Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 162 trang )

Chủ đề 1. Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt
Mục tiêu
Kiến thức:
– Xác định, phân tích và lí giải được bản chất xã hội, bản chất tín hiệu, tính hệ
thống của ngôn ngữ; đối tượng và nhiệm vụ của Ngôn ngữ học.
– Xác định và lí giải được các đặc trưng của tiếng Việt.
Kĩ năng:
Vận dụng được những hiểu biết về đại cương ngôn ngữ và tiếng Việt để:
– Lí giải cơ sở khoa học của một số phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ.
– Giải thích một số hiện tượng trong tiếng Việt.
– Bước đầu lí giải cơ sở khoa học của việc xây dựng chương trình, các dạng bài
tập trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.
Thái độ:
– Thấy được hữu ích của việc học Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt.
– Có ý thức vận dụng các kiến thức được học vào việc nghiên cứu các chủ đề
tiếp theo.
Giới thiệu nội dung
STT Tên tiểu chủ đề Số tiết
1 Đối tượng, nhiệm vụ của Ngôn ngữ học 2
2 Bản chất xã hội của ngôn ngữ 6
3 Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ 4
4 Một số đặc trưng của tiếng Việt 2
5 Kiểm tra 1


Tài liệu và thiết bị dạy học
– Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên). Dẫn luận Ngôn ngữ. Nxb Giáo dục, 1995.
– Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5; NXB Giáo dục.

Đối tượng nhiệm vụ của ngôn ngữ học
Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng của ngôn ngữ học


Thông tin
Người Việt giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt. Tiếng Việt được gọi là một ngôn
ngữ. Ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng được tạo thành bởi các bộ
phận: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Khi sử dụng tiếng Việt, phải tuân theo các
quy tắc của nó đã được mọi người Việt chấp nhận. Hoạt động sử dụng tiếng Việt
để giao tiếp được gọ
i là hoạt động ngôn ngữ. Hoạt động ngôn ngữ tạo ra sản
phẩm hoặc ở dạng âm thanh hoặc ở dạng chữ viết. Sản phẩm này được gọi là lời
nói. Người ta trao đổi được với nhau (trao đổi thông tin và tình cảm) thông qua
phương tiện vật chất là lời nói. Ngôn ngữ, hoạt động ngôn ngữ và lời nói là đối
tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1:
Hãy kể tiếp các ngôn ngữ của các dân tộc khác và cho biết chúng được tạo thành
bởi các bộ phận nào.
Nhiệm vụ 2:
Phát biểu quan niệm của bạn về: ngôn ngữ, hoạt động ngôn ngữ, lời nói.
Nhiệm vụ 3:
Thảo luận quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói dựa trên những ý kiến sau đây của
F. đ Saussure.
“Tách ngôn ngữ ra khỏi lời nói, người ta đồng thời cũng tách luôn: 1 cái gì có
tính chất xã hội với cái gì có tính chất cá nhân; 2. cái gì có tính chất cốt yếu với
cái gì có tính chất thứ yếu và ít nhiều ngẫu nhiên” “Tất nhiên, hai đối tượng
này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn nhau: ngôn ngữ là cần thiết để
cho lời nói có thể hi
ểu được và gây được tất cả những hiệu quả của nó; nhưng
lời nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ được xác lập”.
Đánh giá
Bạn hãy cho biết dạy ngôn ngữ khác dạy hoạt động ngôn ngữ như thế nào, tại
sao ở tiểu học lại dạy hoạt động ngôn ngữ chứ không dạy ngôn ngữ.


Hoạt động 2: Xác định nhiệm vụ của ngôn ngữ học
Thông tin
Trong giáo trình Ngôn ngữ học đại cương, F. đ. Saussure viết:
Nhiệm vụ của Ngôn ngữ học sẽ là:
a. Miêu tả và vạch lại lịch sử của ngôn ngữ mà nó có thể với đến được, mà như
vậy chung quy là vạch lại lịch sử các ngữ tộc và phục hồi, trong chừng mực có
thể, các ngôn ngữ mẹ của mỗi ngữ tộc.
b. Tìm ra những sức mạnh có tác động thường xuyên và phổ biến trong mọi
ngôn ngữ, và rút ra những quy luật khái quát có thể giải thích được tất cả các
hiện tượng cá biệt của lịch sử.
c. Tự phân giải và tự xác định mình.
Nhiệm vụ
Tóm tắt và kể ra các nhiệm vụ nghiên cứu của Ngôn ngữ học.
Đánh giá
Căn cứ vào các nhiệm vụ nghiên cứu của Ngôn ngữ học, bạn hãy đề xuất nhiệm
vụ khi nghiên cứu tiếng Việt.

Hoạt động 3: Xác định các phân ngành và bộ môn
của Ngôn ngữ học
Thông tin
Thông tin 1: F. D. Saussure đưa ra sự đối lập theo hình vẽ sau:

AB là trục của những hiện tượng đồng thời. Trục này liên quan đến những sự vật
đang cùng tồn tại, loại trừ mọi sự can thiệp của thời gian.
CD là trục của những hiện tượng kế tục. Trục này liên quan đến sự vật xét theo
quá trình phát triển của chúng.
Tương ứng với hai trục trên là hai phân ngành: Ngôn ngữ học đồng đại (Ngôn
ngữ học miêu tả) và Ngôn ngữ họ
c hiện đại.

Thông tin 2: Ngôn ngữ gồm ba bộ phận: ngữ âm (âm thanh ngôn ngữ), từ vựng
(tập hợp các từ và các đơn vị tương đương), ngữ pháp (các phương tiện và quy
tắc cấu tạo và hoạt động của từ, cụm từ, câu và các đơn vị trên câu). Tương ứng
với ba bộ phận đó là các bộ môn: Ngữ âm học, Từ vựng học và Ngữ pháp học.
Ngoài ra các thành phần ngữ âm, t
ừ vựng, ngữ pháp lại được thể hiện cụ thể
trong hoạt động giao tiếp. Đây chính là lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của Phong
cách học.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1:
Ngôn ngữ học hiện đại và Ngôn ngữ học đồng đại cùng nghiên cứu ngôn ngữ
nhưng chúng khác nhau như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
Nhiệm vụ 2:
Bạn hãy liệt kê các bộ môn và nội dung nghiên cứu của chúng.
Đánh giá
Bạn hãy cho biết các phân ngành, các bộ môn và nhiệm vụ nghiên cứu của
chúng trong Việt ngữ học.
Thông tin phản hồi
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
Đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học là ngôn ngữ của loài người. Ngôn ngữ
của loài người được hiểu ở hai khía cạnh: ngôn ngữ với tư cách là phương tiện
giao tiếp của loài người nói chung và ngôn ngữ của một cộng đồng nào đó (tiếng
Việt, tiếng Hán, tiếng Anh ).
Để nhận diện rõ đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học, cần phân biệt các khái
niệm: ngôn ngữ, hoạt độ
ng ngôn ngữ và lời nói. Ngôn ngữ là một kho tàng được
thực tiễn nói năng của những người thuộc một cộng đồng ngôn ngữ lưu lại, tồn
tại dưới dạng thức tiềm năng trong mỗi bộ óc để làm phương tiện giao tiếp và tư
duy.
Hoạt động ngôn ngữ là hoạt động sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy. Còn

lời nói chính là sản phẩm được tạ
o ra trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Lời nói vừa là sản phẩm vừa là phương tiện để giao tiếp.
Ngôn ngữ và lời nói khác biệt nhau:
– Ngôn ngữ có tính xã hội còn lời nói có tính cá nhân.
– Ngôn ngữ có tính trừu tượng, còn lời nói là cụ thể.
Tuy nhiên, ngôn ngữ và lời nói “gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn
nhau”.
– Ngôn ngữ là cơ sở để tạo lời nói và hiểu lời nói.
– Lời nói là biểu hiện cụ thể của ngôn ng
ữ, là nơi tồn tại hiện thực của ngôn ngữ.
Dạy tiếng Việt ở tiểu học là dạy hoạt động ngôn ngữ tức là dạy các em cách thức
sử dụng tiếng Việt để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Bởi lẽ, có dạy như vậy
mới đáp ứng được mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt ở tiểu học “hình thành
và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để
học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”. (Chương trình
Tiếng Việt tiểu học 2000).
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
Ngôn ngữ học có các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
– Miêu tả các hệ thống ngôn ngữ, tìm ra nguồn gốc và quá trình phát triển ngôn
ngữ nói chung và từng ngôn ngữ nói riêng;
– Tìm những quy luật bản chất của ngôn ngữ, rút ra những quy tắc khái quát để
giải thích và sử dụng ngôn ngữ;
– ứng dụng những thành tựu nghiên cứu vào cuộc sống, đặc biệt là việc dạy và
học ngôn ngữ, khắc phục những khuyết tật về ngôn ngữ của con người.
Khi nghiên cứu tiếng Việt, cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
– Xác định nguồn gốc, quá trình phát triển của tiếng Việt;
– Miêu tả hệ thống tiếng Việt với các đơn vị và quy tắc t
ổ chức của nó;
– Khái quát các quy tắc sử dụng tiếng Việt vào giao tiếp;

