Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Máy phát điện sử dụng trấu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.37 KB, 37 trang )










Máy phát điện sử dụng trấu









Máy phát điện sử dụng trấu
Trấu là loại rác thải trong nông nghiệp, sẽ trở thành chất đốt để sản xuất điện với
giá rẻ hơn 30% so với mức giá hiện nay và đã được ông Giám đốc Ronnie Lo giới
thiệu tại cuộc hội thảo về máy phát điện sử dụng trấu, tổ chức tại Cần Thơ ngày
1/11/2003 do Công ty TNHH Năng lượng Sinh khối Jiangxi Peako (Trung Quốc),
thuộc Công ty Peako - Hồng Công sáng chế.
Sự hấp dẫn nhất của máy phát điện

chạy bằng trấu là giá sản xuất điện thấp. Theo
tìm hiểu của ông Ronnie Lo, các nhà máy sản xuất thép, xi măng, chế biến thủy, hải
sản,v.v của Việt Nam thường sử dụng điện ở mức độ lớn, có nhà máy phải tốn hơn
một tỷ đồng/tháng cho chi phí này. Vì thế, nếu sử dụng điện từ nguồn này, các nhà


máy sẽ giảm được từ 20-30% chi phí cho đi
ện năng.
Theo tính toán của Công ty Jiangxi Peako, sử dụng công nghệ này để sản xuất
điện, giá thành chỉ ở mức 500 đồng/kwh. Nhà máy Peako Mark-I tại tỉnh Giang Tây,
Trung Quốc, do Công ty này xây dựng đã được nghiệm thu từ tháng 9/2002, hoạt động
rất tốt, sản xuất điện với giá bán rất cạnh tranh: 0,032 USD/kwh. Tro thải từ máy phát
điện có thể được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi-măng, phân bón,v.v
Giá các loại máy phát đi
ện kiểu này dao động tùy theo công suất. Máy có công
suất 400 kw có giá chỉ 200.000 USD; máy có công suất 1.800 kw có giá khoảng 1,2
triệu USD. Nếu các nhà máy sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có quy
mô vừa phải, chỉ cần vài trăm ngàn USD là tự tạo được nguồn điện phục vụ sản xuất.
Việt Nam có sản lượng lúa khoảng 30 triệu tấn/năm, tức có khoảng 7,5 triệu tấn
trấu thu được qua xay xát. Lâu nay, các bạn ít quan tâm để sử d
ụng lượng trấu này một
cách có hiệu quả, có nơi chỉ để đun nấu, nung gạch, thậm chí đốt bỏ. Một nhà máy sản
xuất điện bằng công nghệ này, chỉ cần tối đa là 5 công nhân và 350 m
2
mặt bằng.
Cơ chế vận hành của máy phát điện chạy bằng trấu có thể khái quát như sau:
Trấu được chuyển vào mô đun bằng hệ thống bơm hút tự động, đốt nóng để phát
sinh khí than (H
2
, CH
4
, CO). Khí than được truyền qua thiết bị tách bằng gió để loại bỏ
các hạt thô, sau đó đi qua chuỗi lọc máy hơi đốt và các tháp làm nguội. Trong quá
trình này, nước được dùng như một phương tiện để lọc và làm nguội khí than. Sau đó,
khí được bơm vào động cơ qua thiết bị tĩnh điện có điện thế cao để loại bỏ hạt và chất
dính còn lại. Cuối cùng, đưa vào sử dụng

ở các động cơ khí đốt pít-tông đến máy phát
điện để tạo ra điện năng.
Tiêu chí mà Công ty Peako đặt ra khi sản xuất chiếc máy phát điện kiểu này là
sản xuất điện giá rẻ, cải thiện môi trường. Khi vận hành, máy tạo ra khí H
2
, CH
4
, CO.
Nguồn khí này đi qua thiết bị tách bằng gió để loại bỏ các hạt thô, sau đó làm sạch và
làm nguội bằng nước. Công nghệ này có quy trình xử lý khí chính xác. Lượng nước
tiêu thụ rất nhỏ (dưới 0,5 lít/kwh) và dòng chảy được xử lý tuần hoàn dễ dàng để tái sử
dụng, hạn chế được việc gây ô nhiễm cho môi trường.
Dù chỉ mới chính thức chào hàng ở thị trường Việt Nam từ tháng 6/2003 , nhưng
ông Ronnie Lo tin tưởng khách hàng sẽ chấp nhận máy phát điện nói trên bởi những
ưu việt của công nghệ này. Sau các cuộc hội thảo và quảng bá, rất nhiều người đã tìm
đến Công ty Peako để hỏi thêm thông tin. Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi
trường, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cũng đánh giá rất cao công
nghệ này

Nguồn: Thời báo Kinh t
ế Sài Gòn, 8/11/2003

Làm sạch chất thải độc hại bằng sinh học

Các enzim, vi khuẩn và nấm đang được đưa vào ứng dụng làm sạch ô nhiễm đô
thị; ô nhiễm công nghiệp, khu vực khai thác mỏ, chất thải có nguồn gốc là thuốc trừ
sâu và những vùng nông nghiệp bị ô nhiễm do sử dụng hoá chất.
Tiến sỹ John Oakeshott thuộc Tổ
chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Ô-xtrây-lia (CSIRO) cho rằng, việc
x

ử lý bằng sinh học thuốc trừ sâu và các chất độc hại khác có khả năng thu nhiều đô la
do xuất khẩu, khi các nhà nghiên cứu Ô-xtrây-lia tìm được thị trường tiêu thụ ở nước
ngoài, đây cũng có nghĩa là đã tiết kiệm nhiều cho ngành công nghiệp Ô-xtrây-lia
CSIRO tổ chức một Hội thảo Quốc tế về Biện pháp Xử lý bằng sinh học ở Melbourn
trong hai ngày, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu thuộc Hộ
i đồng Nghiên cứu
Khoa học và Công nghiệp (CSIR) của Ấn Độ, và các đại biểu của một số Viện Nghiên
cứu Khoa học châu Âu và châu Á.
Mục đích của Hội thảo nhằm phát triển Liên minh Nghiên cứu dưới sự lãnh đạo
của các Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế.
TS. Greg Davis nghiên cứu về Đất và Nước của CSIRO cho rằng “Làm sạch
những khu công nghiệp cũ và cả những sự cố tràn hoá chất gần
đây có thể rất tốn kém,
song biện pháp xử lý bằng sinh học đem lại những tiết kiệm đáng kể và thúc đẩy quá
trình xử lý tự nhiên sạch hơn.”
TS. Davis cho rằng, đôi khi tốc độ làm sạch tự nhiên của các vi khuẩn tương ứng
với các mức giảm ô nhiễm, thì trong nhiều trường hợp cần phải tăng tốc độ làm sạch
của vi khuẩn để quá trình làm sạch diễn ra nhanh h
ơn và rẻ hơn- hạn chế sự di chuyển
và rủi ro của các chất ô nhiễm hoá học trong thời gian ngắn.
Thách thức lớn là tìm ra các vi khuẩn có khả năng thích hợp, sau đó là việc xác
định quy mô các quá trình xử lý, từ phòng thí nghiệm đến hiện trường phải chỉ ra
rằng các vi khuẩn thực sự có thể xử lý được ô nhiễm. Nhóm CSIRO đã nghiên cứu
phạm vi các chất gây ô nhiễm gồm: cácbon hyđrô trong dầu mỏ, thuốc trừ sâu, các
chất dinh dưỡng, dung môi trong công nghiệp và các kim loại.
Các vi khuẩn làm giảm sunphát cũng đang phát triển, loại vi khuẩn này đóng vai
trò quan trọng trong việc xử lý axít trong hệ thống thoát nước ở những khu vực mỏ có
liên quan nhiều đến ngành công nghiệp khai thác.
TS. Oakeshott, nhà Côn trùng học của CSIRO cho biết; 4 Bộ phận của CRISO có
khả năng xử lý sinh học và họ đang khảo sát kh

ả năng của các ngành công nghiệp mới
trên cơ sở sử dụng các quy trình xử lý và các chất liệu sinh học. Một cách tiếp cận mới
là phát triển quy trình xử lý gốc enzim để khử độc các chất cặn ở các khu vực nước
thải trong sản xuất nông nghiệp, xử lý công nghiệp.
Nguồn: CSIRO, 11/2003
EPA thông qua công nghệ phát hiện Colitag E.coli đảm bảo an toàn cho
nước uống
Chỉ số vật giá hàng tiêu dùng (CPI International, California, CA) đã được Cơ
quan bảo vệ môi trường (EPA) thông qua. Phương pháp thử nghiệm của CPI dùng để
phát hiện vi khuẩn coli trong nước uống công cộng đã được đăng ký sản phẩm là
Colitag (TM) .
David Hejl, chủ tịch/ trưởng điều hành của CPI cho rằng, đây là một sự kiện nổi
bật sau 7 năm nỗ lực của công ty nhằm đảm bảo mức độ an toàn cao khi thử nghiệm
nước uống công cộng. Các phòng thí nghiệm tư nhân và các c
ơ quan trực thuộc thành
phố cũng như các tổ chức chính quyền có trách nhiệm về việc xét nghiệm nước, hiện
nay có thể bảo vệ công chúng bằng độ tin cậy đối với sản phẩm xét nghiệm này.
Colitag (TM) do tiến sĩ George Chang, giáo sư Trường Đại học California ở
Berkeley phát triển từ đầu những năm 1990. Theo TS. Chang, Colitag (TM) khác hẳn
các phương pháp xét nghiệm trước đây đã được EPA chấp nhận trong 10 năm qua vì
có thể xác định được loại E.Coli yếu, song không bị diệt bằng các biện pháp xử lý
nước. TS. Chang nhận xét “nếu xử lý không triệt để có thể sẽ có những mầm bệnh gây
hại vẫn có thể phục hồi trong cơ thể người nào đó và gây ra bệnh nguy hiểm. Một khi,
quy trình xử lý nước không tốt, thì E. coli có thể “tẩu thoát” khỏi quá trình xử lý vệ
sinh và chúng vẫn tồn tại".
Khi được thông báo Colitag (TM) đã được EPA chấ
p thuận thông qua, TS. Chang
cho biết: “hiện nay công chúng sẽ có lợi ích lâu dài về sản phẩm xét nghiệm nước
cuối cùng.
Colitag (TM) sẽ được hầu hết các tổ chức công cộng sử dụng để xét nghiệm E.

