Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Sinh 9 học ki I (đầy đủ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.29 KB, 115 trang )

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
MÔN SINH HỌC 9
Cả năm : 37 tuần x 2 tiết /tuần = 74 tiết
Học kỳ 1 : 19 tuần x 2 tiết /tuần = 38tiết
Học kỳ 2 : 18 tuần x 2 tiết / tuần = 36 tiết
TUẦN
TIẾT TÊN BÀI DẠY
HỌC KỲ I
PHẦN I : DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Tuần 1
CHƯƠNG I :CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
1 Menđen và di truyền học
2 Lai 1 cặp tính trạng.
Tuần 2 3 Lai 1 cặp tính trạng ( tiếp theo ).
4 Lai 2 cặp tính trạng
Tuần 3 5 Lai 2 cặp tính trạng ( tiếp theo ).
6
Thực hành :Tính xác suất xuất hiện các mặt của
đồng xu.
Tuần 4 7 Bài luyện tập
CHƯƠNG II : NHIỄM SẮC THỂ
8 Nhiễm sắc thể.
Tuần 5 9 Nguyên phân .
10 Giảm phân .
Tuần 6 11 Phát sinh giao tử và thụ tinh
12 Cơ chế xác định giới tính .
Tuần 7 13 Di truyền liên kết .
14 Thực hành : quan sát hình thái nhiễm sắc thể
Tuần 8
CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN
15


ADN.
16 ADN và bản chất của gen.
Tuần 9
17 Mối quan hệ giữa gen và ARN.
18 Prôtêin.
Tuần 10
19 Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
20 Thực hành : Quan sát và lắp mô hình ADN.
Tuần 11
* Ôn tập
21 Kiểm tra 1 tiết .
Tuần 12
CHƯƠNG IV : BIẾN DỊ
22 Đột biến gen.
23 Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Tuần 13
24 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
25 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể ( tiếp theo ).
Tuần 14
26 Thường biến .
27 Thực hành : Nhận biết 1 vài dạng đột biến
Tuần 15
28 Thực hành :Quan sát thường biến .
CHƯƠNG V : DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
29 Phương pháp nghiên cứu di truyền người.
Tuần 16
30 Bệnh và tật di truyền ở người
31 Ôn tập (Theo nội dung bài 40 SGK)
Tuần 17
* Ôn tập (Theo nội dung bài 40 SGK)

32 Kiểm tra học kỳ 1.
Tuần 18
33 Di truyền học với con người
CHƯƠNG VI : ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
34 Công nghệ tế bào .
Tuần 19
35 Công nghệ gen.
36 Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
Tuần 20
HỌC KỲ II
37 Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
38 Ưu thế lai.
Tuần 21
39 Các phương pháp chọn lọc .
40 Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
Tuần 22
41 Thực hành : Tập dược thao tác giao phấn
42
Thực hành : Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật
nuôi và cây trồng
PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Tuần 23
CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
43 Môi trường và các nhân tố sinh thái
44 Anh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
Tuần 24
45
Anh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh
vật
46 Anh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật .

Tuần 25
47
48
Tuần 26
CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI
49 Quần thể sinh vật .
50 Quần thể người
Tuần 27
51 Quần xã sinh vật .
52 Hệ sinh thái
Tuần 28
53
Kiểm tra giữa học kỳ 2 : Nội dung kiểm tra thực hành
54 Thực hành :Hệ sinh thái.
Tuần 29
55 Thực hành :Hệ sinh thái.
CHƯƠNG III:CON NGƯỜI , DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
56 Tác động của con người đối với môi trường
Tuần 30 57 Ô nhiễm môi trường .
58 Ô nhiễm môi trường ( tiếp theo ).
Tuần 31
59
60
Tuần 32
CHƯƠNG IV : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
61 Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên .
62
Khôi phục môi trường va gìn giữ thiên nhiên hoang
dã.
Tuần 33

63 Bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái .
64 Luật bảo vệ môi trường
Tuần 34
* Bài tập
65 Ôn tập (theo nội dung bài 63 sgk ).
Tuần 35
* Ôn tập (theo nội dung bài 63 sgk ).
66 Kiểm tra học kỳ 2.
Tuần 36
67 Thực hành : Vận dụng luật bảo vệ môi trường
68 Tổng kết chương trình toàn cấp
Tuần 37
69 Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)
70 Tổng kết chương trình toàn cấp(tiếp theo)

Ngày soạn :18.08.2009 Tiết :01
Tuần : 01
Phần I : DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương 1: Các thí nghiệm của MenĐen
Bài 1 : MenĐen và di truyền học
I/ Mục tiêu:
- Hs nêu được mục đích , nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học . Nêu được phương pháp phân
tích các thế hệ lai của MenĐen . Trình bài được một số thuật ngữ , ký hiệu trong di truyền học .
- Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ phương tiện trực quan .
II /Chuẩn bị :
Tranh phóng to hình 1.1 sgk .
III/ Tiến trình lên lớp :
1/Ổn định lớp (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới : Giới thiệu bài(4’)

Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
Hđ1 : Tìm hiểu về di truyền học (10’)
- Gv yêu cầu hs làm bài tập mục
Trang 5 sgk ?: Liên hệ bản thân mình có
những đặc điểm giống và khác bố mẹ .
- Hs : Trình bày những đặc điểm của bản
thân giống và khác bố mẹ …
- Gv giải thích :
+ Đặc điểm giống bố mẹ -> hiện tượng di
truyền .
+ Đặc điểm khác bố mẹ -> hiện tượng biến
dị .
? Thế nào là hiện tượng di truyền ? Biến
dị .
- Hs : nêu được hai hiện tượng di truyền
và biến dị .
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv : tổng kết lại .
- Gv : cần giải thích cho hs thấy rõ di
truyền và biến dị là 2 hiện tượng song
song , gắn liền với quá trình sinh sản .
- Gv yêu cầu hs trình bày nội dung và ý
nghĩa thực tiễn của di truyền học
_ Hs trình bày, Gv uốn nắn bổ sung.
Hđ2: Tìm hiểu MenĐen – người đặt nền
móng cho di truyền học (10’)
- Gv giới thiệu tiểu sử của Menđen (treo
I/ Di truyền học
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các
tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế

hệ con cháu .
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác
bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết .
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất
, cơ chế , tính quy luật của hiện tượng
di truyền và biến dị.
II/ Menđen- Người đặt nền móng cho Di
truyền học
- Grêgô Menđen (1822-1884) là người
ảnh H1.1) lên bảng.
- Gv giới thiệu tình hình nghiên cứu di
truyền ở thế kỷ XIX và phương pháp
nghiên cứu của Menđen . Các thí
nghiệm làm trên đậu Hà lan
-? Giải thích vì sao Menđen chọn đậu Hà
Lan làm đối tượng nghiên cứu .
-Hs : phát biểu
- Gv yêu cầu hs quan sát hình 1.2
? Nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp
tính trạng đem lai .
- Hs : quan sát nêu đặc điểm
- Gv yêu cầu hs nghiên cứu thông tin
? Nêu phương pháp nghiên cứu của
Menđen .Phép lai của Men đen có ưu điểm
gì?
- Gv nhấn mạnh thêm tính chất độc đáo
trong phương pháp nghiên cứu di
truyền của Menđen
Hđ3 : Iìm hiểu 1 số thuật ngữ và ký hiệu
cơ bản của di truyền học(10’)

- Gv : yêu cầu hs đọc sgk , thảo luận theo
nhóm để phát biểu định nghĩa về các
thuật ngữ và nêu các ký hiệu cơ bản của
di truyền học
- Gv : cần phân tích thêm khái niệm
thuần chủng và lưu ý hs về cách viết
công thức lai
+ Mẹ viết bên trái dấu X
+ Bố viết bên phải dấu X
đầu tiên vận dụng phương pháp khoa
học vào việc nghiên cứu di truyền.
- Bằng phương pháp phân tích các thế hệ
lai. Menđen đã phát minh ra các quy
luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền
móng cho di truyền học.
III/ Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản
của Di truyền học
1/Thuật ngữ :
- Tính trạng : là những đặc điểm cụ
thể về hình thái , cấu tạo , sinh lý của
1 cơ thể .
VD : Cây đậu : thân cao, quả lục, hạt vàng,
chịu hạn tốt
- Cặp tính trạng tương phản : là 2
trạng thái khác nhau của cùng 1 loại
tính trạng biểu hiện trái ngược
nhau .
VD: Thân cao và thân thấp
Hạt trơn & hạt nhăn
- Gen (nhân tố di truyền) quy định các

- Gv : giải thích rõ ràng : dòng (giống)
thuần chủng cho HS hiểu.
tính trạng của sinh vật.
- Dòng ( giống ) thuần chủng : là giống
có đặc tính di truyền đồng nhất các
thế hệ sau giống thế hệ trước .
2/.Các ký hiệu :
P : là cặp bố mẹ xuất phát ( thuần chủng )
G : là giao tử
F : là thế hệ con
F
1
: Là thế hệ thứ I ( con của P)
F
2
: Là thế hệ thứ II (con của F
1
)
O : Giao tử đực
O : Giao tử cái
4 . Kiểm tra đánh giá :(4’)
? Hãy lấy các VD về các tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm “ cặp tính trạng tương
phản”
? Thế nào là di truyền , biến dị
5 . Dặn dò (1’)
- Đọc “ Em có biết “
- Học bài
- Làm BT 1, 2, 4 SGK/ trang 7.
- Đọc trước bài “ Lai 1 cặp tính trạng”


Ngày soạn :18.08.2009 Tiết :02
Tuần : 01
Bài 2 : Lai một cặp tính trạng
I/ Mục tiêu :
- Hs trình bày được thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của MenĐen . Phân biệt được kiểu gen với
kiểu hình , thể đồng hợp với dị hợp . Phát biểu được nội dung định luật phân ly . Giải thích được
kết quả thí nghiệm của MenĐen .
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và thu nhận kiến thức từ các hình vẽ .Phân tích được số liệu và kênh
hình.
II/ Chuẩn bị :
Tranh phóng to hình 2.1 ->2.3 sgk / Trang 9,10
III/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp.(1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là hiện tượng di truyền , biến dị ? Cho VD.
? Thế nào là cặp tính trạng tương phản ? cho VD minh hoạ
? Nêu các kí hiệu thường gặp (cơ bản) của Di truyền học.
3/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hđ1: Tìm hiểu thí nghiệm của MenĐen (15’)
- Gv hướng dẫn hs quan sát hình 2.1-> giới
thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà
Lan .
- Hs quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách
tiến hành .
- Gv sử dụng bảng 2 để phân tích các khái
niệm : kiểu hình , tính trạng trội , tính trạng
lặn .
- Hs ghi nhớ khái niệm .
- Gv yêu cầu hs nghiên cứu bảng 2 sgk ->