– Nghiên cứu ứng dụng những thành tựu nghiên cứu đạt được vào cuộc sống
(dạy tiếng Việt, chữa bệnh ngôn ngữ, xây dựng mật mã, mã tín hiệu bưu chính–
viễn thông, ).
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
Ngôn ngữ học gồm hai phân ngành: Ngôn ngữ học đồng đại và Ngôn ngữ học
lịch đại. Đi theo hướng nghiên cứu thứ nhất, người ta sưu tầm, miêu tả, rút ra
quy luật và quy tắc tổ chức nội bộ và hoạt động của ngôn ngữ. Đi theo hướng
thứ hai, người ta nghiên cứu ngôn ngữ theo kiểu so sánh đối chiếu các yếu tố của
ngôn ngữ trong quá trình phát triển của nó. Tuy nhiên, trong thực tế, các nhà
nghiên cứ
u thường kết hợp giữa hai hướng nghiên cứu trên.
Ngôn ngữ học có bốn bộ môn là: Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp học và
Phong cách học.
– Ngữ âm học nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ trên cả ba mặt: vật lí học
(âm học), sinh lí học (cấu âm) và mặt chức năng xã hội.
– Từ vựng học nghiên cứu từ và các đơn vị tương đương (ngữ cố định). Trong
T
ừ vựng học có các phân môn: Từ nguyên học, Ngữ nghĩa học, Từ điển học.
– Ngữ pháp học nghiên cứu cách thức, quy tắc và phương tiện cấu tạo từ, câu và
các đơn vị trên câu. Ngữ pháp học bao gồm: Từ pháp học, Cú pháp học và
Ngữ pháp văn bản.
– Phong cách học nghiên cứu đặc điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp ở các lĩnh
vực giao tiếp (phong cách) khác nhau, đồng thời nghiên c
ứu giá trị biểu cảm
của các phương tiện ngôn ngữ trong lời nói.
Tương ứng với các bộ môn trên của Ngôn ngữ học, Việt ngữ học có các bộ môn:
– Ngữ âm học tiếng Việt
– Từ vựng học tiếng Việt
– Ngữ pháp học tiếng Việt
– Phong cách học tiếng Việt.



Bản chất xã hội của ngôn ngữ
Hoạt động 1:Tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển
của ngôn ngữ

Thông tin
Thông tin 1:
Nói đến nguồn gốc ngôn ngữ là nói đến nguồn gốc của ngôn ngữ loài người nói
chung mà không phải là nguồn gốc của một ngôn ngữ cụ thể nào. Từ thời xa
xưa, loài người đã có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ loài người.
Sau đây là một số giả thuyết tiêu biểu.
– Thuyết thần ngôn về nguồn gốc của ngôn ngữ.
Thuyết này quan niệm ngôn ngữ
loài người là do các bậc tối cao sáng tạo ra và
ban cho con người.
– Thuyết tượng thanh
Toàn bộ ngôn ngữ nói chung và các từ riêng biệt của nó đều là do ý muốn tự
giác của con người bắt chước những âm thanh của thế giới bao quanh. Con
người dùng cơ quan phát âm của mình mô phỏng những âm thanh do sự vật phát
ra như tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy hoặc dùng đặc điểm của
tư thế bộ máy cấu âm, mô phỏ
ng đặc điểm của sự vật khách quan, ví dụ các từ
có âm tròn môi thường biểu thị các sự vật có đặc điểm “hình lõm”, “trống rỗng”,
“hình tròn” hoặc, “kéo dài”.
– Thuyết cảm thán
Ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ những âm thanh của các trạng thái tâm lí như
vui mừng, buồn, giận, đau đớn phát ra lúc tình cảm bị xúc động.
– Thuyết tiếng kêu trong lao động.
Thuyết này cho rằng ngôn ngữ là do con người thỏa thuậ

n với nhau mà quy định
ra.
– Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
Thuyết này cho rằng ban đầu con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng, để giao
tiếp với nhau người ta dùng tư thế của thân thể và của tay.
Thông tin 2:
Ngôn ngữ loài người luôn luôn phát triển và hoàn thiện. Trước khi có ngôn ngữ
ngày nay, ngôn ngữ loài người đã hình thành và phát triển qua các giai đoạn.
– Ngôn ngữ bộ lạc và các biến thể của nó.
Mỗi bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc, vì các thị tộc trong cùng một bộ lạc có quan
hệ chặt chẽ với nhau nên không có ngôn ngữ riêng cho từng thị tộc mà cả bộ lạc
có một ngôn ngữ chung. Do sự phân li của một số bộ
lạc, đã hình thành một số
bộ lạc độc lập có quan hệ họ hàng với nhau. Cùng với sự phân li đó, ngôn ngữ
của các bộ lạc cũng hình thành những nét riêng, độc lập, và tạo ra các biến thể.
– Ngôn ngữ khu vực
Các bộ lạc liên minh với nhau theo từng khu vực. Kéo theo đó là sự thống nhất
các ngôn ngữ bộ lạc thành ngôn ngữ chung của khu vực. Ngôn ngữ khu vực là
tiền thân của ngôn ngữ dân tộc.
– Ngôn ngữ dân tộc
Sự phát triển và hình thành dân tộc gắn liền với sự mở rộng và tăng cường các
mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa đòi hỏi phải có một ngôn ngữ chung –
ngôn ngữ
dân tộc. Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện giao tiếp chung của toàn dân
tộc, dù dân tộc đó có địa bàn phân bố khác nhau.
– Ngôn ngữ văn hóa và các biến thể của nó
Ngôn ngữ văn hóa là biểu hiện của sự thống nhất ngôn ngữ dân tộc ở mức độ
cao. Ngôn ngữ văn hóa hoạt động theo những quy tắc chặt chẽ – các chuẩn mực
ngôn ngữ. Tuy nhiên, ngôn ngữ văn hóa cũng có những biến thể phong cách
khác nhau tu

