Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tìm hiểu các tiêu chuẩn iso

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.21 KB, 12 trang )

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International
Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt
động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất,
thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ Sĩ) và là một tổ chức Quốc tế
chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước.
Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. ở
một số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức
của Chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo
lường - Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường. Mục đích của
các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ
trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu
chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp
nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc.
ISO là một tổ chức phi chính phủ hình thành một cầu nối giữa các khu vực công
cộng và tư nhân. Một mặt, nhiều người trong các viện thành viên của nó là một phần
của cấu trúc chính phủ của các quốc gia của họ, hoặc được ủy quyền của chính phủ.
Mặt khác, các thành viên khác có gốc rễ của họ duy nhất trong khu vực tư nhân, đã
được thiết lập bởi các đối tác quốc gia của các hiệp hội ngành công nghiệp. Vì vậy,
ISO cho phép một sự đồng thuận để đạt được giải pháp đáp ứng cả hai yêu cầu của
doanh nghiệp và nhu cầu rộng lớn hơn của xã hội.
ISO đã phát triển hơn 18.500 tiêu chuẩn quốc tế trên nhiều đối tượng và một số
tiêu chuẩn ISO 1100 mới được công bố hàng năm. Toàn bộ các lĩnh vực kỹ thuật có
thể được nhìn thấy từ danh sách tiêu chuẩn quốc tế. Người dùng có thể duyệt qua mà
danh sách để tìm thông tin thư mục trên từng tiêu chuẩn, và trong nhiều trường hợp,
một bản tóm tắt ngắn gọn. Các tiêu chuẩn ISO danh sách trực tuyến tích hợp cả
Catalogue ISO tiêu chuẩn được xuất bản và các chương trình kỹ thuật của tiêu chuẩn
ISO phát triển.
- 1 -
Tìm hiểu các tiêu chuẩn ISO
ISO có khoảng 180 Uỷ ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng
lĩnh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp chế tạo điện và


điện tử. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp
tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng
tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên
liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các
nước thành viên chấp thuận, nó được công bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi
nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia
của mình.
Sau đây là một số ISO tiêu biểu:

Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 : bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất
lượng dựa trên tám nguyên tắc quản lý chất lượng nhằm giúp cải tiến hoạt động của
tổ chức.
- Hướng vào khách hàng
- Vai trò của lãnh đạo
- Sự tham gia của mọi người
- Quản lý theo quá trình
- Quản lý theo hệ thống
- Cải tiến liên tục
- Quyết định dựa trên dữ liệu
- Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng
Bên cạnh việc tập trung vào sự hài lòng của khách hàng, quản lý, đo lường quá
trình và cải tiến liên tục với sự tham gia lãnh đạo cao cấp của tổ chức, việc chứng
nhận phù hợp với tiếu chuẩn ISO 9001 sẽ giúp tổ chức của bạn thể hiện với khách
hàng là tổ chức đang có sự cam kết về vấn đề chất lượng.
- 2 -
Lợi ích khi áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:
 Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng;
 Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất;
 Lợi nhuận tăng cao hơn do sản xuất hiệu quả, giảm chi phí (giảm lãng phí);
 Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng;

 Luôn cải tiến để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hang;
 Tăng uy tín trên thị trường, tăng thị phần trong và ngoài nước;
 Mọi người hiểu rõ hơn vai trò của mình trong công ty, biết rõ trách nhiệm và
quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc;
 Nhân viên được đào tạo huấn luyện tốt hơn, chuyên nghiệp hơn;
 Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà
cung cấp của mình.
Lợi ích của việc được ICA Việt Nam chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO
9001:
 Để tạo niềm tin cho khách hàng;
 Nâng cao hình ảnh của tổ chức và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong
nước và thế giới;
 Để tăng lợi nhuận, để giảm chi phí và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên;
 Để cải thiện các quá trình kiểm soát quan trọng và cải thiện chất lượng sản
phẩm;
 Để tạo môi trường làm việc tốt hơn;
 Để giúp việc quản lý các hoạt động của tổ chức tiến hành có hiệu quả hơn;
 Để tiết kiệm thời gian và tiền bạc bởi vì khách hàng sẽ không cần phải đánh
giá hệ thống chất lượng của công ty cho mình.
- 3 -

