Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khi hệ thống kiểm soát chỉ là hình thức pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.19 KB, 8 trang )

Khi hệ thống kiểm soát chỉ
là hình thức
Sự cố “Đường La Ngà” mới đây cũng như những vụ việc khác
tương tự cho thấy một tình trạng đáng lo ngại: vai trò của ban
kiểm soát ở nhiều doanh nghiệp đang bị coi nhẹ, thậm chí có nơi
gần như hoàn toàn bị tê liệt.
Xem nhẹ vai trò giám sát
Trong một nghiên cứu mới đây của mình, Tiến sĩ Nguyễn Đình
Cung, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý Kinh
tế Trung ương), cho rằng việc xem nhẹ vai trò giám sát đang làm
cho nguy cơ lạm dụng quyền lực trong các doanh nghiệp trở nên
rất cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ lớn sở hữu nhà
nước.
Trong vụ Công ty cổ phần Mía đường La Ngà, ông Phạm Như
Hóa, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, sử dụng gần 18 tỉ
đồng chơi chứng khoán bắt đầu từ tháng 8-2007 nhưng mãi đến
tháng 4-2008 các cổ đông, kể cả cổ đông nhà nước (chiếm 51%)
mới hay biết. Mà hay biết cũng không do kết quả của sự minh
bạch hay công phát hiện của hệ thống kiểm soát mà là do đại hội
cổ đông thường niên bất ngờ bị hoãn, các cổ đông bàn tán xôn
xao nên nội vụ mới vỡ lở. Vai trò của hệ thống kiểm soát ở đây
nói chung và của ban kiểm soát nói riêng hầu như vắng bóng.
Có thể có mấy khả năng xảy ra với ban kiểm soát của công ty:
một, ban kiểm soát có phát hiện và đã cảnh báo, đề xuất biện
pháp ngăn chặn hành vi sai trái của ông chủ tịch; hai, biết mà để
mặc; và ba là hoàn toàn không hay biết.

Thực trạng của ban kiểm soát
Khả năng thứ nhất khó xảy ra vì nếu xảy ra vụ việc đã được ngăn
chặn. Như vậy, chỉ còn lại hai khả năng cuối và với khả năng nào
đi chăng nữa ban kiểm soát cũng sẽ phải chịu trách nhiệm liên


đới trong việc không làm tròn nhiệm vụ giám sát, cảnh báo của
mình.
Điều ngạc nhiên là hiện tượng trên không chỉ xảy ở “Đường La
Ngà”. Tại đại hội cổ đông thường niên của Công ty Xuất nhập
khẩu thủy sản Hà Nội (Seaprodex Hà Nội) vào ngày 19-4 mới
đây, các cổ đông cũng tá hỏa khi nhận được báo cáo tài chính
cho biết ban lãnh đạo công ty đã tự ý đưa trên 16 tỉ đồng để “đầu
tư tài chính ngắn hạn”, mua cổ phần của một ngân hàng cổ phần
hóa. Theo tính toán, với thời giá trên thị trường OTC hiện nay,
khoản đầu tư này có thể gây lỗ tới 10 tỉ đồng. Các cổ đông-“ông
chủ” của Seaprodex Hà Nội đã rất bức xúc khi một chủ trương
kinh doanh như thế đã không được báo cáo công khai, giải trình
rõ ràng. Trong vụ việc này, vai trò của ban kiểm soát cũng chẳng
thấy đâu mặc dù nhìn vào điều lệ công ty họ có một vị trí rất quan
trọng.
Trên thực tế việc thành lập ban kiểm soát tại nhiều doanh nghiệp
hiện nay gần như chỉ mang tính thủ tục, hình thức. Điều lệ công
ty, trong đó có các điều khoản quy định về ban kiểm soát được
bê nguyên xi từ văn bản luật ra nhưng việc thực thi lại hoàn toàn
không theo như vậy.
Theo ông Nguyễn Đình Cung, ở không ít công ty cổ phần, ban
kiểm soát do chính các thành viên HĐQT chỉ định; thành viên ban
kiểm soát vừa thiếu năng lực về chuyên môn, vừa là nhân viên
cấp dưới của thành viên HĐQT và của giám đốc công ty. Chính
điều này đã làm cho ban kiểm soát, cơ quan do đại hội cổ đông
bầu lên để giám sát hoạt động của HĐQT và tổng giám đốc, mất
đi tính độc lập, khách quan và từ đó không hoàn thành được
nhiệm vụ của mình.
Ngay cả khi ban kiểm soát có ý kiến thì tiếng nói của họ đôi khi
cũng chẳng có trọng lượng hoặc bị lờ đi, nhất là những ý kiến trái