coli trong các hệ thống nước, từ nước uống, các hệ thống nước thải đến các ao công
cộng và bãi biển. Sản phẩm Colitag (TM) cũng sẽ được các nhà sản xuất lương thực,
thực phẩm và đồ u
ống sử dụng.
CPI International có trụ sở ở Santa Rosa, CA, có các văn phòng ở Hoa Kỳ, Nhật
Bản và Hà Lan. Ngoài ra, Colitag (TM) còn sản xuất các phụ tùng, dụng cụ phân tích,
các dung dịch và chất tẩy rửa có tiêu chuẩn tinh khiết cao, cũng như các sản phẩm
phân tích thử nghiệm khác phục vụ các ngành công nghiệp về môi trường, hoá dầu,
dược phẩm, công nghệ sinh học và bán dẫn.
Nguồn: Business Wire, 2/2004
Giải pháp ứng cứu sự cố tràn dầu
Giải pháp thùng chứa không đáy là một công nghệ mới, hoàn toàn do người Việt
Nam sáng chế, bảo đảm ứng cứu các sự cố tràn dầu đạt hi
ệu quả cao, nhanh, sạch, linh
hoạt và rẻ hơn rất nhiều lần so với các công nghệ đang được áp dụng.
Hiện nay, khi sự cố tràn dầu xảy ra ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên
thế giới, biện pháp ứng cứu phổ biến là dùng phao quây lại, sau đó dùng đầu hút
skimmer để hút dầu lên. Dung dịch thu được là một hỗn hợp dầu - nước, trong đó nước
thường nhiều g
ấp 20-30 lần dầu. Toàn bộ hỗn hợp này sẽ được đưa lên tàu, chở về đất
liền mới xử lý.
Chẳng hạn một sự cố làm tràn khoảng 10.000 tấn dầu, lượng hỗn hợp dầu - nước
sẽ lên tới trên 200-300 nghìn tấn. Vận chuyển được khối lượng này vào bờ để xử lý
phải cần đến rất nhiều tàu trọng tải lớn, thời gian ứ
ng cứu kéo dài, và chi phí rất cao,
có thể lên tới hàng trăm triệu, hoặc cả tỷ USD. Vấn đề đặt ra là tìm biện pháp để nhanh
chóng xử lý, thu hồi dầu tràn tại chỗ, không cần vận chuyển hỗn hợp dầu - nước vào
đất liền.
Hệ thống tách SOW-TD hoạt động theo nguyên lý: hỗn hợp xả xuống đi qua hệ
thống lưới lọc đan bằng những kim loại như platini, bạc, vàng,v.v tạo ra nh

ững điện
tích có khả năng hãm dầu lại, hất ra xung quanh rồi nổi lên, chỉ còn nước lọt xuống
dưới.
Hệ thống được kỹ sư Khánh chế tạo và thử nghiệm từ năm 1997 và đã được Cục
Sở hữu Công nghiệp cấp bằng Sáng chế độc quyền. Máy có thể làm việc liên tục 6
tháng mới phải rửa. Kích thước gọn nhẹ, chỉ bằng 1/6 máy ngo
ại nhập cùng công suất
và rẻ hơn máy ngoại từ 1,5 đến 2 lần. Công nghệ này thực chất là ứng dụng phối hợp
hệ thống tách dầu SOW-TD có công suất cao (do ông Khánh sáng chế), với một bể
chứa dầu không đáy. Kết cấu của "thùng chứa dầu không đáy" cũng rất đơn giản: được
làm bằng kim loại có tiết diện hình trụ và không có đáy, với kích thước tùy định.
Thùng được g
ắn kết vào xà lan ứng cứu, bên trong thùng sâu dưới mặt nước gắn một
hệ thống tách dầu - nước.
Khi xảy ra sự cố tràn dầu, người ta sẽ sử dụng phao quây, đầu hút skimmer hút
hỗn hợp dầu - nước xả vào hệ thống tách dầu - nước (được lắp sẵn trong thùng không
đáy).
Hệ thống này sẽ lập tức tách dầu cho nổi lên trên, nước tụ phía dưới thùng. Khi
lớp dầu trong thùng cao dần lên t
ới mức 1-2 m, dùng vòi hút lượng dầu sạch này lên xà
lan; trong khi vẫn tiếp tục bơm xả hỗn hợp dầu - nước vào thùng.
Theo tính toán của kỹ sư Khánh, chỉ cần đầu tư dưới 200.000 USD cho một
thùng không đáy như vậy cùng với hệ thống tách dầu - nước, và các chi tiết đi theo là
đủ để sẵn sàng ứng cứu cho các vụ tràn 1.000 tấn dầu.
Nguồn: TBKTVN, VnExpress, 17/2/2004
Vật liệu xử lý nước phèn thành nước ngọt do Việt Nam sản xuất
Vật liệu xử lý nước phèn DS3 - loại vật liệu xử lý nước đầu tiên đượ
c sản xuất ở
Việt Nam theo hiệu ứng tích số tan không những chỉ khử được tính axít của nước mà
còn có thể loại bỏ sắt, nhôm, sunphát và hầu hết các chất gây ô nhiễm khác có trong

nước phèn. Trong 5 năm qua, vật liệu DS3 đã giúp rất nhiều người dân nghèo vùng sâu
ĐBSCL có nước sinh hoạt.
Theo TS. Nguyễn Bá Trinh, Viện Hóa học, Viện Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ Việt Nam, tác giả của DS3, thì đặc điểm chính của nước phèn là độ
pH thấp,
chứa nhiều sắt II, nhôm và sunphát. Để xử lý nước phèn thành nước sinh hoạt, cần
điều chỉnh độ pH về miền trung tính (6,5 - 8,5).
Để giải quyết vấn đề này có thể sử dụng các loại vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên
hoặc một số hóa chất dùng trong thực phẩm, có thể dùng nhiều phương pháp khác
nhau như trao đổi ion, thẩm thấu ngược, siêu lọc, điện thẩm.
Tuy nhiên, trong
điều kiện hiện nay chưa thể áp dụng những phương pháp này
cho vùng sâu, vùng xa ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở những nơi này, thiết bị xử lý
nước phèn phải có hiệu quả nhưng đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện kinh tế
và phong tục tập quán của đồng bào địa phương.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hiện tượ
ng tương tác lỏng - rắn, gọi là hiệu ứng
tích số tan, phương pháp loại ion tan trong nước mới gọi là phương pháp tích số tan
(đã được TS. Nguyễn Bá Trinh công bố tại hội nghị môi trường quốc tế, Athens Hy
Lạp năm 1995), sau một thời gian nghiên cứu ông đã tìm ra vật liệu DS3 đáp ứng các
điều kiện trên.
"Loại vật liệu này là một hỗn hợp khoáng đã được gia nhiệt ở nhiệt
độ và thời
gian thích hợp. Phần hữu cơ bổ sung bị than hóa làm cho hỗn hợp trở thành một khối
rắn, đồng thời tạo cho vật liệu khả năng hấp phụ các chất hữu cơ".
Các thí nghiệm thực tế về khả năng khử phèn của DS3 ở hệ lọc đơn giản đều cho
thấy nước phèn ở Kênh Bobo và kênh Mỹ An sau khi lọc đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạ
t
(kết quả này được cơ quan chức năng Bộ Y tế chứng nhận).
So với kinh nghiệm dân gian dùng tro (hay dùng nhất là tro cây tràm), dùng thuốc

muối, vôi để xử lý nước phèn vốn chỉ giúp giảm vị chua trong nước chứ không loại
được kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác, công nghệ thùng lọc nước phèn đơn
giản sử dụng DS3 rõ ràng bảo đảm nguồn nước sinh hoạt an toàn hơn cho người dân.
Thời gian sử dụng c
ủa thùng lọc nước phèn khá lâu. Thực tế ở huyện Thủ Thừa cho
thấy sau 2 năm sử dụng, khả năng khử phèn của thùng lọc suy giảm không đáng kể.
Nhìn chung, giá thành xử lý nước phèn theo công nghệ này khoảng 2.000 - 3.000
đồng/m
3
.
Phương pháp xử lý nước phèn sử dụng vật liệu DS3 mang lại lợi ích cả về kinh tế
và xã hội đã được nhiều địa phương ở ĐBSCL lựa chọn để giải quyết nước sinh hoạt
cho dân.
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 20/2/2004
Xử lý crôm trong nước thải bằng rơm rạ
Từ phế phẩm của nông nghiệp là rơm, rạ, sinh viên Trần Thị Kiều Chinh, khoa
Hóa của Trường đại học Sư phạm Quy Nhơn, Bình Định, đã thực hiện thành công đề
tài nghiên cứu khoa học: "Thăm dò khả năng xử lý crôm trong nước thải bằng rơm rạ".
Đề tài đã được trao giải nhất "Sinh viên nghiên cứu khoa học của trường" và được Bộ
Giáo dục và Đào tạo trao tặng giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc
năm 2003".
Là một nguyên tố kim loại nặng có trong n
ước thải, crôm và các hợp chất của
chúng đều độc, đặc biệt các hợp chất có bậc ôxy hóa cao như cromat, biromat,v.v Vì
vậy, mục đích ban đầu của đề tài là hướng đến xử lý các chất thải này bằng các vật liệu
tự nhiên và nếu có hiệu suất cao thì có thể ứng dụng vào thực tế.
Theo tác giả, rơm, rạ chính là dạng phế phẩm nông nghiệp rất gần gũi với người
nông dân, có quá nhi
ều ở miền đất nông nghiệp mà phần lớn hiện đang có một công
dụng đơn giản là đun bếp. Sở dĩ em chọn nghiên cứu xử lý nước thải vì hiện nay qua

phân tích các mẫu nước tại các vùng nông thôn trong tỉnh Bình Định, hầu hết các mẫu
nước ngầm đều nhiễm vi sinh. Trong khi đó ở một số vùng có làng nghề truyền thống
của Bình Định như làng nghề chế biến tinh bộ
t sắn Hoài Nhơn, sản xuất gạch ngói Tây
Sơn, sản xuất nước mắm ở An Nhơn, sản xuất vôi ở Tuy Phước,v.v thì hằng ngày
các nơi đây đã thải ra một hàm lượng chất độc lớn, gây ô nhiễm không khí, gây ô
nhiễm nước, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu nào để xử lý. Vì thế, tác giả đã hoàn
thành giải pháp xử lý crôm, loại bỏ bớt được sự độc hại c
ủa nguyên tố này trong nước
thải. Qua phân tích thành phần hóa học trong rơm, rạ, cho thấy thành phần chính của
rạ là xenlulôza, nếu tính theo khối lượng khô thì trong rơm có từ 3 - 4,5% chất có đạm,
1,2 - 2% chất béo, 30% các chất dẫn xuất không chứa đạm, 35 - 36% xenlulôza và 14-
15% chất khoáng. Sau khi phân tích các thành phần hóa học của rơm, rạ, và rơm, rạ
có khả năng hấp thụ crôm rất tốt. Phương pháp này vừa rẻ tiền, vừa có hiệu quả xử lý
rấ
t cao.
Nguồn: Tạp chí Tài hoa trẻ, 21/2/2004
Những lợi ích của phân ủ bằng giun
Khoảng 1/3 tổng lượng chất thải sinh hoạt là chất thải hữu cơ có thể tái chế một
cách dễ dàng. Chất thải hữu cơ là một loại nguyên liệu thô có giá trị có thể được chế
biến thành phân ủ có chất lượng tốt nhất, đưa chất hữu cơ thiết yếu vào đất trồng.
Phân
ủ đem lại sự phì nhiêu cho đất; cải tạo cấu trúc của đất, giúp giữ nước đồng
thời còn làm cho đất tiêu úng tốt. Nếu như loại chất thải này bị chôn lấp thì tiềm năng
của chúng sẽ bị mất đi và các chất ô nhiễm sẽ phát tán vào không khí và nguồn nước
gây ô nhiễm môi trường. Dùng giun để ủ phân là một phương pháp ủ được sử dụng
ngay tại nhà hoặc ủ trên quy mô thương mại lớn.
Phân ủ bằng giun là gì?
Phân ủ bằng giun là dùng giun và các vi sinh khác (vi khuẩn, nấm và các động
vật nguyên sinh) để biến chất thải hữu cơ thành mùn giàu dinh dưỡng. Quá trình này

