Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đừng tìm câu trả lời ngay trước mắt pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.04 KB, 6 trang )

Đừng tìm câu trả lời ngay trước mắt
Chúng ta thường hỏi điều gì là quan trọng trong việc tiến hành
hoạt động cải tiến. Câu trả lời chính là “việc tự tìm ra câu trả lời
cho chính mình”. Đối với doanh nghiệp, việc sử dụng trí tuệ của
nhân viên trong công việc là thật sự cần thiết, họ có thể phát huy
tối đa khả năng sáng tạo và những phương pháp tối ưu để hoàn
thành nhiệm vụ, phát triển doanh nghiệp.
Bài học về "cải tiến" của hãng Toyota
“Chuyền sản xuất này hiện có tới bảy người, vì vậy có những
người không cần thiết. Hãy cải tiến để còn năm người”. Một nhân
viên của Toyota nhận chỉ thị này từ cấp trên. Nhân viên này
không biết phải làm thế nào để thực hiện mệnh lệnh đó. Vì thế
anh ta yêu cầu cấp trên chỉ thị cụ thể hơn. Thế nhưng cấp trên
của anh chưa vội đưa ra giải pháp.
Trong chúng ta, ai cũng từng một lần ngạc nhiên với mẩu quảng
cáo trên truyền hình về sự khác biệt giữa 5+4=? và ?+?=9. Biểu
thức phía trước là cách thức giáo dục của người Nhật. Ngược lại,
có rất nhiều quốc gia chọn phương thức giáo dục theo biểu thức
phía sau. Tương phản với biểu thức phía trước chỉ có kết quả là
9, biểu thức phía sau có nhiều câu trả lời.
Xét trên phương diện giáo dục, huấn luyện, chúng ta không thể
biết được phương thức nào tốt hơn. Thế nhưng, theo quan điểm
là chúng ta cần có nhiều đáp án thì biểu thức phía sau thường
được sử dụng hơn trong giới kinh doanh.
Chúng ta thường hỏi điều gì là quan trọng trong việc tiến hành
hoạt động cải tiến. Câu trả lời chính là “việc tự tìm ra câu trả lời
cho chính mình”.
Nếu muốn có kết quả ngay, chúng ta sẽ nóng vội trong việc tìm ra
câu trả lời có sẵn ở hiện tại. Và chỉ thị của cấp trên mà cấp dưới
mong muốn nhận được sẽ như thế này: “Hãy cải tiến như thế này
bởi đang tồn tại lãng phí ở đây”. Nếu thực hiện đúng như chỉ thị


thì vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.
Thế nhưng khi làm việc theo cách đó, chúng ta sẽ mất đi cơ hội
thực hiện việc cải tiến để phát triển.
Hoạt động cải tiến của Toyota trước hết bắt đầu từ những điều
làm cho chúng ta suy nghĩ. Thêm nữa, phương án cải tiến do mọi
người suy nghĩ chắc chắn không có đáp án đúng nhất. Với cách
nói “ở đây có một số vấn đề” hoặc “điểm này rất tuyệt vời” của
cấp trên về phương án cải tiến sẽ kích thích nhân viên tìm tòi để
hiểu vấn đề rõ hơn. Sự nhẫn nại của cấp trên là một yếu tố cần
thiết trong việc huấn luyện cho nhân viên nỗ lực suy nghĩ.
Nhân viên nhận chỉ thị thực hiện việc cải tiến “giảm từ bảy người
xuống còn năm người” không biết phải bắt đầu từ đâu. Hoặc anh
ta học theo các chuyền khác, hoặc luôn phải hỏi ý kiến của cấp
trên. Đến một ngày, anh ta sẽ nghĩ “mình không nên dựa vào cấp
trên nữa”. Và anh ta đưa ra phương án cải tiến của riêng mình,
đáp ứng được mong đợi. Sau đó, nhân viên này tự mình thực
hiện những công việc mà không cần chỉ thị, hay bất kỳ nhắc nhở
nào của cấp trên.
Trong khi cải tiến sản xuất, thỉnh thoảng chúng ta gặp những
giám đốc thiếu kiên nhẫn. Việc nhân viên thường mắc lỗi trong
khi thực hiện công việc làm mất nhiều thời gian. Nếu người quản
lý chịu khó sâu sát, chỉ thị trực tiếp cho nhân viên thì vấn đề sẽ
được giải quyết nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu dùng cách quản lý đó thì việc cải tiến sản xuất
không thực hiện được. Tất cả mọi việc đều dựa vào chỉ thị của
cấp trên và nhân viên chỉ việc làm theo mà không tự mình suy
nghĩ. Lúc đó công việc có thể đạt một số thành quả, thế nhưng hệ
quả là nếu không có người đưa ra chỉ thị thì không công việc nào
được tiến hành cả.
Bạn muốn thực hiện cải tiến nhất thời, hay cải tiến liên tục. Dựa

theo điều này, nó sẽ tập cho bạn tính kiên nhẫn.
Những người muốn có câu trả lời ngay chính là những người
luôn nghĩ rằng chỉ có một câu trả lời duy nhất. Do đó họ cho rằng
việc tìm ra nhiều đáp án cho một câu hỏi là một việc lãng phí. Đây
là một suy nghĩ không đúng.
Theo Toyota, chúng ta nên nghiêm khắc với lãng phí trong công
việc. Thế nhưng việc sử dụng trí tuệ của nhân viên và lỗi phát
sinh trong việc thực hiện những vấn đề đó thì không phải là lãng
phí.
Xin nêu ví dụ về đường mòn lên núi. Nếu tìm được đường mới
lên đỉnh núi, thì chỉ một vài người chịu từ bỏ con đường mòn đó.
Ta hãy đặt câu hỏi đó có phải là con đường nhanh nhất để lên
đỉnh? Chúng ta băn khoăn không biết đi đường đó có mất nhiều
thời gian, có thấy được cảnh đẹp của rừng hay không, bởi vì
chúng ta không biết rằng có một con đường mang lại sự thỏa
mãn cho ý chí chinh phục thử thách.
Ý nghĩa của câu chuyện là “đừng bao giờ đi lên núi theo một con
đường đã định mà hãy tự mình khai phá và tìm ra nhiều con
đường khác”.
Ở Toyota, khi muốn thực hiện việc cải tiến, mọi người sẽ đưa ra
nhiều phương án, sau đó sẽ tìm ra phương án tối ưu trong số đó.
Điều này tạo cho nhân viên thói quen suy nghĩ, tự mình tìm ra
nhiều phương thức thực hiện công việc. Nếu một người cảm thấy
phí thời gian để tìm câu trả lời cho mình, và chờ câu trả lời đó
của người khác thì họ sẽ không thể phát triển được.

×