Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Những điều nên biết về ĐÀ LẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.26 KB, 3 trang )

Những điều nên biết về ĐÀ LẠT
LTS: Có ma trong các biệt thự ở Đà Lạt không? Phóng sự dưới đây
là một trích đoạn từ một phóng sự trên báo trong nước. Chúng tôi
đăng lại để quý độc giả suy ngẫm về hiện tượng này…
Những ngôi biệt thự bỏ hoang ở Đà Lạt có ma? Thậm chí cả những
căn đang có người ở, ma cũng xuất hiện và làm đủ trò? Nhiều người
quả quyết đã nhìn thấy tận mắt những bóng ma xuất hiện, lởn vởn
trong những ngôi biệt thự này? Phần lớn những câu chuyện kể về
ma có liên quan đến cái chết của những cô gái trẻ thật ly kỳ, rùng
rợn.
Nhiều người phải dọn nhà đi nơi khác sống, không dám đến gần
những “ngôi nhà ma” ấy. Chúng tôi đã mất 3 đêm “tìm ma” trong
những ngôi biệt thự rất lạnh lẽo và hoang vắng
Oan hồn những thiếu nữ?
Căn biệt thự nằm trên đường Trần Hưng Đạo theo kiến trúc Pháp rất
đẹp, nhưng đang xuống cấp trầm trọng, cửa nẻo tan hoang. Người ta
đồn rằng, bước vào ngôi nhà ấy, tự nhiên người có cảm giác ớn lạnh
chạy dọc xương sống. Mặc dù bỏ hoang không người ở, nhưng
người đi đường thỉnh thoảng nghe thấy tiếng nói, cười. Tiếng khóc
phát ra i ỉ, i ỉ lúc dồn dập, lúc ngắt quãng. Căn nhà không hề có
điện, thế mà ban đêm, đi ngang qua đây, người ta vẫn nhìn thấy ánh
sáng điện mờ mờ phát ra trong ngôi nhà. Ở một căn khác liền kề, chỉ
cách chừng hơn 10 m, có người kể thấy những dải lụa trắng thỉnh
thoảng bay lất phất, nhưng khi đến gần thì không nhìn thấy nữa,
nhưng nếu đứng từ xa trông vào thì rõ mồn một.
Một "căn nhà ma" khác nằm ngay trong lòng thành phố là biệt thự số
10 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, được xây dựng từ năm 1949, làm
dinh thự của tướng Bình Xuyên - Bảy Viễn. Sau là trụ sở Cục Thuế
Cao Nguyên Theo bà Huệ, người từng sống ở đây và làm quản gia
cho gia đình Bảy Viễn, thì ban ngày, biệt thự này yên bình, ấm cúng,
không có gì, nhưng ban đêm thì dễ sợ lắm. Bà Huệ kể: Ngày bà ở


đó, Bảy Viễn vì sống xa gia đình nên chỉ có một mình; nhiều đêm,
ông ta đi chưa về, bà nằm ngủ ở lầu trên để vừa quan sát, canh
chừng nhà cửa vừa chờ ông ấy về, bà vẫn thường nghe thấy những
tiếng gõ cửa “lốc cốc, lốc cốc”! khô khốc vang lên. Biết không phải là
cách gọi cửa của ông chủ, bởi thường thì ông ấy hoặc khách đến thì
phải bấm chuông nên bà không ra mở cửa, chỉ hỏi vọng xuống: “Ai
đó?”. Không có tiếng trả lời, nhưng bà nghe rõ tiếng bước chân
người đi lại. Đánh liều, có lần bà mở cửa ra coi thì không thấy người,
chỉ nghe tiếng gió lùa thộc vào nhà, dù nhiều khi bên ngoài trời lặng
gió. Khi bà xuống lầu dưới ngủ thì trong phòng tắm ở lầu trên, mặc
dù cửa khóa, chìa bà cầm trong tay nhưng vẫn nghe tiếng xối nước
ào ào rõ ràng như có người đang tắm. Những âm thanh kỳ quái đó
cứ diễn ra cả đêm khiến bà không tài nào chợp mắt. Bà Huệ kể đó là
oan hồn của một cô gái. Cô ta bị giết chết khi đang tắm chờ chồng
về. Chồng cô vốn là một quan Pháp, thất thểu trở về vào một đêm,
điên cuồng rút súng bắn cô vợ yêu chết rồi tự sát. Cũng theo lời đồn
phía bên hông căn biệt thự có một cây thông rất to. Một đôi nam nữ
trẻ bị điên thường “thay ca” nhau đến chơi với cây thông nói chuyện
rì rầm với cái gốc cây không biết chán, rồi khóc, cười, nhảy nhót
Một hôm, người ta cưa cây thông đi; cậu con trai cứ ôm đầu kêu đau
quằn quại và khi cây thông vừa bị cưa đứt thì cậu ta cũng tắt thở.
Còn cô gái khi đến thấy cây thông bị cưa đổ, cô ta ngơ ngác cười
thật to rồi bỏ đi luôn không quay lại nữa.
Ly kỳ hơn là chuyện hai căn biệt thự trên đèo Prenn. Nằm bên phía
tay phải hướng từ TPHCM lên, ngày xưa là của một tên quan ba
người Pháp. Hắn nổi tiếng là một kẻ ăn chơi trác táng. Hằng đêm,
hắn kéo bạn bè, gái về uống rượu, nhậu nhẹt chơi bời thâu đêm,
suốt sáng. Một cô gái rất đẹp làm nghề kỹ nữ được hắn vời đến. Hắn
đối xử với cô rất thô bạo. Khi cô gái tìm cách chạy trốn, hắn rút súng
chĩa về hướng cô, dọa bắn. Cô gái gieo mình xuống lầu tự tử. Một cô