ỳ thuộc vào các lĩnh vực giao tiếp.
– Ngôn ngữ cộng đồng tương lai
Ngôn ngữ cộng đồng tương lai là mơ ước của nhân loại. Đó là thứ ngôn ngữ
dùng chung cho cả loài người không phân biệt dân tộc và sắc tộc. Việc ra đời
ngôn ngữ này sẽ tiết kiệm được khá nhiều sức lực trong việc học ngoại ngữ, làm
cho loài người xích lại gần nhau, hiểu nhau dễ dàng hơn. Các nhà ngôn ngữ
đang có nh
ững cố gắng bước đầu để thực hiện mơ ước này. Biểu hiện đầu tiên là
cố gắng tạo ra ngôn ngữ Ep-phrăng-tô (quốc tế ngữ) hiện nay.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin 1 ở phần trên và tóm lược nội dung của các giả
thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ.
Nhiệm vụ 2: Bạn hãy nêu lí do hợp lí của các giả thuyết trên và phê phán
những bất hợp lí của chúng.
Ví dụ: Muốn tìm những bất hợp lí của thuyết tượng thanh có thể phân tích:
– Số lượng từ tượng thanh so với từ của ngôn ngữ.
– Sự không phù hợp giữa đặc điểm tư thế bộ máy phát âm và đặc điểm của sự
vật trong thực tế.
– Để có một ngôn ngữ, ngoài từ còn c
ần các bộ phận nào nữa?
Nhiệm vụ 3: Các nhà nghiên cứu đều công nhận tính đúng đắn của giả thuyết
duy vật biện chứng về nguồn gốc của ngôn ngữ do Ăng–ghen đề xướng – thuyết
lao động xã hội “Đem so sánh con người với các loài động vật, ta sẽ thấy rõ rằng
ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cũng nảy sinh với lao động, đó là cách
giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”. Bạn hãy dựa vào kiến
thức về nguồn gốc loài người để thảo luận các vấn đề sau:
– Bản chất của lao động – một hoạt động đặc thù của con người.
– Tác dụng của lao động với việc hoàn thiện bộ máy cấu âm – Cơ sở để tạo ra
ngôn ngữ thành tiếng của con người.
– Tác dụ

ng của lao động trong việc tạo ra nhu cầu giao tiếp.
– Tác dụng của lao động đối với việc mở rộng hiểu biết và phát triển tư duy của
con người.
Nhiệm vụ 4: Bạn hãy đọc thông tin 2 và thực hiện một số yêu cầu sau đây:
– Tóm tắt các giai đoạn phát triển của ngôn ngữ loài người.
– Theo bạn, ngôn ngữ loài người hiện nay đang ở giai đoạn nào?
– Kể một số biến thể của ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ văn hóa.
Đánh giá
1. Phân tích mối quan hệ giữa tiếng Việt văn hóa với các phương ngữ. Hãy so
sánh phương ngữ của bạn với tiếng Việt văn hóa.
2. Nêu và phân tích các biến thể của tiếng Việt văn hóa. Các biến thể này có gì
khác với hiện tượng sử dụng tiếng Việt tuỳ tiện không tôn trọng chuẩn mực?


Hoạt động 2: Phân tích và lí giải các quy luật phát triển
của ngôn ngữ

Thông tin
Thông tin 1:
Sau đây là một bài thơ Nôm (sáng tác bằng tiếng Việt và viết
bằng chữ Nôm) của Nguyễn Trãi cách đây nhiều thế kỉ:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp trương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tận mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có ngư cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Thông tin 2: Trong cuốn từ điển Việt – Bồ – Latinh của A-lếch-xăng de Rốt có

các từ viết khác bây giờ. Sau đây là một số ví dụ:
Blời (trời), blăng (trăng, blúc blắc (lúc lắc) tle (tre), tlâu (trâu), tlêu (trêu, mlẽ
(lẽ), mlát (lát), mlời (lời), mnhẽ (nhẽ), mnhặt (nhặt), mnhầm (nhầm)

Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Thống kê những từ, ngữ khó hiểu và thử giải thích hoặc tìm từ
hiện đại tương đương.
Nhiệm vụ 2: Tuy đọc bài thơ của Nguyễn Trãi hơi khó hiểu song vẫn có thể
hiểu được nội dung cơ bản. Theo bạn, tại sao lại như vậy?
Nhiệm vụ 3: Thử khái quát quy luật biến đổi ngữ âm của một số âm ghi ở
thông tin 2.
Nhiệm vụ 4: Theo suy nghĩ của bạn, thì:
– Ngôn ngữ có bỗng nhiên biến mất, và được thay thế bằng một ngôn ngữ hoàn
toàn mới không? Tại sao?
– Các bộ phận ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp thay đổi có đồng đều không? Bộ phận
nào biến đổi nhanh nhất? Bộ phận nào biến đổi chậm nhất? Tại sao?
– Thử tìm các nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ.
Đánh giá
Trình bày các quy luật phát triển của ngôn ngữ và các nhân tố chi phối sự phát
triển này.

Hoạt động 3: Tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển
của tiếng Việt

Thông tin
Thông tin 1:
Tiếng Việt là tiếng nói của người Việt, (còn gọi là người Kinh) đồng thời cũng
là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam.
Về nguồn gốc của nó, trong vòng gần một trăm năm qua, khá nhiều giả thuyết đã
được đưa ra. Gần đây, dựa vào những cứ liệu mới, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử

và ngôn ngữ đã đưa ra một giả thuyết có nhiều sức thuyế
t phục: tiếng Việt bắt
nguồn từ một ngữ hệ lớn sinh thành trong khung cảnh Đông Nam á tiền sử: ngữ
hệ Đông Nam á, mà địa bàn của nó bao trùm cả một vùng rộng lớn, từ bờ sông
Dương Tử (Trung Quốc) cho tới vùng Atsam (Mianma), vùng núi và cao nguyên
nay thuộc đất Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và về phía nam thì lan tỏa
tới các bán đảo và đảo giáp với châu Đại Dương. Trong nhiều thiên niên kỉ, qua
sự tiếp xúc với các ngôn ngữ thuộc các lo
ại hình khác, ngữ hệ này đã phân chia
thành một số dòng, trong đó đáng chú ý hơn cả là dòng Môn – Khơme phân bố ở
vùng cao nguyên nam Đông Dương và miền phụ cận vùng núi bắc Đông Dương.
Tiếng Việt, từ chỗ là một ngôn ngữ thuộc dòng Môn – Khơme (được gọi là ngôn
ngữ tiền Việt – Mường), đã chuyển biến thành tiếng Việt – Mường chung hoặc
tiếng Việt cổ và cuối cùng tách thành tiếng Việt và tiếng Mường. Quá trình
chuyển biế
n này để lại nhiều dấu vét có thể khảo sát được qua việc đối chiếu, so
sánh tiếng Việt với tiếng Mường, tiếng Tày – Thái, tiếng Khơme. Trong tiếng
Việt hiện đại, những từ như chim, sông, cá, chân, tay đã được chứng minh là
có nguồn gốc Môn – Khơme; những từ như đồng, rẫy, gạo là có nguồn gốc
Tày – Thái. So sánh tiếng Việt với tiếng Mường, có thể tìm thấy sự
tương ứng
về ngữ âm, ngữ nghĩa của nhiều từ. Ví dụ:
Việt Mường
ngày ngài
mưa mươ
nắng rắng
trắng tlăng
trong tlong
nước rák
Một số âm tiết trong một số từ Việt lâu nay vẫn bị coi là không có nghĩa, thực ra

đó lại là những từ có nghĩa gốc Môn – Khơme. Ví dụ:
Xoa trong trắng xóa (Việt) vốn có quan hệ cội nguồ
n với so là trắng (tiếng
Khơme); đai trong đất đai (Việt) vốn có quan hệ cội nguồn với đay là đất (tiếng
Khơme)
Cũng theo chiều hướng này và đi sâu thêm, ta thấy một số từ xưa nay vẫn cho là
từ Hán, nhưng gần đây có nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng đó là từ Việt gốc
Tày – Thái. Ví dụ:
– Phụ đạo, m
ột chức vị cai quản địa phương dưới thời các vua Hùng, không phải
là từ Hán mà chính là ptao (hoặc mtao), một từ Tày – Thái, chỉ chức vị thủ
lĩnh, được phiên âm và ghi lại bằng chữ Hán.
– Mị nương, con gái vua Hùng, không phải là từ gốc Hán, mà chính là mênang,
từ Tày – Thái chỉ con gái nhà quý tộc, đã được phiên âm và ghi bằng chữ Hán
v.v
Vấn đề nguồn gốc tiếng Việt và diện mạo tiếng Việt
ở thời kì đầu hiện đang
được giới nghiên cứu trong và ngoài nước tiếp tục đi sâu tìm hiểu. Tuy nhiên, có
một điều có thể khẳng định được, đó là: ngay từ thời dựng nước xa xưa, trong
quá trình giao hòa với nhiều dòng ngôn ngữ trong vùng, tiếng Việt với cội nguồn
Nam á đã sớm tạo dựng được một cơ sở vững chắc để có thể tiếp tục tồn t
ại và
phát triển trước sự xâm nhập ồ ạt của ngôn ngữ văn tự Hán ở những thế kỉ đầu
công nguyên.
(Theo Đặng Đức Siêu)
Thông tin 2:
Tiếng Việt trong thời kì phong kiến
Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trải qua một nghìn năm Bắc thuộc và các
triều đại phong kiến Việt Nam cho đến trước thời kì thuộc Pháp, ngôn ngữ giữ
vai trò chính thống là tiếng Hán, tiếng Việt thường bị các tầng lớp thống trị coi

