Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nguy cơ, nguyên nhân thai quá ngày và chẩn đoán tiền sản ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.99 KB, 11 trang )

Nguy cơ, nguyên nhân thai quá ngày và
chẩn đoán tiền sản


Có nhiều nguy cơ có
thể xảy ra trong
trường hợp thai quá
ngày:

* Đối với mẹ:

- Chuyển dạ kéo dài.

- Chấn thương lúc sinh.

- Xuất huyết.

- Sinh khó: tỷ lệ sinh thủ thuật, mổ lấy thai cao.


Nỗi lo lắng của người mẹ khi
thai đã quá ngày dự sinh.
* Đối với con: nguy cơ được quyết định chủ yếu bởi
chức năng của bánh nhau:
Chức năng nhau
Ảnh hưởng trên
thai

Khi chuyển dạ
sinh
Không thay đổi



Tăng trưởng ổn
định
Tiếp tục tăng
trưởng: thai to
Chuyển dạ kéo
dài
Sang chấn cho
mẹ và thai
Suy chức năng
nhau mới bắt đầu

Nước tiểu ↓
Nước ối ↓
Chèn ép dây rốn

Thai bị ngạt +
Suy chức năng
nhau trầm trọng

Thiểu ối (nư
ớc ối
↓↓)
Phân su sệt
Loạn dưỡng
Thai bị ngạt ++
Hít phân su
Chết trong tử
cung


Ngạt

Nghiên cứu về sinh lý cho thấy: Sự phát triển của
nhau được coi như hoàn chỉnh vào tháng thứ 5, sau
đó nhau có những biến đổi nhỏ để đảm bảo cung cấp
đủ chất dinh dưỡng và oxy cho sự phát triển của thai.
Chức năng nhau hoạt động tốt nhất cho đến tuần thứ
36, sau đó chức năng nhau và sự phát triển của thai
vẫn còn nhưng chậm hơn.

Nếu chức năng nhau bị giảm một phần, sau đó giảm
từ từ gây tình trạng giảm chức năng nhau mãn tính
dẫn đến tình trạng thai thiếu dinh dưỡng (nhẹ cân),
tình trạng thiếu oxy mãn tính (60 – 70% nguyên nhân
của thai chết lưu).

Nếu giảm chức năng nhau cấp tính sẽ gây tình trạng
thiếu oxy (giảm nồng độ oxy), ngạt (giảm nồng độ oxy
và tăng CO2).

Thiểu năng nhau trong thai quá ngày thuộc dạng mãn
tính tuy nhiên có thể có tình trạng cấp tính trên nền
mãn tính.

Thai quá ngày tỷ lệ tử xuất và bệnh xuất sau sinh
tăng (ở thai đủ tháng là khoảng 1 – 2% trong khi ở
thai quá ngày là khoảng 5 – 7%).

Nguyên nhân:


Có nhiều yếu tố khác nhau về thai, nhau, mẹ, có thể
kéo dài thai kỳ. Nhưng nguyên nhân gây ra thai quá
ngày thường không xác định được. Tuy nhiên, người
ta thấy có một số bệnh lý đi kèm với thai quá ngày
như:

- Ở những thai có khiếm khuyết phát triển tác động
trên hệ thần kinh trung ương (chẻ đôi đốt sống và thai
vô sọ), giảm sản thượng thận thai nhi, thai không có
tuyến yên, bệnh thiếu sulfatase nhau thai và thai
trong ổ bụng. Các bệnh lý này có một đặc điểm chung
là sản xuất một lượng estrogen thấp hơn một thai
bình thường, mà estrogen có vai trò quan trọng trong
chuyển dạ.

Khi tuyến hoặc thượng thận thai nhi bị suy,
dehydroisoandrostérone (DHA) tạo ra không đủ cho
nhau thai chuyển thành estradiol và estriol như trong
thai vô sọ. Còn trong bệnh thiếu sulfatase nhau thai,
một số bệnh di truyền tính trạng lặn liên kết với giới
tính, mặc dù có đủ DHA nhưng do thiếu men
sulfatase cắt gốc sulfate ra khỏi DHA để tổng hợp
Estradiol và Estriol.

- Thai quá ngày có thể do thừa nội tiết của hoàng thể,
mặt khác do thiếu Estrogen trong gai nhau ở giai
đoạn cuối của thai kỳ.

