Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị bệnh sùi mào gà ở thai phụ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.91 KB, 5 trang )

Điều trị bệnh sùi mào gà ở thai phụ


Phụ nữ trong giai đoạn
mang thai khi mắc bệnh
sùi mào gà cần tích cực
điều trị trước khi sinh, vì
bệnh này không chỉ dễ
lây truyền từ mẹ sang
con mà còn có thể đe dọa
đến tính mạng của thai
phụ.
Lây truyền từ mẹ sang con

Bệnh sùi mào gà còn gọi mồng gà, có tên khoa học là
Genital Warts hay Condylomata Acuminata. Bệnh được
xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, do
Human Papilloma Virus (HPV) gây nên, thuộc nhóm
Papova (Papillome Polyform Vaacuolisation). Hiện tại có


khoảng 100 loài được nhận dạng, chưa nuôi cấy được.

Bệnh này lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh
hoạt tình dục và lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh.

Khi xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp với da,
niêm mạc, virus khu trú ở tế bào cận đáy, có thời gian ủ
bệnh từ 1 đến 8 tháng, sau đó kích thích tăng sinh tế bào
đáy dẫn đến sự hình thành những tổn thương ở biểu mô,
hình dạng sùi lên như hoa súp lơ hay mào gà. Bệnh gặp


nhiều nhất ở những người có bộ phận sinh dục ẩm ướt,
viêm âm hộ, âm đạo, suy giảm miễn dịch hoặc đi kèm bệnh
hoa liễu khác.

Về triệu chứng, mào gà thường không biểu hiện gì đặc biệt,
không đau, không ngứa, biểu hiện với những sẩn sùi kích
thước 1mm đến vài chục mm, thậm chí đến hàng trăm mm,
bề mặt sần sùi, màu hồng hoặc đỏ, mềm, ẩm ướt, có thể có
cuống, sờ vào không đau nhưng dễ chảy máu.

Vị trí thường gặp là ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, quanh lỗ
tiểu, bẹn, tầng sinh môn, hậu môn. Trẻ em có thể bị lây từ
mẹ trong lúc sinh, hay gặp ở niêm mạc ngoài cơ quan sinh
dục như mắt, mũi, miệng.
Điều trị trước khi sinh để bảo vệ em bé

Giải pháp cho điều trị sùi mào gà hiện nay là đốt các nụ sùi
bằng laser CO2 hay đốt điện. Phương pháp này chỉ loại bỏ
được các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus, sau đó
bệnh dễ phát triển trở lại. Vì vậy vẫn phải tiếp tục theo dõi
và điều trị cho đến khi hết hẳn, cần nhớ rằng do thời gian ủ
bệnh của virus dài, sau 8 tháng hết thời gian ủ bệnh mới
xác định bệnh khỏi hẳn.

Ngoài phương pháp trên, đối với các tổn thương sùi mào gà
ở âm hộ, âm đạo có thể chấm dung dịch Trichloactic acid,
chấm đến khi nốt sùi chuyển màu trắng là được. Không nên
chấm dung dịch Trichloactic acid lên những nốt sùi ở cổ tử
cung hay trong lỗ hậu môn, vì không kiểm soát được mức
độ tổn thương loét niêm mạc do thuốc mà chọn giải pháp

đốt laser CO2 hay đốt điện sẽ kiểm soát được vấn đề này
trong điều trị.

Cũng có thể dùng dung dịch Podophyllotoxine 20-25% bôi
lên những nốt sùi nhỏ lẻ ở âm hộ, chú ý bôi thuốc từ 1-3
giờ phải rửa sạch để đề phòng loét xuống phần da lành, mỗi
tuần bôi một lần. Thuốc này không được bôi vào những nốt
sùi ở trong âm đạo, cổ tử cung, trong hậu môn. Đối với phụ
nữ mang thai, trường hợp tổn thương nhiều ở âm hộ, âm
đạo rất nguy hiểm vì những đám sùi sẽ chảy máu khó cầm
khi sinh đẻ hoặc khi thai nhi lọt qua âm đạo sẽ bị lây
nhiễm.

Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà cần tích cực điều trị trước
khi sinh con, vì virus này có thể từ đường sinh dục của mẹ
xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh, gây tử vong.
Ngoài ra còn dẫn đến nhiều nguy cơ nguy hiểm cho thai
phụ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng như: tổn thương
âm đạo, âm hộ, hậu môn, nguy cơ ung thư cổ tử cung, chảy
máu khó cầm, phải mổ lấy thai… Do đó vấn đề điều trị
khỏi bệnh cho thai phụ trước khi sinh con rất cần thiết và
quan trọng.

Về phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa sạch bộ
phận sinh dục bằng nước và dung dịch phụ khoa thích hợp
trước và sau khi quan hệ tình dục. Dùng bao cao su có thể
phòng tránh được bệnh sùi mào gà và các bệnh lây truyền
qua đường tình dục khác. Tuy nhiên, virus gây bệnh này
cũng có thể xâm nhập vào vùng da và niêm mạc khác ngoài
bộ phận sinh dục.


×