Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tutorials Vbook v0.1-Thủ Thuật UDS part 54 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.78 KB, 11 trang )



Cách lắp HSF đạt hiệu quả nhất

"Một cách tôi vẫn làm để giảm nhiệt độ CPU, gọi đơn giản là tweak HSF
(HeatSinkFan - bộ tản nhiệt và CPU).

1. Cầm cái HSF mới trên tay, nếu mà nó có một lớp kem phía đáy (chú ý là kem
chứ không phải keo hoặc lớp gì hết). Thì lấy một cái card điện thoại hay card gì gì
hoặc cái gì khác tương đương làm một đường bay hết mấy cái đó đi. Nhưng cố
gắng giữ lại một ít, trong trường hợp cần dùng vì bạn chưa mua kem khác dự trữ.

2. Nếu không phải là kem mà là keo hay một miếng giấy bạc gắn lên, bóc nó đi,
hoặc làm cách nào đó cho nó đi hết. Chú ý cố gắng đừng làm trầy đế của nó quá.

3. Mua ít acetone (nước rửa sơn móng tay) về ngồi lau cái đế cho nó sạch sẽ ngon
lành.

4. Mua 3 tờ giấy ráp số từ 600, 800, 1000 (lớn hơn càng tốt nhưng không cần
thiết). Đánh cái đế của HSF bằng số 600 trước, chú ý tháo quạt ra nếu dùng đến
nước. Đánh đều đừng đánh tập trung vào giữa nó sẽ bị lõm, dần dần chuyển lên số
cao hơn, mục đích là làm cho đế HSF thật nhẵn, tiếp xúc tốt hơn với CPU.

5. Rửa sạch cái HSF, nhớ tháo quạt ra, nhắc lại. Rồi lau khô, đợi nó khô hẳn
(không lắp vào mobo tiêu luôn đó) rồi dùng acetone lau cái đế mới sạch đi (nhìn nó
bóng lên như gương là ngon nhất). Phệt lên core CPU một ít kem tản nhiệt (một
lớp thật mỏng, vừa đủ che CPU thôi). Lấy tản nhiệt di đều trên core cho kem thật
đều. Bắt tản nhiệt vào, sau đó tháo ra lau sạch đi rồi lắp tiếp vào, nếu cảm thấy
thừa thì lau tiếp đi.

Chú ý: giấy rấp số 600, 800 hay 1000 là độ mịn của tờ giấy ráp. Khi đánh cái đế thì


nhúng từ giấy ráp vào nước rồi đánh đều, nhẹ tay sẽ đạt hiệu quả tốt nhất."

đây là bài viết của PVhoang hồi Voz chưa die ( PVhoang lại ghi là copy của
Kuang2 ) , mình còn giữ lại , giờ copy lên đây để anh em nào chưa biết có thể
tham khảo

chôm của cha AMDBarton hồi vOz chưa die, nay post lại cho ae tham khảo
Quote:
Hầu hết mọi người đều monitor các Rail của PSU bằng software ( cũng có người
đo bằng DMM ) , vì vậy ai chưa biết dùng DMM thì có thể tham khảo thêm thread
này

Lưu ý : DO WITH YOUR OWN RISK

Đo tại đầu 4 chân của PSU ( Molex )
Lọai Digital Mutimeter khuyên dùng :



Cách sử dụng DMM : Dây đen sẽ cắm vào cổng COM , dây đỏ cắm vào cổng đo
Volt trên DMM ( trên hình cổng COM bên fải , cổng Volt ở giữa )

Với PSU thì cách xác định các đường điện như hình dưới



Bất kì dây nào cũng theo nguyên tắc sau :
Dây đen : dây mát , ground
Đỏ : 5v
Cam : 3.3v

Vàng 12v

Với DMM thì đầu đen sẽ luôn căm vào dây đen trên PSU ( Ground ) , còn đầu đỏ
thì sẽ dùng đo các đường khác

Lưu ý : ko bao giờ chích đầu đen và đỏ của DMM vào cùng nhau ==> gây damage


Trước khi dùng DMM để đo , fải chỉnh giá trị qua nấc 20 , xem hình dưới :





