Khám phá thế giới
Geneve - hoa viên của thế giới
Chỉ cần mở rộng cửa sổ ta có thể thấy đỉnh núi Alps ngay trước mắt, hồ Geneve lấp lánh
trong tầm nhìn, đỉnh núi tuyết in bóng trên mặt hồ, rừng thông xanh biếc, hoa cỏ mơn
mởn, những ngôi nhà đỉnh nhọn với mái ngói đỏ thấp thoáng trong rừng cây và dáng đứng
sừng sững của ngôi giáo đường tháp nhọn.
Geneve nằm ở phía tây nam Thuỵ Sĩ. Phía nam hướng về đỉnh núi Blanc - ngọn núi cao nhất
trong dãy Alps, gần bên hồ Geneve là dòng sông Rhone chảy qua thành phố, chia thành phố làm
hai phần, bên bờ trái là thành phố cổ kính, bên phải là thành phố hiện đại. Trên bờ sông có 8
chiếc cầu nối liền hai bờ. Geneve là vùng đất phát triển quanh cây cầu lớn nhất, thành phố này
được núi đồi và ao hồ bao bọc nên khí hậu quanh năm ôn hoà, non xanh nước biếc, phong cảnh
đẹp như tranh nên được gọi là Thánh địa của du khách.
Vừa vào Geneve, du khách sẽ thấy ngay một ngọn suối phun mà ngọn
nước như muốn đâm thủng trời xanh. Ngọn suối biểu tượng của Geneve
này một suối phun nhân tạo, được thiết kế dưới hồ Geneve với một máy
bơm nước có công suất cực mạnh. Tốc độ phun đạt 220 km/h, lúc bình
thường chỉ phun cao 100 m, nhưng độ cao tối đa có thể đạt tới 150 m. Khối
lượng nước trong không trung khoảng 7 tấn.
Nếu nhìn từ xa thì suối này tựa như lầu vàng gác ngọc treo lơ lửng trên
không trung. Trong ánh sáng mặt trời, bụi nước biến thành cầu vòng trông
phảng phất như một dải lụa tuyệt đẹp. Mặt hồ phẳng lặng như gương, xa
xa có những con thuyền đang nhẹ lướt, thiên nga và vịt trời tới đây đùa giỡn. Đỉnh núi tuyết Alps
soi bóng xuống hồ nước khiến ta cảm giác như một nửa quả núi trên mặt nước, còn một nửa quả
núi kia ở dưới mặt nước. Bên hồ có hoa chung (đồng hồ bằng hoa), công viên hoa hồng, hoa viên
Anh quốc và vườn thực vật. Cả thành phố tràn ngập màu xanh hoa cỏ. Trong thành phố có đại
giáo đường thánh Peter được xây dựng vào thế kỷ XIII, viện bảo tàng lịch sử nghệ thuật, một kịch
viện phỏng theo kiến trúc của kịch viện Paris. Trên đảo Jean Jacques Rousseau có bức tượng
đồng của chính nhà triết học người Pháp này.
Trong thành phố có nhiều điểm nghỉ ngơi, tránh cái nóng bức của mùa hạ, lại có thể trượt tuyết
vào mùa đông. Nơi đây có đầy đủ tiện nghi, du khách được phục vụ chu đáo. Nổi tiếng nhất là
môn trượt băng. Thuỵ Sĩ có hơn 200 trường dạy trượt tuyết với hơn 4.000 huấn luyện viên. Vào
mùa đông, từ các thương gia đến quan chức và minh tinh Hollywood đều thích tới đây du ngoạn.
"Chào mừng quý khách đến
với Geneve".
Ngành du lịch mang lại cho Thuỵ Sĩ rất nhiều ngoại tệ và khiến Geneve trở thành thánh địa du lịch
nổi tiếng của thế giới.
Geneve còn nổi tiếng vì tính thế giới của nó. Trong một thời gian dài trở lại đây, Thuỵ Sĩ luôn theo
chính sách trung lập. Năm 1920, Liên minh quốc tế (League of Nations) thành lập và đặt cơ quan
trung ương tại Geneve. Từ đó, có hàng trăm tổ chức và hiệp hội đặt cơ sở tại đây như Tổ chức Y
tế thế giới (WHO), Hội chữ thập đỏ quốc tế (IRR), Liên minh điện tín quốc tế (ITU)…
Hoa viên kết hình đồng hồ ở Geneve.
Từ lâu, Thuỵ Sĩ đã được mệnh danh là Vương quốc của đồng hồ. Nơi nào trên quốc gia này cũng
có một tòa Hoa chung rất đẹp. Trên đường phố Geneve có rất nhiều tiệm đồng hồ, với mọi chủng
loại, từ nhỏ như đầu que diêm đến những đồng hồ cổ nặng hàng chục kg, từ những đồng hồ
trang sức cao cấp đến đồng hồ đồ chơi vừa đẹp vừa rẻ, với đủ hình dáng như hình tròn, vuông,
tam giác, hình bầu dục, quả tim, hình hoa mai.
Về nguồn gốc lịch sử, Thuỵ Sĩ chia làm các khu vực ngôn ngữ khác nhau như Đức, Pháp, Italy.
Geneve thuộc khu vực Pháp ngữ nên mang đậm phong cách lãng mạn của nước Pháp. Công
viên Geneve là một công viên điển hình mang phong cách Pháp. Nơi đâu trên đường phố
Geneve cũng có nhiều người với mọi màu da. Trên các toà nhà luôn phấp phới nhiều màu cờ
khác nhau. Trong thành phố hơn 30.000 dân này, người ngoại quốc chiếm 30%.
(Theo sách Những nền văn minh thế giới)
Đến Campuchia chỉ mất 120 USD
Từ TP HCM, thử làm một hành trình đến Campuchia bằng
đường bộ. Nếu tự đi du lịch và có chút ít vốn tiếng Anh, bạn
có thể lên đường tham quan đất nước chùa Tháp trong 5
ngày mà chỉ mất 120 USD.
Mua vé xe buýt tại hãng du lịch Festival trên đường Bùi Viện,
phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 với giá vé 5 USD/người, trải qua 7
tiếng đồng hồ là đến biên giới Campuchia. Mỗi ngày đều có xe buýt (35 chỗ ngồi) khởi hành vào
lúc 8h30. Tại cửa khẩu, xe buýt dừng lại 2 tiếng để du khách làm thủ tục visa (phí visa khoảng 26
USD), sau đó sẽ chuyển xe để vào trung tâm Phnom Penh.
Tại thủ đô Phnom Penh, khách sạn, nhà trọ, quán ăn mọc lên như nấm. Người Campuchia có thể
nói thông thạo cả tiếng Pháp, Anh và tiếng Quan Thoại, có lẽ do mỗi ngày họ đều tiếp xúc với
khách du lịch nước ngoài. Phòng trọ có nhiều giá, từ 4 USD đến 20 USD. Cò phòng trọ, khách
sạn rất nhiều, họ có thể đưa cho bạn cả 20 phòng trọ để tha hồ lựa chọn.
Đến Phnom Penh, có những điểm tham quan chính không thể bỏ qua, đó là Cung điện Hoàng
gia, Viện bảo tàng, nhà tù Toul Sleng và Cánh đồng chết… Hai ngày ở Phnom Penh là đủ để
“nháy” một bộ sưu tập ảnh về con người và cuộc sống nơi đây. Nếu đi du lịch hai người, bạn có
thể bắt chiếc “motordouble” (dạng xe ôm ở Việt Nam nhưng được phép chở đến hai người) để
bác tài đưa đến các điểm tham quan hoặc đi vòng vòng quanh thành phố vào buổi chiều tối.
Đã đi Campuchia, chắc chắn không ai bỏ qua những câu chuyện huyền ảo về Angkor Wat ở Siem
Reap… Từ Phnom Penh đến Siem Reap bạn có thể đi bằng xe buýt hoặc tàu cao tốc. Giá xe buýt
rất rẻ, 4 USD/người nhưng phải mất 10-12 giờ mới đến được. Đường đi gồ ghề và rất nguy hiểm,
có những đoạn bạn sẽ bị xóc lên đến trần xe, vì thế, chọn đi tàu cao tốc, giá 20 USD/người/lượt.
Sáu tiếng lênh đênh trên hồ Tonle Sap cuối cùng đến cảng. Tuy nhiên, từ cảng dừng đến trung
tâm là một đoạn đường khá gian nan. Nếu bạn đã đặt chỗ trước một khách sạn ở Siem Reap thì
ngay cảng dừng sẽ có thuyền của khách sạn đón bạn. Nếu không có, bạn phải chọn một thuyền
để đi vào trung tâm (nhưng như thế nghĩa là bạn sẽ phải theo sự tiếp thị khách sạn của cò). Thêm
1 tiếng đồng hồ chạy lòng vòng trên kênh trước khi vào thành phố.
Trung tâm Siem Reap không quá đông đúc như Phnom Penh nhưng giá cả ở đây cao hơn
Phnom Penh nhiều, vì mỗi ngày Siem Reap đón hàng nghìn khách nước ngoài. “Hãy cẩn thận với
những đoạn đường vắng và những lời mời mọc của cò trên đường đi”, đó là lời cảnh báo của một
du khách Thụy Sĩ, người khá rành với cuộc sống ở đây.
Lối vào Angkor Wat
Thuê một chiếc motordouble để đi một vòng các ngôi đền trong vòng một ngày, giá khoảng 20
USD. Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon, lên núi ngắm mặt trời lặn… đều là những điểm bạn
cần đến. Mua một vé tham quan Angkor Wat trong vòng 1 ngày giá 20 USD, 2 ngày là 40 USD và
giá sẽ tăng theo số ngày tham quan.
