Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cầm máu vết thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.84 KB, 2 trang )

Sơ cấp cứu - Chấn thương
Khi bị vết thương chảy máu, cần:
- Nâng cao phần bị thương lên
- Dùng khǎn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khǎn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến
khi máu ngừng chảy,
- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều
máu:
* Cứ ấn chặt vào vết thương
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại.
Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh,
dây thép
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
Chú ý:
* Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu
không thể cầm được,
* Cứ 30' lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa hay không và để cho máu lưu
thông.
* Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề phòng sốc.
Chảy máu ở những vùng đặc biệt
Có một số vết thương cần thay đổi chút ít về quy tắc nén chung, trực tiếp và gián tiếp, để
chữa trị có hiệu quả. Lượng máu mất đi ở các vết thương tại những vùng bị thương đặc biệt
này có thể là rất nhiều. Do đó, nạn nhân phải được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu sốc.
Các vết thương ở da đầu
Da dầu dược cung cấp máu nhiều, do dó khi bị thương, da đầu nứt ra tạo thành một lỗ lớn.
Máu có thể chảy ra nhiều và thường làm cho vết thương trông có vẻ nghiêm trọng hơn thực tế.
Tuy nhiên, bị thương ở da đầu có thể chỉ là biểu hiện một phần của thương tổn trầm trọng hơn
như nứt sọ. Giám định nạn nhân cẩn thận, nhất là các nạn nhân lớn tuổi hay trong trường hợp
nạn nhân bị thương ở đầu mà không biết do say rượu.
Cách chữa trị
Những điều nên làm :


• Hạn chế sự mất máu.
• Đưa nạn nhân đi bệnh viện.
• Mang găng tay dùng một lần (nếu có thể), để thay băng da đầu.
• Nén mạnh trực tiếp lên băng đã vô trùng hoặc miếng gạc sạch.
• Rịt chắc vết thương, dùng băng hình tam giác. Nếu máu vẫn chảy, thử nén lại trên
miệng gạc. Đặt nạn nhân còn tỉnh nằm xuống, đầu và vai hơi nâng lên. Nếu nạn nhân
bất tỉnh, đặt họ ở tư thế dễ hồi sức.
• Đưa nạn nhân đến bệnh viện, vẫn để ở tư thế chữa trị.
Bị thương ở lòng bàn tay
Lòng bàn tay cũng được cung cấp nhiều máu, nên vết thương có thể chảy máu nhiều. Vết
thương sâu có thể làm đứt gân và các dây thần kinh, do đó, làm mất cảm giác ở các ngón tay.
Cách chữa trị
Những điều nên làm
• Kiểm soát sự mất máu.
• Đưa nạn nhân đến bệnh viện.
• Ấn chặt miếng băng vô trùng hay miếng gạc sạch vào lòng bàn tay và bảo nạn nhân
nắm chặt tay lại. Nếu nạn nhân thấy nắm chặt tay quá khó, có thể dùng tay còn lại (tay
không bị thương) để bóp nắm tay đó lại.
• Băng các ngón tay lại để không giữ miếng gạc. Xiết chặt mối băng trên các ngón tay.
• Giữ tay nạn nhân đưa lên cao và đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Vết thương ở khớp nối
Mạch máu chạy bên trong khuỷu tay và đầu gối thì sát với da, do đó nếu bị đứt, chúng chảy
máu rất nhiều. Nên nhớ là kỹ thuật nén động mạch dưới đây sẽ ngăn không cho máu chảy đến
các phần thấp hơn của tay hoặc chân
Cách chữa trị
Những điều nên làm:
• Kiểm soát sự mất máu.
• Đưa nạn nhân đi bệnh viện.
• Đặt miếng gạc trên vết thương. Gập khớp lại càng chặt càng tốt.
• Giữ khớp gập lại thật chặt để nén lực lên miếng gạc, hãy nâng tay (hoặc chân) lên. Nạn

nhân nên nằm xuống nếu thấy cần thiết.
• Đưa nạn nhân đến bệnh viện, để ở tư thế chữa trị. Thả lỏng không nén sau mỗi mười
phút để máu lưu thông lại bình thường.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×