với ban lãnh đạo công ty. Vì thế, các thành viên ban kiểm soát
thường chọn cách im lặng, dĩ hòa vi quý trong công ty. Nhiệm vụ
duy nhất của họ là hưởng thù lao và xuân thu nhị kỳ làm một báo
cáo vô thưởng vô phạt đệ trình đại hội cổ đông.
Trong khi đó, một trong những đặc điểm của các công ty cổ phần
Việt Nam là quyền lực rất lớn tập trung vào tay các thành viên
HĐQT. Họ vừa là cổ đông sở hữu lớn, lại được giao quyền quản
lý, thậm chí chủ tịch HĐQT kiêm luôn giám đốc điều hành, người
đại diện theo pháp luật. “Quyền lực cực lớn nhưng thường thiếu
một cơ chế giám sát tương ứng”, ông Cung nhận xét. Điều này
càng thể hiện rõ đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty
cổ phần có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước cao.
Ông Cung cho rằng người trực tiếp thực hiện quyền cổ đông nhà
nước chỉ là người đại diện với nhiều tầng nấc theo kiểu “đại diện
của đại diện thứ n”. Chưa có quy định cụ thể họ phải làm gì và
làm thế nào để thực hiện quyền cổ đông. Chưa có cơ chế giám
sát, tiêu chí giám sát. Thậm chí, theo quy định, vẫn cho phép tồn
tại các công ty nhà nước không có hội đồng quản trị, không có
ban kiểm soát. Giám đốc công ty trong trường hợp này cùng lúc
“vừa đá bóng, vừa thổi còi” khi vừa giữ vai trò điều hành, quản lý,
vừa giữ vai trò kiểm soát hoạt động của mình.

Hệ quả việc xem nhẹ vai trò ban kiểm soát
Hệ quả là, theo ông Cung, quyền lực trong các doanh nghiệp nói
trên đang bị lạm dụng dưới nhiều hình thức để phục vụ cho lợi
ích riêng của một số người. Một số hành vi lạm dụng quyền lực
điển hình hiện nay tại các công ty cổ phần như: kiến nghị phát
hành cổ phần ưu đãi cho thành viên HĐQT, tức thành viên HĐQT
tự mình kiến nghị, rồi bỏ phiếu ưu đãi cho mình (đây thực chất là
hành vi tước đoạt tài sản của công ty, của cổ đông thiểu số và cổ

đông nhà nước); giao dịch nội gián và giao dịch với các bên có
liên quan mà không công khai, minh bạch; lấy và sử dụng thông
tin, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi…
Hàng loạt vụ bê bối xảy ra trong các doanh nghiệp nhà nước như
vụ Lã Thị Kim Oanh, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công
ty Hàng không Việt Nam, Công ty Điện lực TPHCM… và gần đây
nhất, vụ Tổng công ty miền Trung, chính là hệ lụy của sự thiếu
vắng một cơ chế kiểm soát quyền lực thực chất, hiệu quả.
Thực tế còn cho thấy ngay cả khi tưởng đã có cơ chế kiểm soát
“ngon lành” rồi nhưng chỉ cần buông lỏng một chút thôi thì doanh
nghiệp cũng có thể phải trả giá đắt.
Giới hành nghề tư vấn tiếp thị hẳn chưa quên vụ biển thủ lớn xảy
ra cách đây vài năm tại công ty K một doanh nghiệp nước ngoài
nổi tiếng trong lĩnh vực sản phẩm chăm sóc vệ sinh ở TPHCM.
Giám đốc tiếp thị của công ty này bấy giờ là một người có năng
lực nên được trọng dụng, tin cẩn. Lợi dụng sự tin cẩn, viên giám
đốc tiếp thị đã biển thủ của công ty số tiền lên tới gần 60 tỉ đồng.
Nghe nói, khi phát hiện ra sự việc, công ty K. đã phải mời kiểm
toán viên từ Mỹ sang để điều tra và cuối cùng đã buộc lòng sa
thải kẻ biển thủ. “Sai sót trong trường hợp này thuộc về kiểm toán
nội bộ. Để xảy ra sự việc như vậy là do bỏ lơ hoạt động kiểm
toán nội bộ”, một chuyên gia phân tích.

×