Nếu đi theo tour bạn sẽ được hướng dẫn viên kể cho nghe những truyền thuyết hấp dẫn về nụ
cười của các vũ nữ, về điệu múa Apsara hoặc câu chuyện về Preah Ket Mealea (con của thần
Dớt)…
Còn nếu bạn đi du lịch một mình, đừng lo, chỉ cần mua một cuốn hướng dẫn tại các hiệu sách tại
Phnom Penh, bạn cũng có khá đủ thông tin để hiểu về những truyền thuyết đó. Đi bộ rất nhiều từ
đền này sang đền khác do đó bạn nên chuẩn bị tinh thần và lương khô…
Chi phí du lịch ba lô từ TP HCM đến Campuchia (giá xe buýt + phí visa + khách sạn + vé tàu tốc hành đến
Siem Reap + vé tham quan Angkor Wat + ăn uống) khoảng 120 USD, đi trong vòng 5 ngày.
Còn nếu đi theo tour, bạn có thể đặt chỗ tại Bến Thành Tourist, giá 411 USD/khách tour 3 ngày đi bằng máy
bay, 528 USD/khách tour 4 ngày đi bằng tàu thủy về máy bay. Fiditourist có tour Campuchia bằng xe buýt giá
154 USD/khách 4 ngày, khởi hành thứ 5 hằng tuần.
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)
Tắm ở Biển Chết
Người Do Thái có câu: "Đến Israel mà không đi tắm ờ Biển Chết, coi
như chưa tới Israel". Gọi là biển nhưng thực ra đó chỉ là một cái hồ
lớn nằm ở vùng sa mạc phía Đông Nam Israel. Đường biên giới
Israel và Jordan chạy dọc giữa hồ, chia Biển Chết thành hai nửa gần
bằng nhau cho hai nước.
Hồ này rộng 1.040 km2, mặt hồ thấp hơn 400 m so với mặt nước biển nên là điểm thấp nhất của
bề mặt trái đất. Đây là nơi chứa không chỉ muối ăn mà nhiều khoáng chất khác từ bề mặt trái đất
trôi xuống. Hiện nay trên thực tế Biển Chết cũng chết dần theo đúng nghĩa đen. Khí hậu sa mạc
đang làm nước hồ bốc hơi nhanh hơn lượng nước nhỏ bé được bổ sung từ dòng sông Jordan.
Con sông này chỉ nhỏ bằng sông Tô Lịch ở Hà Nội nhưng đã trở nên nổi tiếng do cuộc chiến
tranh Trung Đông. Gọi là Biển Chết vì nước ở hồ này rất mặn, đến mức không một sinh vật nào
có thể sống nổi. Nếu như độ mặn ở nước biển thông thường là khoảng 2,5% thì nước ở Biển
Chết có nồng độ mặn 38%. Để cứu Biển Chết, Chính phủ Israel đã có dự án đưa nước biển Địa
Đọc báo trên Biển Chết
Trung Hải vượt qua chặng đường hơn 100 km bơm vào Biển Chết để làm loãng nồng độ muối
trong nước hồ. Nhưng dự án này mới nằm trong kế hoạch ít có khả năng được thực hiện trong
tương lai gần vì quá tốn kém.
Từ thành phố Haifa ra ở phía Bắc Israel, lên một chiếc xe buýt 40 chỗ ngồi, đi về hướng Đông
Nam, vượt qua sa mạc lớn trên chặng đường hơn 250 km mới tới được Biển Chết. Khí hậu sa
mạc, nhiệt độ ban ngày vùng Biển Chết luôn ở mức 38-40 độ C, thật lý tưởng cho những ai đi tắm
biển. Bãi tắm Ein Bokek nơi dừng chân là khu du lịch nổi tiếng thế giới, cơ sở hạ tầng hoàn hảo
với nhiều khách sạn, nhà hàng sang trọng.
Lội xuống nước để bơi ra xa, thấy cảm giác thật kỳ lạ, nước ngập đến đâu bề mặt da cơ thể ở đó
bỗng có một lớp bọt nhỏ nhầy, trơn như được xát xà phòng xuất hiện. Đến lúc hai chân không
còn chạm đất nữa thì toàn thân bỗng nổi lên như một quả bóng, cảm thấy như mình không còn
trọng lượng nữa. Chỉ cần một cử động nhẹ thôi cũng đủ làm cho toàn thân xoay tròn, chao đảo
trên mặt nước. Mỗi lần như vậy phải vất vả lắm mới lấy lại được thăng bằng. Nước Biển Chết
chứa nồng độ muối cao nên có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của cơ thể con người,
khiến ta không cần làm động tác gì cũng tự nổi được trên mặt nước. Dang rộng hai tay, hai chân
trên mặt nước để giữ thăng bằng rồi nằm ngửa, đầu gối lên một cánh tay, đeo kính râm đọc báo.
Mấy người cùng tắm ở Biển Chết còn nằm ngủ một lúc khá lâu trên mặt nước. Thử chấm lưỡi
vào nước Biển Chết thấy ngay sự bỏng rát vì nước có độ mặn cao. Nước Biển Chết nếu xộc vào
mũi, lỗ tai, những chỗ da mỏng và nhạy cảm đều khiến người ta cảm thấy bỏng rát như chạm vào
nước nóng. Do người luôn nổi bồng bềnh trên mặt nước nên bơi ở Biển Chết rất khó. Người ta
không thể bơi được theo lối thông thường mà phải rất nhẹ nhàng dùng tay như chiếc mái chèo để
đẩy người đi, không khác mấy cách bơi của con vịt. Đầu phải luôn được giữ ở tư thế trên mặt
nước nên rất mỏi. Nếu hai tay gạt nước không đều sẽ làm cho cơ thể mất cân bằng, xoay tròn
giống hệt như một cây gỗ nổi xoay trên mặt nước vậy. Vì thế bơi ở Biển Chết chỉ được cái cảm
giác lạ mà cười vui thôi chứ thực ra không thích như bơi trong nước ngọt hay ở ngoài đại dương.
Ven bờ Biển Chết cũng có những bãi cát dài. Do nhiễm mặn độ cao, dưới cái nắng gay gắt vùng
sa mạc, cát trở nên nóng hơn 50 độ C. Đi chân trần trên cát lúc này chẳng khác nào đang đi trên
muối rang nóng. Tuy nước Biển Chết rất mặn và chất lượng muối cao, người ta vẫn không dùng
để sản xuất muối ăn. Lý do chỉ đơn giản là nếu sản xuất muối ăn tại đây, việc vận chuyển qua sa
mạc khó khăn nên giá thành rất cao. Israel có bờ biển dài phía Tây nên dễ dàng sản xuất muối ăn
từ nước biển Địa Trung Hải. Có điều thú vị là do Biển Chết nằm ở vị trí thấp nhất của bề mặt trái
đất nên nước ở đây ngoài muối còn chứa nhiều loại khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh.
Tắm Biển Chết chỉ một lần, nhiều người mắc bệnh ngoài da trước đây tự dưng thấy khỏi hẳn. Tận
dụng lợi thế dó, các công ty hóa mỹ phẩm lsrael đã chế từ bùn và nước Biển Chết ra những loại
mỹ phẩm cao cấp, độc đáo rất nổi tiếng.
Khu vực quanh Biển Chết nước cũng bị nhiễm mặn nặng. Nhờ đó thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây
rất thích hợp với các cây nho và chà là. Hai loại cây này ưa nhiệt độ cách biệt lớn giữa ngày và
đêm của sa mạc. Nho và chà là có sức chống lại sự khắc nghiệt của môi trường rất cao. Khi trồng
ở vùng đất mặn, hai loại cây này tạo ra một cơ chế sinh học để cân bằng lại. Kết quả là trái nho
và chà là nhờ cơ chế kháng mặn mà trở nên ngọt hơn bình thường rất nhiều. Điều này giải thích
vì sao nho và chà là ở vùng Biển Chết có độ đường cao, tạo ra vị ngọt sắc không ở đâu sánh
bằng.
(Theo TPCN)
Thác nước Niagara hùng vĩ
Cảnh về đêm của thác Niagara thật có một không hai. Khi màn đêm sắp buông xuống, các
ngọn đèn cực lớn xung quanh thác đồng loạt bật sáng. Ánh đèn muôn màu từ nhiều góc
độ chiếu vào thác nước. Màu sắc của nước cũng từ đó mà thiên biến vạn hoá.
Thác Niagara.
Thác Niagara ở miền bắc châu Mỹ là ranh giới tự nhiên giữa Canada và Mỹ. Sông Niagara bắt
nguồn từ 5 hồ lớn của nước hồ Erie, chảy vào hồ Ontario, tổng chiều dài là 56 km, là con sông
chia cắt giữa bang New York của Mỹ và bang Ontario của Canada. Tổng chiều dài từ đầu dòng
chảy đến điểm đổ xuống là 99 m, là một trong những con sông có tiềm năng thuỷ điện rất lớn ở
bắc châu Mỹ. Ở thượng lưu sông chảy trên địa hình bằng phẳng, mặt sông rộng, nước chảy
chậm. Đến trung du, sông trở nên hẹp, nước chảy mạnh hơn. Ở nơi đó có một khúc quanh hẹp.
Con sông sau khi đã trải qua các vách núi đá vôi cheo leo thì đổ xuống ở độ cao 51 m. Dòng
nước đổ mạnh tạo nên thác lớn. Đó là thác Niagara.
Tổng chiều dài của thác Niagara là 1.240 m. Ở giữa có một đảo nhỏ, rộng khoảng 350 m. Những
người dân bản xứ Indian xem nơi đây là đất thánh, chuyên dùng để chôn các thủ lĩnh. Nhưng về
sau, thực dân da trắng đã chiếm hòn đảo này và thả lên đảo một bầy sơn dương. Từ đó đảo này
được gọi là đảo Sơn Dương (dịch âm từ Đảo Gete). Đảo chia thác thành hai phần. Bên trái
(hướng tây) tương đối rộng, nằm bên trong lãnh thổ Canada, rộng khoảng 739 m, với mực nước
rơi là 49,9 m. Do hình dáng cong như móng ngựa nên còn được gọi là thác Móng ngựa. Bên phải
(hướng đông) nằm trong lãnh thổ nước Mỹ, gọi là thác Ameilojra, rộng 305 m, mực nước rơi là
50,9 m.
