Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những thói quen xấu phổ biến ở trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.46 KB, 5 trang )

Những thói quen xấu phổ biến ở trẻ

Trẻ cắn móng tay thường có
thể là anh chị cả hoặc con
một, trẻ thường xuyên bị áp
lực về giáo dục
Vừa qua, Bệnh viện (BV) Nhi
Đồng 1 TPHCM đã tiếp nhận
và điều trị cho một bé gái 8
tuổi do có khối dị vật 10 cm x
8 cm trong dạ dày và nhập
viện trong tình trạng đau bụng
nhiều, tổng trạng gầy. Khối dị
vật là búi tóc đóng thành khối
cứng, có hình cong theo bờ
cong lớn của dạ dày, với trọng lượng khoảng 350 g. Người
nhà bệnh nhi cho biết em có thói quen nhai, nuốt tóc và
móng tay khoảng 3 năm nay. Các bác sĩ nhi khoa cho biết
ăn tóc và cắn móng tay không chỉ là thói quen xấu của trẻ


mà triệu chứng này là do một sự căng thẳng mà trẻ không
sao vượt qua được.
Triệu chứng của stress
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, Trưởng Khoa Tâm lý BV
Nhi Đồng 1, ước tính 30% - 60% trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 10
nhai hoặc cắn các móng tay, tuổi mẫu giáo ít gặp. Trong
những năm đầu, cả bé trai và bé gái đều dễ mắc tật này.
Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn thì các bé trai lại dễ mắc hơn.
Cắn móng tay có thể được xem là một trong những triệu
chứng điển hình của stress và phổ biến ở trẻ, được xếp loại


một trong những rối loạn kiểm soát xung động, bao gồm
những hành vi lặp lại nhằm lên cơ thể.
Một lý do khác là trẻ bắt chước bố mẹ. Nghiên cứu cho
thấy cắn móng tay có liên quan đến di truyền. Nhiều trẻ
làm những việc đó để thu hút sự chú ý hoặc dò la phản ứng
của bố mẹ. Đó cũng có thể là hành vi học tập và bắt chước.
Các thói quen có thể chỉ là trò đùa vui hoặc để giải tỏa lo
lắng. Trẻ cắn móng tay thường có thể là anh cả, chị đầu
hoặc con một, trẻ thường xuyên bị áp lực về giáo dục. Trẻ
không biết tại sao mình lại cắn móng tay và khốn khổ vì
không thể bỏ được. Theo các chuyên gia, 23% người lớn từ
18-22 tuổi cũng cắn móng tay. Ở người lớn, việc cắn móng
tay còn gây mất thẩm mỹ cũng như cảm giác tự ti, lo âu dẫn
đến xấu hổ, tránh giao tiếp xã hội.
Ngoài tật cắn móng tay, những trẻ bị rối loạn kiểm soát
xung động cũng có thể mắc những tật khác bao gồm giật
tóc, cấu da và cắn bên trong má. Theo bác sĩ chuyên khoa
tâm thần Lê Quốc Nam, đây là một loại rối loạn tâm thần
mà bệnh nhân có những cơn bộc phát hành vi xung động
không thể kiềm chế hay kiểm soát được và những hành vi
này có thể gây tổn hại đến bệnh nhân hay người khác. Bệnh
có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng thường bắt đầu
trong thời kỳ thơ ấu. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cuộc sống gia đình, xã hội và công việc hay vấn đề học tập
của bệnh nhân. Trong số đó, những người rơi vào tình trạng
nặng như bé gái được điều trị tại BV Nhi Đồng 1 chiếm từ
30% đến 50%. Giật tóc đa số người mắc là nữ giới.
Càng để lâu, càng khó bỏ
Trong số rất nhiều thói quen thể hiện sự căng thẳng như
búng ngón tay, xoắn tóc, véo mũi , cắn móng tay là hành

động thường thấy nhất. Hầu hết các bé đều làm vậy, thậm
chí có trẻ vẫn duy trì thói quen này khi đã lớn hơn. Những
thói quen như vậy có thể mất đi khi trẻ lớn lên nhưng vẫn
có nhiều trường hợp không bỏ được. Bác sĩ Phạm Ngọc
Thanh cho biết hầu hết các bậc cha mẹ không chú ý hoặc
cha mẹ thường không xem triệu chứng này là nghiêm
trọng. Đây là quan niệm sai lầm vì càng để lâu trẻ càng khó
bỏ, trong khi trẻ không có ý thức về việc mình đang làm
dần dần dẫn đến thói quen không thể bỏ được khi đã trưởng
thành. Việc đầu tiên là cha mẹ cần nói chuyện với con một
cách nhẹ nhàng, giải thích cho con biết đó là việc làm
không hay và tại sao các bé không nên làm. Nên tìm cách
lôi cuốn con trẻ vào những chú ý mới như những trò chơi
bổ ích, có thể là các hoạt động cần sử dụng tay để bé không
có cơ hội cắn móng tay.
Bác sĩ Thanh khuyên cha mẹ không nên để trẻ vào tâm
trạng căng thẳng, lo âu vì đối với trẻ em những lúc như vậy
nhu cầu cắn móng tay hay làm những tật xấu khác sẽ giúp
trẻ cảm thấy yên tâm, bớt cô đơn, buồn chán và kết quả là
không từ bỏ được tật xấu này. Người lớn cũng không nên
có hình phạt nặng nề với con trẻ vì phạt thường không
mang lại kết quả.

×