rẻ. Tuy nhiên, thời gian gần hai nghìn năm đó cũng là thời gian đấu tranh nhằm
bảo tồn và phát triển tiếng nói của dân tộc.
Về mặt loại hình, tiế
ng Việt và tiếng Hán lại gần nhau. Cả hai đều thuộc loại
ngôn ngữ đơn lập – âm tiết tính. Trong quá trình tiếp xúc, tiếng Việt đã vay
mượn rất nhiều từ ngữ Hán. Chiều hướng chủ đạo của việc vay mượn này là
Việt hóa, trước hết là về mặt âm đọc, sau đó là về mặt ý nghĩa và phạm vi sử
dụng.
Bắt đầu từ thế kỉ XI, việc họ
c ngôn ngữ văn tự Hán được các triều đại phong
kiến Việt Nam chủ động đẩy mạnh. Một nền văn chương chữ Hán mang sắc thái
Việt Nam hình thành và phát triển. Chính nhờ những hoạt động ngôn ngữ – văn
hóa được đẩy mạnh theo đường Việt hóa này, tiếng Việt ngày càng thêm phong
phú, đa dạng, tinh tế, uyển chuyển. Dựa vào việc vay mượn một số yếu tố văn tự
Hán (hoặ
c cả chữ trọn vẹn, hoặc từng bộ phận của chữ Hán), một hệ thống chữ
viết đã được xây dựng nhằm ghi lại tiếng Việt, theo nguyên tắc ghi âm tiết. Đó
là chữ Nôm.
Tiếng Việt trong thời kì thuộc Pháp
Dưới thời thuộc Pháp, mặc dầu chữ Hán bị mất địa vị chính thống nhưng tiếng
Việt vẫn tiếp tục bị chèn ép. Ngôn ngữ hành chính ngoại giao, giáo dục lúc này
là tiếng Pháp. Tuy nhiên, vì là một ngôn ngữ phương Tây xa lạ, tiếng Pháp
không thể chiếm lĩnh nhiều vị trí như tiếng Hán trước kia. Cùng với sự thông
dụng của chữ quốc ngữ và việc tiếp nhận những ảnh hưởng tích c
ực của ngôn
ngữ – văn hóa phương Tây (chủ yếu là ngôn ngữ văn hóa Pháp), văn xuôi tiếng
Việt hiện đại đã thực sự hình thành và phát triển. Báo chí, sách vở tiếng Việt
(chữ quốc ngữ) ra đời và ngày càng nhiều. Những câu văn viết theo kiểu biền
ngẫu hoặc gò bó trong những khuôn khổ chật hẹp đã được mở rộng ra, trở nên
rành mạch, trong sáng hơn. Những từ ngữ, thuật ng

ữ mới đã được sử dụng, tuy
chủ yếu vẫn là từ Hán Việt, như: chính đảng, giai cấp, kinh tế, hiện thực, lãng
mạn bán kính, ẩn số, hàm số, phương, căn hoặc gốc Pháp như: xà phòng, cao
su, ôtô, săm lốp, axit, badơ, oxi v.v Phong trào Thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn
và hiện thực nở rộ vào khoảng những năm 30 của thế kỉ này với những hoạt
động sôi nổ
i của văn chương báo chí làm cho tiếng Việt ngày càng thêm phong
phú, tinh tế, đa dạng, ngày càng tỏ rõ tính năng động và tiềm năng phát triển dồi
dào, đủ sức vươn lên đảm đương trách nhiệm nặng nề trong giai đoạn mới.
Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay
Với bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước đồng bào cả
nước và nhân dân toàn thế giới vào ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, tiếng Việt
đã giành lại được địa vị xứng đáng của mình trong một nước Việt Nam độc lập
tự do. Chức năng xã hội của tiếng Việt được mở rộng. Nó đã thay thế hoàn toàn
tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động c
ủa Nhà nước và của toàn dân, kể cả
lĩnh vực đối ngoại. Tiếng Việt được dùng ở mọi cấp học và ở mọi lĩnh vực
nghiên cứu khoa học từ thấp tới cao. Với vai trò ngôn ngữ quốc gia, tiếng Việt
trở thành một ngôn ngữ đa chức năng như các ngôn ngữ của các nước tiên tiến
trên thế giới, góp phần tích cực vào những hoạt động rộ
ng lớn nhằm phát triển
sự nghiệp văn hóa, khoa học – kĩ thuật chung cho cả khối cộng đồng nhiều dân
tộc trên đất nước Việt Nam, đóng vai trò không thể thiếu được trong sự nghiệp
xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(Theo Đặng Đức Siêu)

Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin 1 và tóm tắt giả thuyết về nguồn gốc Môn – Khơme
của tiếng Việt.
Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin 2 và tóm tắt những nét lớn về quá trình phát triển

của tiếng Việt.
– Phân tích tác dụng của chữ quốc ngữ và những chính sách ngôn ngữ của Nhà
nước ta đối với sự phát triển của tiếng Việt.

Đánh giá
1. Hãy kể lại các ví dụ về các dấu tích thời kì tiền Việt – Mường và Việt –
Mường trong tiếng Việt hiện nay.
2. Tại sao lại gọi từ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt là từ Hán – Việt? Thử
nêu các phương thức vay mượn đó.
3. Trong tiếng Hán, “bần tiện” có nghĩa là nghèo hèn; “tử tế” có nghĩa là:
– tỉ mỉ, kĩ lưỡng
– tiết kiệm
– cẩn thận
“Đáo để” có ngh
ĩa là rốt cuộc.
Nghĩa các từ Hán trên trong tiếng Việt có phải như thế không? Bạn hãy giải
thích nghĩa của chúng.
Hiện tượng trên một lần nữa khẳng định điều gì về những từ vay mượn trong
tiếng Việt?
4. Tìm các ví dụ về các từ vay mượn tiếng Pháp trong tiếng Việt. Theo bạn,
tiếng Việt hiện đại còn tiếp tục vay mượn nữa hay không? Tại sao?

Hoạt động 4: Khảo sát chức năng giao tiếp của ngôn ngữ

Thông tin
Thông tin 1:
Sau đây là một hoạt động giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ:
Để báo hiệu cho giáo viên và học sinh biết tiết học bắt đầu hoặc kết thúc, nhân
viên thường trực có thể ra hiệu bằng cách đánh trống hoặc bấm chuông điện.
Thông tin 2:

Hoạt động giao tiếp sau đây sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện:
Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:
– Muôn tâu bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không
vào.
Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của
triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ
hớt hải chạy vào:
– Tâu bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
– Dẫn nó vào! – Đức vua phấn khởi ra lệnh.
Cả triều đình háo hức nhìn con người phi thường vừa xuất hiện. Hóa ra đó chỉ là
một cậu bé chừng mười tuổi, tóc để trái đào. Nhà vua bèn ngọt ngào bảo cậu:
– Hãy nói cho ta biết vì sao cháu cười được!
– Muôn tâu bệ hạ, những chuy
ện buồn cười không thiếu đâu ạ. Ngay tại đây
cũng có. Bệ hạ tha cho tội chết, cháu sẽ nói.
– Nói đi, ta trọng thưởng.
Cậu bé ấp úng:
Chẳng hạn, sáng nay, bệ hạ đã quên lau miệng ạ. Nhà vua giật mình, đưa tay
lên mép. Một hạt cơm lăn xuống áo hoàng bào. Các quan đưa tay bụm miệng
cười. Đến khi cậu bé chỉ quả táo cắn dở dang căng phồng trong túi áo của quan
coi vườn ng
ự uyển thì ai nấy đều bật cười thành tiếng.
Nhà vua gật gù. Thế rồi, ngắm nhìn cậu bé, ngài bỗng hỏi:
– Này cháu, vì sao nãy giờ cháu cứ lom khom thế?
– Tâu bệ hạ, ban nãy cháu bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt dải rút ạ.
Triều đình được mẻ cười vỡ bụng. Tiếng cười thật dễ lây. Ngày hôm đó, vương
quốc nọ như có phép mầu làm thay đổi. Đến đâu c
ũng gặp những gương mặt
tươi tỉnh, rạng rỡ.
(T.V4, tập 2)