diễn ra một cách tự nhiên trong các khu vực thực vật bị phân hủy như: lá rụng và cây
cối mục nát. Giun ăn cả chất hữu cơ phân hủy và các vi sinh vật.
Chất hữu cơ đi qua hệ thống tiêu hóa của giun sau đó được bài tiết thành khuôn.
Phân ủ được tạo ra theo khuôn này cùng với các chất thả
i hữu cơ khác. Sản phẩm cuối
cùng là chất tinh mịn, có độ xốp, thoáng khí và giữ ẩm tốt.
Phân tích phân ủ do giun tạo ra cho thấy loại phân ủ theo cách này giàu dinh
dưỡng hơn so với đất, canxi nhiều gấp ba lần, nitơ, phốt pho và kali cũng nhiều hơn
vài lần. Phân ủ này chứa tỷ lệ mùn cao. Mùn này giúp các hạt đất hình thành các cụm
tạo các rãnh để không khí đi qua và làm cho khả năng giữ nước tốt hơn. Axít humíc
trong đất mùn t
ạo ra những vị trí liên kết các chất dinh dưỡng trong cây và cung cấp
các chất dinh dưỡng đó theo nhu cầu của cây. Axít humíc giúp ngăn ngừa các mầm
bệnh, nấm, giun tròn và các vi khuẩn gây hại cây.
Phân giun tạo ra là mô đất có hoạt tính sinh học chứa hàng nghìn vi khuẩn,
enzym và các phế thải của cây cối. Quá trình ủ phân sẽ tiếp tục diễn ra sau khi sản
phẩm do giun tạo ra được làm lắng đọng. Hoạt động của vi sinh trong phân giun cao
hơn trong đất 10-20 lần và chất hữ
u cơ cao hơn thức ăn của giun.
Giun là những tác nhân ủ phân nhanh, mỗi ngày chúng có thể ăn chất thải bằng
nửa trọng lượng bản thân, 2000 con giun mỗi tuần có thể ăn 3kg chất thải.
Có rất nhiều loài giun khác nhau, mỗi loài có vai trò riêng trong phân hủy chất
thải hữu cơ. Loài giun phân hủy chất thải hữu cơ tốt nhất là Dedrabaena veneta,
Lumbricus rubellus và Aisenia andreii, giun hổ, giun ăn chất thải trên mặt.
Loài giun này sinh sản rất nhanh, trưởng thành trong 6 tuần, m
ỗi tuần có thể sinh
sản 3 lần trong suốt một năm, đó là tuổi thọ thông thường của chúng. Giun sinh sản có
thể làm kén mỗi tuần 2-3 lần và sẽ nở trong 21 ngày, mỗi kén nở được 2 hoặc ba con
giun, giun trưởng thành trong vòng 60-90 ngày.
Giun hô hấp qua da, do đó cần phải môi trường ẩm để trao đổi không khí. Giun

hoạt động tích cực nhất trong điều kiện nhiệt độ khoảng từ 13
0
C đến 25
0
C, mặc dù
chúng có thể chịu được nhiệt độ từ 0-35
0
C.
Cả cỏ dại và các mầm bệnh đều bị giết chết trong quá trình ủ phân bằng giun.
Phân ủ bằng giun thường bị vi khuẩn chi phối, nhưng sinh khối nấm cũng có thể xuất
hiện. Phân ủ bằng giun, lượng nhiệt tao ra rất nhỏ; giun ăn cả loại giun tròn hại rễ cây,
vi khuẩn gây bệnh, nấm và các hạt cỏ dại nhỏ.
So sánh phân ủ bằng giun và phân ủ thông thường
Phân ủ bằng giun nói chung được coi là phương pháp sản xuất tiện lợi, tốn ít thời
gian hơn so với phân ủ thông thường. Phân ủ do giun tạo ra cũng có giá trị dinh dưỡng
đất lớn hơn so với phân ủ hiếu khí.
Nhiều sinh vật gây bệnh như Salmonella, các vi rút gây bệnh đường ruột dạng
coli trong phân và các trứng giun ký sinh có thể tập trung trong các hệ thống phân ủ
trộn và phân ủ bằng giun. Các phương pháp ủ phân hiếu khí truyền thống cầ
n tăng
nhiệt độ trong đống phân ủ từ 57-71
0
C mới diệt được các mầm bệnh này. Tuy nhiên,
trong phân ủ bằng giun nhiệt độ phải giữ dưới 32
0
C để duy trì giun hoạt động có hiệu
suất cao.
Do nghiên cứu chưa nhiều về các mầm bệnh tồn tại trong phân ủ bằng giun, nên
các chất rắn sinh học đã được tiến hành ủ trước ở nhiệt độ cao để diệt các mầm bệnh
đó trước khi ủ phân bằng giun. Vì vậy làm cho chi phí ủ phân bằng giun tăng cao.

Tuy nhiên, gần đây của Hoa Kỳ đã phối hợp điều tra nghiên cứ
u vấn đề này cùng
với Cơ quan Bảo vệ Môi trường của quận Cam, Công ty Giun đất Hoa Kỳ và Thành
phố Ocoee, Florida. Nghiên cứu được tiến hành trong hai khu vực: khu vực thứ nhất
trong hai đống chất rắn sinh học (15-20%) đã làm vô hiệu hoá salmonella, các dạng
coli trong phân và các vi khuẩn đường ruột, khu thứ hai, trong hai đống chất rắn sinh
học đã làm vô hiệu hoá chứng giun. Kết quả là tất cả các mức độ mầm bệnh đạt được
nh
ững yêu cầu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ quy định đối với phân ủ trong
144 giờ.
Những kết quả nghiên cứu của Đại học Mississipi cho thấy rằng phân ủ bằng
giun làm tăng sinh trưởng cây trồng, phát triển rễ, tăng trọng lượng khô, tăng số lượng
hoa ban đầu so với sử dụng phân bằng rêu mùn.
Hàm lượng dinh dưỡng của phân ủ liên quan chặt chẽ với dạng th
ức ăn của giun.
Phân ủ bằng giun nuôi bằng chất thải sinh hoạt không phù hợp để xử lý số lượng lớn
chất thải từ vườn tược và cần phải pha trộn các loại chất thải hữu cơ để hoạt động hiệu
quả .
Phân ủ bằng giun theo quy mô gia đình
Phân ủ bằng giun ở quy mô nhỏ hầu như ít gặp những vấn đề nan giải hơn các hệ
thống phân ủ trên quy mô thương mại. Hệ thống ủ phân trên quy mô gia đình chỉ tận
dụng tốt nhất các chất thải lương thực, thực phẩm với chất thải vườn tược như cỏ, lá
cây thường được ủ thành đống. Quy trình xử lý này tạo ra hai sản phẩm giá trị; phân ủ

và chất lỏng có thể được sử dụng để bón cây trong vườn và trong nhà ươm.
Các thùng ủ phân gia đình chiếm khoảng không gian nhỏ và có thể đặt gần cửa
bếp, ít phát ra mùi hôi vì giun ăn hết chất thải trước khi phân hủy. Để làm thùng nuôi
giun, có thể tận dụng bất kỳ loại thùng hàng nào. Có thể dùng thêm vật liệu đệm lót
như phân bón hoặc phân ủ đã ngấu với một ít giấy báo vụn và một ít giun.
Quần thể giun được hình thành chậm bằng thức ăn bổ sung như bã cà phê, túi chè

và vỏ chuối, loại thức ăn này giun khá ưa thích. Sau một vài tuần khi quần thể giun đã
được hình thành và sinh sản, thì có thể bổ sung nhiều thức ăn hơn kể cả thịt.
Nếu như trong thùng nuôi giun quá ẩm ướt thì phải bổ sung thêm giấy báo. Giun
ăn cả giấy và chất thải lương thực. Nhiệt độ trong thùng cần giữ
ở 4-20
0
C, do đó mùa
đông không nên đặt thùng ra ngoài trời hoặc cũng phải tránh những ngày nắng to.
Khi quần thể giun quá lớn thì phải chuyển giun sang thùng khác hoặc bổ sung
giun vào đống phân ủ. Khi lấy phân ủ, phải đặt thùng ra nơi có ánh sáng, như vậy giun
sẽ bò xuống phía dưới, vào chỗ tối và khi đó lấy phân ủ ở phía trên cùng. Hoặc có thể
đẩy lượng phân ủ trong thùng sang một bên và cho thêm thức ăn mới và nền được bổ
sung vào phần bên cạnh c
ủa thùng, giun sẽ bò sang phần nền mới, lúc đó có thể lấy
phân ủ ra.
Phân ủ bằng giun trong thùng đặt ở bếp hoặc trong lớp học là một phương pháp
đáng được quan tâm nhằm tận dụng chất thải hữu cơ mà không phải chôn lấp, song
phương pháp này vẫn chưa được áp dụng phổ biến. ở Australia, ước tính có ít nhất là
4% chất thải sinh hoạt được làm phân ủ bằng giun.
Phân ủ bằng giun ở quy mô lớn
Các hệ thống phân ủ bằng giun ở quy mô thương mại lần đầu tiên được thực hiện
ở châu Mỹ từ đầu những năm 1990. Các yếu tố cần được xem xét khi lựa chọn ủ phân
bằng giun ở quy mô lớn bao gồm:
- Khối lượng và thể loại nguyên liệu có sẵn
- Cung cấp tài chính
- Quy định pháp lý
- Vị trí và quy mô
- Điều kiện khí hậu
-
Đáp ứng về lao động

Phân ủ bằng giun theo quy mô này thường gặp khó khăn khi kiểm soát nhiệt độ
vì quá trình ủ sẽ sinh ra nhiệt độ cao hơn và thời gian ủ cũng lâu hơn so với các hệ
thống ủ ở quy mô nhỏ. Phần lớn các hệ thống ủ ở quy mô thương mại sử dụng cơ giới
để lấy phân ủ vào giai đoạn cuối của quá trình ủ phân.
Có nhiều ph
ương pháp khác nhau được áp dụng ở quy mô thương mại, chẳng
hạn, một trong những phương pháp ủ phân ở Yelm thuộc Oashington, Hoa Kỳ đã sử
dụng 15 tấn giun đỏ trong quá trình ủ phân và dùng nhiều loại thức ăn cho giun như
phân gia súc, vỏ bào, giấy bìa và chất thải lương thực.
Kết luận
Sử dụng những tập tính tự nhiên của giun để biến các chất thải hữu cơ thành phân
ủ mang lại nhiều lợi ích. Kết quả là: giảm được khối lượng chất thải đáng lẽ cơ quan
chính quyền địa phương phải thu gom mang đi chôn lấp, tiết kiệm tiền của và giảm
những tác động về vận chuyển. ủ phân bằng giun cũng làm thay đổ
i thành phần chất
thải, giảm khả năng gây ô nhiễm. Phân ủ bằng giun tốt và chứa nhiều chất dinh dưỡng
hơn so với phân ủ truyền thống.
Tuy nhiên, quy trình sản xuất phân ủ nhạy cảm hơn phân ủ thông thường và cần
phải rất chú ý, nhất là khi sản xuất ở quy mô lớn.
Phân ủ bằng giun ở quy mô gia đình rất giàu dinh dưỡng, vì vậy khi sử dụng
riêng để bón cây cần phải tr
ộn thêm với đất và các vật liệu khác, do đó kết hợp lý
tưởng là phải có một đống phân ủ thông thường cho các chất thải vườn tược và đống
phân ủ bằng giun dùng cho các chất thải gia đình.
Nguồn: Warmer Bulletin, 1/2004.