Niagara là thác có lượng nước nhiều và ổn định. Bình quân một năm, lượng nước đạt 6.740
m3/s, trong đó ước chừng thác Móng ngựa gấp 19 lần thác Ameilijia. Lượng nước khổng lồ của
thác đổ xuống giống như dải ngân hà. Thác đổ ầm ầm như tiếng vó ngựa, làm lay chuyển sông
núi như tiếng sấm rền, vang xa hàng cây số. Những người dân cổ đại Indian đã đặt cho nó cái tên
Niagara, có nghĩa là Thần sấm của nước. Họ cho rằng, tiếng ầm ầm của thác nước chính là tiếng
trò chuyện của thần sấm. Thác nước tung bọt trắng xoá dưới ánh nắng chiếu rọi, như hàng nghìn
chuỗi ngọc đang treo lơ lửng, thỉnh thoảng lại có 7 sắc cầu vồng xuất hiện, trở thành một kỳ quan
ở Bắc Mỹ. Nơi thác đổ xuống, do có dòng nước chảy xiết, đã tạo nên một hồ sâu cực lớn. Độ sâu
nhất đạt 55 m. Người ta gọi đó là Hồ nước xoáy. Khi chảy vào hồ, nước sông xoáy dữ dội, bọt
bắn nước tung toé. Du khách đến đây nghe và tắm mình trong thác nước sẽ có một niềm thích
thú đặc biệt.
Mùa đông trên thác Niagara.
Khi mùa đông về, cây cỏ và mỏm đá do có nước bắn lên đã kết thành nét đặc trưng không nơi
nào có. Khi tham quan thác Niagara, lãng mạn và thơ mộng nhất là ngồi thuyền đi vào lòng thác,
bị thác nước bao quanh, từ phía trên, bên trái, phải, bắc hướng đổ xuống, tạo thành một dòng
xoáy ở giữa sông, nước bắn tung toé, cao đến mấy chục mét. Thuyền cứ áp lên xuống theo sức
nước, hoặc trồi lên ngụp xuống, hoặc xoay tròn. Du khách khoác áo mưa lên người, tắm mình
trong dòng nước, cảm thấy rất hồi hộp và sợ hãi nhưng lại có niềm thích thú không sao tả nổi.
(Theo sách Những nền văn minh thế giới)
Thượng Hải - tương lai của Trung Hoa hiện đại (phần 1)
Không thể so sánh với Bắc Kinh, Tây An về chiều sâu văn hóa hay bề dày lịch sử, Thượng
Hải hấp dẫn du khách bởi một khía cạnh khác: điểm nóng nhất của Trung Hoa hiện đại.
Thành phố này "Tây" hơn bất kỳ thành phố nào khác trên đất nước Trung Quốc, được coi là thiên
đường mua sắm mới ở phương Đông, một cái lẩu văn hóa, đa dạng, đặc sắc hơn cả Hong Kong,
năng động, náo nhiệt chẳng kém Tokyo.
Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, mảnh đất Thượng Hải bị các nước đế quốc Anh, Pháp,
Italy, Mỹ, Nhật xâu xé để chia nhau quyền lợi sau cuộc chiến tranh nha phiến. Các khu tô giới của
người ngoại quốc mọc lên khắp nơi: chế độ phong kiến kết hợp với chủ nghĩa thực dân bóc lột
dân nghèo, thói kỳ thị chủng tộc, giới băng đảng hoành hành. Nhưng Thượng Hải cũng là cục
nam châm khổng lồ thu hút dân tứ xứ kéo về lập nghiệp, bởi đây là chốn đệ nhất phồn hoa, dễ
kiếm tiền và dễ tiêu tiền nhất. Giai đoạn cực kỳ đặc biệt này đã được các nhà làm phim Hong
Kong tái hiện không biết bao nhiêu lần trên màn ảnh mà nổi tiếng nhất có lẽ là seri phim truyền
hình Bến Thượng Hải của đài TVB với ca khúc cùng tên do nữ danh ca Diệp Lệ Nghi thể hiện.
Rất nhiều nhân vật truyền kỳ trong lịch sử cận đại Trung Quốc cũng đã xuất hiện tại nơi này:
Hoắc Nguyên Giáp, Trần Chân, Mã Vĩnh Trinh, vợ chồng Tôn Dật Tiên và Tống Khánh Linh Vậy
đó, Thượng Hải chỉ đánh được nhắc tới trong vòng có hơn 100 năm trở lại đây mà thôi.
Chiều trên Bến Thượng Hải.
Không biết vô tình hay hữu ý mà con sông Hoàng Phố lại chảy xuyên qua lòng Thượng Hải, phân
chia nó ra làm khu Phố Đông và Phố Tây rất rõ rệt. Toàn bộ Thượng Hải xưa kia nằm gọn ở khu
phố Tây - cũng là nơi đa số du khách cảm thấy hấp dẫn nhất, quyến rũ nhất khi tới thăm thành
phố này. Còn khu phố Đông, xưa kia vốn là những cánh đồng rau, mới chỉ chính thức được tái
thiết vào tháng 4 năm 1990, nay đã là khu vực hiện đại và quốc tế hóa vào bậc nhất ở Trung
Quốc. Tại đây có các cao ốc Jienmao - nơi tọa lạc của khách sạn Grand Hyatt cao nhất thế giới
(sảnh lễ tân nằm ở tầng 54, bar rượu Cloud ở tầng 87 - cũng được biết đến là bar rượu cao nhất
thế giới), tháp truyền hình Đông Châu cao tới 465 m, kiến trúc rất độc đáo, bao gồm một cột trụ
lớn đường kính 9 m và 11 quả cầu tròn. Du khách đi bằng thang máy tới quả cầu lớn nhất, từ đó
có thể quan sát toàn cảnh thành phố Thượng Hải, nhìn qua sông Hoàng Phố sang tận khu phố
Tây.
Bến Thượng Hải
Là sự kết hợp hài hòa một cách kỳ lạ giữa Liverpool và Mahattan những năm 1920, con phố ấn
tượng nhất ở Thượng Hải là Trung Sơn lộ, người phương Tây quen gọi là Bund còn người Việt
Nam gọi là Bến Thượng Hải. Xưa kia, đây chính là trung tâm náo nhiệt nhất của Thượng Hải, là
khu tô giới bị tranh chấp dữ dội nhất của ba nước Anh, Nhật, Mỹ. Một bên là sông Hoàng Phố,
bên kia là những công trình kiến trúc theo lối Tây phương - cũng chính là trung tâm kinh tế đầu
não của thành phố này.
Gần 80 năm trôi qua nhưng xem ra, những tòa nhà này vẫn không thay đổi gì nhiều lắm. Ai từng
xem qua phim Bến Thượng Hải khi tới đây hẳn sẽ cảm nhận được chút ít bầu không khí lúc nào
cũng "sôi sùng sục" trong cái thời đáng nhớ đó. Rất có thể huyền sư Hoắc Nguyên Giáp (người
sáng lập ra Tinh võ môn) và sau này là đệ tử Trần Chân của ông đã dựng lôi đài quyết đấu với
các võ sĩ Nhật Bản ngay trên con phố này, để tránh cho người Trung Quốc khỏi mang cái tiếng là
Đông Á bệnh phu (người Đông Á yếu ớt). Bá Hảo, vua xã hội đen què chân của Thượng Hải cũng
có thể thường xuyên tới lui nơi này để tranh giành địa bàn làm ăn với người ngoại quốc
Thượng Hải về đêm.
Ngày nay, Trung Sơn lộ đã là con phố bình yên và sang trọng vào bậc nhất ở thành phố này, nơi
các đôi trai gái thường nắm tay nhau đi dạo mỗi tối hay các cụ ông, cụ bà vẫn ra tập Thái cực
quyền vào các buổi sớm mai. Đã tới đây, du khách đừng quên chụp một tấm ảnh lưu niệm với
sông Hoàng Phố và tháp truyền hình Đông Châu làm nền. Nếu có điều kiện, hãy thử chuyến du
ngoạn dọc sông Hoàng Phố trên con tàu du lịch sang trọng Oriental International khởi hành hàng
ngày để thưởng ngoạn những phong cảnh tuyệt vời ở hai bên bờ sông, nghe hai cây cầu treo
Nam Phố và Dương Phố uốn mình chơi những bản nhạc của thiên nhiên.
Thả bộ ở Bến Thượng Hải, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng những dinh thự nguy nga tráng
lệ xây cất theo phong cách tân cổ điển, ghé thăm khách sạn Hòa Bình, một sự kết hợp hài hòa
giữa phong cách tân cổ điển và hiện đại (xây dựng năm 1926), Nhà băng Trung Hoa (Bank of
China), một tòa nhà phương Tây mang nhiều dáng dấp Trung Hoa hơn bất kỳ tòa nhà nào khác
trên đất Thượng Hải. Ngoài ra, còn có tòa nhà của Ngân hàng Hong Kong - Thượng Hải, công
viên Hoàng Phố
(Theo Tư Vấn & Tiêu Dùng)
Thượng Hải - tương lai của Trung Hoa hiện đại (phần 2)
Chùa Ngọc Phật là ngôi chùa lớn, nổi tiếng nhất Thượng Hải, nằm ở phía tây thành phố.
Năm 1882, Huệ Căn Đại sư ở Phổ Đà sơn sang Ấn Độ lễ Phật tích, đi ngang qua Myanmar
được cư sĩ Trần Quân Phổ và Quốc vương xứ này giúp đỡ quyên được năm tượng Phật
bằng ngọc trắng.
Khi chở về đến Thượng Hải lại thiếu phương tiện vận chuyển
tất cả ra Phổ Đà sơn (thuộc quần đảo Chu Sơn). Theo lời đề
nghị của một cư sĩ, họ để lại hai pho tượng lớn rồi tạm cất
mao xá thờ, còn ba pho tượng nhỏ thì thỉnh ra Phổ Đà sơn.
