Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

9 lưu ý khi giúp bé vượt qua nỗi buồn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.64 KB, 6 trang )

9 lưu ý khi giúp bé vượt
qua nỗi buồn

Giống người lớn, bé
cũng xuất hiện tâm
trạng buồn chán. Các
chuyên gia gọi đó là
tình trạng stress ở bé.
Những căng thẳng ở
lớp mẫu giáo hoặc cảm
giác bất an trong mối quan hệ với cha mẹ có thể
quá sức chịu đựng với nhiều bé.
Chia sẻ cảm xúc

Ngay khi bé xuất hiện tâm trạng chán nản, bạn nên
hỏi bé nguyên nhân. Giúp bé gọi tên chính xác cảm
xúc tiêu cực để bé vơi bớt nỗi buồn; chẳng hạn, bạn


tự phán đoán tình hình và trò chuyện đúng vấn đề với
bé: “Bạn Tôm vừa giật mất đồ chơi của con nên con
mới buồn thế phải không?”.

Sự quan tâm của bạn sẽ giúp bé có cảm giác an toàn
và tự tin bộc bạch nỗi lòng. Bạn cũng nên thông cảm
và kiên nhẫn khi bé trình bày.

Học cách lắng nghe bé

Bạn nên lắng nghe bé nói một cách chăm chú và bình
tĩnh. Tuyệt đối không phê phán, đổ lỗi hoặc khó chịu


với những điều bé từng làm. Cách này khiến bé cảm
thấy thoải mái và coi cha mẹ như một người bạn lớn.

Bạn cũng nên duy trì câu chuyện của bé bằng những
câu hỏi mở như: “Điều gì xảy ra tiếp theo hả con”.
Cho bé thời gian để tiếp tục chia sẻ với bạn.

Thêm vào những câu bình luận ngắn

Ví dụ, bạn có thể nói: “Ồ, bạn Tôm hành động như
thế thật không đúng”, “Chắc là con buồn lắm”, “Mẹ
cũng hiểu được con cảm thấy thế nào khi không
được các bạn cho chơi cùng”… Hành động như thể
bạn thấu hiểu cảm xúc của bé, lý do bé buồn hoặc
cách ứng xử của bé khi ấy. Sự cảm thông và có
người chia sẻ sẽ giúp bé đủ dũng khí để vượt qua nỗi
buồn. Nó cũng giảm thiểu thời gian bé phải chịu ấm
ức một mình.

Giúp bé gọi tên nỗi buồn

Rất nhiều bé lúng túng khi chia sẻ cảm xúc. Nếu bé
đang giận dữ hoặc buồn bực, bạn có thể giúp bé
nhận diện chính xác cảm xúc hiện thời. Cách gọi
chính xác tên cảm xúc khiến bé dễ dàng giao tiếp và
thuận lợi khi trình bày với bạn hơn.

Cùng bé giải quyết vấn đề

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân khiến bé chán nản, bạn

có thể gợi ý để bé tìm cách khắc phục. Khuyến khích
bé đưa ra vài phương án. Bạn có thể cùng bé làm
một vài điều có ích nhưng không cần hoàn thành tất
cả. Nếu bé muốn sang nhà bạn Tôm, đòi lại đồ chơi,
bạn nên ủng hộ bé. Hoạt động này giúp bé xây dựng
tính độc lập. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa cho bé vài
phương án thực hiện và gợi ý “Con có muốn làm theo
yêu cầu của mẹ không?”.

Cùng bé đi dạo

Trò chuyện chỉ giúp bé vượt qua nỗi buồn tạm thời.
Nếu bạn muốn bé được thư giãn hoàn toàn, bạn nên
khuyến khích bé cùng di chuyển. Cùng bé dạo chơi
bên ngoài và nghĩ về những điều tốt đẹp hoặc trao
đổi với bé về kỳ nghỉ cuối tuần đầy vui vẻ…

Ngăn ngừa stress cho bé

Bạn nên tìm cách giảm thiểu những tác nhân khiến
bé lo lắng. Việc ép bé ăn nhiều hoặc bắt bé tham gia
những trò chơi quá sức cũng làm bé mệt mỏi. Vì thế,
bạn nên thiết lập một thời khóa biểu phù hợp với thể
chất bé.

Luôn ở bên cạnh bé

Kể cả khi bé không muốn chia sẻ, bé cũng không
thích bị bỏ lại một mình. Bạn sẽ giúp bé cảm thấy an
tâm hơn khi luôn ở bên cạnh bé, cùng bé vui chơi

hoặc chỉ ôm bé vào lòng vỗ về.

Nhiều bé vừa chán nản vừa mệt mỏi nên chưa sẵn
sàng nói chuyện với cha mẹ. Bạn nên kiên nhẫn chờ
đến khi bé khỏe hơn mới nên hỏi chuyện tiếp. Bạn có
thể đọc truyện cho bé, cùng bé xem phim hoạt hình
hoặc mua bánh cho bé…

Nên kiên nhẫn

Cha mẹ thường quá lo lắng với những điều buồn
phiền của các bé. Với những bé bị bắt nạt hoặc bị
bạn chơi cư xử xấu, cha mẹ càng bất bình hơn. Tuy
nhiên, bạn nên để bé bình tĩnh trước khi cùng bé giải
quyết vấn đề.

Không phải là bạn phải nhanh chóng đòi lại công
bằng cho bé mà điều cốt yếu hơn là bạn giúp bé vượt
qua cảm giác chán nản một cách tích cực. Điều này
sẽ giúp bé cách đối mặt và giải quyết những khó khăn
trong cuộc sống sau này.

×