Thông tin 3
Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003
Bà kính yêu!
Lâu rồi, cháu chưa được về quê, cháu nhớ bà lắm.
Dạo này bà có khỏe không ạ?
Gia đình cháu ngoài này vẫn bình thường. Năm nay cháu học lớp 3. Từ đầu năm
học đến giờ, cháu được tám điểm mười rồi đấy, bà ạ! Ngày nghỉ, cháu thường
được bố mẹ cháu cho đi chơi.
Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, thả diều cùng anh Tuấn trên đê và đêm
đêm ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới trăng.
Cháu hứa với bà sẽ học thật giỏi, luôn luôn chăm ngoan để bà vui. Cháu kính
chúc bà luôn luôn mạnh khỏe, sống lâu. Cháu mong chóng đến hè được về quê
thăm bà.
Cháu của bà - Trần Hoài Đức (T.V3, tập 1)

Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Đọc ba thông tin trên và cho biết hoạt động giao tiếp là gì?
Nhiệm vụ 2: Chỉ ra và phân tích các nhân tố của hoạt động giao tiếp (mục đích
giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và phương
tiện giao tiếp). Các nhân tố trên chi phối đến hoạt động giao tiếp như thế nào?
Nhiệm vụ 3: Bạn hãy cho biết hai dạng giao tiếp ngôn ngữ chủ yếu.
Đánh giá
1. Hãy tìm các hoạt động giao tiếp không sử dụng phương tiện ngôn ngữ.
2. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, có sử dụng các phương tiện phi
ngôn ngữ không? Vai trò của chúng như thế nào?
3. Hoạt động giao tiếp sau đây thuộc dạng nào? Bạn hãy phân tích các nhân tố
tham gia vào hoạt động giao tiếp.
Tan sương đã thấy bóng người,
Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ.
Sinh đà có ý đợi chờ,

Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng:
“Thoa này bắt được hư không,
Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?”
Tiếng Kiều nghe lọt bên kia:
“Ơn lòng quân tử sá gì của rơi.
Chiếc thoa nào của mấy mươi,
Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!”
Sinh rằng: “Lân lí ra vào,
Gần đây nào phải người nào xa xôi.
Được rày nhờ chút thơm rơi,
Kể đà thiểu não lòng người bấy nay!
Bấy lâu mới được một ngày,
Dừng chân, gạn chút niềm tây gọi là”.
Vội về thêm lấy của nhà,
Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông
(Trích Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Hoạt động 5: Nghiên cứu hội thoại

Thông tin
Cuộc họp của chữ viết
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở
đầu:
– Thưa các bạn! Hôm nay chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng
hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này: “Chú lính bước
vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giầy da trên trán lấm tấm mồ
hôi”.
Có tiếng xì xào:
– Thế nghĩa là gì nhỉ?
– Ngh

ĩa là thế này: “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi
đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi”.
Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:
Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào,
cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
– ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghị:
– Từ nay, mỗi khi em Hoàng
định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng
đọc lại câu văn một lần nữa đã. Được không nào?
(Tiếng Việt 3, tập I)

Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Các hoạt động giao tiếp trong thông tin 2 hoạt động 4 và thông tin
cho hoạt động 5 được gọi là hội thoại. Hãy cho biết:
Các hoạt động giao tiếp trên thuộc dạng giao tiếp nào?
Nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp là gì?
Hội thoại là gì?
Xét về lượng người tham gia hội thoại thì hai cuộc thoại trên khác nhau như thế
nào? Nếu căn cứ vào nhân vật tham gia giao tiếp thì hội thoại được chia làm
mấy kiểu? Kiểu nào là phổ biến nhất?
Nhiệm vụ 2: Về bản chất, hội thoại luôn vận động. Sự vận động này thể hiện ở
ba phương diện: vận động trao lời, vận động đáp lời và sự vận động tương tác.
Vận động trao lời là vận động tạo ra lời trao hướng tới người nghe để người
nghe có phản ứng trở lại. Còn vận động đáp lời lại nhằm tạ
o ra lời đáp lại lời
trao của người nghe. Cuối cùng là vận động tương tác thể hiện ở sự vận động
tương tác giữa người trao và người đáp cùng tác động lẫn cho nhau và cho chính
cuộc hội thoại biến đổi.

Bạn hãy suy nghĩ và cho biết:
Các vận động trao lời và vận động đáp lời trong các cuộc thoại.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vận động trao lời, v
ận động đáp lời và sự
biểu hiện của chúng trong hội thoại. (Chú ý đến các nhân tố: đề tài hội thoại,
quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại, thái độ cử chỉ và những đặc trưng
về ngôn ngữ trong lời nói).
Phân tích sự biến đổi cũng như sự hoà hợp giữa người trao và người đáp; sự vận
động tương hợp và phát triển giữa lời trao, lờ
i đáp và tính hướng đích của các
cuộc hội thoại.
Nhiệm vụ 3: Hội thoại cũng được phân chia thành các đơn vị: cuộc thoại, đoạn
thoại và cặp thoại. Cuộc thoại là toàn bộ cuộc trò chuyện từ khi bắt đầu cho đến
khi kết thúc. Đoạn thoại là một phần của cuộc thoại. Các đoạn thoại được phân
chia theo đề tài và đích của hội thoại. Cặp thoại là những cặp kế cận gồm một
v
ận động trao lời và một vận động đáp lời. Bạn hãy tìm:
– Các cuộc thoại trong các hội thoại nêu ở thông tin nguồn cho hoạt động này và
thông tin 2 của hoạt động 4.
– Các cặp thoại trong các cuộc thoại.
– Các đoạn thoại trong các cuộc thoại.
Nhiệm vụ 4: Theo bạn, để hội thoại đạt hiệu quả, các nhân vật hội thoại cần
phải tuân theo các quy tắc nào? (Gợi ý sự luân phiên lượt lời, sự thương lượng
thống nhất đề tài, sự công tác, sự tôn trọng nhau và khiêm tốn trong hoạt động
hội thoại).
Đánh giá
1. Trình bày vắn tắt về quan niệm, cấu trúc, các đơn vị và các quy tắc hội thoại.
2. Sau đây là các cuộc thoại trích trong bài tập đọc “Cuốn sổ tay”:
Tuấn và Lân ra chơi muộn. Lúc đi ngang qua bàn Thanh, chợt thấy quyển sổ để
trên bàn, Tuấn tò mò, toan cầm lên xem. Lân vội can:

– Đừng! Sao lại xem sổ tay của bạn?
Vừa lúc ấy, Thanh bước vào. Nghe Lân nói, Thanh bảo:
– Để mang ra sân cùng xem! Các bạn đang đố nhau về các nước, nhờ tớ làm
trọng tài.
Cả ba cùng chạy ào ra sân. Quyển sổ được mở ra. Những dòng chữ nắn nót ghi
nội dung họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú…
Thanh lên tiếng:
– Đây rồi! Mô-na–cô dúng là nước vào loại nhỏ nhất, diện tích chỉ bằng một nửa
Hồ Tây
ở Thủ đô Hà Nội. Nhưng Va–ti–căng còn nhỏ hơn: Quốc gia đặc biệt
này rộng chưa bằng một phần mười lăm Mô-na–cô. Nước lớn nhất là Nga,
rộng hơn nước ta trên 50 lần.
Bốn, năm bạn cùng ren lên. Riêng Tùng chưa chịu thua:
– Thế nước nào ít dân nhất?
Tất cả nhìn nhau, rồi nhìn Tùng. Anh chàng vẻ rất tự tin:
– Cũng là Va-ti-căng.
– Đúng đấy! Thanh giải thích Va-ti-căng chỉ có khoảng 700 ng
ười. Còn nước
đông dân nhất là Trung Quốc: hơn 1 tỉ 200 triệu.
(Tiếng Việt 3, tập 2)
Bạn hãy:
– Tìm các cuộc thoại và các nhân vật tham gia hội thoại.
– Cho biết kiểu hội thoại.
– Phân tích đề tài hội thoại và sự ảnh hưởng của vai giao tiếp đối với cuộc thoại.
3. Tiếp sau đây là hoạt động hội thoại giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ
Đại
đoàn quân Tiên Phong tại đền Hùng:
– Các chú có khoẻ không?
– Thưa Bác, khoẻ ạ!
– Các chú có biết đền thờ ai đây không?