Năm 1898, Huệ Căn đại sư xây chùa rộng 33 mẫu với 72
gian. Vào năm 1918, chùa bị cháy, sau đó được xây dựng lại
mới lấy tên là chùa Ngọc Phật. Chùa gồm có Di Lặc điện, Đại
Hùng Bảo điện, Ngọc Phật lầu, Ngọa Phật đường, Quan Âm
đường, Phương Trượng thất Điện thứ một ở trên lầu Ngọc
Phật cất bằng gỗ, đen bóng, chính điện không lớn, trần chạm trổ công phu. Tượng Phật Thích Ca
bằng ngọc trắng, khắc từ một khối cẩm thạch, có nạm kim cương và đá quý ở sâu bên trong, ngồi
nhập định, cao 1,9 m, rộng 1,3 m. Ngôi điện thứ hai tên Ngọa Phật đường, nằm về hướng tây bày
tượng Đức Phật Thích ca nằm trong tư thế nhập diệt bằng cẩm thạch trắng dài 96 cm và 18 vị La
Hán.
Rời chùa Ngọc Phật, du khách sẽ tới khu vườn hoa Thượng Hải. Hẳn ai cũng sẽ cảm thấy như
mình đang lạc vào thế giới xa xưa vì cả khu phố vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn nét kiến trúc cổ
Một ngôi chùa ở Thượng Hải.
điển. Nhà cửa đều xây bằng gỗ, lên nước bóng loáng, có nhà sơn màu đỏ cam. Đường đi ngoằn
ngoèo, uốn khúc đưa đến một hồ đầy sen súng trước khi vào hẳn vườn. Những quán ăn, quán
trà, cho đến các gánh hàng rong đều mang sắc thái đặc biệt hoài cổ. Gọi là vườn hoa nhưng ở
đây có rất ít hoa, điểm hấp dẫn chính là lối kiến trúc kết hợp thật hài hòa giữa thiên nhiên và nhân
tạo. Khu vườn này đã tồn tại được 400 năm, gồm có 30 gian, chia ra 6 khu vực, ngăn nhau bởi
một bức tường trắng. Những chiếc cầu đá ở đây đều không nằm thẳng theo con đường đi vì
người Hoa tin rằng ma quỷ chỉ đi thẳng. Khu vực này tượng trưng cho phố xưa của Thượng Hải.
Nam Kinh lộ
Người Bắc Kinh rất hay vỗ ngực với câu "Bất đáo tường thành phi hảo
hán", còn người Thượng Hải lại nhấm nhẳng, "chưa tới Nam Kinh lộ coi
như chưa biết Trung Hoa". Bởi đơn giản, con phố dài 5 km này (bắt đầu tại
góc phía tây của Bến Thượng Hải) đã từ lâu được mang danh hiệu là
Trung Hoa đệ nhất lộ - con đường số 1 ở Trung Quốc, một khu mua sắm,
thương mại, ăn chơi sầm uất vào bậc nhất. Dọc theo Nam Kinh lộ là 350
cửa hàng lớn nhỏ nằm san sát bên nhau, chỉ bị chia cắt bởi một số rạp
chiếu phim, nhà hát và tiệm ăn mà thôi. Người Thượng Hải tạm chia nam
Kinh lộ ra làm 2: Nam Kinh Đông lộ và Nam Kinh Tây lộ.
Trên Nam Kinh Đông lộ, vào ban đêm ánh đèn neon rực rỡ như ban ngày, những khung cửa kính
sang trọng phô bày nhiều hàng hóa ngoại quốc xa xỉ với đủ nhãn hiệu hàng đầu thế giới, và nếu
có một con phố nào ở Đại lục làm du khách mường tượng đến những khu shopping cao cấp bên
đặc khu Hong Kong thì đó chính là Nam Kinh Đông lộ. Khách hàng muốn gì có nấy, kể cả những
tên tuổi "đỉnh" nhất: Armani, Zegna, Diesel, Prada, Cartier, Louis Vuitton Ngay góc giao nhau
giữa Nam Kinh lộ và Tây Giang lộ là cửa hàng mang cái tên Shanghai No.1 Store (Cửa hàng số 1
Thượng Hải). Đây cũng là cửa hàng lớn nhất Trung Quốc, lượng khách nội địa vào tham quan,
mua hàng lên tới cả chục nghìn người mỗi ngày.
Một điểm hấp dẫn nữa ở Nam Kinh Đông lộ là hằng hà sa số beauty salon, nơi khách hàng vừa
được chăm sóc sắc đẹp, vừa có thể nhìn ngắm cảnh phố phường tấp nập
bên ngoài qua những khung cửa kính rộng lớn. Một trong những beauty
salon nổi tiếng nhất là Trung tâm thẩm mỹ Tân Tân, với đội ngũ chuyên viên
và phục vụ từng ca lên tới hơn 80 người.
Trên Nam Kinh Tây lộ, bên cạnh các cửa hàng đa số dành cho giới trung lưu
là rất nhiều khách sạn, nhà hàng mà nổi tiếng nhất trong số đó là Khách sạn
Khách sạn Park.
Phố Thượng Hải.
Công viên (Park Hotel - do nằm đối diện với Công viên Nhân dân). Khách sạn này đã giữ danh
hiệu tòa nhà cao nhất Thượng Hải trong nhiều năm, cũng là nơi cố chủ tịch Mao Trạch Đông
thường lưu trú khi ông công cán tại thành phố này. Khách sạn Công viên còn được đông đảo du
khách biết đến qua những món ăn cực kỳ đặc sắc và màn khiêu vũ dưới bầu trời đầy sao trên
sân thượng. Trong con hẻm nhỏ Trường Anh lộ tọa lạc khu chợ khá nổi tiếng mang tên Hoa Điểu
thị, ở đó người dân địa phương suốt ngày tụ tập để mua bán những con vật nuôi như chó, mèo,
cá cảnh, chim cảnh, dế mèn và rất nhiều loại cây cỏ, hoa tươi Đoạn cuối Nam Kinh Tây lộ tập
trung rất nhiều khách sạn, trong đó có cả Trung tâm Thượng Hải (Shanghai Centre), một khu hỗn
hợp cực kỳ sang trọng bao gồm các cửa hàng bán đồ hiệu, nhà hàng, khu căn hộ cao cấp cho
thuê và khách sạn 5 sao Portman.
Những trung tâm mua sắm khác ở Thượng Hải là Hoài Hải lộ, đường Đông Thái, đường Phúc
Châu Đồ địa phương được ưa thích nhất ở Thượng Hải bao gồm lụa (lụa Tô Châu là thiên hạ
đệ nhất, mà Tô Châu với Thượng Hải lại rất gần), kim hoàn, thảm, đồ thêu thùa, ngọc và đồ chạm
khắc từ ngà voi. Nhưng hãy nhớ kỹ một điều, các chủ tiệm ở Thượng Hải không bao giờ cho bạn
cái giá Trung Quốc khi bạn có một khuôn mặt ngoại quốc đâu. Cứ vô tư mà mặc cả, đừng ngại trả
giá (dĩ nhiên là các cửa hàng bán đồ hiệu trên Nam Kinh lộ là ngoại lệ vì giá ở đó đã được niêm
yết rõ ràng).
(Theo Tư Vấn & Tiêu Dùng)
Tiểu lục địa Madagascar
70 triệu năm trước, Madagascar vốn là một phần đại lục cổ châu Phi
nhưng do sự đứt gãy địa tầng mà rời khỏi đại lục. Tuy có cơ sở địa
chất lâu đời như nhau nhưng sinh vật và cảnh quan nhân văn trên
đảo này khác hẳn với châu Phi đại lục. Vì vậy, Madagascar mới được
gọi là tiểu lục địa trên Ấn Độ Dương.
Đảo quốc lớn nhất châu Phi trông giống như một chiến hạm lớn chạy trên
Ấn Độ Dương, phía nam đại lục châu Phi. Diện tích đảo chính, Madagascar
là 590.000 km2, là bán đảo lớn thứ tư trên thế giới, sau Greenland, Ilian, Kalimantan.
Bán đảo Madagascar trải dài theo phía nam, phía đông và tây tương đối hẹp. Cao nguyên chính
giữa chạy dọc nam - bắc, tạo thành khung xương của địa hình toàn bán đảo. Tuy nằm cách xích
đạo hơn 1.500 km nhưng nửa phần phía đông, vì suốt năm nhận gió mùa đông nam thổi từ Ấn
Độ Dương vào, cộng thêm sự tác động từ khí hậu ẩm ướt đối với địa hình, nên đã hình thành khí
hậu nhiệt đới mưa nhiều và độ ẩm cao. Phần phía tây khuất gió lại thuộc về khí hậu nhiệt đới
Phong cảnh Madagascar.
thảo nguyên, hai mùa mưa khô rõ rệt. Điều làm người ta thấy lạ là cùng khí hậu thảo nguyên và
nhiệt đới mưa nhiều nhưng ở Madagascar không có các loại động vật lớn thường thấy ở đại lục
châu Phi như voi, hà mã, sư tử, ngựa vằn, hươu cao cổ… mà lại có rất nhiều động vật quý hiếm
mà đại lục châu Phi không có như khỉ cáo và linh miêu mã đảo.
Khỉ cáo mã đảo tổng cộng có 36 loài, ngoại hình trông rất đẹp, mặt cáo mình khỉ, tay ngắn, lông
dày, đa số có đuôi để giữ thăng bằng khi chạy nhảy, vừa có cánh tay
thiện nghệ để leo trèo. Loại phổ biến là khỉ cáo vằn, vóc dáng như
mèo, lông nhung vừa dài vừa nhiều, đen trắng đan xen, miệng đen
mặt trắng, đuôi vằn đen trắng đan xen rất đẹp và hấp dẫn người xem.
Nó không bám trên cây như các loài khỉ cáo khác mà ở trên vách đá.