Nghiên cứu tái chế bóng đèn huỳnh quang ở Anh
Hiện nay ở Anh, hàng năm có khoảng 100 triệu bóng đèn tuýp huỳnh quang phế
thải và đại đại đa số người sử dụng không có giải pháp nào hơn các thông lệ truyền
thống là vứt bỏ rồi đưa ra bãi thải.

Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu của Chương trình hành động về chất thải và tài
nguyên (WRAP) cho biết, bóng đèn thuỷ tinh thu hồi được đưa về nhà máy để tái chế
thành các bóng đèn tuýp và bóng đèn tròn mới.
British Glass, nhà sản xuất bóng đèn tuýp và bóng điện tròn lớn nhất của Anh
tiến hành công trình nghiên cứu
“Xây dựng phương pháp luận tái chế thuỷ tinh làm
bóng đèn điện, khắc phục những rào cản kỹ thuật và thực tiễn trong tái chế”
, phối hợp
với Công ty TNHH tái chế Mercury chuyên tái chế thuỷ ngân làm đèn điện và SLI.
Mục đích của công trình nghiên cứu này là giải quyết khó khăn chủ yếu hiện nay làm
cản trở các nhà sản xuất bóng đèn điện là sử dụng thuỷ tinh tái chế, chưa đảm bảo an
toàn về nồng độ hoá chất và tác động môi trường của bất kỳ chất ô nhiễm nào còn sót
lại trong sản phẩm.
Trong khi thu
ỷ tinh có thành phần chủ yếu theo trọng lượng, thì hàm lượng thuỷ
ngân và các lớp phủ phức chất của bóng đèn gây ra nan giải truyền thống về tái chế
cũng như gây nguy hiểm môi trường khi thải ra bãi thải. Giải quyết được những nan
giải này thì có thể thu hồi và tái chế trong tương lai khoảng 20000 tấn thuỷ tinh.
Kế hoạch nghiên cứu đã thành công đã chứng tỏ rằng bóng đèn thuỷ tinh đã hế
t
hạn sử dụng được thu hồi, có thể nấu lại không gây hậu quả tiêu cực. Quy trình của
Công ty tái chế Mercury
có thể loại bỏ an toàn gần 100% thuỷ ngân và sử dụng thuỷ
tinh để tái chế, nhà sản xuất bóng đèn thuỷ tinh có thể thu được những lợi ích về môi
trường; giảm được các yêu cầu nhiên liệu và các phát tán CO
2
.
Kế hoạch còn đáp ứng các yêu cầu sắp tới của bản Chỉ thị về chất thải thiết bị
điện và điện tử (WEEE) vì Anh phải thực hiện đầy đủ Chỉ thị này vào năm 2006. Ước
tính chất thải thiết bị điện và điện tử chiếm khoảng 4% trong các chất thải đô thị và là

một trong các dạng chất thả
i đang tăng nhanh nhất. Để giải quyết vấn đề này, Chỉ thị
WEEE buộc nhà sản xuất phải có trách nhiệm và sẽ yêu cầu các Công ty phải thu hồi
và tái chế các sản phẩm của họ. Rào cản chủ yếu đối với tái sử dụng các bóng đèn thuỷ
tinh được thu hồi không phải tập trung vào hàm lượng thuỷ ngân mà vào hàm lượng
chì khi vận hành lò nung và các phát tán chì vào không khí. Tuy nhiên, đã có các
phương pháp khắc phục những vấn
đề nan giải này.
Nguồn: Warmer Bulletin, 19/2004
Nhật Bản đang thử nghiệm pin nhiên liệu hyđro không gây ô nhiễm
Một Công ty của Nhật Bản có ý định kiểm tra hệ thống thử nghiệm sử dụng điện
- hyđrô để cung cấp nguồn điện cho các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm,
ưu việt hơn dùng nhiên liệu hóa thạch.
Công ty Môtô Honda cho biết cuộc thử nghiệm đối với phương tiện chạy bằng
pin nhiên liệu FCX sẽ b
ắt đầu vào cuối tháng 4 ở đảo Yakushima, Nam Nhật Bản, đây
là một nội dung của dự án “không có phát thải”.
Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang cạnh tranh dành vị trí đứng đầu trong
phát triển pin nhiên liệu, mà sản phẩm chủ yếu của các loại xe cộ thân thiện với môi
trường là nước.
Nhưng các phương pháp sản xuất pin nhiên liệu hydro cũ lại dựa vào nhiên liệu
hóa thạch gồm dầu lử
a và khí thiên nhiên, đã tạo ra CO
2
trong quá trình sản xuất -
những chất này đã góp phần làm nóng lên toàn cầu.
Theo dự án mới, hyđrô được sản xuất thông qua quá trình điện phân nước bằng
cách dùng điện phát ra từ các nhà máy điện ở trên các đảo nhỏ, nơi có điều kiện lý
tưởng do các dòng chảy từ những dốc núi xuống, nằm ở phía Đông Nam cách Kyoto
khoảng 1000 km .

Khí tạo ra được tích trữ ở “trạm chứa hyđrô” và cung cấp cho xe c
ộ sử dụng
nhiên liệu FCX để chuẩn bị cho thử nghiệm xe chạy trên đường ở Yakushima bắt đầu
vào cuối tháng 4.
Dự án này đang được triển khai bởi tập đoàn của các viện trường kết hợp, đứng
đầu là Phòng thí nghiệm của hãng Honda, Trường đại học Kogoshima và Công ty
Yakushima Denko.
Hãng Honda cho biết loại xe ô tô chạy bằng pin nhiên liệu FCX sử dụng ắc quy
kiểu vách ngăn FC của hãng Honda được giới thiệ
u vào tháng 10/2003 có thể khởi
động được ở nhiệt độ âm 20
0
C, một bình nhiên liệu của một ô tô trước đây chạy được
355km, thì nay đã tăng lên 395km/bình và tiết kiệm nhiên liệu được 10%.
Trong năm 2002, hai đối thủ ở Nhật Bản là hãng Honda và hãng mô tô Toyota trở
thành những nhà sản xuất ô tô đầu tiên trên thế giới bắt đầu cho thuê loại ô tô chạy
bằng pin nhiên liệu phát điện bằng oxy và khí hyđrô điều áp.
Chi phí cho sản xuất cao, thiếu cơ sở hạ tầng để bơ
m hyđrô vẫn là những trở ngại
để thể hiện rõ lợi ích của xe chạy bằng loại nhiên liệu này trước khi các công ty thu hút
được những khách hàng.
Nguồn: AFP, 4/2004
Khan hiếm nước, vấn đề khử mặn và ô nhiễm
Tình trạng thiếu nước trầm trọng do gia tăng dân số, đô thị hóa và chất lượng
cuộc sống trên thế giới ngày càng cao hơn đã khiến nhiều quốc gia (nhất là các vùng
khô hạn và bán khô hạn) phải chấp nhận các công nghệ khử mặn, trước hết là để đáp
ứng các nhu cầu sinh hoạt. Ngành công nghiệp khử nước mặn đã trở
thành một ngành
thương mại từ những năm 1950 và 1960. Do giảm được nhiều về giá thành và tăng
hiệu quả, đặc biệt trong những năm 1970, công việc khử mặn đã trở thành một chiến

lược và là nguồn cung cấp nước đáng tin cậy để đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt.
Hiện nay, có hơn 13.600 nhà máy khử mặn các loại khác nhau ở hơn 120 nước
thuộc các khu vực Trung Đông, châu Âu, Đị
a Trung Hải, cũng như Bắc Mỹ và Caribe.
Công suất khử mặn trên thế giới đạt gần 9,6 tỷ m
3
, trong đó các nước thuộc Hội đồng
Hợp tác Vùng vịnh (GCC) như ả Rập , Cô oét, Tiểu Vương quốc ả Rập thồng nhất,
Bahrain, Qatar và Oman chiếm 47% tổng công suất.
Các nhà máy khử mặn thải ra các khí, nước muối nóng, các hóa chất xử lý và các
nguyên tố vi lượng gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Những tác động tiêu cực của
quá trình khử mặn đối với sức khỏe và môi trường cho đến nay đã được hạn chế. Hơ
n
nữa, về lâu dài thì công suất khử mặn sẽ tăng lên, vì vậy hiệu quả tiềm năng của các
nhà máy khử mặn ở cả vùng ven biển lẫn trong đất liền cần phải được chú ý.
Cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nước khử mặn
Các quốc gia thuộc GCC là một ví dụ điển hình về đô thị hóa nhanh và gia tăng
dân số đã làm tăng mạnh nhu cầu nướ
c sinh họat. Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình của
khu vực (hơn 3,4%) đã làm cho dân số tăng từ 14 triệu năm 1970 lên gần 30 triệu dân
năm 2000. Nhu cầu nước sinh hoạt tăng từ 2,6 tỷ m
3
lên gần 4 tỷ m
3
trong giai đoạn
1990-2000. Nhu cầu này sẽ tăng lên tới 10,4 tỷ m
3
vào năm 2030.
Trong hơn 30 năm qua các nước thuộc GCC đã tiến hành xây dựng và mở rộng
các nhà máy khử mặn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên. Hiện nay, có 6 quốc

gia đã xây dựng được 36 nhà máy lớn để khử mặn nước biển và nước lợ: 21 nhà máy
nằm trên bờ biển Đỏ và 15 trên vùng vịnh. Sản lượng chung của các nhà máy khử mặn
ở các quốc gia thuộc GCC tăng từ 1,5 tỷ m
3
trong năm 1990 lên 2,7 tỷ m
3
năm 2000,
do các nhà máy đã được bổ sung và mở rộng. Năm 2001 chỉ riêng công suất của một
nhà máy ở ả Rập Saudi đã đạt hơn 1 tỷ m
3
, đây là nhà máy khử mặn lớn nhất thế giới.
Hơn 85% các nhà máy khử mặn thuộc GCC sử dụng các hệ thống chưng cất
nhanh nhiều tầng (MSF). Các hệ thống này có hai tác dụng, vừa có thể sản xuất nước
và điện. Phần lớn các nhà máy còn lại dựa trên công nghệ thẩm thấu ngược (RO) sử
dụng các màng lọc.
Cả hai dạng quy trình này đều cần năng lượng để tạ
o hơi nước, nước nóng và vận
hành các máy bơm. RO cần khoảng 1,4-5,5 KWh/m
3
, phụ thuộc vào độ mặn của nước
cấp. Các nhà máy MSF cần khoảng 3,5-6 KWh/m
3
để chạy các máy bơm và 16-32
KWh/m
3
để làm nóng nước, phụ thuộc vào hệ số tính toán và tỷ số hiệu suất. Phần lớn
các các nhà máy MSF trong GCC được sử dụng để sản xuất điện năng và nước. Tổng
công suất điện năng xuất khẩu hàng năm (nghĩa là năng lượng sản xuất ra cao hơn và
vượt các yêu cầu của nhà máy) của các nhà máy MSF ở ả Rập Saudi đạt khoảng 21,86
triệu MWh trong năm 2000, khoảng 20% t