thảo luận .
? Nhận xét kiểu hình ở F
1
.
I/ Thí nghiệm của Menđen
1/ Thí nghiệm:
Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp
tính trạng thuần chủng tương phản
P : Hoa đỏ X Hoa trắng
F
1 :
100% Hoa đỏ
F
1
x F
1
Hoa đỏ x Hoa đỏ
F
2
: 3 Hoa đỏ : 1 hoa trắng
? Xác định kiểu hình ở F
2
trong từng trường
hợp .
- Gv:Từ kết quả đã tính toán yêu cầu hs
? Rút ra tỷ lệ kiểu hình ở F
2
? Trình bày thí nghiệm của Menđen .
- Hs phân tích bảng số liệu , thảo luận trong
nhóm .

- Hs đại diện nhóm rút ra nhận xét , các
nhóm khác bổ sung .
- Gv nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm mẹ
thì kết quả thu được không thay đổi -> Vai
trò di truyền như nhau của bố mẹ .
- Gv yêu cầu hs làm bài tập điền từ trang 9 .
- Hs làm bài tập .
- Gv : Tính trạng biểu hiện ngay ở F1

đựơc
Menđen gọi là tính trạng trội, còn tính
trạng ở F
2
mới biểu hiện là tính trạng lặn.
? Phát biểu nội dung quy luật phân ly .
- Hs phát biểu nội dung quy luật
Hđ 2 : Tìm hiểu sự giải thích thí nghiện của
MenĐen (15’)
- Gv giải thích quan niệm đương thời của
Menđen vè di truyền hòa hợp .
- Hs quan sát hình 2.3 , thảo luận nhóm
? Nêu quan niệm của Menđen về giao tử thuần
khiết .
- Gv yêu cầu hs làm bài tập mục trang 9.
? Tỷ lệ các loại giao tử ở F
1
và tỷ lệ các loại
hợp tử ở F
2
.

? Tại sao F
2
lại có tỷ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng .
- Hs đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác
bổ sung .
- Gv hoàn thiện kiến thức .
? Hãy giải thích kết quả thí nghiệm theo
2/Các khái niệm :
- Kiểu hình : là tổ hợp các tính trạng của cơ
thể .
- Tính trạng trội : là tính trạng biểu hiện ở F
1
.
- Tính trạng lặn : là tính trạng đến F
2
mới

được biểu hiện .
3/ Nội dung quy luật :
Khi lai 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1
cặp tính trạng tương phản thì ở F1 đồng tính về
tính trạng ( của bố hoặc mẹ ), F2 có sự phân ly
tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
II/ Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Theo Menđen:
- Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy
định .
- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự
phân ly của cặp nhân tố di truyền .
- Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong

thụ tinh .
Sơ đồ lai :
P : Hoa đỏ x Hoa trắng
AA aa
G
P
: A a
F
1
Aa (100% hoa đỏ)
F
1
x F
1
: Aa x Aa
G
F1
: A, a A, a
Menđen .
- Gv : chốt lại cách giải thích kết quả là sự
phân ly mỗi nhân tố di truyền về một giao
tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần
chủng của P.
- Hs ghi nhớ kiến thức .
- Hs viết sơ đồ lai
F
2
: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
Kiểu hình : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
Tỉ lệ : 3 trội : 1 lặn

4/ Kiểm tra đánh giá: (7’)
? Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh hoạ
? Phát biểu nội dung của quy luật phân ly
Hướng dẫn HS làm BT 4 SGK
5. Dặn dò :(1’)
- Học bài
- Đọc trước bài “Lai 1 cặp tính trạng ( tiếp theo ) “
Ngày soạn : 18.08.2009 Tiết : 03
Tuần : 02
Bài 3 : Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
I/ Mục tiêu :
- Hs xác định được nội dung , mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích . Nêu được ý nghĩa
của định luật phân ly trong thực tiển sản xuất . Phân biệt được trội hoàn toàn với trội không
hoàn toàn .
- Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
II/Chuẩn bị :
Tranh phóng to hình 3 sgk /Trang 12 . Tranh minh hoạ Lai phân tích
III/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định lớp : (1



)
2/ Kiểm tra bài cũ : (5

)
? Làm BT 4 Sgk/ Trang 10
? Phát biểu nội dung của quy luật phân ly
?MenĐen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đạu Hà Lan như thế nào
K duy t tu n 1ý ệ ầ

( ngày tháng năm )
Nguyễn Thanh Hương
3/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
Hđ1: Tìm hiểu thế nào là lai phân tích (15’)
- Gv yêu cầu hs nêu tỷ lệ các loại hợp tử ở
F
2
trong thí nghiệm của Menđen .
- Hs nêu kết quả hợp tử ở F
2
có : 1AA, 2 Aa,
1aa
- Từ kết quả trên Gv phân tích các khái niệm
: kiểu gen , thể đồng hợp , thể dị hợp .
- Hs ghi nhớ khái niệm .
- Gv yêu cầu hs xác định kết quả của các
phép lai .
P : AA x aa
P : A a x aa
- Các nhóm hs thảo luận , đại diện nhóm lên
viết sơ đồ lai, các nhóm khác bổ sung .
- Gv chốt lại kiến thức và nêu vấn đề : hoa
đỏ có 2 kiểu gen AA và Aa .
? Làm thế nào để xã định được kiểu gen của cá
thể mang tính trạng trội .
- Gv thông báo cho hs phép lai đó gọi là
phép lai phân tích và yêu cầu hs làm tiếp
bài tập điền từ trang 11 .
- Hs làm bài tập điền từ .