Khỉ cáo đuôi ngắn là lớn nhất, chiều cao đạt tới 90 cm, thân dài 10
cm, đuôi dài 15 cm. Còn một loại khỉ tay rất đặc thù: toàn thân màu
nâu tối, độ lớn cỡ như mèo, mặt ngắn, tai to, móng vuốt đặc biệt dài
và linh hoạt, dùng để bắt côn trùng trong các bọng cây hoặc các khe
hở. Linh miêu mã đảo rất quý, thân hình giống như con chồn, độ lớn
bằng con chó, chân ngắn, đuôi dài. Các đốm vằn trên mình tương đối ít. Không giống những con
mèo bình thường khác, khỉ cáo và mèo mã đảo thuộc về động vật có vú nguyên thuỷ, có giá trị
khoa học quan trọng đối với việc nghiên cứu sự tiến hoá của sinh vật, được mệnh danh là thạch
hoá sống.
Thực vật trên đảo cũng có rất nhiều chủng loại, trong đó có những loại đặc biệt như cây lữ nhân
tiêu. Châu Phi đại lục vốn không có loại cây này, về sau được nhập giống ở Madagascar. Loại cây
này cao hơn 10 m, thân giống cây dừa, nhìn từ xa, cành lá của nó trông giống như một chiếc quạt
lớn xoè ra, giống bộ lông của một con công đang múa. Do cuống lá của nó thon dài mềm mại,
phần gốc có nhiều nước, khách du lịch chỉ cần khoét bằng dao nhỏ là có thể giải khát với loại
nước có vị ngọt trong cây.
Trong thuyết cấu tạo Bankuai, đại lục châu Phi, Nam Mỹ, Nam Cực, châu Đại Dương, Ấn Độ và
Madagascar từng dính liền với lục địa cổ Tongwana phương nam. Về sau, lục địa cổ phát sinh
các đứt gãy nên dần dần tách ra, sau một thời gian dài mới chuyển đến các vị trí như ngày nay.
Phần phía tây đảo Madagascar và tuyến bờ biển Mozambique tuy cách xa nhưng lại rất ăn khớp
với nhau. Bờ biển thẳng tắp phía đông và bờ biển phía tây Ấn Độ gần như xuất phát từ một
tuyến. Những điều này đều là chứng cứ của thuyết di dời đại lục. Đảo Madagascar từ sau khi
tách rời đại lục cổ Tonwana đã rơi vào tình trạng cách ly với thế giới trong một thời gian dài. Sự
tiến hoá của sinh vật đi theo con đường phát triển độc lập, làm sinh sôi nhiều loài chim quý, thú
Linh miêu.
lạ, kỳ hoa dị thảo đã tuyệt chủng rất sớm ở nhiều nơi nhưng lại được bảo tồn nơi đây. Vì thế, tiểu
lục địa trên Ấn Độ Dương lại có thêm biệt hiệu là hòn đảo của những hoá thạch sống.
Cư dân sốn trên đảo có chủng tộc, ngôn ngữ và phong tục tập quán riêng
biệt. Người Madagascar da màu vàng, vóc dáng hoàn toàn khác với người
Ảrập và người da đen của đại lục châu Phi, lại rất giống cư dân Đông Nam
Á xa xôi. Tiếng Madagascar và ngôn ngữ của khu vực Đông Nam Á cũng
gần giống nhau, xét về phân loại ngôn ngữ (cùng ngữ hệ Mã Lai - Polinixi).
Theo khảo sát và chứng minh tổ tiên của người Madagascar chủ yếu đến
từ vùng Đông Nam Á ở bên kia Ấn Độ Dương. Từ trước Công nguyên đã
có dân tộc Đông Nam Á như Indonesia dùng thuyền vượt đại dương để
sinh sống trên đảo, dần dần dung hợp với người da đen, người Ảrập đến đảo sau này. Chính vì
nguồn gốc lịch sử của huyết thống chủng tộc và sự di dời dân tộc này nên người Madagascar
được xem là người da vàng châu Phi. Đảo Madagascar vẫn giữ nhiều phong tục tập quán của
người Đông Nam Á. Vùng nông thôn mang đậm nét Đông Nam Á. Nhà cửa, nông trại, thường
được dựng bằng tre trúc, hai mái nghiêng được phủ bằng các loại rơm cỏ và lá cọ, trên tường
còn có các khám thờ. Cư dân trên đảo từ việc ăn uống, ở đến các thể thức nghi lễ hôn nhân, tang
chế đều giữ lại nhiều nét đặc sắc của Đông Nam Á.
Nhiệt độ trên đảo Madagascar tương đối cao, nhiều mưa, điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc
phát triển cây lúa. Lúa là cây lương thực chủ yếu của người Madagascar, kỹ thuật sản xuất cũng
được truyền từ Đông Nam Á tới. Vì nước nhiều nên cây cỏ xanh tốt, lại không có ruồi nhọn vòi tấn
công gia súc nên cư dân trên đảo có thói quen nuôi bò. Việc nuôi bò ở đây cũng đặc biệt, chủ yếu
là bò có hình dáng u lưng lạc đà. Ở đây có hơn 10 triệu con bò, tương đương tổng số dân trong
nước nên được gọi là “vùng đất của bò u”.
Ở Madagascar, bò chiếm vị trí vô cùng đặc biệt, khắp nơi trên đảo đâu đâu cũng có hình tượng
của bò: trên quốc huy, tiền tệ, huy chương hướng đạo sinh… Những tấm bảng sừng sững hai
bên đường cũng vẽ hình đầu bò. Trên tấm bia kỷ niệm độc lập dựng năm 1960 cũng có hình bò u.
Ở miền Nam, lễ đính hôn của chàng trai khi cầu hôn là “trộm” bò để thấy sự đảm lược và lòng
dũng cảm của người cầu hôn, từ đó có thể lọt vào mắt xanh của cô gái.
(Theo sách Những nền văn minh thế giới)
Rượt bò và bị bò rượt ở Pamplona
Khỉ cáo.
Có người cho rằng, trò chơi máu me - đặc trưng của đất nước Tây Ban Nha - là một phần
không thể thiếu được của văn hóa bản địa. Đối với những kẻ khác thì đây chỉ là một cách
hành hạ tàn bạo thú vật.
Thế giới biết tới lễ hội thả bò ra để rượt đuổi ở Pamplona từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước,
khi Ernest Hemingway đưa câu chuyện lạ lùng đó vào cuốn tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc nổi tiếng.
Song chẳng mấy ai vỗ tay tán thưởng hay phản đối, vì cũng chỉ có vài chục người chứng kiến
món tiêu khiển này của dân miền Bắc Tây Ban Nha. Hôm nay, nó đã nghiễm nhiên trở thành biểu
tượng Pamplona, khi có đến nửa triệu kẻ hiếu kỳ từ Tây Ban Nha và nước ngoài đến hẹn lại đổ
xô về đây. Pamplona sẵn sàng chi 2,9 triệu euro cho ngày hội được truyền hình trực tiếp ra khắp
thế giới.
Đấu bò tại Tây Ban Nha.
Đúng 8 giờ sáng, sau khi bắn một quả pháo đùng, các nhân viên của ban tổ chức mở tung cửa
cho đàn bò mộng xổ ra đường. Mỗi đợt 12 con đã bị giam cho cuồng cẳng, nay hăng máu lao ra
tham gia cuộc đua với hàng trăm "đấu sĩ tình nguyện" trong bộ quần áo trắng và thắt khăn đỏ.
Cuộc đọ sức này không phải là trận đấu bò tót bằng gươm dao như trong các đấu trường ở Tây
Ban Nha, mà chỉ đơn thuần là cuộc chạy đua qua các ngõ hẹp ngoằn ngoèo của khu phố cổ giữa
12 khối cơ bắp điên cuồng nặng tới 600 kg với những kẻ liều mạng bằng xương bằng thịt, trong
tay không trang bị một vũ khí nào ngoài tờ báo cuộn tròn.
825 m là độ dài chính xác của đường chạy, cuộc đọ tài khoảng 2 phút kết thúc tại quảng trường
lớn, nơi những con vật bị hạ sát vào lễ hội buổi tối bởi chính tay các đấu sĩ chuyên nghiệp, sau đó
lên dàn lửa để biến thành món điểm tâm cho khách dự hội.
Kể ra 2 phút vui vẻ cũng chẳng hề hấn gì trong một ngày hội dân gian nếu không xảy ra chuyện
sứt đầu mẻ trán. Từ năm 1924 đến nay đã có 14 người ham vui phải bỏ mạng vì những con bò
mộng xóc lên đầu sừng hoặc giẫm chết, số người gãy tay chân không đếm nổi. Riêng trong lễ hội
năm ngoái, các nhân viên y tế phải băng bó tới 432 nạn nhân.
"Hãy lăn ra đất, vòng tay ôm qua đầu và nằm im như chết cho đến khi đàn bò chạy qua" là lời
khuyên in trên hàng chục nghìn tờ rơi bằng mọi thứ tiếng của mozos - những "vận động viên chạy
đua với bò" thuộc loại chuyên nghiệp. Họ chuẩn bị tập huấn hàng tháng trời trước khi vào hội, do
đó cũng ít khi bị gặp nạn, và lời khuyên ấy quả không thừa đối với các khách du lịch định thử tài
rượt bò tót, hay đúng hơn là bị bò tót rượt. Do không có kinh nghiệm, phần lớn những cú thương
tích hoặc tử nạn đều nằm vào người lạ từ xa đến. Chủ yếu các vết thương cũng không phải do bò
tót gây ra, mà do chen lấn và ngã trong khi chạy trong ngõ hẻm lát đá lổn nhổn.
Một phần lớn những du khách vào trận sau một đêm đọ sức với bia rượu, vốn hay xảy ra trong
các kỳ nghỉ vui vẻ. Khi những con bò mới sổng ra khỏi hàng rào, họ tìm cách nhảy lên cưỡi hoặc
nắm đuôi chúng. Con bò điên tiết liền quay đầu tìm thủ phạm, và cả người khác cũng chịu vạ lây.