- Dùng thuốc kháng viêm Non steroid, Aspirin lâu
ngày là một yếu tố gây thai quá ngày.


- Nguyên nhân thai quá ngày có thể do thể tạng hay
do sai lầm khi tính ngày dự sinh.

Khả năng tái phát sau 1 lần mang thai quá ngày là
30% và sau 2 lần mang thai quá ngày là 40%.

Chẩn đoán tiền sản thai quá ngày:

ần chú ý theo d
õi từng thay đổi nhỏ của thai nhi để có sự xử trí kịp thời.

Khi thai đã quá ngày dự sinh, thai phụ thường ở trong
tình trạng lo lắng, bất an nên cần hỗ trợ tâm lý để thai
phụ thoải mái, dễ chịu hơn đồng thời thai phụ có thể:

+ Kê gối dưới bụng để giảm bớt sức kéo căng dây
chằng.

+ Nằm đầu cao để dễ thở và giảm chứng khó tiêu.

+ Chườm nóng sau khi thức dậy để làm dịu các dây
chằng bị đau.

+ Kê chân cao để tăng tuần hoàn.

+ Ăn ít nhưng nhiều bữa để dễ tiêu.

Và điều quan trọng hơn hết là thai phụ cần theo dõi,
phát hiện, đi khám thai để được chẩn đoán xác định,

xử trí kịp thời.

Do đó, phải xác định tuổi thai hoặc xác định thai đã
trưởng thành chưa và thai có bị suy hay không dựa
vào:

- Bệnh sử của thai phụ:

+ Kinh cuối.

+ Ngày bắt đầu thấy thai máy (tương ứng với thai 5
tháng đối với con so và thai 4 tháng đối với con rạ).

+ Ngày khám thai đầu tiên và tuổi thai ước lượng lúc
đó hoặc phiếu khám thai để xem tuổi thai ước lượng
trong những lần khám thai.

+ Những thai phụ đã có tiền sử các lần có thai trước
sinh con quá ngày, thai lưu, thai suy dinh dưỡng hoặc
những thai phụ con so lớn tuổi, những thai phụ có
triệu chứng của hội chứng tiền sản giật – sản giật
hoặc thai bớt máy, cảm thấy bụng nhỏ đi cần đặc biệt
chú ý.

- Bề cao tử cung: không tăng hoặc tăng rất ít.

- Theo dõi cử động thai: thai càng trưởng thành càng
cử động nhiều. Thai suy sẽ giảm dần cử động. Thai
phụ cần đếm số lần thai máy mỗi ngày, bắt đầu vào
một giờ nhất định trong ngày, đến khi đủ 10 lần thai

máy thì ghi lên biểu đồ ở vạch giờ lúc đó. Nếu không
đạt được 10 lần sau 12 giờ theo dõi hoặc mất gấp đôi
thời gian để đạt được 10 lần so với những ngày trước
thì có thể thai suy, nên đi khám.

- Những thử nghiệm lâm sàng và xét nghiệm:

+ Làm thử nghiệm để đánh giá sức khỏe thai nhi
trong thai kỳ (Non-stress test, Stress test, Oxytocin
challenge test, Biophysical profile 1 – 2 lần mỗi tuần).

+ X quang để tìm các điểm hóa cốt của xương thai (ở
đầu dưới xương đùi, ở đầu trên xương chày, ở đầu
trên xương cánh tay).

+ Siêu âm để xác định tuổi thai (đặc biệt là kèm theo
đối chiếu với siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ),
ước lượng trọng lượng thai. Siêu âm cũng góp phần
đánh giá sức khỏe thai (có thể siêu âm 1 – 2 lần mỗi
tuần).

Doppler velocimetry: động mạch tử cung và động
mạch rốn.

+ Soi ối để xem màu sắc nước ối (nước ối có màu
sắc bất thường như có màu xanh hoặc màu vàng úa
do lẫn phân su chứng tỏ thai nhi bị thiếu oxy).

+ Chọc dò ối để quan sát màu sắc nước ối và làm
những xét nghiệm để định các thành phần có trong

nước ối nhằm định độ trưởng thành của thai.

+ Định lượng các nội tiết tố để đánh giá tình trạng sức
khoẻ của thai như Estriol, hPL…

+ Phết tế bào âm đạo để ước đoán chức năng của
nhau thai.

×