- Gv gọi 1 hs nhắc lại khái niệm lai phân
tích .
- Hs đọc khái niệm .
- Gv đưa thêm thông tin để hs phân biệt
được khái niệm lai phân tích với mục đích
của lai phân tích là nhằm xác định kiểu gen
của cá thể mang tính trạng trội .
Hđ2 : Tìm hiểu ý nghĩa của tương quan
trội- lặn :(8’)
- Gv yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk ->
III/ Lai phân tích
1/ Một số khái niệm :
- Kiểu gen : là tổ hợp toàn bộ các gen trong
tế bào của cơ thể .
- Thể đồng hợp : kiểu gen chứa cặp gen
tương ứng giống nhau .
- Thể dị hợp :Kiểu gen chứa cặp gen tương
ứng khác nhau .
2/ Lai phân tích :
Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính
trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể
mang tính trạng lặn .
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể
mang tính trạng trội có kiểu
gen đồng hợp .
+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỷ lệ 1 :
1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị
hợp .
Sơ đồ lai :
P : Hoa đỏ x Hoa trắng

AA aa
G
P
A a
F
1
Aa ( hoa đỏ)
Cho F
1
lai phân tích
P : Aa x Aa
G
p
: A,a A,a
F
B
1 Aa : 1 aa
1 Hoa đỏ : 1 hoa trắng
thảo luận
? Nêu tương quan trội – lặn trong tự nhiên .
? Xác định tính trạng trội và lặn nhằm mục
đích gì .
? Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý
nghĩa gì trong sản xuất .
? Muốn xác định giống có thuần chủng hay
không cần phải thực hiện phép lai nào .
- Hs : quan sát tranh , đọc sgk -> trao đổi
nhóm -> trả lời.
Hđ3 : Tìm hiểu thế nào là trội không hoàn
toàn (7’)

- Gv : yêu cầu hs quan sát tranh phóng to
hình 3 sgk và đọc sgk để trả lời câu hỏi
?Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F
1
, F
2
giữa
trội không hoàn toàn với thí nghiệm của
Menđen .
- Gv yêu cầu hs làm bài tập điền từ .
? Em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn .
- Hs làm Bt điền từ, phát biểu
IV/ Ý nghĩa của tương quan trội – lặn
- Trong tự nhiên mối tương quan trội lặn là
phổ biến .
- Tính trạng trội thường là tính trạng tốt ->
cần xác định tính trạng trội tập trung nhiều
gen trội quý vào một kiểu gen tạo giống có
ý nghĩa kinh tế .
- Trong chọn giống để tránh sự phân ly tính
trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của
giống .
V/ Trội không hoàn toàn
- Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền
trong đó kiểu hình của F
1
biểu hiện tính trạng
trung gian giữa bố và mẹ , còn F
2
có tỷ lệ kiểu

hình là 1: 2 : 1 .
Sơ đồ lai :
P : Hoa đỏ x Hoa trắng
AA aa
G
P
A a
F
1
Aa ( hoa hồng)
F
1
x F
1
: Aa x Aa
F
2
: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
( 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng)
Tỉ lệ : 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
4. Kiểm tra đánh giá : (6’)
? Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì
? Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất
? Làm bài tập 4 sgk trg 13
5 . Dặn dò : (2’)
- Học bài , kẻ bảng 4 vào vở Btập, Đọc trước bài “Lai 2 cặp tính trạng “

Ngày soạn :18.08.2009 Tiết : 04
Tuần :02
Bài 4 : Lai hai cặp tính trạng

I/ Mục tiêu :
- Hs mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của MenĐen . Phân tích được kết quả thí
nghiệm lai hai cặp tính trạng của MenĐen . Trình bày được nội dung định luật phân ly độc lập
của MenĐen. Nêu được khái niệm biến dị tổ hợp .
- Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
II/ Chuẩn bị :
Tranh phóng to hình 4 sgk , Bảng phụ ghi nội dung bảng 4
III/ Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (7’)
? Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì ? Thế nào là lai phân
tích?
? Làm BT 3 sgk.
3/ Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hđ1: Tìm hiểu thí nghiệm của MenĐen(22’)
- Gv : treo tranh phóng to hình 4 sgk cho hs
quan sát và yêu cầu các em đọc sgk .
? Trình bày thí nghiệm của Menđen .
- Hs : quan sát tranh , đọc sgk và
thảo luận nhóm - > nêu thí nghiệm
- Gv : từ kết quả thí nghiệm yêu cầu hs hoàn
thành bảng 4 trang 15 sgk .
- Từ kết quả bảng 4 , gv gọi 1 hs nhắc lại thí
nghiệm .
1 hs trình bày thí nghiệm
- Đại diện nhóm lên trình bày , các nhóm
khác nhận xét bổ sung .
- Gv phân tích cho hs thấy rõ tỷ lệ của từng
I/ Thí nghiệm của Men đen