Đo đường 12v



Đo đường 5v



Đo đường 3.3v



Thế là đã đo xong fần điện của molex PSU

Sau đó , hãy bắt tay vào đo trực tiếp ATX Connector PSU , cũng như nguyên tắc
trên ( 12v = vàng , 3.3v = cam , 5v = đỏ ) nhưng lúc này ta sẽ đo các dây

vàng/đỏ/cam ở chấu cắm 20/24 pin của PSU ( ATX Connector )



Cách đo nói chung đơn giản , nhưng nếu run tay thì ko nên chút nào , hãy nhớ
nguyên tắc là đầu đen của DMM luôn để nối mát ( ground ) trong bất kì trường hợp
nào , còn đầu đỏ của DMM thì tùy ý đo theo các đường

Source :



Edit : Tính tương đối giữa cách đo tại molex và giá trị thật của các Rails

Trường hợp cấp điện cho PSU, không cắm atx connector vào mobo, đo điện trên
molex, atx connector , kết quả đo trong trường hợp này, PSU chạy không tải,
không có ý nghĩa thực sự.

Trường hợp cắm atx connector vào mobo, cấp điện, đo nóng. Vấn đề sẽ là "chọn
điểm đo". Chúng ta đo ở điểm nào ?. Đo ở molex (dễ thao tác nhất ), cho giá trị
tượng trưng, phản ảnh 1 cách gần gần đúng, nhưng không thể tin tưởng được. Lý
do xin tham khảo hình và công thức dưới , R của atx connector giửa các lọai PSU
rất khác biệt.

Với user xài PSU xịn , connector mạ vàng, đồng thời độ khít của các connector
cũng rất good ==> R nhỏ, sự khác biệt nhỏ. User xài PSU dỡm, connector bằng
thiếc/nhôm, và có thể connector bám không chặt vào các chân của atx connector
trên mobo ==> R đủ để tạo ra sự sai biệt có ý nghĩa. Để đo chính xác ta phải xác
định được điểm đo trên mobo của các đường +3.3v, +5v và +12v. Điều này tùy
thuộc vào lọai mobo nên khá phức tạp trong thực hành.


Thí dụ: với NF7, đừng ghim ATX12 connector (mobo này vẫn chạy khi không
ghim ATX12 connector), đo nóng @ ATX12 phía mobo ta sẽ được chính xác
đường +12v. Với hầu hết mobo P4, không thể làm cách này được, vì mobo đòi hỏi
phải ghim ATX12 mới chịu chạy. Cách tổng quát (và chính xác), ta có thể đo ở
mặt dưới của mobo, chổ các pin của ATX connector hàn vào board mạch, tương
ứng với các chân 3.3v, 5v, và 12v. Dĩ nhiên phải bỏ nhiều công phu để làm chuyện
này



Theo hình trên T là vật tiêu thụ điện (tải), R là điện trở của atx connector (R dù
nhỏ, nhưng không thể = zero.)
Gọi:
- Vp là điện thế của nguồn
- Va là điện thế đo được @ điểm A
- Vb là điện thế đo được @ điểm B
- I là cường độ dòng điện qua mạch

Ta có:
Va = Vp (dây dẫn điện cũng có điện trở, nhưng đủ nhỏ để bỏ qua)
Vb là điện thế cấp cho các linh kiện/CPU trên mobo, sensor của mobo sẽ đo giá trị
này và show ra trong BIOS hoặc qua software.

Vb - Va = R*I

Mặc dù R nhỏ, nhưng dòng I khá lớn ==> khác biệt giửa Vb, Va là đáng kể.

Khi cắm atx connector vào mobo, cấp điện, đo nóng; Nếu đo volt @ molex, ta
được Va, trong khi sensor của mobo phản ánh Vb.


Đó là lý do các PSU Enermax lọai tốt đều mạ vàng (gold) các molex và atx
connector ==> chống rỉ sét ==> giảm R đến mức tối đa mà họ (nhà sx PSU) có thể
làm được.

×