ổng lượng điện sản xuất của nước Anh.
Giá thành của khử mặn nước biển ở ả Rập Saudi vào khoảng 0,7 USD/m
3
đối với
các nhà máy MSF hai tác dụng, nếu như năng lượng đã sử dụng theo giá mua trên thế
giới. Chi phí khử mặn nước biển thực tế nhiều hơn của một nhà máy có công suất
trung bình cũng sản xuất điện năng vào khoảng 0,9 USD/m
3
. Chi phí khử mặn nước sử
dụng RO và nước lợ ở các nước GCC vào khoảng từ 0,3 đến 0,85 USD/m
3
phụ thuộc
vào độ mặn của nước cấp và khối lượng sản xuất nước. Chi phí này chưa tính đến năng
lượng tăng thêm để bơm nước khử mặn vào các thành phố trong đất liền.
Năm 1978, chi phí khử mặn ở ả Rập Saudi là khoảng 3 USD/m
3
. Chi phí này sẽ
giảm xuống nếu cải tiến tiêu thụ và hiệu quả năng lượng trong vận hành và các công
nghệ màng.
Những tác động của các nhà máy khử mặn
+
ảnh
hưởng của sử dụng năng lượng tới chất lượng không khí
Nhiều nhà máy khử mặn sử dụng dầu làm nhiên liệu, một số sử dụng dầu thô và
một số nhà máy dùng khí thiên nhiên. Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu thô là 2,9%
theo trọng lượng, còn dùng dầu làm nhiên liệu thì hàm lượng lưu huỳnh là 1,7 – 3,7%
theo trọng lượng. Những chất ô nhiễm chủ yếu đầu tiên phát tán là sunfua dioxit
(SO
2
), oxit nitơ (NOx), cacbon monoxit (CO) và các hạt (PM). Các phát tán khác là

các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và ozon.
Những tác hại về sức khỏe do tiếp xúc nhiều và tái diễn các chất ô nhiễm không
khí đã được thông tin rộng rãi. Đó là các bệnh hô hấp mãn tính kích thích mắt và cổ
họng. Các mức SO
2
cao làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính như bệnh hen suyễn:
liều lượng cao từ 5000 đến 13000 microgam/m
3
có thể gây ra bệnh phổi. Các hạt mịn
làm tăng tỷ lệ tử vong và các bệnh hen xuyễn ở trẻ em và người lớn, đồng thời dễ có
khả năng bị ung thư. Các mức ôzôn cao rất nguy hại cho con người và cây trồng. Một
số thành phần của các hợp chất VOC gây ngộ độc cao và gây bệnh ung thư.
Ước tính rằng các nồi hơi của 3 nhà máy khử mặn lớn mỗi năm sử dụng tới 3
triệu tấn dầu nhiên liệu nhóm 6 và từ ống khói của 3 nhà máy này hàng năm phát tán
5161 tấn hạt mịn, 107.472 tấn SO
2
và 18.174 tấn NOx. Một nghiên cứu cho biết rằng
các mức SO
2
của một nhà máy khử mặn tạo ra vượt quá các giới hạn cho phép, khi
sản lượng điện trong những thời kỳ ngắn hàng năm đạt tới 3600 MW.
Do sản xuất điện trong thời gian dài sẽ tăng lên, vì vậy cần phải chuyển đổi
nhiên liệu sử dụng từ dầu sang khí thiên nhiên để giảm các mức phát tán đủ để ngoại
trừ những nguy hại lâu dài đối với sức kh
ỏe và môi trường. Do đó các nước GCC đã
bắt đầu thực hiện các kế hoạch thay đổi nhiên liệu.
+ Những ảnh hưởng đối với môi trường biển
Nguồn tài nguyên biển ở gần khu vực nhà máy khử mặn đều bị ảnh hưởng do độ
mặn, nhiệt độ, các dinh dưỡng và các kim loại như đồng, niken, sắt, crôm và kẽm tăng
lên.

Nhiệt độ nước gần các cửa cống xả của nhà máy khử mặn đo được cao hơn
khoảng 5-6
0
C so với môi trường xung quanh. Vào mùa đông nhiệt độ tăng sẽ kích
thích họat động sinh học, còn về mùa hạ họat động sinh học lại giảm đáng kể. Cần
phải tiến hành nghiên cứu mô phỏng chi tiết bằng các mô hình thủy động học thích
hợp để dự báo về tăng nhiệt độ và độ mặn.
Nồng độ muối cao của nước thải và những dao động của độ m
ặn có thể làm chết
các sinh vật gần các cửa cống xả của nhà máy. Ngoài ra, nước thải của các nhà máy
khử mặn mặn hơn nước biển và có thể lắng xuống đáy gây nguy hiểm tiềm tàng cho
các quần xã sinh vật đáy.
Có thể giảm đáng kể những ảnh hưởng này nếu như nước thải của nhà máy khử
mặn được hoà với nước thải được làm mát (hoặc dùng nước th
ải của nhà máy xử lý
nước thải) thì độ mặn thấp hơn độ mặn nước biển.
Nước mặn thải từ các nhà máy khử mặn chứa một lượng nhỏ đồng, niken và
mangan do các kim loại bị ăn mòn từ ống dẫn, thùng nước và các buồng chưng cất.
Các kim loại tập trung ở lớp cao hơn vài milimét trên mặt biển (một lớp rất mỏng) có
thể rất độc h
ại đối với trứng cá, phù du và ấu trùng. Các tác động khác dưới đây cũng
cần phải tiến hành nghiên cứu thêm :
♦ khử trùng trước nước cấp bằng clo để ngăn chặn ô nhiễm sinh học;
♦ các hóa chất chống ăn mòn phải có các mức oxy thấp hơn các mức oxy
của nước nhận vào;
♦ các hóa chất ở giai đoạn tiền xử lý trong nguồn nước cấp như: bioxít,
SO
2
, sắt clorua, các chất điện ly cao phân tử và các chất chống bịt kín như: axít
polyacrylic, các chất chống tạo bọt và các polyme;

♦ các hóa chất dùng để thông đường ống và làm sạch các màng trong nhà
máy RO như các hợp chất natri, axit clohyđric, axit xitric, poly photphat kiềm,
bioxit, sulphát đồng và acrolein;
♦ các hóa chất dùng để bảo vệ các màng của RO (như propylen, glycol,
glyxerin và natri bisulfit);
♦ các kim loại thải ra do nước muối tiếp xúc với các linh kiện của nhà máy
và đường ống.
Các thiết bị lấy nước vào
Nước hút trực tiếp từ biển vào thường làm cho các sinh vật biển bị mất theo hoặc
chúng bị giữ lại trên các lưới chắn tại đi
ểm lấy nước vào hoặc chúng bị cuốn vào nhà
máy cùng với nước cấp và thường bị chết trong quá trình xử lý trong nhà máy. Một số
ít bị thiệt hại khi chúng lọt qua lưới chắn và qua các bộ lọc trong nhà máy.
Xử lý nước mặn do các nhà máy RO trong đất liền thải ra
Nước mặn của các nhà máy RO trong đất liền cách xa bờ biển xả ra bừa bãi gây
ô nhiễm nghiêm trọng nước ngầm ở tầng nông và sâu, góp phần đáng kể tạo ra g
ương
nước nông và dâng cao trong và xung quanh các thành phố và các khu công nghiệp.
Vấn đề nan giải này đã xảy ra trong một số khu đô thị và công nghiệp trong đất liền có
hàng trăm nhà máy RO hoạt động để sản xuất nước ngọt từ nước ngầm lợ dùng để làm
nước uống và phục vụ sản xuất công nghiệp. Những vấn để nan giải này có thể khắc
phục được bằng cách xử lý hợp lý nướ
c mặn, bằng giảm khối lượng tới mức tối thiểu.
Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường
Về lâu dài công suất khử nước mặn trên thế giới sẽ tăng lên, vì vậy cần phải hết
sức quan tâm đến các tác động tiềm tàng và lâu dài của việc khử mặn ở vùng ven biển.
Nếu quy hoạch hợp lý thì có thể khắc phục tới mức tối thiểu tác động tiêu c
ực bằng
cách sử dụng khí thiên nhiên làm nhiên liệu và xây dựng các vùng đệm xung quanh
các nhà máy. Số lượng và chiều dài các đường ống dẫn nước và các đường dây tải điện

dự kiến mở rộng cần phải hạn chế tới mức tối thiểu, đồng thời kích thước của các kết
cấu cửa cống lấy nước vào và xả nước ra cũng phải giảm càng nhiều càng tốt. Các hóa
chất tác
động ít cần được thay thế ở nơi có thể nhằm giảm tới tối thiểu những tác động
nguy hại đối với các hệ sinh thái biển.
Sử dụng vòi phun nhiều tia và pha loãng nước mặn với nước mát sẽ có hiệu quả
để loại bỏ những tác động có hại. Để đánh giá những tác động của các dự án khử mặn
tới sức khỏe con người và môi trường, thì việc ti
ếp cận có hệ thống từng bước cần
được tuân thủ để hướng dẫn đánh giá tác động môi trường, như vậy sẽ giúp làm giảm
tác động và xác định các biện pháp giảm thiểu. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ các dự án khử
mặn phải được xây dựng và vận hành theo khuôn khổ các quy định của đạo luật quản
lý vùng ven biển, đạo luật nước sạch và đạo luật chính sách môi trường qu
ốc gia.
Kết luận
Bằng những tiến bộ khoa học và công nghệ, các quy trình khử mặn đã được chấp
thuận áp dụng ở hơn 120 nước trên thế giới nhằm khắc phục khoảng cách giữa cung và
cầu về nước sinh họat, nhất là ở các vùng khô hạn và bán khô hạn. Hy vọng, trong
tương lai gần các chi phí khử mặn sẽ giảm xuống do quá trình hoàn thiện bởi hiệu quả
vận hành, các công nghệ màng và tiêu thụ năng lượng. Những tác động tới sức khỏe và
môi trường của các nhà máy khử mặn có thể được gi
ảm thiểu bằng quy hoạch hợp lý
và sử dụng tiếp cận hệ thống trong việc hướng dẫn đánh giá tác động môi trường.
Nguồn: UNEP Industry and Environment, 3/2004

