Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

XÁC CHẾT 41 NĂM CÒN NGUYÊN VẸN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.12 KB, 5 trang )

Xác chết 41 năm vẫn nguyên vẹn: Cuộc quật mồ kinh dị
- Khi bật nắp quan tài, ai cũng ngạc nhiên khi thấy xác Hạo vẫn tươi tắn như đang ngủ, không giống như
người chết. Người nhà ông Bửu khóc rú lên, có người cứ vỗ vào má Hạo gọi dậy
Theo lời ông Định Bửu, đêm thứ ba kể từ khi Hạo mất, ông nằm ngủ, cứ thấy bồn chồn không yên và như có điều gì
xui khiến ông phải quật mồ con trai lên.
Ngay sáng hôm sau, ông Bửu họp mặt gia đình nói về sự bồn chồn đó và đề xuất mọi người thử đào mộ xem điều
báo mộng có đúng không, tuy nhiên, mọi người đều gạt đi.
Khi quật mộ lên, xác ông Hạo như người đang ngủ.
Đến chiều hôm đó, khi mọi người đang tề tựu trong nhà thì có một người lạ mặt bước vào và nói về chuyện người
con trai vừa chết của ông Bửu. Ông này có dáng vẻ rất đặc biệt, người gầy gò khô héo như cây sậy, râu dài đến
ngực, tóc phủ chấm vai và đôi mắt rất sáng.
Sau khi nghe ông Bửu tâm sự, người lạ bảo: “Tôi khẳng định với gia đình rằng xác của cậu bé vẫn chưa phân hủy
đâu, gia đình nên đào lên để cất giữ. Xác cậu bé này sẽ tồn tại vĩnh cửu”.
Người lạ chỉ nói vậy, rồi chắp tay trước ngực cúi chào từ biệt gia đình.
Ngay đêm ấy, ông Bửu lại họp mặt gia đình và đề xuất lại chuyện quật mồ, tuy nhiên, mọi người vẫn bác bỏ, cho
rằng chuyện người lạ nói và sự bồn chồn của ông Bửu chỉ là chuyện ngẫu nhiên.
Những ngày sau đó, ông Bửu cứ thức chong chong, không thể nào nhắm mắt. Hễ khép mi vào, ông lại thấy rõ hình
ảnh người con trai mà ông hết mực yêu quý.
Sợ ông Bửu thương nhớ con mà chết, nên gia đình đã bàn bạc và quyết định quật mồ con trai ông, cốt để ông hài
lòng.
Các bác sỹ của chính quyền Sài Gòn đã vào cuộc tìm hiểu song không thể giải
thích nổi hiện tượng kỳ lạ này.
Cụ Bảy Quỹnh, người cùng xóm, giờ đã 90 tuổi, từng tham gia khai quật mộ ông Hạo kể lại: “Hôm ông Bửu nhờ
mấy người chúng tôi quật mộ thằng Hạo, tôi cũng sợ lắm. Nếu mọi việc xảy ra như lời người lạ kia nói thì không
sao, chứ xác nó mà trương thối rồi thì tội nghiệp nó lắm, sống đã bị bệnh tật đày đọa, chết cũng không được yên…
Lúc nhấc áo quan lên khỏi mặt đất, người lấy khăn che mũi, người xức rượu vào quần áo để tránh ám mùi. Những
người quật mộ cũng tẩm rượu vào bông gòn nhét vào lỗ mũi. Ai cũng chắc chắn rằng xác ông Hạo đang phân hủy
nên sẽ bốc mùi khủng khiếp."
Ông Quỹnh kể tiếp: “Khi bật nắp quan tài, ai cũng há hốc miệng ngạc nhiên khi thấy xác Hạo vẫn tươi tắn như đang
ngủ, không giống như người chết. Mấy người nhà ông Bửu khóc rú lên, có người cứ vỗ vào má thằng Hạo gọi dậy,
nhưng chẳng thấy có phản ứng gì”.