Tiêu chuẩn ISO 22000 : Đảm bảo tính nguyên vẹn của chuỗi cung cấp thực
phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống an toàn thực phẩm do
Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 34 ban hành. Tiêu chuẩn được xây dựng nhằm đảm bảo sự
đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn cũng nhằm
mục đích cung cấp một hệ thống kiểm soát để loại trừ bất kỳ một điểm mất an toàn
nào trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Ngoài ra nó còn cung cấp công cụ cho
việc thực hiện HACCP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, được xây dựng có
khả năng phù hợp với mọi nhà sản xuất cung cấp sản phẩm. Bao gồm các cơ sở nuôi

trồng, đánh bắt thực phẩm; doanh nghiệp chế biến thực phẩm và các doanh nghiệp
dịch vụ về thực phẩm (vận chuyển, phân phối, thương mại).
Điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000 và HACCP là ISO 22000 qui đinh thêm
các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung tương tự ISO 9001: 2008.
Tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, do đó xu hướng lựa
chọn ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm sẽ là điều kiện tiên quyết.
Thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 để phòng ngừa,
kiểm soát các mối nguy hại liên quan đến chuỗi cung cấp thực phẩm, từ khi tiếp nhận
nguyên liệu cho tới khi phân phối đến người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn này có thể được tích hợp hoặc liên kết với các yêu cầu của hệ thống
quản lý chất lượng liên quan hiện có. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phải được
xây dựng trên nền tảng vững chắc của các qui đinh thực hành sản xuất tốt (GMP) và
qui phạm vệ sinh (SSOP).
Lợi ích của việc áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000:
 An toàn thực phẩm khi sử dụng
 Tuân thủ yêu cầu pháp luật
 Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
 Trao đổi thông tin có hiệu quả với các bên liên quan về vấn đề an toàn thực
phẩm
- 4 -
 Giảm thiểu chi phí tái chế và huỷ bỏ sản phẩm
 Nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh
 Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới
 Giảm tần suất kiểm tra của các cơ quan chức năng
 Cải thiện mối quan hệ 3 bên : doanh nghiệp, nhà nước, nguời tiêu dùng
Lợi ích của việc được ICA Việt Nam chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO
22000:
 Mang lại lợi thế cạnh tranh trong hội nhập kinh tế Quốc tế
 Đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và xã hội
 Giảm thiểu các chi phí tái chế và huỷ bỏ sản phẩm

 Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế
 Tích hợp Hệ thống để hạn chế việc phải thiết lập thêm một số qui trình,
hướng dẫn, biểu mẫu…riêng cho từng hệ thống.
 ISO 22000 kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc của HACCP và bao quát các tiêu
chuẩn then chốt được xây dựng bởi rất nhiều các doanh nghiệp bán lẻ thực phẩm toàn
cầu cùng với sự tham gia của những chuyên gia trong ngành thực phẩm.
 Chứng chỉ ISO 22000 sẽ tạo điều kiện cho tổ chức chứng tỏ khả năng đảm
bảo kiểm soát an toàn về thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp để đảm bảo sự an
toàn đối với người sử dụng cuối cùng phù hợp với các yêu cầu của khách hàng cũng
như luật định.
- 5 -

Tiêu chuẩn ISO 14001 : bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường giúp cho
các tổ chức xác định, nhận biết tầm quan trọng và quản lý rủi ro về môi trường như là
một phần trong hoạt động của tổ chức.
Tiêu chuẩn này yêu cầu tổ chức phải cam kết ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và
cải tiến liên tục như là một phần trong chu trình quản lý của tổ chức.
Chứng nhận ISO 14001 để bảo đảm tuân thủ đầy đủ với các chính sách môi
trường của riêng bạn, cả trong nội bộ và bên ngoài, và hiện sự cam kết của tổ chức
cung cấp các nguồn lực cần thiết để kiểm soát và giảm các tác động của môi trường
do sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của tổ chức gây ra.
Lợi ích khi áp dụng ISO 14001:
 Để đáp ứng nhu cầu khách hàng quốc tế và trong nước;
 Nâng cao hình ảnh của tổ chức và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong
nước và thế giới;
 Để cải thiện hiệu quả nội bộ trong việc đạt được các tiêu chuẩn bắt buộc cũng
như pháp luật quốc tế về môi trường;
 Để tăng lợi nhuận do sử dụng hợp lý các nguồn lực và kinh phí ít hơn để đáp
ứng các sự cố môi trường;
 Để có được mối quan hệ tốt hơn với cộng đồng và các bên quan tâm;

