Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các thao tác khám cơ quan hô hấp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.43 KB, 6 trang )

Các thao tác khám cơ quan hô hấp
1.Nhìn:
Thao tác khám bằng mắt, có thể kết hợp trong khi khám toàn thân. Bảo
bệnh nhân hít thở bình thường, rồi hít thở sâu, để quan sát. Thứ tự như sau:
1.1. Quan sát hình dáng lồng ngực:
Chú ý về sự cân xứng giữa hai bên lồng ngực. Cột sống thẳng, không
gù, không vẹo. Đường kính ngang của lồng ngực bình thường lớn hơn đường kính
trước sau ( tỉ lệ: 1 / 2 ).
Lồng ngực biến dạng, gặp trong:
Lưng gù bẩm sinh.
Lồng ngực hình ngực gà và ngực lõm hình phễu gặp trong trẻ em còi
xương.
- Lồng ngực hình thùng gặp trong khí phế thũng đa tuyến nang: tăng
đường kính trước sau, phần trên của lồng ngực giãn rộng bằng phần dưới.
- Lồng ngực giãn một bên: trong tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi.
- Xẹp hoặc lép một bên lồng ngực trong dầy dính màng phổi xơ phổi
hoặc xẹp phổi.
- Phù áo khoác: từ phần ngực trở lên, cổ và hai tay bị phù, giống như
khoác áo. Gặp trong u trung thất chèn ép tĩnh mạch chủ trên, thường kèm theo
tuần hoàn bàng hệ ngực.
1.2. Quan sát các phần khác: khí quản, cơ ức đòn chũm, hố trên đòn, hố
trên ức, các khoảng liên sườn , các nhóm cơ thành ngực, tình trạng da của thành
ngực ( sẹo dò, sẹo mổ, phù nề )
Các trường hợp bệnh lý:
-Khí quản bị lệch vẹo: có thể do bị co kéo hoặc do bị chèn đẩy.
-Cơ ức đòn chũm teo ở bên nào, có thể có tổn thương mạn tính ở phổi bên
ấy.
-Vùng liên sống bả bên nào hẹp, các khoảng liên sườn hẹp là bên ấy lồng
ngực bị co kéo.
-Vồng cao ở thành ngực có thể do u ở thành ngực hoặc mủ màng phổi dò
ra da, hoặc phù nề tổ chức dưới da do viêm mủ màng phổi.


-Khi khó thở có thể thấy rút lõm ở hố trên ức, các hố trên đòn và các
khoảng liên sườn.
1.3. Đếm tần số thở:
- Bình thường tần số thở là 16-18 lần / 1 phút . Nhịp thở đều đặn giữa 2
thì
hít vào và thở ra. Nếu thì thở nào kéo dài là khó thở thì đó.
- Quan sát kiểu thở: bình thường nam giới thở kiểu hoành ( kiểu bụng ),
nữ giới thở kiểu ngực. Nếu thấy thay đổi tần số thở, nhịp thở và kiểu thở trên lâm
sàng gọi là khó thở.
1.4. Quan sát cử động thở:
-Lồng ngực bên nào giảm cử động thở là gợi ý bên ấy bị tổn thương.
-Lồng ngực bị cố định ở thì thở ra, gặp của tràn khí dưới da.
- Đánh giá độ giãn lồng ngực của từng thuỳ phổi:
+ Với thuỳ trên: đặt hai bàn tay sát ở vùng dưới đòn hai bên, sao cho hai
ngón cái chạm vào nhau ở thì thở ra. Bảo bệnh nhân hít vào cố. Nhìn hai ngón cái
di dộng xa nhau ra ta biết được độ giãn của lồng ngực, tương tự ta đo độ giãn ở
thuỳ dưới: đặt hai bàn tay ở thành ngực phía sau hai bên, sao cho hai ngón cái
chạm vào nhau ở hai bên cột sống, rồi bảo bệnh nhân hít vào cố, bình thường độ
giãn này khoảng 3-5 cm.
- Sờ rung thanh: dùng một hoặc hai bàn tay đặt sát trên thành ngực
( sờ rung thanh phía trước ngực thì dùng một bàn tay ) rôì bảo bệnh nhân đếm
1,2,3 ( đếm chậm và to ) sẽ thấy cảm giác rung ở lòng bàn tay đó là rung thanh của
phổi. Phải đếm mẫu cho bệnh nhân bắt chước.
- Chú ý tìm rung thanh đối xứng và so sánh giữa hai bên phổ ở phía trước,
phía bên và phía sau của lồng ngực.
- Các trường hợp thay đổi bệnh lý:
+ Rung thanh giảm: trong tràn dịch màng phổi, dầy dính màng phổi, tràn
khí màng phổi
+ Rung thanh tăng: trong đông đặc phổi.
+ Khi có tràn dịch + tràn khí màng phổi phối hợp, nên tìm dấu hiệu lắc