Điều lạ lùng là khi mới chết, cơ thể ông Hạo cứng đơ, nhưng khi quật mộ lên thì xác lại mềm, da dẻ hồng hào hơn.
Tin lời người lạ kia, ông Bửu đã đưa xác con về, đặt lên tấm phản, rồi phủ vải lên. Hàng ngày, ông ngồi bên xác con
trai trò chuyện, rồi lại cầu Trời khấn Phật với hy vọng có một phép màu làm Hạo sống lại.
Thông tin “xác chết đội mồ trở về” lan truyền khắp nơi, trở thành sự kiện quan tâm đặc biệt thời bấy giờ. Người dân
từ khắp các vùng miền kéo đến nhà ông Bửu để tận mắt xác chết ông Hạo, mặc cho bom đạn, chiến tranh khi đó rất
khốc liệt.
Dư luận quá ồn ào, khiến chính quyền Sài Gòn ngày ấy phải vào cuộc tìm hiểu. Họ cử một đoàn 5 bác sỹ giỏi, gồm
nhiều chuyên môn khác nhau, trong đó, có một bác sỹ người Mỹ đến nhà ông Bửu đề tìm hiểu sự tình.
Những bác sỹ chuyên khoa này đã ở nhà ông Bửu nhiều ngày, sử dụng nhiều phương tiện máy móc hiện đại nhất
thời bấy giờ để khám nghiệm, phân tích, song tuyệt nhiên không đưa ra được kết luận gì. Họ chỉ nói với ông Bửu
rằng, ông Hạo đã chết và không thể sống lại được nữa. Các bác sỹ cũng khuyên ông Bửu nên để xác tại nhà, để
các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.
Thế là, xác chết không phân hủy của ông Hạo bị quên lãng cho đến tận hôm nay…
Tận mắt xác chết 41 năm vẫn như người đang ngủ 14/12/2009 06:37
(VTC News) - Sau phút rùng mình sợ hãi theo phản xạ tự nhiên, tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy xác chết đã
mấy chục năm mà vẫn còn nguyên vẹn các bộ phận, từ tai, mũi, miệng…
» Ngôi nhà cổ có xác chết 41 năm không phân hủy ở An Giang
Xác chết mấy chục năm không phân hủy được đặt trong chiếc quan tài sơn đỏ cất giữ trên gác căn nhà cổ mà ông
Đinh Trí đang ở là người anh ruột tài hoa nhưng xấu số của ông Trí, tên là Đinh Hạo.
Tôi và nhà báo Văn Đức thắp nén nhang trên bàn thờ rồi tiến lại phía quan tài đặt giữa nhà. Sau phút rùng mình sợ
hãi theo phản xạ tự nhiên, tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy xác chết đã mấy chục năm mà vẫn còn nguyên vẹn các
bộ phận, từ tai, mũi, miệng…
Đã 41 năm nhưng xác chết vẫn nguyên vẹn như người đang ngủ.
Mặc dù xác ông Hạo đã khô quắt lại, nhưng làn da vẫn giữ được màu nguyên bản, đôi mắt khép hờ như người
đang ngủ, rất thanh thản.
Đặc biệt là những ngón tay, ngón chân của ông Hạo vẫn còn nguyên vẹn, chỉ teo đi như người gầy, chứ không hề
biến dạng. Riêng mái tóc thì vẫn giữ được màu đen bóng, không có khác gì với mái tóc của một người đang sống.
Điều này thực sự kỳ lạ, khi mà người đàn ông nằm trong quan tài này đã từ giã cõi đời cách nay đến 41 năm.
Sau một thời gian quan sát kỹ lưỡng xác ông Hạo, chúng tôi và ông Đinh Trí ngồi ngay cạnh quan tài, dưới chân
bàn thờ trò chuyện.

