Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Rèn Luyện Ngữ Âm Tiếng Anh Như Thế Nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.52 KB, 3 trang )

Nếu sau độ tuổi đi học bạn mới bat dau hoc tieng Anh tại một nước không nói Tiếng Anh thì việc có
thể giao tiep Tieng Anh như người bản xứ là một nhiệm vụ dường như là bất khả thi.Trong những
trường hợp như vậy, bạn cũng không nên nản chí vì sau đây là một số bí quyết giúp các bạn rèn
luyện ngữ âm và kỹ năng nói sao cho ngày càng tiến bộ.
1. Tranh thủ nghe Tiếng Anh giao tiếp càng thường xuyên càng tốt
Hãy nghe cách người bản xứ phát âm các từ và cụm từ khác nhau rồi cố
bắt chước phát âm thật giống như những gì nghe được.

2. Học các ký hiệu phiên âm
Phần lớn từ điển của các nhà xuất bản có uy tín đều có hẳn phần phụ lục (ở đầu
hoặc cuối cuốn từ điển) chú thích và hướng dẫn cách đọc các ký hiệu phiên âm
quốc tế. Hãy tham khảo phần phụ lục này mỗi khi học phát âm một từ mới, nhất
là khi Hoc tieng Anh giao tiep co ban nhé!

3. Đừng quên học trọng âm của từ mới
Từ nào trong Tiếng Anh cũng có trọng âm hoặc ngữ điệu riêng. Trọng
âm của từ rất quan trọng vì trên thực tế nếu bạn nói sai trọng âm của
từ tức là bạn đã phát âm sai từ đó, dẫn đến việc người nghe không hiểu
hoặc hiểu sai những gì bạn nói. Dấu móc lửng (‘) sẽ được đánh ở phía
trước âm tiết trọng âm của từ.
Ví dụ:
Từ “believe” có hai âm tiết (be và lieve), nhưng ta chỉ nhấn mạnh ở âm
tiết thứ 2, tức là ta sẽ nóibe’lieve chứ không phải ‘be lieve.

4. Hãy luyện tập những âm “đánh đố” bạn nhất
Khi học giao tiep tiếng anh,bạn có thể gặp khó khăn trong việc phát âm một
số âm trong Tiếng Anh do sự khác biệt giữa Tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ của bạn.
Ví dụ:
Người nói tiếng Pháp gặp khó khăn với âm “th”; người nói tiếng Trung
Quốc phổ thông gặp khó khăn với âm “r” và “l”; người nói tiếng Ả Rập gặp khó
khăn với âm “p” và “b”.



5. Phân biệt những âm bạn hay lẫn lộn
Các bài tập luyện phát âm theo từng cặp từ nhỏ phát huy rất hiệu quả trong
trường hợp này. Hãy luyện phát âm theo từng từ thay cho việc tập phát âm từng
âm riêng lẻ.
Ví dụ:
Bạn gặp khó khăn khi phân biệt hai âm “p” và “b”, hãy thử luyện phát
âm theo các cặp từ như “pair” – “bear”; “pond” – “bond”; “pie” –
“buy”, v.v.

6. Học trọng âm và ngữ điệu câu

Không phải tất cả các từ trong câu đều có trọng âm như nhau, chỉ có những từ
truyền tải nhiều thông tin (danh từ và động từ) mới được nhấn mạnh.
Ví dụ:
- ’Where’s the ‘pen I ‘gave you?
- ’Where’s the ‘red ‘pen I ‘gave you?
- Where’s the ‘red and ‘blue ‘pen I ‘gave you ‘yesterday?
Các từ không được nhấn trọng âm sẽ được nói nhanh, lướt, nối âm. Chẳng hạn,
Theunstressed words (such as “the”, “I”, “you” and “and”) don’t carry
as much “and”thành ”un”.
Trọng âm câu không cố định như trọng âm từ. Việc thay đổi trọng âm câu nhằm
nhấn mạnh các ý định khác nhau của người nói.
Ví dụ:
- I ‘love you. (Tôi yêu em -
chứ không phải là thích
)
- ’I love you. (Tôi -
chứ không phải ai khác
- yêu em)

- I love ‘you. (Người tôi yêu là em -
chứ không phải ai khác
)
Còn với ngữ điệu câu thì chỉ có 2 quy tắc rất dễ nhớ. Đó là lên giọng ở cuối câu
hỏi và xuống giọng ở cuối câu kể. Ngữ điệu đặc biệt quan trọng trong câu hỏi
đuôi “tag questions”:
Ví dụ:
- You know him, don’t you? (Lên giọng ở “don’t you” để thể hiện đây là câu hỏi
bạn muốn biết câu trả lời)
- You know him, don’t you? (Xuống giọng ở “don’t you” để thể hiện rằng bạn
muốn người được hỏi đồng ý với bạn)

7. Học phát âm theo vần
Chẳng hạn như “tion” phát âm là “shun”, “sion” phát âm là “zhun”, “ough” phát
âm là “uff” trong “enough” và “tough”, nhưng lại là “or” trong “ought” và
“bought” hay “oh” trong “although” và “dough”.

8. Đừng nên hấp tấp
Nếu nói quá nhanh, bạn sẽ phát âm không chuẩn một số từ hay nhầm lẫn các từ
với nhau. Nếu nói quá chậm thì nghe sẽ không tự nhiên. Nhưng dù sao thì nói
chậm và rõ ràng vẫn hơn là nói quá nhanh.

×