Bài tập tình huống môn Trách nhiệm
hình sự & hình phạt
Bài tập 1: A đã thành niên phạm hai tội: tội "cố ý gây thương tích" theo khoản 1
điều 104 BLHS vào ngày 01/10/2005 và tội "gây rối trật tự công cộng" theo khoản
1 điều 245 BLHS vào ngày 01/06/2006.
Hãy xác định:
1. A có bị coi là phạm tội nhiều lần không? tại sao? 1đ
A thực hiện hai hành vi phạm tội quy định tại 2 điều khoản khác nhau của BLHS
nên không thể phạm tội nhiều lần.
“Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại
cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của điều luật) tương ứng trong phần
riêng BLHS, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử”.
2. Thời điểm hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A
đã thực hiện. 1đ
- 01/10/2005, A phạm tội "cố ý gây thương tích" theo khoản 1 điều 104 BLHS có
mức hình phạt cao nhất trong khung hình phạt là 3 năm là tội ít nghiêm trọng
(khoản 3 điều 8 BLHS).
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội ít nghiêm trong là 5 năm
(khoản 2 điều 23) => Nếu A không phạm tội mới thì 01/10/2010 là thời điểm hết
thời hạn truy cứu TNHS đối với tội này của A.
- 01/06/2006, A lại phạm tội "gây rối trật tự công cộng" theo khoản 1 điều 245
BLHS có mức hình phạt cao nhất trong khung hình phạt là 2 năm là tội ít nghiêm
trọng.
- Thời điểm hết thời hạn truy cứu TNHS đối với ít nghiêm trọng là 5 năm =>
01/06/2011 là thời điểm hết thời hiệu truy cứu TNHS về tội này của A.
- Do A phạm tội mới nên thời gian đã qua không được tính, thời hiệu đối với tội cũ
được tính lại từ ngày phạm tội mới (khoản 3 điều 23) => 01/06/2011 là thời điểm
hết thời hiệu truy cứu TNHS về tội "cố ý gây thương tích" đối với A.
Kết luận: thời điểm hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 2 tội này
của A là 01/06/2011.
3. Nếu có căn cứ áp dụng điều 47 BLHS thì có thể có bao nhiêu phương án
quyết định hình phạt nhẹ hơn qui định của BLHS đối với A về tội "cố ý gây
thương tích"? Hãy xác định mức hình phạt tối thiểu có thể áp dụng trong mỗi
phương án. 1.5đ
Chế tài quy định tại khoản 1 điều 104 tội "cố ý gây thương tích" là cải tạo không
giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Khoản 1 điều 104 là khung
hình phạt nhẹ nhất trong điều luật.
Trong trường hợp điều luật được áp dụng là khung hình phạt nhẹ nhất trong điều
luật thì tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc
chuyển sang một hình thức khác thuộc loại nhẹ hơn.
a. Phương án chọn một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung.
Hình phạt thấp nhất quy định tại khoản 1 điều 104 là cải tạo không giam giữ đến 3
năm nhưng không quy định mức hình phạt cải tạo không giam giữ thấp nhất là bao
nhiêu.
Cải tạo không giữ được áp dụng từ 6 tháng đến ba năm (điều 31). Do đó mức thấp
nhất được áp dụng là 6 tháng.
Phương án này không tìm được hình phạt dưới mức thấp nhất của khung, tức là
không được chọn hình phạt cải tạo không giam giữ dưới 6 tháng được.
b. Phương án chuyển sang một hình thức khác thuộc loại nhẹ hơn
Hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Phạt tiền
không áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phảm, danh dự (khoản 1 điều 30).
Do đó có thể chọn mức hình phạt tối thiểu là cảnh cáo.
Bài tập 2: 3đ
A phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 điều 138 BLHS và bị tuyên phạt 1 năm 6
thang tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 3 năm. Chấp hành
được 2 năm thử thách thì A lại bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về điều
khiễn phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 điều 202 BLHS (tội này thực
hiện trước khi có bản án cho hưởng án treo về tội trộm cắp tài sản) và bị tòa án
tuyên phạt 1 năm cải tạo không giam giữ.
Hãy xác định:
1. Tổng hợp hình phạt của hai bản án. Chỉ rõ căn cứ pháp lý (1.5đ)
Căn cứ pháp lý cho việc tổng hợp hình phạt của 2 bản án theo khoản 1 điều 51,
trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về
tội đã phạm trước khi đã có bản án này,
A phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 điều 138 BLHS và bị tuyên phạt 1 năm 6
tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
A phạm tội vi phạm về điều khiễn phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1
điều 202 BLHS được tòa tuyên phạt 1 năm cải tạo không giam giữ.
Tổng hợp hình phạt 2 bản án này theo điểm b khoản 1 điều 50, chuyển đổi 1 năm
hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù, cộng với hình phạt tù ở bản
án trước, nhưng cho người phạm tội tiếp tục hưởng án treo.
Quy đổi ra thời gian thử thách, sau đó tính thời gian thử thách còn lại đối với
người phạm tội.
Quy đổi 1 năm cải tạo không giam giữ = 12 tháng / 3 = 4 tháng tù.
Cộng hai bản án: 1 năm 6 tháng + 4 tháng = 1 năm 10 tháng.
Thời gian thử thách tương ứng: 1 năm 10 tháng * 2 = 2 năm 20 tháng = 3 năm 8
tháng.
A đã chấp hành được 2 năm thử thách nên thời gian thử thách còn lại là : 3 năm 8
tháng - 2 năm = 1 năm 8 tháng.
2. Thời hạn xóa án tích đối với tội vi phạm qui định về điều khiễn phương
tiên giao thông đường bộ là bao lâu và tính từ thời điểm nào nếu khi phạm tội
này A 17 tuổi 9 tháng. Chỉ rõ căn cứ pháp lý? 1.5 đ
A vi phạm quy định về điều khiễn phương tiện giao thông đường bộ, bị tòa tuyên
án 1 năm cải tạo không giam giữ.
Thời hạn để xóa án tích đối với người thành niên phạm tội bị kết án 1 năm cải tạo
không giam giữ là một năm (điểm a khoản 2 điều 64).
Thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội bằng 1/2 thời hạn
quy định tương ứng đối người thành niên (khoản 1 điều 77).
* Do đó thời hạn xóa án tích đối với A trong trường hợp này là : 1 năm * 1/2 = 6
tháng.
* Thời điểm đểm bắt đầu tính là thời điểm A chấp hành xong bản án ( 1 năm
cải tạo không giam giữ)