Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vệ sinh và thay tã đúng cách cho bé yêu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.96 KB, 8 trang )

Vệ sinh và thay tã
đúng cách cho bé yêu

Có con đã là một niềm
hạnh phúc lớn lao, nhưng
kéo theo đó là một chặng
đường dài với rất nhiều
việc mà bạn phải làm cho
con. Vì thế cha mẹ nên
học cách nuôi dưỡng và chăm sóc con qua từng giai
đoạn. Thời kỳ ấu nhi, ngoài việc cung cấp đủ dinh
dưỡng cho sự phát triển thể trọng bé thì việc vệ sinh
cũng cần phải tiến hành một cách có khoa học vì bé
chưa ý thức được việc đi vệ sinh như thế nào. Dưới đây
là cách thay tả cho bé trai và bé gái.

Thay tã cho bé gái

Đầu tiên, lấy một tay nhấc chân bé lên và tay khác lau các
chất bẩn bằng một miếng khăn ướt. Nếu da của bé phản
ứng với hóa chất trong miếng khăn lau, bạn có thể dùng
một miếng vải hoặc bông gòn thấm nước sạch khi lau chùi
phần mông của bé trong những tuần đầu tiên.


Dùng lần lượt mỗi góc của miếng khăn lau, rửa sạch phía
trong các nếp gấp và lau theo hướng đi xuống. Để lau khu
vực sinh dục của bé, lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn.
Không kéo các môi âm đạo ra để lau bên trong. Lau khô
vùng này với một miếng khăn mềm sau đó thoa kem mỡ
(loại kem chống kích ứng) xung quanh bộ phận sinh dục và


trên mông bé đế tránh cho bé bị nổi mẩn đỏ.

Thay tã cho bé trai

Một điểm khác biệt lớn khi bạn thay tã cho bé trai đó là
không được để cơ quan sinh dục của bé trong trạng thái
“không che chắn” – nên phủ lên đó một miếng tã, nếu
không nước và chất bẩn có thể sẽ bị bắn vào người bạn.
Lau rửa phía dưới tinh hoàn của bé, nhẹ nhàng đẩy chúng
sang một bên.

Lau phía dưới dương vật và phía trên tinh hoàn, hướng về
phía hậu môn. Nếu bé chưa cắt da quy đầu, bạn không nên
cố gắng kéo lớp da quy đầu ra sau. Làm khô khu vực này
với một miếng khăn mềm. Sau đó thoa một lớp kem mỡ
xung quanh bộ phận sinh dục và trên mông bé để tránh nổi
đỏ dị ứng.

Thay tã cho bé trai.
Ảnh: Images.

Nếu bé đã được cắt da quy đầu, dùng một miếng gạc mỏng
thấm thuốc sát trùng, kháng viêm đặt trên đầu của dương
vật bé. Dương vật sẽ mất khoảng một tuần để lành lại. Phía
đầu dương vật sẽ trông tấy đỏ và một lớp màng vàng có thể
sẽ xuất hiện, hoặc bạn sẽ thấy có một chất tiết màu vàng.
Trong vài ngày, hãy bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ lên
phía đầu dương vật mỗi khi bạn thay tã cho bé.

Vùng cắt da quy đầu rất hiếm khi bị nhiễm trùng, nhưng

nếu tình trạng tấy đỏ tồn tại hơn một tuần, hoặc bạn thấy có
xuất hiện sưng hay lở loét đóng màng vàng có chất nhầy,
hãy gọi cho bác sĩ của bạn.

Chăm sóc cuống rốn

Trong mỗi lần thay tã, dùng một miếng gạc thấm vào nước
hoặc cồn y tế (tham khảo ý kiến bác sĩ nhi của bạn về lời
khuyên này) để lau sạch các mảng bám cứng và chất nhầy
thường xuyên tụ tập tại nơi tiếp giáp của đầu cuống rốn với
da. Giữ cho lưng tã gấp dưới rốn bé (hoặc bạn có thể mua
các loại tã chuyên dành cho trẻ sơ sinh với phần lưng được
cắt để thích hợp với rốn bé) để giữ cho khu vực này được
tiếp xúc với không khí. Chỉ lau cho bé bằng khăn cho đến
khi dây rốn rụng hẳn, thường thì sau khoảng hai tuần.