Năm nay trò chơi rất đặc trưng cho dân Tây Ban Nha máu nóng còn kéo dài, nối tiếp truyền thống
hàng trăm năm ở đất này. Ngày ấy nông dân dồn những đàn bò qua ngõ phố quanh co tới đấu
trường hoặc lò mổ, sau vụ mùa vất vả họ kiếm vài ngày lễ hội xả hơi, thờ cúng thánh Navarra
San Fermin bảo trợ cho thành phố.
Javier Itoiz bực tức ra mặt, khi anh thay mặt các cựu chiến binh của Pamplona nhận xét về thói
nhẹ dạ của du khách khi chạy đua với bò: "Nhiều người còn xỏ dép lê, mồm thì sặc mùi rượu".
Những vận động viên chính thống của địa phương đòi phải kiểm tra kỹ những phần tử muốn tham
gia rượt bò, nhằm tránh các tai nạn do bất cẩn xảy ra. Năm nay, từ hôm khai mạc đến cuối tuần
qua "mới có" 335 người bị thương, một phần cũng nhờ ban tổ chức vệ sinh kỹ lưỡng bằng máy
phun nước cao áp, và lần đầu tiên thử nghiệm rải chất chống trượt lên nền đường lát đá cuội,
chưa kể đến vô số bệnh nhân bị nhiễm độc do quá chén.
Vụ một vận động viên 62 tuổi người bản xứ bị bò húc lòi ruột đã qua 2 năm, lần này lễ hội rượt bò
đồng thời để tưởng niệm Matthew Peter Tassio, một du khách người Mỹ 22 tuổi bị bò húc chết
cách đây 10 năm. Nhưng không chỉ vì sự nguy hiểm ấy mà các nhà hoạt động bảo vệ động vật
năm nào cũng biểu tình phản đối. Họ coi cả truyền thống đấu bò lẫn chạy thi với bò là kiểu hành
hạ súc vật một cách dã man mà chính luật châu Âu cấm. Nhưng phép vua thua lệ làng, người địa
phương không cho luật của EU được xen vào những giá trị văn hóa truyền thống của họ. Những
cuộc đấu bò vẫn được đông đảo khán giả đến xem, mặc cho phong trào tẩy chay dần dần hình
thành. Pamplona dân số chỉ vẻn vẹn 190.000 người nhưng có 3 đại học Tổng hợp. Thành phố
thơ mộng bên sông Arga từ năm 1512 thuộc về Tây Ban Nha quyết tâm giữ ngày hội lâu đời này
của mình.
(Theo Thể Thao Văn Hóa)
Achuta không được là người
Mang thân phận ô uế ngay từ khi mới ra đời, 1/6 dân số Ấn Độ đang phải sống cuộc sống
xa lạ với đồng loại. Tại Ấn Độ, những người dưới đáy xã hội vẫn bị tẩy chay, bị sỉ nhục, bị
cấm đi vào đền thờ và nhà của những người tầng lớp cao. Họ bị hiếp, bị đốt, thậm chí bị
bắn chết vì những lý do không chấp nhận được.
Girdharrilal Maurya đang phất lên nhờ nghề thuộc da thì gặp họa, cái họa do chính tổ tiên anh
gây ra. Tất cả chỉ vì anh sinh ra là một người Achuta, một thứ cặn bã dưới con mắt của đạo
Hindu. Cái tội của Maurya là đã không cam chịu phận đã định như ông cha mình, dám dùng
chung giếng làng - xưa nay vốn chỉ dành cho những người đẳng cấp trên.
Một đêm, trong khi Maurya đi vắng, nhà anh bị tấn công. Một nhóm người đã phá hàng rào, lấy đi
máy kéo, đánh đập vợ và con gái anh rồi đốt rụi căn nhà. Thông điệp của họ rất rõ ràng: Hãy trở
lại nơi thuộc về mày.
Những vết sẹo do bị tạt acid trên mặt Ramprasad và trên
người Ramlakhan ở làng Uttar Pradesh là cái giá họ phải trả
vì đã dám câu cá ở cái ao không phải dành cho những
người Achuta.
Ở Ấn Độ, sinh ra là một tín đồ của đạo Hindu thì buộc phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo
về đẳng cấp xã hội của đạo này. Đạo Hindu chia xã hội thành những đẳng cấp khác nhau theo
quan điểm đã tồn tại hơn 1.500 năm qua: mọi người sinh ra không phải ai cũng có quyền bình
đẳng. Theo đó, như một cơ thể người, ở đẳng cấp cao nhất (từ miệng trở lên) là các Brahman:
những thày tu và giáo sĩ; từ miệng xuống tay là Kshatrya: những người lãnh đạo và binh lính; từ
tay xuống đùi là Vaisya: tầng lớp buôn bán; từ đùi đến chân là Sudra: người lao động. Những
người như Maurya thì không được tính đến. Họ bị xếp vào dạng Achuta, nghĩa là những người
dưới đáy xã hội. Họ bị khinh rẻ, ruồng bỏ và là một khái niệm đồng nghĩa với sự ô uế, không đáng
được gọi là người.
"Luật Manu của đạo Hindu quy định rất rõ ràng, tầng lớp nào thì được ăn gì, vệ sinh ra sao, khi
nào thì chiến đấu và kẻ nào thì phải tránh", Umashaka Tripathy, một thày tu thuộc tầng lớp
Brahman (Bà la môn), cho biết. Tổ tiên của Tripathy chính là những người đã lập ra luật Manu và
bây giờ, đến lượt anh duy trì nó. Ngồi bắt chéo chân trong một ngôi đền ở Varanasi bên bờ sông
Hằng, Tripathy vừa khua đôi bàn tay trắng mềm vừa nói về việc anh phải giữ thể xác và linh hồn
mình trong sạch, không một tỳ vết như chiếc áo thụng dhoti truyền thống mà anh khoác trên
người.
"Tôi kiêng thịt, rượu, không ăn gừng hay hành vì chúng trồng trên đất". Câu chuyện của Tripathy
chứa đầy sự tự kiêu của một người thuộc đẳng cấp cao nhất trong xã hội. Một người Brahman
như Tripathy không được chạm vào chân của Gandhi, vì dù được tôn sùng như một vị thánh ở Ấn
Độ, Gandhi vẫn thuộc về Vaisya - đẳng cấp thấp hơn anh những hai bậc. Và đương nhiên,
Tripathy chẳng bao giờ bận tâm đến số phận của những người Maurya. Những câu chuyện về
người Achuta bị tạt acid, hoặc vợ anh ta bị hiếp trước mặt chồng, vẫn xảy ra hằng ngày ở đâu đó
trên đất Ấn Độ, không lấy nổi của Tripathy một cái nhíu mày.
Trong ký ức sống của ngày trước, người Achuta sẽ bị đánh nếu trót để bóng mình phủ lên một
người ở đẳng cấp cao hơn vô tình đi qua đường. Họ phải mang chuông để người khác biết mà
tránh. Họ phải mang ống nhổ theo mình để không được khạc nhổ làm ô uế mặt đất. Và đương
nhiên là họ không bao giờ được phép ngồi gần ai ngoài những người cùng đẳng cấp với mình.
Ngày nay, tuy những luật lệ này đã phần nào được nới lỏng, nhưng tình thân ngược đãi của nó
với tầng lớp Achuta vẫn không khác trước là bao. Hiện có khoảng 160 triệu người Achuta ở Ấn
Độ. Những người dưới đáy xã hội này vẫn bị tẩy chay, bị sỉ nhục, bị cấm đi vào đền thờ và nhà
của những người ở tầng lớp cao hơn. Họ bị buộc phải ăn uống trong những cốc, bát riêng ở nơi
công cộng. Họ bị hiếp, bị đốt, bị đánh thậm chí bị bắn chết vì những lý do phân biệt đẳng cấp
không thể chấp nhận được.
Mặc dù luật pháp Ấn Độ nghiêm cấm những hành vi phân biệt đẳng cấp, nhưng ở một đất nước
mà 80% dân số theo đạo Hindu thì thường là lệ (của chính giáo) vẫn lớn hơn luật (của quốc gia).
Thế nên tất cả những nỗ lực của chính quyền để đổi đời cho người Achuta vẫn chỉ nằm chủ yếu
trên giấy tờ. Không có cách nào để họ hòa nhập vào xã hội. Rào cản lớn nhất chính là nghề
nghiệp của họ, những nghề luôn bị định kiến của đạo Hindu quay lưng.
Tôn giáo này quy định những công việc bẩn thỉu, phải tiếp xúc với rác, máu hay các chất thải của
cơ thể, là để dành riêng cho người Achuta. Nghĩa là dù thông minh, tài giỏi tới đâu thì nghề của
họ vẫn không nằm ngoài những việc như mai táng người chết, dọn nhà xí, cắt rốn trẻ con, thu
lượm xác xúc vật trên phố, thuộc da, thông cống may lắm mới được làm thuê việc đồng áng
cho các địa chủ. Những công việc này thuộc dạng cha truyền con nối qua hàng bao thế hệ người
Achuta.
Sinh thời, Mahatma Gandhi đã dũng cảm đối đầu với những điều luật mấy nghìn năm của đạo
Hindu để lấy lại công bằng cho người Achuta. Ông nhận con gái của một gia đình Achuta làm con
nuôi, khẩn cầu Ấn Độ thôi khinh mạt những người con cùng màu da, cùng sinh ra và lớn lên bên
sông Hằng. Thậm chí ông còn đổi tên Achuta thành Harijan (Những đứa con của thượng đế). Ông
cũng mở toang tất cả các cánh cửa đền cho họ vào hương khói và đi khắp Ấn Độ để nói về một
xã hội mới không còn cái nhìn khinh rẻ đối với họ.