– Đền thờ một ông vua a!
– Nhưng vua nào?
– Dạ, vua Hùng!
– Thế các chú có biết vua Hùng là ông vua thế nào không? Vua Hùng là ông vua
có công dựng nước, chính là ông tổ của nước Việt Nam ta. Các vua Hùng đã
có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.
(Theo Tiếng Việt 5, tập 2)
Bạn hãy đọc và:
– Phân tích đề tài, mục đích của cuộc thoại.
– Tìm các cặp lời trong cuộc thoại.
– Phân tích sự thể hiện của các quy tắc hội thoại.
– Cuối cuộc thoại, Bác trao lời nhưng sau đó lại tự trả lời.
Như vậy có vi phạm quy tắc hội thoại không? Tại sao?
4. ở tiểu học, học sinh được học Tập làm văn nói khá nhiều. Theo bạn, khi dạy
kiểu bài này cần phải quan tâm đến những gì nếu xuất phát từ lí thuyế
t hội thoại.

Hoạt động 6: Tìm hiểu chức năng hình thành
và diễn đạt tư tưởng của ngôn ngữ

Thông tin
Đặc trưng quan trọng nhất của con người là năng lực tư duy. Tư duy là quá trình
suy nghĩ nhằm khám phá ra bản chất của hiện thực khách quan. Ngôn ngữ chính
là phương tiện giúp con người tư duy và thể hiện kết quả tư duy của mình (hình
thành và diễn đạt tư tưởng).

Nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Phân tích tác dụng của ngôn ngữ đối với quá trình tư duy.
Gợi ý: Trong quá trình tư duy, con người phải dựa vào các khái niệm, phán đoán
đã biết để suy luận tìm ra các khái niệm và phán đoạn mới. Để thấy được vai trò

của ngôn ngữ đối với tư duy, bạn hãy phân tích vai trò của ngôn ngữ (từ, câu,
đoạn) với khái niệm, phán đoán và suy lí).
Nhiệm vụ 2: Phân tích vai trò của ngôn ngữ đối với việc thể hiện kết quả tư duy
(diễn đạt tư tưởng)
Gợi ý:
– Nếu chưa thể diễn đạt thành lời thì tư duy đã có kết quả chưa?
– Để ghi lại kết quả tư duy (tư tưởng), chúng ta sử dụng phương tiện gì? Nếu
thiếu phương tiện này thì sao?
Phân tích mối tương quan khăng khít giữa chất lượ
ng diễn đạt và sự thể hiện tư
tưởng của con người ta.
Nhiệm vụ 3: Như vậy, bạn đã thấy được tư duy và ngôn ngữ có quan hệ mật
thiết với nhau. Tuy nhiên, ngôn ngữ và tư duy không phải là một, chúng có
nhiều điểm khác nhau. Bạn hãy cố tìm sự khác nhau đó.
Gợi ý: Sự khác nhau về dạng tồn tại, các đơn vị thể hiện; tính nhân loại và tính
dân tộc của ngôn ngữ và tư duy.

Đánh giá
– Phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.
– Bạn thử lí giải tại sao trong quá trình giảng dạy Tiếng Việt, cần và có thể phát
triển năng lực ngôn ngữ đi đôi với phát triển tư duy cho học sinh.

Thông tin phản hồi
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1:
1. Nguồn gốc của ngôn ngữ
Đi tìm nguồn gốc của ngôn ngữ là công việc nhằm mục đích phát hiện ngôn ngữ
của loài người nói chung ra đời như thế nào. Việc này khác việc tìm nguồn gốc
của một ngôn ngữ cụ thể: Xem ngôn ngữ đó có nguồn gốc là ngôn ngữ nào, nó
có họ hàng thân thích với những ngôn ngữ nào.
Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ là một vấn đề lớn c

ủa Triết học và Ngôn ngữ
học được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nguồn gốc của ngôn ngữ cũng cổ xưa
như nguồn gốc loài người nên cho đến nay cũng chỉ có những giả thuyết. Có
nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của ngôn ngữ: thuyết thần ngôn, thuyết
tượng thanh, thuyết cảm thán, thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết ngôn ngữ
cử chỉ. Các lí thuyết trên đều có c
ăn do và có những hạt nhân hợp lí (trừ thuyết
thứ nhất). Tuy nhiên các thuyết đó đều không đủ cơ sở khoa học và có giá trị
thuyết phuc.
Cho đến nay, Thuyết lao động về nguồn gốc của ngôn ngữ, đúng hơn là lí thuyết
xã hội về nguồn gốc của ngôn ngữ do các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác –
Lênin đưa ra là hơp lí, có nhiều cơ sở khoa học nhất. Cơ sở c
ủa lí thuyết này
được Ăngghen trình bày trong cuốn “Phép biện chứng của tự nhiên”. Ông cho
rằng: Sự xuất hiện lời nói phân tiết và ngôn ngữ nằm trong bối cảnh chung của
nguồn gốc loài người, nguồn gốc tổ chức lao động xã hội và xã hội hoá tư duy
dẫn đến hình thành ý thức.
Đầu tiên, con người sáng chế ra công cụ sản xuất. Rồi xuất hiện sự cần thiết phải
chấ
n chỉnh hoạt động tập thể với các mầm mống của sự phân công lao động. Từ
đó xuất hiện nhu cầu và sự cần thiết phải có phương tiện giao tiếp – ngôn ngữ.
Như vậy, cần lí giải tác dụng của lao động có tính chất xã hội trên các phương
diện sau:
– Lao động góp phần phát triển và hoàn thiện bộ máy cấu âm của con người
thích hợp nhất với việc tạo âm thanh ngôn ng
ữ.
– Lao động tạo điều kiện phát triển bộ óc, mở rộng hiểu biết của con người.
– Lao động xã hội làm nảy sinh nhu cầu và các đề tài, nội dung giao tiếp.
2. Quá trình phát triển của ngôn ngữ
Từ khi có loài người đến nay, ngôn ngữ luôn phát triển và hoàn thiện. Quá trình

đó gắn liền với sự phát triển biến đổi của xã hội loài người. Ngôn ngữ đã phát
triển qua các giai đoạn:
a. Ngôn ngữ bộ
lạc: Ngôn ngữ bộ lạc là những ngôn ngữ đầu tiên của loài người.
Đó là tiếng nói chung của cả bộ lạc. Bộ lạc có thể phát triển theo hai khuynh
hướng: liên minh giữa các bộ lạc hình thành bộ lạc lớn hoặc sự phân hoá hình
thnàh các bộ lạc bé hơn. Và theo đó ngôn ngữ cũng có quá trình phân hoá hoặc
ảnh hưởng lẫn nhau khi các bộ lạc liên minh lại.
b. Ngôn ngữ khu vực: Các bộ lạc liên minh theo từng khu vực trước khi hình
thành dân tộc. Và ngôn ngữ khu vực ra đời với tư cách là tiền thân của ngôn ngữ
dân tộc.
c. Ngôn ngữ dân tộc: Dân tộc hình thành trên cơ sở thống nhất kinh tế, văn hoá,
chính trị và lãnh địa cùng với sự xuất hiện ngôn ngữ chung củ
a cả dân tộc. Ngôn
ngữ dân tộc, bên cạnh sự thống nhất lại có những khác nhau về phương ngôn,
nghề nghiệp, …
d. Ngôn ngữ văn hoá: Ngôn ngữ văn hoá là biểu hiện ở sự thống nhất cao của
ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ văn hoá hoạt động theo quy tắc chặt chẽ được gọi
là chuẩn ngôn ngữ. Tuy nhiên, nó cũng cho phép tồn tại nhiều phong cách khác
nhau.
đ. Ngôn ngữ cộng đồng tươ
ng lai: Đây là ngôn ngữ chung của cả loài người
trong tương lai, thể hiện sự mơ ước của chúng ta.
Thông tin phản hồi hoạt động 2:
Các cách thức và quy luật phát triển cơ bản của ngôn ngữ:
Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến.
Ngôn ngữ phát triển không đều ở các đơn vi của nó. Trong các đơn vị ngôn ngữ,
từ biến đổi nhiều và nhanh nhất để kịp thời phản ánh những thay đổi của xã hội,
các bộ phận khác như ngữ âm, ngữ pháp biến đổi chậm hơn.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3