 Để nâng cao sức khỏe nhân viên và tạo môi trường làm việc tốt hơn;
 Để giúp việc quản lý tiến hành có hiệu quả hơn các hoạt động của tổ chức;
 Để cải thiện sự kiểm soát của quá trình quan trọng và chất lượng sản phẩm.

Tiêu chuẩn SA 8000 TIÊU CHUẨN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
- 6 -
SA 8000 là tiêu chuẩn đưa các yêu về quản trị trách nhiệm xã hội do Hội đồng
công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế được ban hành năm 1997. Đây là một tiêu chuẩn
quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu chuẩn
này được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước
của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Tiêu
chuẩn này có thể áp dụng cho các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, có
thể áp dụng cho các Công ty lớn và các Công ty có quy mô nhỏ
Việc áp dụng SA 8000 vào các hoạt động của tổ chức sẽ mang lại nhiều lợi ích,
trong đó có thể phân loại như sau:
- Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng:
Nếu Công ty đã có các thủ tục giám sát nhằm đảm bảo các sản phẩm của mình
được bán ra đứng tên và nhãn mác của Công ty mình được tạo ra đáp ứng với mong
đợi của khách hàng, thì tiêu chuẩn này sẽ có hỗ trợ làm giảm thiểu chi phí giám sát.
Tạo ra sự tin tưởng cao hơn rằng các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong một
môi trường làm việc an toàn và công bằng. Các yêu cầu cải tiến liên tục và sự cần
thiết tiến hành đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba là cơ sở để nâng cao hình ảnh và uy
tín của Công ty.
- Lợi ích đứng trên quan điểm của nhà cung cấp:
Cung cấp cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và
xâm nhập được vào thị trường mới, đồng thời đem lại cho Công ty cũng như các nhà
quản lý "Sự yên tâm về trách nhiệm xã hội".
Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 có thể giúp giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội
khác nhau.
Tạo cho Công ty một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao động. Cam kết rõ ràng

về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho Công ty có thể dễ dàng thu hút được
các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng.
Cam kết của Công ty về phúc lợi cho người lao động sẽ làm tăng lòng trung thành
và cam kết của họ đối với Công ty. Điều này không những giúp Công ty tăng được
- 7 -
năng suất mà còn có được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách
hàng trung thành.

Tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2002
Ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất và phân phối các sản phẩm ô tô hiện nay là
một ngành hoạt động có tính toàn cầu. Điều này đòi hỏi các nhà cung cấp phải đảm
bảo thực hiện theo đúng cam kết, tiến độ, số lượng, chủng loại, yêu cầu nghiêm ngặt
trong yêu cầu phê duyệt sản phẩm (PPAP), hoạch định chất lượng theo yêu cầu khách
hàng (APQP), phân tích mối nguy tiềm năng (FMEA), phân tích sai số trong dụng cụ
đo ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (MSA). Toàn bộ các yêu cầu hợp nhất này sẽ
được giải quyết khi doanh nghiệp áp dụng và được chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng theo ISO/TS 16949:2002.
ISO/TS 16949 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng áp dụng đối với các nhà sản xuất
và cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô trên toàn cầu được đưa ra với sự thống
nhất của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO), Hiệp hội Ô tô Thế giới (IATF -
International Automotive Task Force) và Hiệp hội ô tô Nhật Bản (JAMA).
ISO/TS 16949 được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1999 trên cơ sở nền tảng của tiêu
chuẩn QS- 9000, tiêu chuẩn EAQF của Pháp, AVSQ của Italia, và VDA6 của Đức.
Lần ban hành thứ hai vào năm 2002 cho chúng ta phiển bản ISO/TS 16949:2002 và
tiếp tục phát triển tiêu chuẩn này trên nền tảng của ISO 9001:2000. Một trong các lợi
ích cơ bản của tiêu chuẩn này là giúp cho các hãng sản xuất ô tô lớn tại Châu Á, Châu
Âu, hay châu Mỹ tiếp cận chung tới một phương pháp quản lý chất lượng được thừa
nhận ở mức độ toàn cầu.
Mục đích của ISO/TS 16949:2002 là cải tiến liên tục, phòng ngừa sai lỗi, giảm
biến động và giảm lãng phí trong chuỗi cung cấp. Tiêu chuẩn này yêu cầu các nhà

