Những thắc mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ
(Phần 1)
(Webtretho) Nâng con
trên tay, âu yếm ngắm
nhìn khi con say sưa rúc
đầu vào ngực mẹ để
hưởng thụ dòng sữa ngọt
ngào là hình ảnh rất đỗi
đáng yêu khi cho bé bú
bằng sữa mẹ. Nhưng việc
này cũng làm cho bà mẹ
gặp phải một vài triệu chứng sau: bị chảy máu, trầy
xước, nhiễm trùng, tắc sữa, tụ mủ cục bộ hay thay đổi
hình dạng bộ ngực…
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Trước hết, nuôi con bằng sữa mẹ rất tiện lợi. Không cần
phải chùi rửa, khử trùng bình sữa, không cần phải bối rối
chuẩn bị sữa mang theo mỗi khi muốn ra ngoài, cũng
không cần phải lo lắng không biết nhiệt độ sữa đã vừa với
bé chưa.
Một lợi ích khác nữa là bú sữa mẹ sẽ giúp con bạn khỏe
mạnh và thông minh hơn. Bạn sẽ ít phải đưa con đến nha sĩ
về các vấn đề răng hàm mặt mà trẻ bú bình thường gặp
phải. Thêm vào đó, một loại enzyme trong sữa mẹ cũng
giúp bé phòng ngừa sâu răng rất hữu hiệu.
Và cũng đừng quên cả những lợi ích đối với người mẹ nữa.
Một điều bạn nên biết là việc cho con bú sẽ giúp tử cung
nhanh chóng co lại như kích thước ban đầu trước lúc mang
thai, đồng thời cũng giúp bạn giảm số cân đã gia tăng trong
suốt thời kỳ thai nghén.
Những thắc mắc thường gặp:
Tại sao tôi không có sữa?
Nhiều bà mẹ cảm thấy rất thất vọng khi dường như chẳng
có giọt sữa nào chảy ra khi mình muốn cho con bú. Nhưng
bạn yên tâm, khi bạn không thấy sữa không có nghĩa là con
bạn không nhận được gì. Trong vài ngày đầu tiên, cơ thể
bạn sẽ tiết ra ‘sữa non’ giúp bé hình thành sức đề kháng đối
với những mầm bệnh xung quanh. Trong bất cứ trường hợp
nào, bác sĩ cho biết rằng trẻ sơ sinh vẫn có thể sống tốt mà
không cần sữa trong 1 hay 2 ngày đầu. Thêm vào đó, khi
trẻ khóc không phải lúc nào cũng là do đói đâu!
Đau đầu vú
Những chuyên gia có thể chỉ bạn cách cho con bú thật thích
hợp, nhưng điều này đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại rất lớn.
Hãy để chồng bên cạnh và động viên bạn để có thêm sự
khích lệ.
Phương cách đúng là hãy hướng dẫn bé ngậm cả bầu vú,
chứ không chỉ cắn vào núm vú mà thôi.
Nếu bạn thường xuyên thay đổi tư thế, áp lực sẽ tác động
lên những vùng khác nhau trong mỗi lần cho bé bú, cách đó
cũng có thể giúp bạn phòng tránh những cơn đau nữa đấy!
Một chiếc nịt ngực vừa vặn cũng rất giúp ích cho việc giảm
tải cơn đau, hãy để đầu vú bạn càng được thoải mái càng
tốt. Thử xoa một ít sữa non xung quanh vùng bị đau, nó sẽ
giúp chữa lành đấy. Hoặc bạn cũng có thể thử thoa kem mỡ
không gây dị ứng (loại an toàn cho bé).
Bị đọng sữa
Khi dòng sữa đầu tiên chảy ra, thường là từ 2 - 5 ngày sau
khi sinh, sẽ trào ra rất nhiều. Thỉnh thoảng, bạn có thể cảm
thấy đau nhói và sưng tấy lan ra đến tận nách. Nhưng cứ an
tâm, đó là sự hoạt động của đường dẫn sữa. Cơn đau này sẽ
nhanh chóng qua đi vài ngày sau đó. Điều này giúp con bạn
bú dễ dàng hơn.
Tuyệt đối đừng sử dụng dụng cụ hút sữa trong giai đoạn
này, vì khi làm như vậy bạn sẽ chỉ gia tăng lượng sữa của
mình rồi kéo dài việc ứ đọng mà thôi. Một khi bạn và con
đã xác lập được một lịch bú sữa đều đặn, ‘cung’ và ‘cầu’
của cơ thể sẽ hòa hợp nhau và đi đến ổn định nhanh thôi.
Mẹo nhỏ để giảm đau: Đắp một tấm khăn ấm lên ngực có
thể giúp xoa dịu cơn đau, bạn sẽ chỉ còn cảm giác như kiến
đang bò khi sữa tiết ra mà thôi. Nhiều bà mẹ cũng truyền
tai nhau cách đắp lá cải lên, nhưng nhớ phải rửa sạch và lau
khô trước khi sử dụng chúng đấy. Khi cho con bú, bạn cũng
có thể xoa nhẹ dọc theo để sữa chảy ra dễ dàng hơn.