gái khác mang thai tìm đến đây và gieo mình xuống cái giếng sâu
trong khuôn viên biệt thự chết. Nghe kể, cô gái này rất thiêng, có một
đoàn khách đi du lịch đã lập am thờ và cầu nguyện cho cô. Cô gái
nhập vào một người trong đoàn nói rằng: Tên của cô là Hằng, cô bị
chết năm 19 tuổi. Lại nghe kể, thỉnh thoảng vào ban đêm, hoặc khi
trời tang tảng sáng, các tài xế chạy xe tải qua đây thường bắt gặp
một cô gái bận bộ đồ trắng toát từ phía dưới giếng đi lên vẫy xe xin đi
nhờ. Đã có tài xế tưởng người bằng xương bằng thịt, dừng lại đón.
Họ thấy rõ ràng cô ấy đã bước lên xe và còn nói cười huyên thuyên,
thế nhưng, vụt một cái, chỗ ghế nơi cô ngồi bỗng nhiên trống. Người
tài xế nọ phải một phen hú vía.
Căn biệt thự đầu đèo cũng được đồn đại là có ma. Không ai biết rõ
có cái chết ly kỳ nào trong đó không, nhưng nghe kể ban đêm, trong
căn biệt thự này có tiếng súng nổ, bóng một cô gái mặc đồ trắng đi
lại, trên tay bồng một đứa trẻ con và khóc. Đã từ lâu, không ai dám
bước vào những căn biệt thự này, chúng thật lạnh lẽo, âm u giữa
rừng thông.
Đêm trong những ngôi nhà “ma”
Để tìm hiểu thực hư, chúng tôi - một đám trẻ tò mò, bạo gan rủ nhau
đi "săn ma". Suốt 3 đêm, dù đã cố tình quan sát, trở đi, trở lại những
biệt thự có “ma” ấy, chúng tôi vẫn không thấy bóng dáng “cô gái mặc
áo trắng toát” nào cả. Trong ngôi biệt thự hoang tàn bên đường Trần
Hưng Đạo vào những đêm trăng, ánh sáng rọi xuống đúng là trông
như một dải lụa trắng. Sương đêm Đà Lạt phủ một lớp mờ ảo ôm lấy
căn biệt thự, cùng với ánh đèn đường hắt vào, khiến chúng trở nên
bí ẩn trong tiếng côn trùng rả rích. Đến gần những căn biệt thự này,
cảm giác ớn lạnh khiến chúng tôi không khỏi rùng mình. Thỉnh
thoảng tiếng gió rít ào ào từ ngàn thông vọng vào, bạn bè đi cùng tôi,
có đứa bảo nghe như có tiếng ai đó khóc. Có đứa tưởng tượng như
đang nghe những bản nhạc du dương. Trong những căn biệt thự

này, trên những bức tường, chúng tôi tìm thấy rất nhiều hình khắc,
họa - hoa văn lạ mắt, thường ở nơi cửa hoặc trong phòng ngủ. Ở
mỗi căn, hình thù những nét họa lại khác nhau, có hình chìm, hình
nổi. Hỏi một số người cao tuổi được biết người phương Tây, cụ thể
là người Pháp, cũng mê tín lắm. Đó là những dấu yểm bùa. Các nhà
kiến trúc thì bảo, văn hóa của họ thế, đó chỉ là một cách trang trí nhà
cửa Ông Nguyễn Văn Mạnh (63 tuổi), hiện là người bảo vệ, trông
coi căn biệt thự dưới đèo, cũng khẳng định những lời đồn đại về 3 cô
gái bị chết trong biệt thự này ông có nghe, nhưng “dị bản” khác.
Thực hư thế nào ông không biết, nhưng vì biệt thự để lâu, ít người ở
lại thêm khí hậu và cảnh quan ở đây (trước ông từng có 2 người làm
bảo vệ trông coi căn biệt thự này) nên hoang vắng, lạnh lẽo là phải.
Ông Mạnh cũng bán tín, bán nghi kể rằng, chính ông, một buổi trưa
nọ, cũng nghe thấy giọng một cô gái thỏ thẻ bên tai: “Ông ơi, cháu
đói bụng quá, ông cho cháu chút gì ăn đi”. Ông Mạnh điếng hồn, và
nghĩ ngay đến cô gái chết dưới giếng, nghe đồn rất thiêng. Nhưng,
sau định thần lại, ông nghĩ mấy ngày đó ông đang bị bệnh nên
thường mê sảng trong những giấc ngủ trưa sau một thời gian nữa
sẽ có phim, những ai đã và đang và sẽ tới Đà Lạt mới cảm nhận
được

×