1. Nguồn gốc của tiếng Việt
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của tiếng Việt nhưng giả thuyết có sức thuyết
phục hơn cả là: Tiếng Việt bắt nguồn từ họ Nam á. Nam á là ngữ hệ được gọi tên
theo địa bàn phân bố: miền nam châu á. Địa bàn này là một khu vực rộng lớn từ
phía đông ấn Độ, phía bắc lên tận Vân Nam, trải trên bán đảo
Đông Dương, phía
nam và đông nam đến Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia và phía đông đến các đảo giáp
châu Đại Dương. Họ này gồm hai dòng: Mun-đa và Môn Khơ-me. Dòng Môn –
Khơ-me có 12 nhánh, trong đó có Việt Chứt. Nhánh Việt Chứt có hai tiểu
nhánh: Việt Mường và Pọng Chứt. Việt Mường phát triển thành tiếng Việt và
tiếng Mường ngày nay.
2. Quá trình phát triển của tiếng Việt
Tiếng Việt đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển tương ứng với các giai
đoạn
lịch sử: thời kì phong kiến, thời kì Pháp thuộc và thời kì từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến này. Trong lịch sử của mình, mặc dù đã có lúc tiếng Việt bị
o ép nhưng nó vẫn tỏ ra có sức sống kiên cường, vượt qua mọi thử thách và ngày
càng hoàn thiện. Đặc biệt từ Cách mạng tháng Tám đến nay, tiếng Việt có những
phát triển vượt bậc, là ngôn ngữ chính thức của đất nước, có khả năng đáp ứng
mọi yêu cầu giao tiếp và hoạt động tư duy.
3. Gợi ý trả lời một số bài tập
a. Quan hệ giữa tiếng Việt văn hoá với các phương ngữ
Tiếng Việt là ngôn ngữ chung, thống nhất trong toàn quốc. Tuy vậ
y, mỗi vùng
đều có sự khác biệt. Có thể chia 3 phương ngữ lớn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam
Bộ.
Về cơ bản các phương ngữ trên đều tuân theo các quy tắc ngữ âm, từ vựng và
ngữ pháp thống nhất. Bởi vậy, nhân dân cả ba miền đều có thể giao tiếp với nhau
một cách dễ dàng. Các phương ngữ trên chỉ có một số từ khác nhau, giọng nói
khác nhau. Phương ngữ làm tiếng Việt thêm phong phú song khi giao tiếp không

nên l
ạm dụng, nên sử dụng phương ngữ đúng lúc, đúng chỗ và có mức độ.
b. Tiếng Việt văn hoá có các biến thể phong cách. Mỗi phong cách được sử
dụng trong các lĩnh vực khác nhau, có một số đặc trưng. Có các phong cách chủ
yếu sau:
– Phong cách sinh hoạt
– Phong cách khoa học
– Phong cách chính luận
– Phong cách báo
– Phong cách hành chính
– Phong cách nghệ thuật.
Như vậy, hiện tượng phong cách là hiện tượng có quy tắc. Chúng phân biệt với
việc sử dụng ngôn ng
ữ một cách tuỳ tiện.
c. Bản chất của các từ mượn gốc Hán
Phần lớn từ mượn gốc Hán có nguồn gốc từ thời nhà Đường. Vay mượn là hiện
tượng phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Từ mượn gốc Hán là bộ phận của từ vựng
tiếng Việt, đã được Việt hoá và tuân theo quy luật của hệ thống tiếng Việt. Các
biểu hiện chính là:
– Mượn nhưng được phát âm theo cách của người Việt.
– Mượn có biến đổi về ngữ âm và cấu tạo.
– Mượn nhưng có biến đổi về nghĩa.
– Mượn yếu tố Hán để kết hợp với yếu tố thuần Việt tạo ra từ mới.
d. Giải thích các từ Hán Việt: bần tiện, tử tế, đáo để.
Các từ đó sang tiếng Việt đã thay đổ
i về nghĩa và phạm vi sử dụng (xin tra từ
điển tiếng Việt).
Hiện tượng này chứng tỏ từ gốc Hán đã đựoc Việt hoá, biến thành một bộ phận
của từ vựng tiếng Việt.
đ. Tìm các từ mượn gốc Pháp

Bạn hãy tìm các từ chỉ bộ phận máy móc (xe đạp chẳng hạn), tên thuốc tân
dược, …
Thông tin phản hồi cho hoạt động 4:
1. Khái niệm về hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp là sự tiếp xúc giữa con người với con người nhằm trao đổi
thông tin, bộc lộ tình cảm, yêu cầu hành động, đồng thời thể hiện thái độ, cách
đánh giá, cách ứng xử của họ đối với nhau và với nội dung giao tiếp.
Trong giao tiếp, con người sử dụng nhiều phương tiện khác nhau nhưng phương
tiện thuận tiện nh
ất, đắc dụng nhất và phổ biến nhất là ngôn ngữ. Bởi vậy, giao
tiếp bằng ngôn ngữ là giao tiếp phổ biến nhất. Tuy nhiên, khi sử dụng ngôn ngữ,
người ta rất quan tâm đến việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ,
điệu bộ…) với tư cách là các phương tiện bổ trợ. Giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai
dạng: dạng nói (nghe – nói) và dạng viết (đọc – vi
ết).
2. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp
a. Mục đích giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động có ý thức của con người nên bao giờ cũng nhằm mục đích
nhất định. Mục đích của giao tiếp chính là tác động: tác động nhận thức, tác
động tình cảm và tác động hành động. Tuỳ vào mục đích, người ta có nội dung
và cách thức giao tiếp khác nhau.
b. Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là người nói (viết) và ng
ười nghe (đọc). Nhân vật giao tiếp
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao tiếp, đặc biệt là người nghe (đọc), quan
hệ giữa người nói (viết) với người nghe (đọc). Cần lưu ý nói viết với ai, người
đó như thế nào. Về quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, cần lưu ý đến quan hệ
vai (ngang vai, khác vai) về vị thế xã hội, tuổi tác, gia đình,…
c. Nội dung giao tiếp
Nộ

i dung giao tiếp chính là phạm vi hiện thực được nói tới. Mỗi phạm vi giao
tiếp tạo nên các lĩnh vực phong cách khác nhau, tức là có cách giao tiếp khác
nhau.
d. Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp chính là nơi chốn, thời gian, tình huống xảy ra cuộc giao
tiếp. Có hoàn cảnh rộng và hoàn cảnh hẹp.
Hoàn cảnh rộng: hoàn cảnh địa lí, xã hội, lịch sử, kinh tế chung.
Hoàn cảnh hẹp: nơi chốn, thời gian cụ thể xảy ra cuộc giao tiế
p
Hoàn cảnh giao tiếp, đặc biệt là hoàn cảnh giao tiếp hẹp chi phối trực tiếp đến
hoạt động giao tiếp.
đ. Ngôn ngữ được sử dụng
Ngôn ngữ được cả người nói (viết) và người nghe (đọc) cùng sử dụng. Ngôn ngữ
có thể ở hai dạng: dạng nói (âm thanh) và dạng viết. Vốn và năng lực ngôn ngữ
của các nhân vật giao tiếp cũng ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp.
3. Gợi ý trả lời bài tập
a. Các hoạt động giao tiếp không dùng phương tiện ngôn ngữ
Ban hãy tìm các hoạt động thông tin sử
dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ: ánh
sáng, màu sắc, đường nét, âm thanh… trong cuộc sống.
b. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, chúng ta vẫn sử dụng kèm theo các phương
tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ… phụ trợ. Nếu biết kết hợp sử
dụng các phương tiện phụ trợ này hợp lí thì giao tiếp sẽ đạt hiệu quả hơn.
c. Đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguy
ễn Du ghi lại cuộc đối thoại giữa Kim
Trọng và Thuý Kiều (vốn ở dạng nói). Bạn hãy phân tích các nhân tố giao tiếp
sau:
– Đích của cuộc giao tiếp là gì?
– Nhân vật giao tiếp: Ai nói với ai? Quan hệ của họ như thế nào? Quan hệ ấy
ảnh hưởng đến lời nói của họ ra sao?