Ảnh: Images.

Chiến thuật ban đêm

Khi con bạn thức giấc vào giữa đêm, bạn cần làm gì trước
nhất - cho bé ăn hay thay tã cho bé? Đa số trẻ sơ sinh khi
đói thường muốn được cho ăn ngay lập tức và sẽ không lấy
làm vui thích với việc thay tã trước. Nhưng nếu bạn chiều
theo ý bé thì bạn có lẽ sẽ đánh thức bé dậy trong khi lẽ ra
bé đang trên đường đến với những giấc mơ đẹp của mình.

Phương pháp giải quyết tốt nhất là thỏa hiệp với bé: thay tã
cho bé vào giữa thời gian bú (mặc dù các bé bú mẹ có thể
sẽ đi ngoài một lần nữa sau đó). Nếu, một cách thần kỳ, bé

không hề thức giấc nửa đêm thì bạn có thể để cho bé ngủ
với chiếc tã ướt miễn là việc đầu tiên bạn cần làm vào sáng
hôm sau là thay tã mới cho bé. Trường hợp ngoại lệ: nếu bé
bị nổi đỏ khi mang tã, bạn cần thay cho bé bất cứ khi nào
bé bị ướt, ngay cả trong đêm.

Khi trẻ thích ngọ nguậy không ngừng

Bắt đầu từ khoảng 6 - 9 tháng tuổi, con bạn có lẽ sẽ không
muốn ngồi yên một lúc nào - đặc biệt trong quá trình thay
tã buồn tẻ. Để tránh quá trình thay tã trở thành một cuộc
đấu vật, hãy thử làm phân tâm tên “nhóc nghịch ngợm” của
bạn bằng một bài hát ưa thích hoặc một món đồ chơi mà bé
có thể sờ và cho vào miệng (những món có thể dùng với
mục đích này). Treo các vật chuyển động lên bàn thay tã
cũng có thể khiến bé bận rộn xao lãng đôi chút, mặc dù tại
tuổi này các phụ huynh thường thay tã cho bé ngay tại sàn
hơn là dùng bàn thay tã.

Nổi mẩn đỏ khi mang tã

Khi làn da nhạy cảm của bé trở nên khó chịu với sự ẩm ướt
cùng sự va chạm chà xát của tã, bé sẽ bị nổi những nốt đỏ
dị ứng. Thay tã cho bé một cách thường xuyên và để chỗ
mặc tã được tiếp xúc với không khí bất cứ khi nào bạn thấy
khả thi (bạn có thể đặt trên một vài miếng tã vải) sẽ giúp
cải thiện và giảm nguy cơ nổi đỏ trong những lần sau. Một
khi bé cuả bạn bị nổi đỏ, hãy thoa thật nhiều một loại kem
mỡ bất kì nào mà bác sĩ chỉ định để giúp bé bảo vệ làn da
khỏi sự khó chiụ và chà xát.


Bàn thay tã

Bạn không cần thiết phải có một chiếc bàn thay tã. Bạn có
thể mua một miếng đệm lót để gắn lên mặt bàn, hoặc tận
dụng ngay chính chiếc giường của mình. Một ưu điểm của
bàn thay tã là rất tiện, với nó bạn có thể cất tất cả những
thứ bạn dùng vệ sinh và làm cho bé thoải mái dễ chịu như:
sữa tắm, dầu gội, kem chống dị ứng, miếng khăn lau, tã
giấy ướt, khô, bông gòn vô trùng, kéo,dụng cụ cắt móng
tay, cọ và lược trẻ em, gạc bông, tả vuông để lau khi bé bị
trớ sữa, ống thông mũi….

×