cung cấp phải tập trung vào cải tiến liên tục trong toàn bộ tổ chức. ISO/TS
16949:2002 cũng yêu cầu đơn vị áp dụng phải tăng cường công tác đào tạo nâng cao
- 8 -
năng lực và nhận thức của người lao động, quy định trách nhiệm của người lao động
đối với vấn đề chất lượng. Năng lực của cán bộ được đề cập khá chi tiết tại các nội
dung như thiết kế quá trình, thiết kế và phát triển, theo dõi và đo lường quá trình, sản
phẩm, phân tích dữ liệu.

Tiêu chuẩn ISO 27001:2005 : tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an ninh thông tin
(ISMS–Information Security Management System) do Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc
tế (ISO) phát triển và ban hành vào tháng 10 năm 2005. Tiêu chuẩn cung cấp một mô
hình để thiết lập, áp dụng, vận hành, giám sát, xem xét, duy trì, cải tiến Hệ thống
ISMS và có thể áp dụng cho hầu hết mọi loại hình tổ chức như: các tổ chức kinh
doanh – thương mại, Chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận.
ISO 27001 qui định những yêu cầu đối với hệ thống an ninh thông tin là cơ sở để
xem xét đánh giá cấp chứng chỉ của các tổ chức chứng nhận.
ISO 27001 được xây dựng hài hoà, tương thích với các hệ thống quản lý khác
như: ISO 9001: 2000 và ISO 14001: 2004 và đã có ảnh hưởng trên phạm vi toàn
cầu.
Lợi ích của việc áp dụng và chứng nhận ISO 27001:2005 :
- Chứng tỏ cam kết đảm bảo về an ninh thông tin ở mọi cấp độ trong tổ chức
- Đảm bảo tính sẵn sàng và tin cậy của phần cứng và các cơ sở dữ liệu
- Bảo mật thông tin, tạo niềm tin cho đối tác và khách hàng
- Giảm thiếu nguy cơ rủi ro
- Nhanh chóng khắc phục các sự cố nếu xảy ra
- Giảm giá thành và các chi phí bảo hiểm
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tất cả các nhân viên về an ninh thông
tin.
- 9 -