Tuy nhiên, Gandhi chỉ kêu gọi xóa bỏ Achuta mà không dám đánh đổ chế độ phân định đẳng cấp
xã hội - đặc sản đáng buồn của Ấn Độ. Kết quả, cái ông mơ ước và cái ông nhìn thấy còn quá xa
nhau. Người Achuta vẫn không được tôn trọng hơn. Tuy đã bớt bị khinh rẻ nhưng họ phải mang
thêm những cái nhìn thương hại. Dù sao những gì Gandhi làm cũng mở đường cho Bhimrao
Ramji Ambedkar lập ra đảng chính trị đầu tiên của người Achuta, thậm chí chiếm được ghế cho
họ trong bộ máy lập pháp. Ambedkar mạnh tay hơn Gandhi và đáng tiếc là chính điều này đã đẩy
họ sang hai chiến tuyến. Gandhi sợ rằng những gì Ambedkar làm sẽ phá tan đạo Hindu và ông đã
đẩy người hùng đích thực của dân Achuta vào phía cuối của một con đường hầm không có ánh
sáng. Thất bại, chán nản, Ambedkar cuối cùng đã cải giáo sang đạo Phật.
Gần 50 năm trôi qua kể từ khi Ambedkar trút hơi thở cuối cùng. Cũng từ đó, không còn lương tâm
nào dằn vặt vì thân phận của người Achuta nữa. Và những người sống dưới đáy xã hội lại phải
tiếp tục vác gánh nặng nghiệp chướng của quá khứ vào tương lai - tương lai không dành cho họ.
Trong những năm gần đây, số vụ hành hung, ngược đãi người Achuta đã tăng lên tới 30% tại các
bang họ tập trung như Bihar, Tamil Nadu. Xã hội làm ngơ và cảnh sát hãn hữu lắm mới tiến hành
điều tra tội phạm. Trong kho tư liệu của phóng viên ảnh Krishnar Kishan ở thành phố Patna, thủ
phủ Birha, tràn ngập hình xác người Achuta. "Mỗi tuần lại có vài người thiệt mạng. Nhưng chừng
đó là quá ít để có thể đưa tin. Tòa soạn chỉ cử tôi đi chụp khi có những cuộc thảm sát Achuta
lớn".
Ở Ấn Độ, quốc gia luôn tự coi mình là điển hình cho một hình mẫu phát triển, nền
dân chủ đông dân nhất thế giới, quyền lực mới trong công nghiệp phần mềm, một
kẻ thách thức trong lĩnh vực liên lạc vệ tinh, một cường quốc tiềm năng với những
nhà máy sản xuất năng lượng hạt nhân và bom nguyên tử - vẫn còn nguyên câu
hỏi: Tại sao những người Achuta phải chết?
(Theo Sành Điệu)
Những tục lệ cưới hỏi kỳ lạ
Có lẽ chẳng nơi nào tục lệ cưới hỏi lại đơn giản như ở đảo Bahamas ngoài khơi San
Salvadore. Trai gái tự do lựa chọn ăn ở và không chịu bất cứ sự ràng buộc nào cả.
Mùa xuân đến, các cô nàng lên rừng hái nấm và đây là dịp để các chàng trai theo tán tỉnh. Điểm
hẹn khi đã tìm được người hợp ý là một hốc đá kín đáo hay bên một dòng suối đầy cây lá che kín.
Sau buổi tâm tình, cô gái sẽ được mẹ dẫn về "nhà chồng". Người mẹ sẽ trở về cùng một ít tiền và
lương thực coi như là sự đền đáp công ơn của chàng rể.
Như một loài hoa, các cuộc tình này thường chóng tàn. Khi chia tay cô nàng lại trở về nhà mẹ,
còn chàng trai sẽ làm lại “lịch sử” mới. Tuy nhiên, khi cô nàng tái giá thì phải để con lại cho bà
ngoại nuôi trước khi… “lên thuyền sang bến mới”.
Đối với người La Mã và Hy Lạp cổ đại, chiếc áo cưới màu trắng tượng trưng cho sự trinh bạch
của cô dâu và thêm càng nhiều phù dâu, phù rể sẽ càng dễ đánh lừa các vị thần ác khiến họ khó
có thể hại được cô dâu, chú rể.
Cô dâu Ai Cập cổ xưa được đeo nhẫn cưới vào ngón tay thứ ba bàn tay trái và một vòng băng
cưới truyền thống trên người, vì họ tin rằng vòng tròn là biểu tượng của sự bất diệt. Bánh cưới
mang ý nghĩa của sự tốt đẹp và khả năng sinh sản; chút vụn bánh rắc trên đầu cô dâu để chắc
chắn một cuộc sống đầy đủ.
Thổ dân Equateur - Brazil sống theo chế độ mẫu hệ nên quyền lựa chọn hôn nhân thuộc về
những cô gái. Tập tục cưới hỏi cũng lạ đời, gia đình nhà gái phải đem lễ vật đến nhà trai gồm:
sừng tê giác, một khúc ngà voi hay một chiếc răng heo rừng. Và chàng trai được quyền “treo cao
giá ngọc” như hàng chục con gà trống thiến, trâu, vàng, bạc Nếu không đủ lễ vật để đáp ứng,
cô gái coi như đã có một đời chồng và sẽ ở giá suốt đời.
Vùng Pay Basque ở Tây Ban Nha cũng có tục cưới hỏi thật kỳ quặc, thổ dân ở đây chỉ tổ chức lễ
cưới khi một con cá voi (mà họ cho là vật linh thiêng) qua đời. Họ tin rằng linh hồn cá voi có
quyền lực giúp cho đời sống của mọi người được hạnh phúc hơn. Điều lạ là cá voi chết khó mà
đoán trước nên có năm chẳng có đám cưới nào, nhưng có năm đến hơn hai mươi đám cưới
được tổ chức cùng một lúc. Và họ chỉ được gần gũi nhau khi đã chôn cất xác cá voi tử tế.
Vào đầu thế kỷ 17, tại đảo Kyushu - Nhật Bản, tục cưới được các chàng trai tỏ rõ bằng hành động
dũng cảm, gan dạ: Một mình trên chiếc thuyền vật lộn với sóng gió và bắt nhiều tôm cá sẽ được
đàng gái gật đầu bằng lòng. Số tôm cá bắt được sẽ dành đãi hai họ. Đặc biệt, các sinh vật nghêu,
sò, tôm, cua được dùng làm lễ ra mắt thần biển.
Ở quần đảo Acores thuộc Bồ Đào Nha, tục lễ cưới có sắc thái huyền bí. Những đêm trăng sáng,
đôi tình nhân ngồi trên bãi biển nhìn ra khơi xa tự giới thiệu tên, tuổi và cầu nguyện “thần ngư”.
Nếu tín hiệu là một con cá chim bay vút lên, hoặc một cơn sóng thần ập đến: họ đã được sự đồng
ý của “thần ngư”. Và trước khi động phòng, đôi vợ chồng (mới) phải làm một mâm cỗ tạ ơn biển
cả, “thần ngư”.
Sống trong rừng già Brazil thuộc trung tâm Matto Grosso là vương quốc của đội nương tử quân
Amazone. Nơi đây, “đêm ái tình” được tổ chức định kỳ trong năm. Trước “đêm ái tình” là cuộc
tuyển lựa của các tân nương. Nữ vương sẽ là người chọn sau cùng.
Theo lệ những chàng trai đã “trúng tuyển” sẽ được các nàng tặng một “murquita” (bùa hộ mệnh
bằng đá xanh). Đêm đến những cuộc cận kề mây mưa sẽ diễn ra. Sáng ra thì mọi việc đâu vào
đấy, các chàng trai trở về bộ tộc của mình và các nàng lại trở về với cuộc sống của “thánh địa”
không đàn ông.
Cộng đồng người Swahili ở Lamu (Kenya) là nơi có những nghi thức nhằm tôn sắc đẹp và nâng
cao ý nghĩa ngày trọng đại của lễ cưới. Trước lễ cưới nhiều ngày, cô dâu phải qua nhiều công
đoạn để tôn tạo thêm sắc đẹp. Từ cổ trở xuống, lông trên cơ thể bị cạo sạch, sau đó người ta
dùng dầu dừa massage cơ thể cô rồi ướp thơm bằng tinh chất gỗ đàn hương.
Các cành lá nhỏ được dùng thay cọ để những phụ nữ khéo tay vẽ các mẫu hoa lá lên tay chân cô
dâu - có cả một phụ nữ lớn tuổi (Soma) dạy cho cô dâu nghệ thuật ái ân - nếu có thể bà này còn
chờ phía dưới giường tân hôn để hỗ trợ trong trường hợp cặp uyên ương này chưa đủ kinh
nghiệm. Chỉ trong đêm động phòng chú rể mới biết mặt cô dâu của mình.
(Theo Bưu Điện Đà Nẵng)
Thung lũng Chết âm u mà quyến rũ
Ở Mỹ, giữa bang California và bang New York có một vùng trũng dài và hẹp, dài 209 km
chạy theo hướng nam - bắc, rộng từ 10 đến 23 km. Phía tây khu đó là dãy núi Nevada, phía
đông là một lòng chảo lớn. Dải đất này được gọi là Thung lũng của sự chết chóc.
Toàn cảnh Thung lũng Chết.
Vùng đất có diện tích 1.400 km2. Nơi thấp nhất so với mặt nước biển là 68 m. Năm 1849, một
đoàn người đi đào vàng, vì muốn tìm đường tắt, họ đã lạc vào thung lũng này và mất phương
hướng. Để tìm lối ra, họ đã phải trải qua đói khát, sự thiêu đốt của ánh nắng mặt trời gay gắt, bị
tấn công bởi các loài côn trùng, sâu bọ như rắn và bộ cạp, chịu muôn vàn cực khổ, có người vùi
xác dưới đáy vực. Mãi đến tháng 1/1850 mới có một thành viên thoát ra khỏi khu vực đó. Năm
1941, một đoàn điều tra của Mỹ do mất phương hướng cũng lạc vào đây và không ai sống sót.
Năm 1949, một đoàn thám hiểm thâm nhập vào thung lũng và chết vì một sức mạnh thần bí. Một
vài người chạy thoát nhưng chẳng bao lâu họ cũng chết một cách khó hiểu. Vì vậy, nơi đây được
gọi là Thung lũng Chết.