1/Thí nghiệm:
Lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp
tính trạng tương phản :
P : vàng , trơn x xanh , nhăn
F
1
: vàng , trơn
Cho F
1
tự thụ phấn
F
2
: 9 vàng , trơn
3 vàng , nhăn
3 xanh , trơn
1 xanh , nhăn
2/ Quy luật phân ly độc lập :
Lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng
thuần chủng tương phản di truyền độc lập với
cặp tính trạng có mối tương quan với tỷ lệ
kiểu hình ở F
2
. Cụ thể như sgk trang 15 .
- Gv phân tích cho hs hiểu các tính trạng di
truyền độc lập với nhau .
- Gv cho hs làm bài tập điền vào chổ trống .
? Căn cứ vào đâu Menđen cho rằng các tính
trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền
độc lập với nhau .
- Hs vận dụng kiến thức ở mục a -> làm bài

tập .
- Hs trả lời câu hỏi .
Hđ2 : Tìm hiểu biến dị tổ hợp (10’)
- Gv yêu cầu hs nghiên cứu lại kết quả thí
nghiệm ở F
2

? Kiểu hình nào ở F
2
khác bố mẹ .
- Gv nhấn mạnh khái niệm biến dị tổ hợp được
xác định dựa vào kiểu hình của P .
nhau cho F
2
có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các
tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
II/ Biến dị tổ hợp
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng
của bố mẹ .
- Nguyên nhân ; có sự phân ly độc lập và tổ
hợp lại các cặp tính trạng làm xuất hiện các
kiểu hình khác P
4.Kiểm tra đánh giá :(3’)
? Căn cứ vào đâu mà MenĐen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí
nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau
? Biến dị của tổ hợp là gì ? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào
? Thực chất của sự di truyền độc các tính trạng là nhất thiết F2 phải có :
a. Tỷ lệ phân ly của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn
b. Tỷ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó
c. 4 kiểu hình khác nhau

d. Các biến dị tổ hợp
Hãy chọn câu trả lời đúng
5.Dặn dò :(1’)
- Học bài , kẻ bảng 5 vào vở BTập
- Đọc trước bài “ Lai 2 cặp tính trạng ( tiếp theo)”
Ngày soạn :18.08.2009 Tiết : 05
Tuần :03
Bài 5 : Lai hai cặp tính trạng
(tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU: Học sinh:
- Giải thích được kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng theo quan niệm của MenĐen . Nêu được
ý nghĩa của định luật phân ly độc lập .
- Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh phóng to hình 5sgk, Bảng phụ ghi nội dung bảng 5
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ : (4’)
Ký duyệt tuần 2
Nguyễn Thanh Hương
? Căn cứ vào đâu mà MenĐen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí
nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau
? Biến dị của tổ hợp là gì ? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào
3/ .Bài mới :
Gíới thiệu bài (1’)
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
Hđ1: tìm hiểu sự giải thích kết quả thí
nghiệm của MenĐen (25’)
- Gv : cho hs quan sát tranh phóng to hình 5
sgk và tìm hiểu sgk để giải thích :

? Tại sao ở F2 lại cho 16 tổ hợp giao tử
- - Hs : quan sát tranh, tìm hiểu sgk và theo
giỏi gv giải thích , thảo luận , cử đại diện
trình bày -> các nhóm khác bổ sung và cùng
xây dựng đáp án chung .
- Gv cần lưu ý cho hs: khi cơ thể F1 (AaBb )
phát sinh giao tử cho ra 4 loại giao tử với tỷ
lệ ngang nhau .
- Gv : giải thích cho hs rõ : cách viết các kiểu
hình ở F2
- Gv : cho hs quan sát tranh phóng to ở hình 5
sgk và tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô
trống để hoàn thành bảng : phân tích kết
quả lai 2 cặp tính trạng
- Hs : lên điền bảng -> cả lớp nhận xét , bổ
sung .
-GV : Từ những phân tích trên Menđen đã phát
hiện ra qui luật phân li độc lập : “ Các cặp nhân
tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong
quá trình phát sinh giao tử.”
Hđ2 : tìm hiểu ý nghĩa của định luật phân ly
độc lập (10’)
- Gv : yêu cầu hs nghiên cứu sgk để trả lời
III/ Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
- Menđen cho rằnng : Mỗi cặp tính trạng do
một nhân tố di truyền qui định.
- Qui ước :
Gen A : Hạt vàng ; a : hạt xanh
Gen B : vỏ trơn ; b: vỏ nhăn
- Kiểu gen Vàng trơn thuần chủng : AABB

- Kiểu gen Xanh nhăn : aabb
Sơ đồ lai :
P : Vàng,trơn x Xanh,nhăn
AABB aabb
G
P
: AB ab
F
1
: AaBb( vàng, trơn)
G
F1
: AB, Ab, aB, ab
F
2
:
O
O
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
Kiểu gen : 9 A-B- : 9 Vàng trơn
3 A-b : 3 vàng, nhăn
3 aaB- :3 xanh, trơn
1 aabb : 1 xanh,nhăn
IV/ Ý nghĩa của qui luật phân li độc lập:
- Qui luật phân li độc lập giải thích được một
trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến

dị tổ hợp, đó là sự phân li độc lập và tổ hợp
câu hỏi
? Ý nghĩa của định luật phân ly là gì
- Gv : giải thích cho hs rõ : ở mọi
sinh vật , nhất là sinh vật bậc cao , trong kiểu
gen có rất nhiều gen , do đó số loại tổ hợp về
kiểu gen và kiểu hình ở con cháu là rất lớn .
tự do của các cặp gen.
- Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với
chọn giống và tiến hoá.
4.Kiểm tra đánh giá : (3’)
? MenĐen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của mình như thế nào
? Nêu nội dung của quy luật phân ly độc lập
? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá ? Tại sao ở các loài sinh sản giao
phối , biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính
? Làm BT 4 SGK / T19
5.Dặn dò : (1’)
- Học bài
- Đọc trước bài “ Thực hành : tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại “
- Mỗi nhóm chuẩn bị 2 đồng kim loai.

