Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giúp bé sơ sinh phát triển mọi giác quan pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.12 KB, 5 trang )

Giúp bé sơ sinh phát triển
mọi giác quan

Bạn có thể treo đồ
chơi trên cũi để bé
quan sát. Đó có thể là
những chiếc thìa, tách
nhựa đủ kích cỡ và
màu sắc, đĩa, bóng
bằng giấy tất cả sẽ
tạo nên những âm
thanh thú vị khi chạm
vào.

Vận động, khám phá giúp bé phát triển cả về thể chất
lẫn trí tuệ. Dù là trẻ sơ sinh, bạn cũng nên giao tiếp
với con bằng những cách khác nhau để khiến bé vận
động nhiều. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn:



- Thay vì chỉ mua cùng một chất liệu cho tất cả tã,
khăn quấn bé, bạn hãy thử mua những chất liệu khác
nhau. Bé có thể cảm nhận được sự khác nhau giữa
các chất: mềm mại của bông, mịn màng của lụa, rồi
cảm giác cứng, mềm, ẩm ướt hoặc khô.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý da trẻ vẫn còn rất nhạy
cảm. Vì thế bạn nên cho bé làm quen với những chất
liệu vải mới từ từ và rất cẩn thận.


- Bạn có thể giúp bé cảm nhận những chuyển động
khác nhau bằng cách rất đơn giản: đặt bé nằm trên
một tấm chăn hoặc khăn tắm, sau đó giữ bốn góc rồi
bạn đung đưa nhẹ nhàng theo những hướng khác
nhau.

Hoặc bạn bế bé trên tay, và bạn có thể đu đưa bé,
quay tròn hoặc di chuyển lên và xuống. Lúc đầu bạn
hãy dựa bé vào sát cơ thể mình và di chuyển nhẹ
nhàng, để bé thấy an toàn.

- Treo nhiều đồ vật khác nhau phía trên cũi để bé có
thể nhìn thấy. Đó có thể là những vật dụng trong nhà
rẻ tiền mà bạn có thể thay đổi hằng ngày. Chẳng hạn,
bạn có thể xen kẽ những chiếc thìa khác nhau, tách
nhựa đủ kích cỡ và màu sắc, đĩa, bóng bằng giấy
tất cả sẽ tạo nên những âm thanh thú vị khi chạm
vào. Bạn hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình, để
tận dụng các đồ trong nhà.

- Sự phát triển ngôn ngữ là quan trọng. Bạn đừng cho
rằng trẻ không hiểu những gì bạn nói. Bạn hãy thử
nói chuyện với bé, thật gần và bạn sẽ thấy bé phản
ứng lại như thế nào.

- Khi có thể nắm những đồ vật nhỏ trong tay, bé sẽ
thích khám phá hơn nữa bằng cách cho chúng vào
miệng, nơi có rất nhiều đầu mút thần kinh cho phép
bé cảm nhận được đồ vật rất gần.


Vì thế, bạn hãy đảm bảo đồ chơi của bé phải sạch,
an toàn, không quá nhỏ để bé có thể nuốt được,
không có khả năng gây thương tích cho bé. Điều này
tốt hơn việc lúc nào bạn cũng phải canh để bé không
cho đồ chơi vào miệng.

Đó có thể là những đồ chơi hoặc những vật dụng
trong nhà như thìa uống trà, hộp, ly hoặc ca nhựa,
khăn, chai nhỏ và quần áo với những chất liệu khác
nhau. Chúng cần được làm sạch thường xuyên trước
khi để trẻ chơi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lơ là
với trẻ, nhất là khi bé đang cầm một đồ vật trong tay.

- Bạn cũng có thể bắt đầu cho bé làm quen với sách
vở. Bạn có thể chọn những quyển sách bằng chất
dẻo để bé có thể giữ mà không xé rách hoặc nuốt
giấy.

Bạn hãy mở các trang sách trước mặt bé và nói về
những bức tranh. Bé sẽ ngay lập tức tạo những âm
thanh như muốn thảo luận với bạn về những hình vẽ
đó.

- Lúc bé thức, bạn có thể đặt bé nằm ngửa hoặc úp
bụng một thời gian. Bạn hãy đặt trẻ trên những chất
vải khác nhau, đặt đồ chơi xung quanh bé, khuyến
khích bé với lấy chúng, lật người và tập bò. Đồ chơi
phải khác nhau về màu sắc, hình dáng, kích cỡ và
chất liệu và một vài món có thể tạo nên âm thanh khi
di chuyển, cuộn tròn hoặc ấn mạnh vào.


Bạn hãy khuyến khích trẻ di chuyển bằng cách để đồ
vật gần bàn chân của trẻ, điều này sẽ tạo âm thanh
khi bé chạm vào nó. Trẻ thường thích đá khi nằm
trong bồn tắm. Khi một đứa trẻ được giữ để đứng
trên đôi chân của mình trong tiếng kêu phát ra, điều
này sẽ làm trẻ hứng thú, thích đi hơn giúp tăng cường
sự cứng cáp của đôi chân.

×