Hippocrat: cho bệnh nhân ngồi, đặt ống nghe trên thành ngực, giữa vùng gõ đục
và gõ vang; rồi dùng bàn tay kia cầm lấy vai bệnh nhân và lắc ở bên phổi bị bệnh
lắc, sẽ nghe thấy tiếng óc ách của dịch và khí va trộn. Lắc Chauffard: nguyên lý
cũng như vậy, nhưng cho bệnh nhân nằm nghiêng về bên lành. Khi lắc sẽ nghe
tiếng óc ách rõ hơn, vì dịch và khí được va trộn với nhau ở diện tiếp xúc lớn hơn.
2. Gõ phổi:
Nhằm đánh giá độ vang của phổi để biết những thay đổi của nó trong các
trường hợp bệnh lý.
- Có 2 cách gõ:
+ Cách gõ trực tiếp: là dùng các đầu ngón tay cong lại và sát vào nhau,
rồi gõ trên thành ngực bệnh nhân. Như vậy sẽ biết khái quát độ trong hoặc đục của
lồng ngực.
+ Gõ gián tiếp: dùng một tay áp chặt vào thành ngực, các ngón tay cách
đều nhau nằm dọc trên các khoảng liên sườn ( riêng ngón giữa ấn mạnh hơn lên
thành ngực ) . Ở những vùng ngực thấy rõ được các khoảng liên sườn, thì ngón
giữa phải đặt dọc theo các khoảng liên sườn đó. Rồi dùng ngón tay giữa của bàn
tay kia gõ thẳng góc lên đốt II của ngón tay này, gõ bằng trọng lực của bàn tay.
Đồng thời phải gõ đều tay và so sánh đối xứng hai bên phổi.
- Kết quả:
+ Tiếng gõ trong: gặp ở phổi người bình thường.
+ Tiếng gõ đục: ở phổi bị đông đặc, hoặc tràn dịch màng phổi, hoặc u
phổi nằm sát thành ngực.
+ Tiếng gõ vang: vang nhẹ gặp trong khí phế thũng, hen phế quản, vang
trống gặp trong tràn khí màng phổi.
- Trong tràn dịch màng phổi ít và trung bình, hoặc trong tràn dịch màng
phổi khu trú, hay u phổi nằm sát thành ngực gõ tìm giới hạn vùng đục hoặc vang
để phát hiện các tổn thương: Dùng tay gõ từ từ vùng tổn thơưng ra xung quanh
hoặc gõ từ vùng lành theo chiều thẳng đứng và ngang vào tới vùng tổn thương, sẽ
tìm đợc giới hạn tổn thương ( đục hoặc vang ).
3.Nghe phổi:

Là phương pháp cho ta nhiều tài liệu nhất khi khám thực thể cơ quan hô
hấp. Có nhiều tổn thương phổi mà chỉ có nghe phổi mới phát hiện được.
- Dùng ống nghe đặt sát lên thành ngực và nghe tất cả những vùng phổi,
nghe đối xứng hai bên lồng ngực, khi nghe cần chú ý:
+ Tính chất của tiếng thở thanh - khí - phế quản và tiếng rì rào phế nang
ở hai thì hô hấp.
+Phát hiện tiếng bất thường: tiếng ran, tiếng thổi, tiếng cọ.
+ Sự thay đổi của các tiếng này sau khi ho khi nói và hít sâu.
- Khám thuỳ giữa chủ yếu bằng nghe phổi ở vùng dưới vú phải
nhằm phát hiện viêm phổi thuỳ giữa hoặc giãn phế quản thuỳ
giữa.
-

×