Tiêu chuẩn OHSAS 18000 : bộ tiêu chuẩn quốc tế được ban hành bởi tập hợp
các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc gia, các tổ chức chứng nhận và các chuyên gia tư
vấn.
Bộ tiêu chuẩn OHSAS18000 hướng dẫn các Doanh nghiệp loại bỏ và giảm thiểu
các rủi ro về an toàn lao động cho nhân viên và các đối tác có liên quan đến các hoạt
động của Doanh nghiệp.
Lợi ích của áp dụng và chứng nhận OHSAS18001
 Có một hệ thống quản lý giúp ngăn chặn các sự cố về an toàn lao động
 Tạo không khí làm việc an toàn, nâng cao năng suất lao động.
 Tạo niềm tin cho nhân viên, đối tác và khách hàng vào trách nhiệm của
Doanh nghiệp đối với cộng đồng.
OHSAS 18001:2007 được ban hành vào ngày 1 tháng 7 năm 2007 là tiêu chuẩn
hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS
18001:1999. OHSAS 18001 cung cấp các yêu cầu về an tòan sức khỏe nghề nghiệp
bao gồm việc phù hợp với luật pháp áp dụng cho hoạt động của bạn và các mối nguy
đã được tổ chức xác nhận.
Tiêu chuẩn OHSAS phiên bản 2007 có những thay đổi như sau:
 Tầm quan trọng của “sức khỏe” được đưa ra nhấn mạnh cao hơn so với “an
toàn”
 Tập trung vào an toàn nghề nghiệp, không dẫn đến tình trạng rối loạn đối với
vấn đề về tài sản, an ninh…
 Thuật ngữ “việc xảy ra bất ngờ” nay được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “tai
nạn”.
- 10 -
 Kể cả những hành vi của con người, khả năng và các yêu tố con người khác
đều là những nhân tố có thể đem đến các mối nguy cần nhận diện, kiểm soát xác định
và đánh giá rủi ro và cuối cùng là năng lực, đào tạo và nhận thức.
 Một yêu cầu mới được giới thiệu đối với việc kiểm soát những người giữ
trọng trách là một phần trong kế hoạch OHS.
 Quản lý thay đổi giờ đây được đưa ra một cách triệt để.

 Một điểu khoản mới “Đánh Giá việc tuân thủ” đã được đưa ra, tương ứng với
ISO 14001.
 Những yêu cầu mới được đưa ra cho việc tham gia và tư vấn
 Những yêu cầu mới được giới thiệu cho viêc điều tra các tình huống có thể
xảy ra
 OHSAS 18001 giờ đây được nhắc đến như một tiêu chuẩn, không còn là tiêu
chí kỹ thuật, hay văn bản, như phiên bản trước đây. Điều này nói lên rằng OHSAS
18001 đã được chấp nhận như nền tảng cho các tiêu chuẩn quốc gia về các hệ thống
quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
 Các Định nghĩa mới được thêm vào, bao gồm các vấn đề chính như “tình
huống có thể xảy ra”, “rủi ro”, “đánh giá rủi ro”, và chỉnh sửa các định nghĩa hiện tại.
 Thuật ngữ “rủi ro có thể vượt qua” được thay thể bởi thuật ngữ “rủi ro có thể
chấp nhận”
 Định nghĩa về thuật ngữ ‘mối nguy’ không nhắc đến “thiệt hại về tài sản hay
thiệt hại về môi trường làm việc” nữa. Giờ đây được cân nhắc như “thiệt hại” không
trực tiếp đến việc quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, đó cũng là mục đích của
Tiêu chuẩn OHSAS, và điều đó bao gốm cả lĩnh vực về quản lý tài sản. Thay vào đó,
các mối nguy gây thiệt hại có ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phải
đựơc nhận diện thông qua việc đánh giá các rủi ro trong tổ chức, và được kiểm soát
thông qua việc áp dụng cách biện pháp kiểm soát mối nguy thích hợp.
- 11 -
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các tổ chức mong muốn loại bỏ hoặc
giảm thiểu rủi ro cho nhân viên hoặc những nhà đầu tư khác mà có thể rơi vào rủi ro
an tòan sức khỏe nghề nghiệp với các hoạt động của họ.
Các tổ chức áp dụng hệ thống OHSAS 18001 có trách nhiệm và quyền hạn được
xác định rõ ràng, có các mục tiêu để cải tiến, với kết quả đo lường đựợc và phương
pháp được xây dựng để đánh giá rủi ro. Điều này bao gồm theo dõi việc thiếu khả
năng quản lý an toàn sức khỏe, đánh giá hoạt động và xem xét chính sách và mục
tiêu.
• Nhận diện mối nguy, kiểm soát việc xác định và đánh giá rủi ro

• Yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác
• Các chương trình OHS và Mục tiêu
• Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, giải trình và quyền hạn.
• Năng lực, đào tạo và nhận thức
• Giao tiếp, tham gia và tư vấn.
• Kiểm soát thực hiện
• Chuẩn bị và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp.
• Đo lường, giám sát và cải tiến việc thực hiện
- 12 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×