Ngày soạn :21.08.2009 Tiết : 06
Tuần :03
Bài 6 : Thực hành : Tính xác suất xuất hiện các mặt của
đồng kim loại
I/MỤC TIÊU :
- Hs có khả năng tính được xác suất của 1 và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các
đồng kim loại .
- Vận dụng những hiểu biết về xác suất để giải thích được tỷ lệ các loại giao tử và các tổ hợp gen
trong lai 1 cặp tính trạng .

- Rèn luyện kỹ năng thực hành và phân tích khi gieo các đồng kim loại và theo dõi tính toán kết
quả.
II/ CHUẨN BỊ :
Mỗi nhóm mang theo 2 đồng kim loại , HS kẻ sẵn bảng 6.1 , 6.2 vào vở
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1/.Ổn định lớp (1’)
2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (1’)
3/ Thực hành :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hđ1: gieo đồng kim loại (15’)
- Gv : yêu cầu hs gieo đồng kim loại
xuống mặt bàn và ghi số lần xuất hiện
của từng mặt sấp ngửa , rồi ghi kết quả
vào bảng : thống kê kết quả gieo 1 đồng
kim loại ( nội dung như bảng 6.1 sgk )
- Hs : từng nhóm lấy 1 đồng kim loại ,
1/ Gieo một đồng kim loại
Lấy 1 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả
rơi tự do từ độ cao xác định.
- Đồng kim loại có 2 mặt sấp (S) và Ngửa
(N), mỗi mặt tượng trưng cho một loại giao
tử.
VD : mặt sấp(giao tử A)
cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ 1 độ
cao nhất định . Khi rơi xuống mặt bàn
thì mặt trên của đồng kim loại có thể là
1 trong hai mặt (sấp hay ngửa ). Hs ghi
kết quả mỗi lần rơi cho tới 25,50,
100,200 lần vào bảng 6.1 sgk )
? Có nhận xét gì về tỷ lệ xuất hiện mặt sấp,

ngữa trong các lần gieo đồng kim loại
? Hãy liên hệ kết quả này với tỷ lệ các giao
tử được sinh ra từ con lai F1 (Aa)
Gv : gợi ý theo công thức tính xác suất thì
P(A) = P(a) = ½ hay 1A:1a
- Hs : dựa vào bảng thống kê và sự
hướng dẫn của gv để trả lời câu hỏi
-Hs : từng hs độc lập suy nghĩ , rồi trao đổi
nhóm -> cử đại diện trình bày ý kiến -> các
nhóm khác nhận xét , bổ sung .
Hđ2: gieo 2 đồng kim loại (15’)
- Gv : cho từng nhóm hs gieo 2 đồng kim
loại , rồi thống kê kết quả các lần vào
bảng ( như nội dung bảng 6.2 sgk ) . từ
đó rút ra tỷ lệ % số lần gặp các mặt
sấp ,ngữa ,cả sấp và ngữa
- Hs : từng nhóm lấy 2 đồng kim loại , cầm
đứng cạnh và thả rơi tự do từ 1 độ cao nhất
định .Khi rơi xuống mặt bàn thì mặt trên
của 2 đồng kim loại có thể là 1 trong 3
trường hợp ( 2 đồng sấp , 1 đồng sấp và 1
đồng ngữa , 2 đồng ngữa ). Các nhóm ghi
kết quả của mỗi lần rơi cho tới
25,50,75,100 vào bảng (nội dung như bảng
6.2 sgk )-> dựa vào kết quả thống kê và gợi
ý của gv, các nhóm thảo luận để xác định
tỷ lệ % số lần gặp các mặt sấp ,ngữa cả sấp
Mặt ngửa ( giao tử a)
* Kết luận :
-Tỷ lệ xuất hiện mặt sấp : mặt ngữa khi

gieo đồng kim loại là xấp xỉ 1:1
- Khi số lần gieo đồng kim loại càng tăng
thì tỷ lệ đó càng dần tới 1
-Khi cơ thể lai F1 có kiểu gen Aa giảm
phân cho 2 loại giao tử mang gen A và a
với xác suất ngang nhau ( như khi gieo
đồng kim loại mặt sấp và ngữa xuất hiện
với xác xuất ngang nhau )
2/ Gieo 2 đồng kim loại:
- lấy 2 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và
thả rơi tự do từ độ cao xác định.
- Có thể xảy ra 1 trong 3 trường hợp
2 đồng sấp (SS)
1 đồng ngửa, 1 đồng sấp (SN)
2 đồng ngửa (NN)
* Kết luận :
- Tỷ lệ xuất hiện mặt sấp : mặt sấp và
ngữa : mặt ngữa khi gieo 2 đồng kim
loại là xấp xỉ 1:2:1
- Khi số lần gieo đồng kim loại càng
tăng thì tỷ lệ đó càng dần tới 1:2:1
hay 1/4:1/2:1/4
- Tỷ lệ kiểu hình ở F2 được xác định
và ngữa.
? Hãy liên hệ tỷ lệ nầy với tỷ lệ gen ở F2
trong lai 2 cặp tính trạng , giải thích hiện
tượng đó
bởi sự kết hợp giữa 4 loại giao tử đực
với 4 loại giao tử cái có số lượng
ngangnhau (AB:Ab:aB:ab)