Công nghệ mới chống đóng xỉ buồng đốt lò hơi
Các nhà máy nhiệt điện đốt than kiểu cũ ở nước ta như nhà máy nhiệt điện Ninh
Bình, Uông Bí, Phả Lại 1,v.v đều bị hiện tượng đóng xỉ tại buồng đốt lò hơi, khiến
cho lò hay phải ngừng vận hành, hiệu suất sinh điện thấp, đồng thời gây ô nhiễm môi
trường. Giải pháp mới củ

a các kỹ sư Viện Năng lượng đã khắc phục được tình trạng
đó.
Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình có 4 lò hơi do Trung Quốc chế tạo từ đầu những
năm 1970. Sau gần 30 năm vận hành, đến nay các lò đều đạt hiệu suất thấp (77-79%),
có hiện tượng đóng xỉ xung quanh bộ đốt và tường lò gây sập. Ngoài ra, lò chỉ hoạt
động được 30-35 ngày là phải dừng lại 3-4 ngày để làm sạch và khở
i động lại. Việc
ngừng này làm giảm lượng điện phát lên lưới, vừa tốn kém, vừa gây ô nhiễm môi
trường do thải nhiều khí độc NOx. Trước thực trạng này, kỹ sư Nguyễn Tuấn Nghiêm,
Phòng Điện Nguyên tử - Nhiệt điện và Môi trường, Viện Năng lượng (Tổng công ty
Điện lực Việt Nam), và cộng sự đã nghiên cứu khả năng ứng dụng vòi phun đốt than
b
ột mới trong lò hơi. Công nghệ này có trên thế giới từ lâu, nhưng ở Việt Nam chưa ai
thực hiện. Nguyên lý của giải pháp là
lợi dụng dòng đặc, dòng loãng để tạo ra một cơ
chế cháy hiệu quả (bắt cháy sớm, cháy kiệt) nhưng không đóng xỉ trong lò
. Nói cách
khác, than và khí được đưa vào đốt theo 2 dòng khác nhau sẽ tạo ra một lớp cách ly
với thành lò, khiến xỉ sinh ra không bám vào thành lò mà rơi xuống dưới.
Giải pháp được áp dụng cho lò số 4 của Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình từ năm
2000, và đến nay đã chứng tỏ lợi ích rõ rệt, hiệu suất lò đạt bình quân trên 80%, hiện
tượng đóng xỉ buồng đốt lò hơi được loại bỏ hoàn toàn, chu kỳ vận hành kéo dài lên
đến 4 tháng. Mặt khác, do không phải đố
t lại lò thường xuyên nên chi phí khởi động lò
hạ xuống, đồng thời giảm được khoảng 30% lượng khí độc NOx. Hiện tại, lò số 3 của
nhà máy cũng đã được lắp hệ thống mới và đang chạy hiệu chỉnh. Nhà máy chủ trương
sẽ tiếp tục áp dụng giải pháp này với cả 2 lò còn lại.
Việc thay đổi công nghệ đòi hỏi phải thay đổi kết cấu cụm vòi
đốt. Ước tính, đầu
tư cho một lò mất khoảng 1,45 tỷ đồng, nhưng sau khoảng 1 năm là có thể bù lại

khoản chi phí này từ việc tiết kiệm than, dầu và nâng cao khả năng sản xuất điện. Toàn
bộ các thiết bị thay thế, cũng như các công đoạn lắp đặt, vận hành,v.v đều được chế
tạo và thực hiện trong nước. Ngoài ra, với thiết kế mới, có thể
lắp đặt hệ thống lấy xỉ
bằng cơ giới thay cho việc người công nhân phải trực tiếp cào xỉ thủ công như kiểu cũ.
Giải pháp này không chỉ áp dụng cho ngành điện, mà còn có thể áp dụng cho các
ngành khác có sử dụng lò hơi dạng đốt than phun như Nhà máy Phân đạm Hà
Bắc,v.v Tổng công ty Điện lực cũng đang xem xét ứng dụng cho Nhà máy Nhiệt
điện Uông Bí.
Công trình của ông Nghiêm và cộng sự đã lọt vào vòng chung kết Giải thưởng
sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2004.
Nguồn: VnExpress, 13/4/2004
Xử lý nước thải bằng phương pháp tuần hoàn tự nhiên
Để giảm lượng ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra, các quốc gia trong khu
vực như: Thái Lan, Trung Quốc, Phi-líp-pin, Nhật Bản đã ứng dụng thành công
phương pháp xử lý bằng hệ thống tuần hoàn tự nhiên (NCSWT). Vừa qua, các nhà
khoa học thuộc Trung tâm Môi trường và An toàn Hóa chất (Viện Hóa học Công
nghiệp) đã thử nghiệm thành công NCSWT tại Hà Nội, mở ra hướng làm sạch nước
sông, hồ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
NCSWT là hệ thống tuần hoàn tự nhiên để làm giảm các chất ô nhiễm hữu cơ,
các hợp chất hữu cơ, hợp chất chứa ni-tơ, phốt-pho, chất rắn lơ lửng, màu và mùi trong
nước thải. Nguyên tắc của hệ thống dựa trên hoạt động của các vi sinh vật có sẵn trong
tự nhiên nhằm phân hủy các hợp chất hữu cơ. Để tạo điều kiện tốt hơ
n cho các vi sinh
vật này sinh trưởng và phát triển, hệ thống sử dụng nhiều loại vật liệu tự nhiên, được
xử lý theo các phương thức khác nhau, tạo nên môi trường sống phù hợp với chức
năng phân hủy các chất ô nhiễm có trong nước bẩn. Hệ thống còn có các quá trình làm
sạch nước ô nhiễm dựa trên nguyên lý cơ học (lắng, lọc) và quá trình hóa học (ôxi hóa,
hấp thụ, hấp phụ). Kết quả là nước ô nhiễm khi chả
y lần lượt qua 5 ngăn của hệ thống

sẽ được làm sạch với hiệu suất cao.
Tại Nhật Bản, hiện có 40 hệ thống NCSWT với quy mô và công suất khác nhau,
góp phần rất lớn vào quá trình làm sạch một số sông, hồ nổi tiếng. Năm 2000, với sự
giúp đỡ của trường Đại học Tổng hợp Tô-ky-ô, các cán bộ Viện Hóa học Công nghiệp
của Việt Nam đã sang Nhật Bả
n để nghiên cứu và học tập về NCSWT. Sau đó, hệ
thống này đã được xây dựng tại phòng thí nghiệm của Viện với vật liệu sẵn có trong
nước. Kết quả thu được sau hơn 2 năm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm là rất khả
quan. Thành phần các chất độc hại, thủ phạm chính gây ô nhiễm nguồn nước như:
BOD, COD, coliform,v.v giảm rõ rệt.
Tháng 1/2004, với sự hợp tác giữa Viện Hóa học Công nghiệ
p, Trung tâm Quốc
tế Chuyển giao Công nghệ Môi trường và Công ty Toyo Denka (Nhật Bản), hệ thống
NCSWT thử nghiệm được lắp đặt tại Cầu Diễn với công suất tối đa là 60 m
3
/ngày
đêm. Theo số liệu phân tích, hiệu quả xử lý trung bình một số chất sau quá trình xử lý
tại trạm này như: COD, BOD 5, LAS, coliform, DO, pH gần tương đương với các hệ
thống đang vận hành tại Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản. Chắc chắn hiệu quả trên
sẽ tăng lên theo thời gian khi hệ vi sinh vật tăng lên tối đa. Thành công lớn nhất do
NCSWT đem lại là chi phí thấp hơn so với một số công nghệ xử lý n
ước thải đang vận
hành. Hệ thống xử lý nước thải tại thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Công ty Bánh kẹo
Tràng An, Khu Công nghiệp Biên Hòa II,v.v đều có giá thành trên 4000 đồng/m
3
.
Trong khi đó, với NCSWT, nếu được xây dựng quy mô tương tự các cơ sở trên, giá
thành chỉ vào khoảng 1200-1400 đồng/m
3
và vẫn cho chất lượng nước sau xử lý đạt

loại A
Quá trình áp dụng trong khu vực cho thấy, NCSWT có ưu điểm là được làm từ
các vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm như: than củi, vỏ chai nhựa đã qua sử dụng, đá vôi,v.v
Dòng nước thải chảy trong hệ thống theo nguyên lý tự chảy, mức độ tiếp xúc giữa
nước thải với vi sinh vật, các môi trường khử chất bẩ
n lớn, do đó hiệu quả xử lý của hệ
thống luôn ổn định, hiệu suất và cường độ phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải
đạt rất cao. NCSWT không sử dụng hóa chất trong quá trình xử lý. Quá trình vận hành
hệ thống khá đơn giản và giảm chi phí xử lý (chủ yếu là năng lượng cho quá trình thổi
khí). Thời gian thay vật liệu xử lý khá lâu, khoảng 10-15 năm.
Từ kết quả thử nghiệm thành công, nhóm các nhà khoa h
ọc đã đề xuất phương án
áp dụng NCSWT làm sạch nước sông, hồ bị ô nhiễm tại Hà Nội. Trước mắt, Trung
tâm Môi trường và An toàn Hóa chất đề xuất 3 phương án xử lý nhằm cải thiện chất
lượng nước sông Tô Lịch vốn đang bị ô nhiễm trầm trọng.
Hiện nay, tổng lượng nước thải sinh hoạt của Hà Nội xấp xỉ 500.000 m
3
/ngày
đêm, nước thải trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ khoảng từ 250.000-300.000
m
3
/ngày đêm. Cho đến nay, có 36 xí nghiệp, nhà máy, 25 cơ sở dịch vụ lớn và 5 bệnh
viện đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Lượng nước thải được xử lý đạt tiêu
chuẩn môi trường chiếm tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 5% tổng lượng nước thải của thành phố.
(Theo tham luận của UBND thành phố Hà Nội tại Hội nghị Bảo vệ Môi trườ
ng Lưu
vực sông Nhuệ, sông Đáy năm 2003)
Nguồn: Hà Nội Mới
,
3/5/2004