Phải chăng có sức mạnh thần bí thực sự trong Thung lũng Chết? Đến nay, người ta vẫn chưa có
câu trả lời thoả đáng, chỉ biết điều kiện tự nhiên trong thung lũng vô cùng xấu. Vào mùa hè, nhiệt
độ ở đây thường trên 49°C (mùa hè 1913 đã lên tới 56,7°C). Lượng mưa ở đây cũng thấp, bình
quân mỗi năm chỉ khoảng 42 mm. Năm cao nhất, lượng mưa cũng chỉ là 114 mm. Năm thấp nhất
là không có lấy một giọt mưa. Vì vậy, thung lũng là nơi nóng nhất của Bắc Mỹ.
Thung lũng rất sâu và hoang vu. Đáy thung lũng là dòng sông cạn Amagesa
với những cồn cát lởm chởm khắp nơi. Giữa thung lũng là một quần thể
cồn cát rộng 155 km2, là nơi hoang vu nhất trong thung lũng. Thực vật ở
đây rất ít, chỉ một số ven đầm ao có một số loài cỏ như cỏ Yanzi, cỏ bấc.
Động vật cũng chỉ có thỏ rừng, chuột, cáo, chó sói và sơn dương. Ở thung
lũng hoang vu vừa khô vừa nóng này, sự sinh tồn của con người và động
vật thật sự rất khó khăn.
Hoa vẫn nở trong Thung
lũng Chết.
Cảnh vật ở Thung lũng Chết nhìn rất thê lương nhưng nơi đây lại có nguồn tài nguyên khoáng
sản phong phú như quặng borac và muối. Bắt đầu từ năm 1880, ngành khai thác khoáng sản ở
đây đã rất phát triển. Những người tới đây khai thác chịu rất nhiều gian khổ. Đến những năm 80
của thế kỷ 19, người ta bắt đầu khám phá ra mỏ đồng, vàng, bạc, nhôm ở vùng phụ cận. Nhiều
thành phố và thị trấn khai khoáng được xây dựng. Nhưng cùng với sự cạn kiệt của khoáng sản,
người ta rời đi, để lại một vùng hoang tàn đổ nát.
Trong lòng thung lũng hoang tàn như vậy nhưng cảnh sắc quanh nó lại hoàn toàn khác biệt. Phía
tây thung lũng là chân núi phía đông dãy Nevada. Ở vùng tiếp giáp, khe núi dọc ngang, đá mọc
lởm chởm. Dưới ánh trăng mờ, chúng càng âm u đáng sợ. Ban ngày, dưới ánh nắng mặt trời,
cảnh sắc đẹp rực rỡ và đây cũng là nơi có sức hấp dẫn khách du lịch nhất của thung lũng, được
mệnh danh là “cái đĩa điều sắc của các hoạ sĩ”. Năm 1933, Mỹ xây dựng ở đây một công viên
quốc gia và trở thành nơi nghỉ đông chống rét.
Trên thế giới còn có các thung lũng chết Eluos (Italy), Nicaeaguaqua (Ấn Độ) nhưng quy mô của
chúng khó so sánh với Thung lũng Chết của Mỹ. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa
học kỹ thuật, câu đố về Thung lũng Chết đang chờ ngày được giải đáp.
(Theo sách Những nền văn minh thế giới)
Tường biên giới Hadrian ở Anh
Một bình phong khổng lồ kéo dài trên đỉnh núi cheo leo hiểm trở, trở thành một trong
những danh thắng của Great Britain. Tường biên giới nằm ngang trên một gò nhỏ trơ trọi,
tại đây người ta nhìn thấy dấu vết còn sót lại của thành lũy, từng là một doanh trại chứa tới
10.000 quân và một bệnh viện.
Tường biên giới Hadrian nằm dọc theo bờ biển miền Bắc England, toàn thể chiều dài 120 km, cao
khoảng 4,5 m, rộng từ 2,5 m đến 3 m, được xây nên từ 750 nghìn m3 đá. Dựa theo tiêu chuẩn
hùng vĩ của đế quốc La Mã điển hình để đo lường, nó vẫn là một công trình kiến trúc hùng tráng
khiến người đời phải kinh ngạc.
Vì sao phải xây dựng tường biên giới Hadrian? Vấn đề này mấy thế kỷ nay các nhà khảo cổ học
và nhà sử học vẫn tranh luận không ngớt, và mỗi lần đào bới lại khiến một lần tranh cãi bùng nổ.
Trong đó, giả thuyết vua chúa xây dựng tường biên giới Hadrian để phân cách người La Mã với
người ngoại bang được đưa ra nhiều hơn cả.
Tường biên giới Hadrian.
Năm 43, quân đội La Mã xâm lược Britain. Năm 84 quân La Mã tiến về phương Bắc, trong chiến
dịch Mons Glaupis ở miền Bắc England cuối cùng chinh phục được một số bộ lạc rối ren của
người Scotland. Nhưng thắng lợi của La Mã ngắn ngủi. Vào năm 122 khi Hadrian đến, quân đội
La Mã đã rút lui vào khu vực hang núi Tain. Ở đó, họ sớm xây dựng nên con đường Stanget và
một số đồn trại quan trọng, hình thành biên giới khu vực miền tây từ Cobrick đến Chandler dài
128 km. Hadrian dường như đã nhận ra một điều: Người ngoại bang Bắc Britain không thể bị chế
phục. Bởi vậy ông muốn xây dựng một bình phong chắc mang tính vĩnh cửu sừng sững ở mút
phía Tây Bắc đế quốc khổng lồ của ông. Nó vừa là khu quân sự phức tạp, vừa tượng trưng cho
chính quyền La Mã.
Tường biên giới Hadrian xây cách Stanget và Tain vài cây số về phía bắc, phải bắc cầu qua sông,
và đi qua vùng đất hoang dã không có cỏ mọc. Công trình này phải triệu đến công trình sư, kiến
trúc sư và thợ đá kỹ thuật thành thạo. Binh lực to lớn trong quân đội La Mã khiến công trình này
có khả năng hoàn thành trong vòng 7-8 năm. Nhưng trong khoảng thời gian này, kế hoạch đã
thay đổi nhiều. Chiều rộng của tường biên giới thay đổi mấy lần; đoạn phía tây ban đầu dùng bùn
cỏ xây dựng, sau đó lại đổi sang đá.
Tường biên giới đầu tiên cứ cách khoảng 1.500 m một thành lũy. Những thành lũy này có thể để
cho một số quân nhân đóng, nhưng đại bộ phận quân đội đóng ở phía nam tường biên giới.
Không lâu, tất cả những cái đó đều bị biến đổi. Dọc tuyến đường biên giới lại xây dựng 14 đồn
trại quan trọng mới, bao gồm những đồn trại vẫn có thể nhìn thấy ở Haltwhistle, Chester và
Prestwick. Tiền tuyến Hadrian thành nhà của khoảng 10 nghìn quân đội.
Tường biên giới ngoài thành lũy, lầu tháp và đồn trại còn có đường đi, căn cứ cấp dưỡng và công
sự. Người ở khoảng giữa hai gò đất vững chãi có thể nhìn thấy rãnh hào Vanlem đáy bằng. Nó
song song với tường biên giới vươn dài về phía Nam. Dọc theo đường thông quân sự này, một
con đường nhỏ giữa khoảng tường biên giới và rãnh hào Vanlem, cũng có thể đi được.
Phía Nam tường biên giới Hadrian bên đường Stanget có hai di chỉ rất thú vị: hai nơi Cobrick và
Vendoryda đều có viện bảo tàng được người đời khen ngợi, cũng đều có phát hiện khảo cổ được
chú ý. Những di tích được đào lên vàng thau lẫn lộn, trình bày rất nhiều biến đổi về chiếm hữu và
sử dụng mấy trăm năm nay. Năm 1964, Cobrich phát hiện một quân cờ làm bằng gỗ, có dấu hiệu
La Mã thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Ở Vendoryda có một mốc chỉ đường La Mã. Công trình
phục chế hiện đại ở đấy giúp cho khách thăm quan thưởng thức trọn vẹn Hadrian, bình phong
chắn được tấm tắc ngợi khen.
Mấy thế kỷ trôi qua, một số tảng đá trên tường biên giới bị lấy trộm mất. Ở các địa phương khác,
vì sử dụng thuốc nổ mà tường bị phá hoại. Khoảng thế kỷ 18, một đoạn dài tường biên giới
Hadrian bị san phẳng làm đường. Dù cho như vậy, tường biên giới Hadrian đến nay vẫn kéo dài
trên đỉnh núi cheo leo hiểm trở, trở thành một trong những danh thắng hùng vĩ nhất Great Britain.
(Theo sách 100 kỳ quan thế giới)
Mũi Hảo vọng - nơi đẹp mà không dễ qua
Mũi Hảo vọng trong giống như “người lính” đứng canh nơi trọng yếu, trấn giữ tuyến
đường xung yếu giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Trước khi kênh đào Suez được xây
dựng năm 1869, mũi Hảo vọng là con đường lưu thông duy nhất trên biển giữa châu Âu và
châu Á.
Năm 1486, nhà hàng hải nổi tiếng người Bồ Đào Nha Batorluomei Bird Diast vâng lệnh vua Ruo
Ao đệ II, thống lĩnh một đoàn thuyền xuất phát từ Lisbon đi dọc theo bờ biển phía tây châu Phi,
với ý đồ có thể khám phá một con đường mới thông với “đất nước vàng” Ấn Độ. Khi đoàn thuyền
đi đến vùng giáp nước của Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và mặt nam của đại lục châu Phi thì
trên mặt biển gió bão gào thét. Sóng dữ vạn trượng nổi lên. Đoàn thuyền lắc lư chao đảo trong
sóng to gió lớn. Các thuyền viên có cảm giác như họ sắp xuống suối vàng, sắp chôn mình trong
bụng cá.
Lúc này, một đợt sóng gió đẩy đoàn thuyền đến mũi đất vô danh, nhờ vậy mới tránh được tai vạ.
Diast và các thuyền viên khác hoàn hồn trấn tĩnh, họ chúc mừng nhau và đặt cho mũi đất này là
Mũi Bão táp.