(AB:Ab:aB:ab)là 9:3:3:1
- Sở dĩ như vậy là vì :Tỷ lệ của mỗi
kiểu hình ở F2 bằng tích tỷ lệ của các
tính trạng hợp thành nó
4.Nhận xét- đánh giá (11’)
GV thống kê kết quả của các nhóm
Cho hs hoàn thành bảng 6.1->6.2 sgk, ghi vào vở bài tập.
5.Dặn dò (2’)
On tập nắm vững kiến thức để chuẩn bị học bài 7 “Luyện giải bài tập “
Ngày soạn :21.08.2009 Tiết : 07
Tuần :04
Ký duyệt tuần 3
Nguyễn Thanh Hương
Bài 7 : Bài tập chương I
I/ MỤC TIÊU :
Học xong bài này , học sinh có khả năng :
-Củng cố , luyện tập vận dụng , rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo trong giải các bài tập di truyền.
- Mở rộng và nâng cao kiến thức về các quy luật di truyền.
- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập.
II/ CHUẨN BỊ:
Hs có thể sử dụng máy tính cầm tay.Hệ thống bài tập
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/Ổn định lớp(1’)
2/ Kiểm tra bài cũ
3/Bài mới :
Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hđ1: tìm hiểu cách giải bài tập(15’)
*Lai 1 cặp tính trạng
- Gv: cho hs nghiên cứu sgk để trả lời các câu

hỏi sau
? Làm thế nào để xác định kiểu gen , kiểu hình
và tỷ lệ của chúng ở F1 hoặc F2
? Làm thế nào để xác định kiểu gen , kiểu hình
ở P
- GV : Lấy VD về dạng BT 1 : Cho đậu thân
cao lai với đậu thân thấp. F1 thu được toàn đậu
thân cao. Cho F1 tự thụ phấn . Xác định tỉ lệ
kiểu gen và kiểu hình ở F1, F2. Biết rằng tính
trạng chiều cao do 1 gen qui định.
Hs : tìm hiểu sgk , thảo luận theo nhóm, cử đại
diện phát biểu ý kiến của nhóm -> các nhóm
khác nhận xét bổ sung
- GV : Lấy VD về dạng BT thứ 2
Ở cá kiếm, tính trạng mắt đen (A) là trội
hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ (quy định
1/ Hướng dẫn cách giải BT
*Lai 1 cặp tính trạng
- Dạng 1 : Biết kiểu hình của P Xác định tỉ lệ
kiểu hình ,kiểu gen ở F
1
, F
2
Cách giải
+ Bước 1 : Quy ước gen
+ Bước 2 : Xác định kiểu gen của P
+ Bước 3 : Viết sơ đồ lai
- Dạng 2: Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở
đời con Xác định kiểu gen, kiểu hình của P
bởi gen a)

P : mắt đen x mắt đỏ
F
1
: 51% mắt đen : 49% mắt đỏ. Kiểu gen
của P trong phép lai trên sẽ như thế nào?
*Lai 2 cặp tính trạng
GV hướng dẫn HS cách giải BT Lai 2 cặp tính
trạng
HS: Chú ý
GV : Lấy VD về dạng BT thứ 1
VD: Gen A quy định : Hoa kép
a Hoa đơn
BB Hoa đỏ
Bb Hoa hồng
Bb Hoa trắng
Các gen qui định hình dạng và màu hoa di
truyền độc lập.
P: thuần chủng : Hoa kép trắng x Hoa đơn đỏ
thì F
2
có tỉ lệ KH như thế nào?
- Hs phát biểu
Hđ2: thực hiện 1 số bài tập vận dụng (26’)
- GV yêu cầu HS đọc kết quả các BT SGK/ T22
và giải thích ý lựa chọn
- GV chốt lại đáp án đúng
- HS : Sau khi tìm ra kết quả BT, ghi vào vở BT
- Ở mỗi BT, GV yêu cầu HS thảo luận theo
Cách giải: Căn cứ vào tỉ lệ KH ở đời con
F (3:1) P : Aa x Aa

F (1:1) P : Aa x aa
F (1:2 :1) P : Aa x Aa (Trội không hoàn
toàn)
*Lai 2 cặp tính trạng
Giải các BT trắc nghiệm khách quan.
- Dạng 1 : Biết KG, KH của P Xác định tỉ lệ
KH ở F
1
, F
2
Cách giải:
Căn cứ vào tỉ lệ từng cặp tính trạng(theo
các quy luật di truyền)
Tính tỉ lệ của các tính trạng ở F
1
và F
2
(3:1) (3:1) = 9:3:3:1
(3:1) (1:1) = 3:3:3:1
(3:1) (1:2:1) = 6:3:3:2:1
- Dạng 2 : Biết số lượng hay tỉ lệ KH ở đời con
Xác định KG của P
Cách giải: Căn cứ vào tỉ lệ KH ở đời
con Kiểu gen của P
F
2
: 9:3:3:1 F
2
dị hợp về 2 cặp gen
P: thuần chủng về 2 cặp gen.