Rửa xe ô tô thân thiện với môi trường
Một nghiên cứu mới đây của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Đan Mạch cho thấy
trong cùng thời gian, dùng thiết bị mới để rửa xe ô tô có thể làm giảm lượng nước thải
xả từ các trạm rửa xe tới 90% so với mức nước thải xả từ trạm rửa xe truyền thống.
Ngoài ra, thiết bị rửa xe này còn khử được các kim loại n
ặng, dầu… có trong nước
thải. Kể từ năm 1999, các nhân viên của ngành công nghiệp rửa xe Đan Mạch đã góp
phần làm giảm áp lực môi trường do rửa xe gây ra.
Các tác động môi trường do rửa xe:
Hiện nay, ở Đan Mạch, số lần rửa ô tô khoảng 1.030, trung bình mỗi lần rửa là
10.000 ô tô/ năm. Như vậy, tổng số xe được rửa bằng thiết bị này là xấp xỉ 10,3 triệu
xe mỗi năm. Rửa xe ô tô theo kiểu truyền thống mỗi xe xả khoảng 140 lít nước thải.
Nước thải chứa một số kim loại nặng và các chất hỗn hợp, nhất là các chất tẩy rử
a,
phtalat, các dư lượng dầu và silic. Đó là các chất thực sự không được đón nhận trong
nhà máy xử lý nước thải đô thị và môi trường thủy sinh.
Các tác động môi trường do rửa xe được nghiên cứu trong dự án “thiết bị rửa xe –
hiện trạng và chiến lược”, dự án đã đưa ra một số đề xuất quy định về nước thải rửa xe
trong thành phố. Ngoài ra, dự án còn đề xuất các giải pháp công nghệ
sạch hơn có thể
làm giảm các tác động môi trường của việc rửa xe. Dự án mới đã chú trọng vào ba
hoạt động chủ yếu: thay thế các chất trong các hóa chất rửa xe gây nguy hại cho môi
trường, thử nghiệm thiết bị xử lý, và nghiên cứu tác động của nước thải do rửa xe thủ
công. Khoảng 35% số xe của cá nhân ở Đan Mạch được rửa theo kiểu thủ công.
Nguồn: warmer, 5/2004
Nhật Bản biến chất thải xây dựng thành nhiên liệu sinh học
Năm công ty bao gồm cả Tổng công ty đấu thầu Taisei và Công ty kinh doanh
nhà Marubeni sẽ tham gia vào công việc kinh doanh mới nhằm chiết xuất nhiên liệu
cho xe ô tô từ các vật liệu bằng gỗ đã bị loại bỏ trong xây dung
Tạp chí Asia Online cho biết các công ty này sẽ cùng thành lập một công ty mới

vào tháng 4/2004 với số vốn là 100 triệu yên (960 836 USD) dự kiến bắt đầu việc sản
xuất ethanol với số lượng lớn dùng cho xe ô tô vào năm tài chính 2007. Việc sử dụng
nhiên liệu sinh khối được xem là phương pháp hiệu quả để giảm thiểu các khí nhà
kính.
Công ty mới sẽ dự định tự củng cố công việc kinh doanh môi trường mới, hướng
tới xây dựng cơ sở hạ tầng về nhiên liệu sinh học theo hướng của chính phủ và cho
ngành công nghiệp ô tô. Các công ty khác cùng tham gia là: Công ty trách nhiệm hữu
hạn Sapporo Brewerie, Công ty xử lý chất thải xây dựng Daiei Inter Nature System và
Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Tokyo Board Industries.
Các công ty sẽ
tiêu tốn hơn 3 tỷ yên cho việc xây dựng nhà máy sản xuất ethanol
ở quận Osaka. Bắt đầu vào năm tài chính 2007, nhà máy sẽ xử lý 30.000 tấn vật liệu
gỗ bỏ đi mỗi năm để tạo ra 3.700 nghìn lít ethanol sẽ được cung cấp cho 100 trạm khí
trong vòng một năm. Ethanol sẽ được vận chuyển với giá khoảng 50 yên mỗi lít và vào
năm đầu tiên công ty đặt ra mục tiêu đạt doanh thu 500 triệu yên.
Để sản xuất ethanol đạt hơn 90% tinh khiế
t, thì vật liệu gỗ sẽ được phân hủy nhờ
axít và sau đó được lên men. Công nghệ này dựa vào các kỹ thuật chiết suất do công
ty Marubeni nhập từ Hoa Kỳ và công ty Sapporo Breweries sẽ trang bị cho kiến thức
chuyên môn về lên men. Trong khi đó, công ty Taisei và công ty Daiei sẽ cung cấp vật
liệu gỗ bỏ đi.

Nguồn: Warmer, 5/2004.

Xử lý chất thải ở Thái Lan
Theo Liên đoàn công nghiệp Thái Lan (FTI), thì việc kinh doanh xử lý chất thải ở
Thái Lan đang bắt đầu phát triển đáp ứng những mối quan tâm ngày càng nhiều về
nhu cầu cải tiến việc xử lý chất thải độc hại nhằm đáp ứng điều kiện cần thiết của các
đối tác thương mại quốc tế.
Hiện nay, Thái Lan có hơn 120.000 nhà máy đang hoạt động, trong đó chỉ có một

nửa số nhà máy được báo cáo có đủ điều kiện xử lý chất thải. Cuối năm 2003, Cục các
công trình công nghiệp đã hướng dẫn các chủ nhà máy phải ghi rõ cách thức xử lý chất
thải độc hại và chất thải thông thường. Nhóm công nghiệp xử lý chất thải (WTIG) gồm
30 thành viên thuộc FTI đang khuyến khích các nhà máy phải đáp ứng những nguyên
tắc xử lý cục bộ và các quy định quốc tế, đặc biệt những quy định do Liên minh châu
Âu đề ra được tập trung vào các biện pháp xử lý thích hợp đối với chất thải điện và
điện tử.
Cơ quan kiểm soát ô nhiễm (PCD) Thái Lan cho biết: các ngành công nghiệp địa
phương đã phát thải 1,4 triệu tấn chất thải độc hại trong năm 2002, tăng từ 1,3 triệu tấn
so với năm tr
ước. Năm 2003 khối lượng này tăng tới 1,5 triệu tấn. PCD đã công bố chỉ
có 10% chất thải độc hại được xử lý và có ít nhà máy đầu tư vào các thiết bị xử lý
thích hợp.
WTIG tin tưởng vào những tiến bộ tương lai trong công tác xử lý chất thải, IWD
đã phê chuẩn cho12 công ty xử lý chất thải công nghiệp năm 2002, năm 2003 phê
chuẩn thêm 10 công ty . Các công ty này đã đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ Thái lan
đầu tư xây dự
ng Trung tâm nghiên cứu và xử lý chất thải điện và điện tử. Trung tâm
này sẽ có sự hỗ trợ về kỹ thuật của Đức, Trung tâm sẽ đào tạo các nhà sản xuất xử lý
chất thải điện và điện tử. Nhóm công nghiệp xử lý chất thải kết hợp với Cục các công
trình công nghiệp phân chia các nhà máy theo khả năng xử lý chất thải của họ.
Nguồn: Bangkokpost, 2/ 2004.
Xe máy chạy gas tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường
Công nghệ chuyển đổi xe gắn máy sử dụng xăng sang sử dụng khí dầu mỏ hóa
lỏng (LPG), do PGS.TSKH Bùi Văn Ga, Hiệu trưởng Trường cao đẳng công nghệ Ðà
Nẵng kiêm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường làm chủ nhiệm đề tài
đất có kết quả thành công đáng chú ý. Bằng cách chế tạo thêm các phụ kiện hệ thống
sử dụng nhiên liệ
u gas gồm bình chứa gas, van tiết lưu, bộ chế hòa khí, bộ phận tải, bộ
phận điều khiển gas nhưng không làm thay đổi mẫu mã, kết cấu của xe. Chiếc xe gắn

máy bình thường chạy bằng xăng đã được chuyển sang chạy hoàn toàn bằng gas.
Tuy nhiên, để thuận tiện cho người sử dụng, hệ thống sử dụng nhiên liệu xăng
vẫn được giữ nguyên để người s
ử dụng có thể chuyển đổi qua lại giữa việc dùng xăng
hoặc gas một cách dễ dàng.
Qua thời gian sử dụng cho thấy kết quả tiêu hao nhiên liệu trung bình khoảng một
kg gas/100km, tiết kiệm được 50% so với sử dụng nhiên liệu xăng hiện nay. Hơn nữa,
trên thực tế do nhiên liệu gas ở thể khí cho nên không bị ngưng tụ trên gương mặt xi-
lanh, phần đỉnh xi-lanh không bị mòn nhanh như khi xe chạy bằng x
ăng. Chỉ số
Octane của gas cao hơn xăng cho nên không có nguy cơ kích nổ gây quá nhiệt của các
chi tiết trong buồng máy, tuổi thọ của động cơ sẽ kéo dài hơn so với chạy bằng xăng.
Nhưng điều đáng quan tâm hơn là tiết kiệm được một lượng lớn xăng dầu dùng cho xe
gắn máy trong cả nước và hiện nay giá xăng dầu đang tăng. Hơn nữa là góp phần giảm
m
ức độ ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng.
Qua phân tích khí ở các chế độ khác nhau, cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm của
xe gắn máy khi chạy bằng gas đều giảm so với chạy bằng xăng. Mức độ giảm có thể
đạt từ 30 đến 80%, tải càng lớn thì mức độ giảm ô nhiễm của động cơ chạy bằng gas
càng tăng. Khi tăng tốc độ, nồng độ CO trong khí xả khi dùng gas giảm nhanh chóng,
trong khi đó nồng độ của nó trong khí xả
khi dùng xăng lại tăng. Về tính an toàn, bình
gas còn có van an toàn tác động ở 18 atm nên việc cháy nổ bình gas không thể xảy ra
được. Bình chứa gas được làm bằng thép cho nên không sợ bị nổ, vỡ khi va chạm.
Ở nước ta, phương tiện đi lại chủ yếu của người dân vẫn là xe gắn máy hai bánh.
Ðể đưa giải pháp này ra áp dụng rộng rãi trong xã hội, tác giả đề tài cho biết: Cuối
năm 2001, Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường Ðại học Ðà Nẵ
ng đã ký hợp đồng
triển khai ứng dụng LPG trên xe gắn máy hai bánh với Công ty TNHH Hải Thành,
một đơn vị chuyên sản xuất cơ khí và bình gas dân dụng lớn ở TP Hồ Chí Minh, dựa

trên cơ sở đề án xây dựng hệ thống cung cấp gas cho xe gắn máy có quy mô trên toàn
quốc của Viện dầu khí thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Công ty này sẽ chế tạo
bình gas đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế đối vớ
i bình gas
trên mô-tô. Bình gas cũng được nghiên cứu theo hướng có thể thay thế khi hết gas, sẽ
thuận tiện cho người sử dụng hơn so với bình gas gắn cố định trên xe.
Nhà máy cơ khí ô-tô Ðà Nẵng sẵn sàng hợp tác Ban chủ nhiệm đề tài. Trước đây
đã có kế hoạch sản xuất thử 100 bộ phụ kiện LPG cho xe gắn máy. Nhưng vì nhà máy
chưa có dây chuyền sản xuất bình gas hàng loạt và điều quan trọng là ở nước ta ch
ưa
có hệ thống các trạm bơm gas cho xe gắn máy.
Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện đề án xây dựng mạng
lưới các trạm bán gas cho xe gắn máy ở các thành phố lớn. Mặt khác, là vận động nhân
dân thay đổi thói quen sử dụng với mục đích tiết kiệm xăng và góp phần bảo vệ môi
trường đang ngày càng bị ô nhiễm ở nước ta.
Nguồn: Nhân dân, 12/7/2004
Tiêu hủy chất thải nguy hại bằng lò nung xi măng
Chất thải nguy hại như dầu thải, sơn, thuốc trừ sâu lâu nay vẫn làm đau đầu các
nhà khoa học bởi chúng cực kỳ độc hại và rất khó xử lý. Mới đây, nhà máy xi măng
Holcim (Kiên Giang) đã tận dụng nhiệt rất cao trong lò nung xi măng để thiêu hủy triệt
để các chất này.
Những chất thải có thể đốt trong lò nung xi măng:
- Dung môi hữu cơ
, dầu thải chứa PCB
- Sơn, keo dán, vecni
- Plastic, PVC, lốp xe thải
- Thuốc trừ sâu có nguồn gốc hữu cơ
- Bùn xưởng in, dầu axit, chất lỏng kiềm
- Đất nhiễm bẩn
- Tro công nghiệp, xỉ