Những thắc mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ (Phần 1)
(Webtretho) Nâng con
trên tay, âu yếm ngắm
nhìn khi con say sưa rúc đầu vào ngực mẹ để hưởng thụ
dòng sữa ngọt ngào là hình ảnh rất đỗi đáng yêu khi cho
bé bú bằng sữa mẹ. Nhưng việc này cũng làm cho bà mẹ
gặp phải một vài triệu chứng sau: bị chảy máu, trầy
xước , nhiễm trùng, tắc sữa, tụ mủ cục bộ hay thay đổi
hình dạng bộ ngực…
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Trước hết, nuôi con bằng sữa mẹ rất tiện lợi. Không cần
phải chùi rửa, khử trùng bình sữa, không cần phải bối rối
chuẩn bị sữa mang theo mỗi khi muốn ra ngoài, cũng
không cần phải lo lắng không biết nhiệt độ sữa đã vừa với
bé chưa.
Một lợi ích khác nữa là bú sữa mẹ sẽ giúp con bạn khỏe
mạnh và thông minh hơn. Bạn sẽ ít phải đưa con đến nha sĩ
về các vấn đề răng hàm mặt mà trẻ bú bình thường gặp
phải. Thêm vào đó, một loại enzyme trong sữa mẹ cũng
Ảnh: Inmagines.
giúp bé phòng ngừa sâu răng rất hữu hiệu.
Và cũng đừng quên cả những lợi ích đối với người mẹ nữa.
Một điều bạn nên biết là việc cho con bú sẽ giúp tử cung
nhanh chóng co lại như kích thước ban đầu trước lúc mang
thai, đồng thời cũng giúp bạn giảm số cân đã gia tăng trong
suốt thời kỳ thai nghén.
Những thắc mắc thường gặp:
Tại sao tôi không có sữa?
Nhiều bà mẹ cảm thấy rất thất vọng khi dường như chẳng
có giọt sữa nào chảy ra khi mình muốn cho con bú. Nhưng
bạn yên tâm, khi bạn không thấy sữa không có nghĩa là con
bạn không nhận được gì. Trong vài ngày đầu tiên, cơ thể
bạn sẽ tiết ra ‘sữa non’ giúp bé hình thành sức đề kháng đối
với những mầm bệnh xung quanh. Trong bất cứ trường hợp
nào, bác sĩ cho biết rằng trẻ sơ sinh vẫn có thể sống tốt mà
không cần sữa trong 1 hay 2 ngày đầu. Thêm vào đó, khi
trẻ khóc không phải lúc nào cũng là do đói đâu!
Đau đầu vú
Những chuyên gia có thể chỉ bạn cách cho con bú thật thích
hợp, nhưng điều này đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại rất lớn.
Hãy để chồng bên cạnh và động viên bạn để có thêm sự
khích lệ.
Phương cách đúng là hãy hướng dẫn bé ngậm cả bầu vú,
chứ không chỉ cắn vào núm vú mà thôi.
Nếu bạn thường xuyên thay đổi tư thế, áp lực sẽ tác động
lên những vùng khác nhau trong mỗi lần cho bé bú, cách đó
cũng có thể giúp bạn phòng tránh những cơn đau nữa đấy!
Một chiếc nịt ngực vừa vặn cũng rất giúp ích cho việc giảm
tải cơn đau, hãy để đầu vú bạn càng được thoải mái càng
tốt. Thử xoa một ít sữa non xung quanh vùng bị đau, nó sẽ
giúp chữa lành đấy. Hoặc bạn cũng có thể thử thoa kem mỡ
không gây dị ứng (loại an toàn cho bé).
Bị đọng sữa
Khi dòng sữa đầu tiên chảy ra, thường là từ 2 - 5 ngày sau
khi sinh, sẽ trào ra rất nhiều. Thỉnh thoảng, bạn có thể cảm
thấy đau nhói và sưng tấy lan ra đến tận nách. Nhưng cứ an
tâm, đó là sự hoạt động của đường dẫn sữa. Cơn đau này sẽ
nhanh chóng qua đi vài ngày sau đó. Điều này giúp con bạn
bú dễ dàng hơn.
Tuyệt đối đừng sử dụng dụng cụ hút sữa trong giai đoạn
này, vì khi làm như vậy bạn sẽ chỉ gia tăng lượng sữa của
mình rồi kéo dài việc ứ đọng mà thôi. Một khi bạn và con
đã xác lập được một lịch bú sữa đều đặn, ‘cung’ và ‘cầu’
của cơ thể sẽ hòa hợp nhau và đi đến ổn định nhanh thôi.
Mẹo nhỏ để giảm đau: Đắp một tấm khăn ấm lên ngực có
thể giúp xoa dịu cơn đau, bạn sẽ chỉ còn cảm giác như kiến
đang bò khi sữa tiết ra mà thôi. Nhiều bà mẹ cũng truyền
tai nhau cách đắp lá cải lên, nhưng nhớ phải rửa sạch và lau
khô trước khi sử dụng chúng đấy. Khi cho con bú, bạn cũng
có thể xoa nhẹ dọc theo để sữa chảy ra dễ dàng hơn.