F
2
: 3:3:3:1 P : AaBb x Aabb
F
1
: 1:1:1:1 P: AaBb x aabb
Hoặc : Aabb x aaBb
2/ Bài tập vận dụng
Bài tập 1:
P : lông ngắn thuần chủng x Lông dài
F
1
: Toàn lông ngắn.
Vì F
1
đồng tính mang tính trạng trội
Đáp án a
Bài tập 2: Từ kết quả F1 : 75% đỏ thẫm :25%
nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm lên
sữa Bt.
-Hs nhóm khác nhận xét , bổ sung.
- GV uốn nắn bổ sung phần trả lời của HS.
Củng cố lý thuyết để HS nắm vững kiến thức.
+ Bài tập 4 sgk trang 23
- Gv : yêu cầu hs đọc bài -> thảo luận tìm ra
đáp đúng
-Gv : yêu cầu hs viết sơ đồ lai
+ Bài 5 sgk trang 23
- Gv : yêu cầu hs đọc bài -> thảo luận tìm ra

đáp đúng
- Gv : yêu cầu hs viết sơ đồ lai
xanh lục F1 : 3 đỏ thẫm : 1 xanh lục. Theo
qui luật phân li
P : Aa x Aa (Đáp án d)
Bài tập 3 : Từ kết quả F1 : 25,1% hoa đỏ :
49,9% hoa hồng : 25% hoa trắng tức 1 đỏ: 2
hồng : 1 trắng. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là hiện
tượng trội không hoàn toàn.
(Đáp án b,d)
Bài tập 4 :
- Để sinh ra người con mắt xanh (aa)
Bố cho 1 giao tử a và mẹ cho 1 giao tử a.
-Để sinh ra người con mắt đen (A)
Bố hoặc mẹ cho 1 giao tử A
Vậy Kh và KG của P là:
Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa)
Hoặc Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (Aa)
(Đáp án b hoặc d)
Bài tập 5 :
F2 có 901 cây quả đỏ,tròn
299 cây quả, bầu dục
301 cây quả vàng, tròn
103 cây quả vàng, bầu dục
Tỉ lệ KH ở F2 là :
9 đỏ, tròn: 3 đỏ bầu dục : 3 vàng tròn, 1 vàng
bầu dục.
(3 đỏ :1 vàng) (3 tròn:1 bầu dục)
P thuần chủng về 2 cặp gen
P : Quả đỏ, bầu dục x Vàng, tròn

KG của P là: Aabb x aaBB
(đáp án d)
4.Kiểm tra đánh giá : (1’)
Gv yêu cầu hs hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập
5.Dặn dò : (1’)
Đọc trước bài : “ Nhiễm sắc thể “

Ngày soạn :21.08.2009 Tiết : 08
Tuần :04
Chương II: NHIỄM SẮC THỂ
Bài 8 : Nhiễm sắc thể
I/ MỤC TIÊU
-Hs nêu dược tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài. Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình
của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân. Hiểu được chức năng của nhiễm sắc thể đối với sự di
truyền các tính trạng .
-Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình . kỹ năng hợp tác nhóm .
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh phóng to hình 8.1->8.5 sgk
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/Ổn định lớp (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ
3/Bài mới
Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hđ1 : tìm hiểu tính đặc trưng của bộ nhiễm
sắc thể (10’)
GV : giới thiệu với HS nhiễm sắc thể là gì?
- Gv : yêu cầu hs quan sát hình 8.1
? Thế nào là cặp nhiễm sắc thể tương đồng
- Hs : quan sát hình -> rút lra nhận xét về

hình dạng , kích thước
- Hs : phát biểu , lớp nhận xét bổ sung
? Phân biệt bộ nhiễm sắc thể đơn bội và bộ
nhiễm sắc thể lưỡng bội
- Hs ; so sánh bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của
người với các loài còn lại -> trả lời
- Hs : quan sát hình -> trả lời
- Gv :
Trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng : 1 có
nguồn gốc từ bố ,1 có nguồn gốc từ mẹ
- Gv : yêu cầu hs đọc bảng 8.8
? Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội có
phản ánh trình độ tiến hoá của loài không
- Gv : yêu cầu hs quan sát hình 8.2
? Ruồi giấm có mấy bộ nhiễm sắc thể
- Hs : trả lời
? Mô tả hình dạng bộ nhiễm sắc thể
-Gv : có thể phân tích thêm cặp nhiễm sắc thể
giới tính có thể tương đồng , không tương đồng
hoặc chỉ có 1 chiếc
? Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
ở mỗi loài sinh vật
- Hs : quan sát hình -> trả lời -> các em khác
nhận xét bổ sung.
- Gv : Phân tích : Cặp NST giới tính có thể
tương đồng XX, không tương đồng XY,
hoặc chỉ có 1 chiếc XO
- Gv: Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở
I/ Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
- Trong tế bào sinh dưỡng nhiễm sắc thể tồn

tại thành từng cặp tương đồng , giống nhau
về hình thái , kích thước.
- Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n ) là bộ
nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể
tương đồng .
- Bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n ) là bộ nhiễm
sắc thể của mỗi cặp tương đồng
- Ở những loài đơn tính có sự khác nhau
giữa cá thể đực và cái ở cặp nhiễm sắc thể
giới tính .
- Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc
trưng về hình dạng , số lượng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×