- Bùn cặn sau xử lý nước thải
Công nghệ chỉ áp dụng với những lò nung xi măng kiểu quay hiện đại - loại có
lắp đặt hệ thống thiết bị thiêu đốt chất thải. Nguyên lý hoạ
t động như sau: Chất thải
nguy hại tập kết đến nhà máy được tiền xử lý (ví dụ lốp cao su, nhựa được băm nhỏ),
phối trộn theo tỷ lệ thích hợp với nguyên liệu xi măng, rồi đưa vào buồng đốt. Tại béc
đốt (lò nung chảy), nhiệt độ lên đến 1.400 đến 2.000
0
C, đủ để phá hủy hoàn toàn cấu
trúc bền vững của chất thải độc hại. Lò nung cũng tận dụng nhiệt năng từ các chất thải
hữu cơ để thay thế, tiết kiệm một phần nhiên liệu. Cặn bã còn lại của chất thải sau khi
thiêu đốt là CaO, SiO
2
, Al
2
O
3
, Fe
2
O
3
thì trở thành nguyên liệu cho xi măng.
Theo PGS Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn công nghệ môi
trường, thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật VN, do loại lò này có thời gian
lưu cháy lâu (từ 6 đến 10 giây) nên các chất thải độc hại sẽ bị phân hủy triệt để hơn
nhiều so với trong các lò thiêu bình thường (chỉ có thời gian lưu 2 giây).
Khí thải có tính axit từ lò nung được được tuần hoàn trở lại buồng nguyên liệu.
Do tính kiềm c
ủa các nguyên liệu tại đây, nên khí thải sẽ được trung hòa và phần lớn
được làm sạch. Cũng do quá trình tương tác này, nhiệt của dòng khí thải lạnh đi đáng

kể, ngăn chặn tối đa sự tạo ra các chất độc hại dioxin, furan
Thử nghiệm đốt 40 tấn thuốc bảo vệ thực vật tại Công ty xi măng Holcim, Kiên
Giang hồi tháng 10/2003 cho hiệu suất gần 100%, chất lượng xi măng không bị ảnh
hưởng. Cũng theo ông Lâm, việc lắp đặt hệ thống xử lý chất thải tuy có thể tốn kém
ban đầu, nhưng bù lại rất nhanh thu hồi vốn, do có thể tiết kiệm đến 20-25% nhiên liệu
và 5-10% nguyên liệu. Nó cũng hạn chế gần như hoàn toàn việc gây ô nhiễm môi
trường. Thêm nữa, nhà máy xi măng có thể thu phí đốt từ những cơ sở có rác thải cần
thiêu đốt.
Công nghệ trên hiện đã được áp dụng tại 70 nước, trong đó có Canada, Nhật Bản,
Hoa Kỳ, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển Tại Việt Nam, Cục Bảo vệ Môi trường kết
hợp với Dự án môi trường Việt Nam - Canada (VCEP) đang phố
i hợp thực hiện dự án
thí điểm tại công ty Holcim. Cục đang xem xét áp dụng công nghệ này cho một số nhà
máy xi măng khác là Nghi Sơn (Thanh Hoá) và Chinfon (Hải Phòng).
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay mỗi năm các ngành kinh
tế nước ta thải ra khoảng hơn 113.000 chất thải rắn nguy hại, song lại chưa có cơ sở
nào xử lý tập trung. Những cơ sở sản xuất đơn lẻ thường không đủ
kinh phí để tự đầu
tư hệ thống xử lý. Nhiều cơ sở phải tồn kho hoặc chôn lấp. Cả hai dạng này đều gây ô
nhiễm nặng nề và cần được xử lý ngay. Các chuyên gia của Bộ nhận định nhờ hiệu
suất phá hủy chất độc và hiệu quả làm sạch khí thải rất cao, nên lò nung xi măng kiểu
quay có thể là giải pháp lý tưởng trong việc xử lý các loại chất thả
i này.
Nguồn: vnexpress.net, 9/6/2004.
Tấm lợp không có A-mi-ăng
Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, sản phẩm tấm lợp A-mi-ăng + xi măng (AC)
được phát hiện có nhiều tác hại đến sức khỏe con người nên dần bị cấm sử dụng, trong
đó, A-mi-ăng màu xanh được khẳng định chắc chắn là nguồn gây bệnh ung thư và đã
bị cấm sản xuất từ đầu những năm 90. Ở nước ta, Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết

định 115/2001/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp
vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam đến 2010”, trong đó nêu rõ từ năm 2004 không
được sử dụng vật liệu A-mi-ăng trong sản xuất tấm lợp,v.v…. Thực hiện Quyết định
này, Bộ Xây dựng giao cho Viện VLXD nghiên cứu sử dụng các loại sợi khác trong
sản xuất tấm lợp không có A-mi-ăng, làm cơ sở
cho việc chế tạo các cấu kiện nhẹ như
tấm lợp, tấm trần, tấm tường, góp phần đa dạng hóa sản phẩm VLXD trong những
năm tới.
Trên cơ sở khảo sát công nghệ nước ngoài, Viện VLXD đã nghiên cứu thành
công công nghệ sản xuất tấm lợp sử dụng sợi polyvinylalcol (PVA) thay thế A-mi-ăng.
PVA được chọn vì có độ phân cực lớn, tạo tính tương thích với các sả
n phẩm thủy hóa
xi măng, dễ dàng phân tán trong hồ liệu, bám dính tốt với đá xi măng. Sợi PVA có
cường độ chịu kéo và mô đun đàn hồi cao, bền trong môi trường a-xít, kiềm và ánh
sáng, không gây độc tính về mặt hóa học đối với con người. Về mặt cơ học, nó có
đường kính lớn, không bị “sợi hóa” dưới tác dụng cơ học nên không gây ra các bệnh
về đường hô hấp. PVA đã được sử dụng phổ bi
ến trong ngành dệt ở các nước phát
triển gần 50 năm nay và chưa phát hiện trường hợp nào bị ung thư phổi do tiếp xúc với
nó. Khi bị phân hủy do nhiệt nó chỉ sinh ra khí CO và CO
2
với nồng độ nhỏ hơn 10 lần
so với sợi bông. PVA là vật liệu cơ bản tạo ra tấm lợp PVA-C, công nghệ hiện đang
được nhiều nước đưa vào sản xuất đại trà.
Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm sản xuất từ các nước đã
chuyển đổi để vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta, tận dụng triệt để hệ thống
thiết bị sản xuất tấm lợp AC hiện có, Viện VLXD tiến hành thử nghiệm tạo tấm lợp
PVA-C trên quy mô công nghiệp tại Nhà máy Bê tông và Xây dựng Xuân Mai và
Công ty Cổ ph
ần Nam Việt. Kết quả kiểm tra thành phẩm theo tiêu chuẩn TCVN

4434-2000 quy định cho tấm lợp AC, các chỉ tiêu của tấm sóng PVA-C đều đạt tiêu
chuẩn. Riêng với tấm phẳng, do ta chưa có tiêu chuẩn nên dựa vào tiêu chuẩn của
Ôxtralia và Niu Di-lân để so sánh thấy hoàn toàn đạt yêu cầu. Dây chuyền công nghệ
và kỹ năng lao động của những người đang vận hành sản xuất tấm lợp AC đều được sử
dụng trong sản xuất t
ấm PVA-C. Quá trình sản xuất chỉ cần bổ sung thêm cụm thiết bị
gia công tinh bột giấy, pha phụ gia trợ lọc và cải tiến một số chi tiết trên thiết bị trộn
liệu, xy lanh xeo và côn nước đục. Nguồn vật liệu tạo ra sợi PVA trước mắt phải nhập
khẩu nhưng trong tương lai gần hoàn toàn có thể sản xuất trong nước với giá thành
hợp lý.
Độ bền của tấm lợ
p PVA-C trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta hiện là
vấn đề đang được thảo luận. Tuy nhiên, Viện VLXD đã thử nghiệm chúng bằng chu
kỳ nóng - ẩm dựa theo tiêu chuẩn Ôxtralia và Niu Di-lân quy định cho tấm lợp, tấm
phẳng xen-lu-lô - xi măng. Kết quả đạt yêu cầu. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục thử
nghiệm độ bền tấm lợp bằng phương pháp thử tăng tốc mà các nhà khoa h
ọc nước
ngoài đã áp dụng theo ISO 8836-1993 để cho kết quả chính xác nhất.
Theo các nhà khoa học, có 2 vấn đề là độ bền và giá thành (hiện cao hơn khoảng
20-25% so với tấm lợp AC) sẽ được giải quyết khi bổ sung thêm máy ép lọc vào dây
chuyền sản xuất. Tác động của lực ép sẽ nâng cao được độ bền tấm lợp. Ngoài ra, khi
có máy ép có thể sử dụng được xi măng mác thấp và các phụ gia khoáng rẻ hơn
Melakit đang dùng, giá thành chắ
c chắn sẽ giảm xuống. Viện VLXD đang phối hợp
với Công ty Cổ phần Tấm lợp và VLXD Đông Anh hoàn thiện công nghệ này.
Nguồn: Hà nội mới, 29/06/2004
Hệ thống xử lý chất thải nhiễm dầu, mỡ
Xí nghiệp sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy (XNSC - ĐMPTT) thuộc
Công ty 128 của Quân chủng Hải quân đã nghiên cứu thiết kế, lắp đặt và đưa vào vận
hành hệ thống xử lý chất thải dầu, mỡ có nhãn hiệu CT-128.

Hệ thống này cho phép xử lý hiệu quả chất thải nhiễm dầu, mỡ sinh ra trong quá
trình sử
a chữa, đóng mới sản phẩm của XNSC - ĐMPTT, được Sở Tài nguyên - Môi
trường thành phố Hải Phòng cho phép áp dụng.
Trước đây, các chất thải dầu, mỡ của XNSC - ĐMPTT được thu gom, đổ ra bãi
chứa, rồi xử lý. Do bãi chứa hẹp, lượng chất thải ngày càng nhiều không bảo đảm an
toàn cho môi trường. Vì thế, việc xử lý chất thải nhiễm dầu, mỡ trở thành vấn đề bức
xúc.
T
ừ năm 2000, các cán bộ kỹ thuật của XNSC - ĐMPTT đã tìm hiểu, biên soạn tài
liệu của nước ngoài và nghiên cứu, xây dựng quy trình xử lý chất thải nhiễm dầu, mỡ
phù hợp với điều kiện ở nước ta.

×