cho rằng sự quan tâm đúng
mức đối với vấn đề này có từ thời Thế chiến thứ hai. Khi đó, các
phe thù địch dùng các phương pháp này để tuyên truyền làm
phân hóa quân đối phương và tiến hành chiến tranh tâm lý. Các
nhân tố gây ảnh hưởng truyền thống đã được các chuyên gia
Anh và Nga thẩm định vẫn có thể áp dụng vào các điều kiện hiện
đại ngày nay, với mục đích hòa bình. Ví dụ, để thuyết phục đồng
nghiệp tạm gác công việc để giúp đỡ mình. Dưới đây là một số
nguyên tắc cơ bản để “sai khiến” người khác dễ dàng.
1. Ân huệ hay tôi giúp anh, anh giúp tôi
Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng người ta luôn sẵn sàng giúp
đỡ người nào đã làm gì đó giúp mình. Theo Octavius Black, giám
đốc điều hành công ty The Mind Gym, cần phải luôn “đầu tư” ân
huệ vào những người khác để khi cần có thể sử dụng lòng hàm
ơn từ phía họ. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý không nên quá lạm
dụng phương pháp này vì mọi sự “gợi nhớ” thái quá đến “món
nợ” có thể sẽ gây phản tác dụng.
2. Có điểm tương đồng
Steve Martin, Giám đốc công ty tư vấn và đào tạo Influence at
Work cho rằng “đồng nghiệp sẽ dễ dàng tiếp nhận bạn nếu họ
biết rằng giữa bạn và họ có điểm gì đó tương đồng. Sẽ dễ dàng
đạt được thỏa thuận hơn với người mà bạn từng có một mối


quan hệ cá nhân tốt từ trước”. Nếu có thể, bạn nên tìm hiểu lý
lịch và con đường sự nghiệp của đồng nghiệp từ trước. Hoặc
cũng có thể tham khảo 4 nguyên tắc sau của chuyên gia Gleb
Zheglov:
 Thứ nhất, hãy luôn giữ nụ cười khi giao tiếp với người khác.
Đây là nguyên tắc hàng đầu khiến người khác có cảm tình
với bạn.
 Thứ hai, hãy chăm chú lắng nghe người đối thoại và cố
gắng để anh ta được kể về bản thân
 Thứ ba, cố gắng càng nhanh càng tốt tìm được một đề tài
gần gũi với người đối thoại và làm anh ta quan tâm
 Thứ tư, ngay từ phút gặp mặt đầu tiên hãy thể hiện niềm
quan tâm chân thành với người đối thoại. Điều này có nghĩa
là cố gắng “thâm nhập” vào anh ta để hiểu mọi góc cạnh.
Một khi người đối thoại đã hưng phấn, bạn sẽ được nghe tất
cả.
Chính vì ý thức được tầm quan trọng của nguyên tắc này mà
nhiều công ty đã đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng “đội hình”,
tìm kiếm các lợi ích chung, tổ chức các hoạt động tập thể để các
nhân viên cùng tham gia.
3. Sức mạnh của uy tín
Steve Martin nhận định: “Sẽ dễ dàng thuyết phục người khác
thực hiện yêu cầu của bạn hơn rất nhiều nếu anh ta coi bạn là
một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn không có cơ
hội thể hiện trực tiếp thì nên nhờ một ai đó có cùng chuyên môn
giới thiệu bạn với đối tác. Tuy nhiên, cần lưu ý uy tín cá nhân cần
được thường xuyên giữ gìn để tránh trường hợp “mua danh ba
vạn, bán danh ba đồng”.
Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, uy tín cá nhân có sức ảnh
hưởng rất lớn tới những người xung quanh. Lớn đến mức một

nghiên cứu đã kiểm chứng rằng nếu một lãnh đạo có uy tín sang
đường vượt đèn đỏ thì nhân viên của họ cũng sẵn sàng đi theo.
4. Cảm tình
Tâm lý chung của con người là luôn sẵn sàn nói “đồng ý” với
người mình thích. Đây là điều không cần phải tranh cãi. Tuy
nhiên, công việc ở công sở đòi hỏi phải có một mức kỷ luật nhất
định. Vì thế nhà lãnh đạo phải đồng thời vừa quan tâm đến việc
tạo dựng không khí tích cực và tăng cường mối thiện cảm nhưng
không được nhầm lẫn công việc chung với các mối quan hệ hữu
nghị.
5. Và cuối cùng
Có người từng nói thất bại còn quan trọng hơn cả thành công.
Steve Martin đưa ra lời khuyên rằng nhà lãnh đạo cần luôn nêu rõ
yêu cầu, đồng thời nhấn mạnh tính phức tạp và những thiệt hại
có thể xảy ra với công ty. Điều này rất quan trọng vì tâm lý chung
của con người là thường suy nghĩ nhiều và nghiêm túc về những
cái có thể mất hơn là những cái đạt được.
Các nhà lãnh đạo của các nền văn hóa khác nhau có thể tiếp cận
bài học này ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, có một điều
chung nhất là để “sai khiến” được người khác, bạn phải là người
thật thà. Nếu tính không trung thực của bạn bị phát giác thì bất cứ
yêu cầu hay lời ngụy biện nào sau đó của bạn đều gây nên mối
nghi ngờ.
Một lời khuyên cuối cùng là không nên đưa ra các yêu cầu hoặc
đòi hỏi quá mức.

×