Cha ông Trí là cụ Đinh Bửu. Cụ Bửu là con một phú gia miệt vườn, nhưng cụ lại ham học hành, rồi thành nhà nho,
thích cảnh sống thanh bình nên làm nghề dạy học.
Vợ chồng cụ Bửu sinh được 4 người con, 2 trai và 2 gái. Ông Đinh Hạo là con thứ 3, sinh năm 1951, ông Trí là con
út, sau ông Hạo và kém 2 tuổi.
Trong số 4 chị em, Hạo là người giống cha cả về hình thức, tính cách lẫn tài năng, do đó, được cha cưng chiều, dạy
dỗ chu đáo. Tấm hình chụp chân dung cậu bé Hạo hồi nhỏ, với vầng trán cao, đôi mắt sáng rất khôi ngô, tuấn tú.
Ngày nào ông Trí cũng thắp nhang cho anh trai.
Cậu bé Hạo bộc lộ tài năng thơ phú từ khi còn rất nhỏ. Năm lên 6 tuổi, Hạo đã làm rất nhiều thơ tặng bàn bè, người
thân, làng xóm. Mỗi khi các thầy đồ trà nước đàm đạo ở nhà ông Bửu, ông Bửu lại vời con đến đọc thơ cho các nhà
nho nghe.
Nhiều người nghe xong, tỏ ý nghi ngờ, không tin đó là những bài thơ do một cậu bé để tóc ba chỏm sáng tác.
Những bài thơ Hạo sáng tác đều có ý tứ, vần điệu và đúng niêm luật. Ông Bửu rất tự hào về cậu con trai và trông
mong một ngày Hạo thành nhân tài.
Nỗi đau chợt ập xuống ngôi nhà cổ kính rêu phong của ông thầy đồ Đinh Bửu, khi người con trai yêu quý của ông
mắc phải một căn bệnh rất lạ lùng. Năm ấy Hạo lên 10 tuổi, cơ thể cứ mỗi ngày lại gầy teo tóp vì có khi cả tuần
không ăn, không ngủ được.
Có bệnh thì vái tứ phương, ông Bửu đưa con đi khắp nơi tìm thầy thuốc giỏi chữa trị. Ông đưa con lên tận Sài Gòn,
vào các bệnh viện hiện đại nhất để khám bệnh, song các bác sĩ Tây phương đều lắc đầu vì không chuẩn đoán được
cậu bé Hạo mắc bệnh gì. Các bác sĩ Trung Quốc sau khi bắt mạch, cũng thở dài vì chưa gặp căn bệnh lạ này bao
giờ.
Năm 14 tuổi, dù đôi mắt Hạo vẫn đen nháy như những cậu bé khác, song lại không nhìn thấy gì. Mọi thứ trước mắt
cứ mờ dần, rồi bỗng dưng tối om.
Di ảnh ông Hạo hồi trẻ.
Đau buồn vì bệnh tật con trai vô phương cứu chữa, ông Bửu nghe lời thầy cúng, nên đỉnh núi Sam ở vùng Châu
Đốc, quỳ lạy mấy ngày cầu xin ông Trời cho con trai được sống.
Nhưng ông Trời cũng không giúp được gì. Bệnh của Hạo mỗi ngày lại nặng thêm, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất
ngủ. Cha mẹ nhìn cậu con trai đẹp như thiên thần ngày nào, giờ như người có xác không hồn mà lòng đau quặn
thắt. Ông Trí vẫn nhớ như in hình ảnh cha mẹ ông đêm đêm ngồi khóc dưới ánh trăng buồn.
Vào ngày 19/12/1968 âm lịch, ông Hạo trút hơi thở cuối cùng. Ông Trí kể: “Trước khi mất, anh tôi còn mỉm cười với
mọi người và động viên mọi người không nên quá đau buồn. Anh tôi nhắm mắt rồi đi rất thanh thản”.

Ông Hạo ra đi sau 7 năm mắc bệnh lạ, khi mới 17 tuổi. Tổ chức tang lễ xong, gia đình an táng ông Hạo ở mảnh
ruộng ngay chái nhà.

×