– Nội dung giao tiếp: Họ nói đến những việc gì? Tiến triển ra sao?
– Hoàn cảnh giao tiếp: ở đâu? Thời gian nào? Có gì đặ
c biệt về lịch sử, văn hoá
chung?
– Ngôn ngữ: ngôn ngữ được sử dụng như thế nào? (chú ý sự tương ứng trong lời
của hai người và sự khác biệt giữa chúng với nhau).
Thông tin phản hồi cho hoạt động 5
1. Khái niệm về hội thoại
Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng miệng giữa các nhân vật tham dự giao tiếp
nhằm trao đổi thông tin hoặc trao đổi tư tưởng, tình cảm, … theo một mục đích
xác định.
Có nhiều cách phân loại hội thoại, nhưng phổ biến nhất là cách phân loại dựa
vào số lượng người tham gia. Theo tiêu chuẩn này, hội thoại có các kiểu:
– Song thoại (2 người tham gia)
– Đa thoạ
i (nhiều người tham gia)
2. Các vận động hội thoại
Vận động hội thoại được thể hiện ở các vận động: trao lời, đáp lời và tương tác.
a. Vận động trao lời: Một người nào đó hướng tới người nghe để tạo ra lời nói
(lời trao) nhằm tạo ra một phản ứng đáp lại ở họ gọi là vận động trao lời, hay gọi
gọn hơn là trao lời.
Lời trao phải tác động đến người nhận tạo được phản ứng tích cực ở người nhận.
Muốn vậy, việc trao lời cần phải:
– Xác định vị thế xã hội với người nhận (ngang vai hay khác vai) để quyết định
nội dung (chủ yếu là đề tài) cách nói (đặc biệt là dùng các từ xưng hô, từ tình
thái và kiểu cấu trúc câu);
– Giữ vai trò khởi xướng hội thoại: gây sự chú ý lắng nghe, nêu đề tài hội thoại,
lái hội thoại theo chiều đã định;
– Bộc lộ rõ ràng sự quan tâm, chú ý đến nội dung cuộc thoại, mong muốn được
nghe và chú ý lắng nghe lời

đáp.
b. Vận động đáp lời
Đáp lời là nhu cầu bức thiết của nói năng. Khi đã có trao lời thì phải có đáp lời
(hỏi phải có trả lời). Đáp lời có thể bằng hành động, cũng có thể là lời nói cụ thể
kết hợp với hành động. Khi đáp lời cần chú ý:
– Xác định quan hệ vai với người trao lời;
– Lời đáp phải ăn khớp v
ới lời trao, trách hiện tượng ông chẳng bà chuộc hoặc
trả lời nhát gừng.
c. Vận động tương tác
Vận động tương tác là vận động tác động lẫn nhau giữa các nhân vật đối thoại và
bản thân cuộc thoại:
– Tương tác đối với nhân vật giao tiếp.
Sự tương tác này thể hiện ở chỗ trong quá trình hội thoại và sau khi hội thoại,
các nhân vật hội thoại hiểu nhau hơn, nh
ận thức gần nhau hơn, tình cảm thân
thiết với nhau hơn.
– Tương tác đối với bản thân cuộc thoại.
Người trao và người đáp chủ động điều chỉnh để sao cho cuộc thoại diễn ra nhịp
nhàng, có sự ăn khớp giữa lời trao và lời đáp để cả hai bên đều đạt mục đích đề
ra, vấn đề được trao đổi được giải quyết một cách trọn vẹn.
3. Cấu trúc hội thoại
Hội thoại gồm các đơn vị khác nhau: cuộc thoại, đoạn thoại và cặp thoại.
– Cuộc thoại là toàn bộ đối đáp, trò chuyện giữa các nhân vật giao tiếp từ đấu
đến kết thúc.
– Đoạn thoại: là một phần của cuộc thoại, đoạn thoại thống nhất nhau về đề tài
và đích hội tho
ại.
– Cặp lời: Cặp thoại là những cặp kế cận gồm một vận động trao lời và một hoạt
động đáp lời.

4. Các quy tắc hội thoại
Để cuộc thoại có kết quả, các nhân vật tham gia hội thoại cần tuân thủ một số
quy tắc sau đây:
a. Quy tắc thương lượng hội thoại
Các nhân vật hội thoại cần thống nhất với nhau v
ề đề tài, nội dung và vị thế xã
hội trong giao tiếp.
b. Quy tắc luân phiên lượt lời
Quy tắc này bảo đảm cho các lượt lời kế tục nhau liên tục, cuộc thoại không bị
ngắt quãng, cũng không bị hiện tượng cướp lời nhau. Cuộc thoại còn có sự thay
đổi hài hoà vai trò hỏi và đáp của người tham gia hội thoại chứ không phải một
cuộc hỏi cung.
c. Quy tắc tôn trọng thể diện
Các nhân vật hội thoại phải tôn trọng nhau. Điều đ
ó được thể hiện:
– Tôn trọng lượt lời của người khác, không cướp lời, cắt ngang lời người khác.
– Không được nói gì, làm gì chạm đến thể diện của đối phương (nói xấu, chạm
điểm yếu của họ, …).
– Biết chú ý lắng nghe, tôn trọng ý kiến của đối phương.
d. Quy tắc khiêm tốn
Người tham gia hội thoại phải thực sự khiêm tốn:
– Không khoe khoang, không nói về mình nhiều quá;
– Sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ khiêm tốn, lịch sự.
đ. Quy tắc cộng tác
Các phía tham gia phải có tinh thần hợp tác với nhau:
– Nói đúng đề tài đã thống nhất, phù hợp với đích của hội thoại;
– Đừng nói những điều gì không đúng hoặc chưa có sự thuyết phục;
– Nói rõ ràng, ngắn gọn;
– Tránh nói tối nghĩa và nói mập mờ.

5. Gợi ý giải bài tập
a. Bài tập 2
– Hội tho
ại gồm 2 cuộc thoại
+ Cuộc thoại 1: Hội thoại giữa Tuấn, Lân và Thanh về cuốn sổ tay của Thanh.
+ Cuộc thoại 2: Hội thoại ở ngoài sân giữa các bạn nhỏ trong lớp về đề tài địa lí
– Kiểu hội thoại: Đa thoại
– ảnh hưởng của vai giao tiếp: Chú ý đến quan hệ ngang vai giữa những người
tham gia. Bởi vậy, họ nói với nhau tự nhiên, thoải mái, thân mật (chú ý đế
n các
kiểu cấu trúc câu và hành động thái độ kèm theo).
b. Bài tập 3
– Đề tài cuộc thoại: về vua Hùng
– Mục đích: cần xứng đáng với ông cha: giữ gìn, bảo vệ đất nước.
– Các cặp thoại: 4 cặp thoại theo thứ tự hỏi đáp trong cuộc thoại.
– Phân tích sự thể hiện của các quy tắc: Đặc biệt lưu ý đến quy tắc khiêm tốn,
cộng tác, tôn trọng lượt lời và tương tác hộ
i thọi.

×