Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hội chứng suy thận mãn tính (Kỳ 4) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.36 KB, 5 trang )

Hội chứng suy thận mãn tính
(Kỳ 4)
3.9.2. Rối loạn chức năng cô đặc, pha loãng:
- Giai đoạn I :
Khả năng cô đặc giảm, khả năng pha loãng vẫn còn. Khối lượng nước
tiểu nhiều đa niệu, tỷ trọng giảm. Tỷ trọng nước tiểu lúc cao nhất có thể 1,020; tỷ
trọng lúc thấp nhất 1,007.
- Giai đoạn II :
Đồng tỷ trọng, mất khả năng cô đặc lẫn khả năng pha loãng. Số lượng
nước tiểu giảm hơn bình thường. Tỷ trọng nước tiểu lúc cao nhất không vượt quá
1,018 và lúc thấp nhất không dưới 1,008. Hiện nay, người ta ít sử dụng chmaxnc
năng cô đặc và pha loãng trong nội khoa để đánh giá chức năng thận trong suy
thận mãn nhưng vẫn sử dụng trong suy thận cấp, sau phẫu thuật thận-tiết niệu, sau
ghép thận.
3.9.3. Rối loạn điện giải:
- Tăng K
+
máu xuất hiện khi có thiểu niệu, nhiễm toan chuyển hoá.
- Nhiễn toan chuyển hoá: pH máu giảm, dự trữ kiềm giảm.
- Tăng P0
4

, tăng Mg
++
.
- Giảm Ca
++
máu là nguyên nhân gây co giật, thường xảy ra ở bệnh suy
thận được truyền dung dịch nabica làm giảm canxi ion hoá. Tăng phosphat, tăng
canxi máu là yếu tố nguy cơ của bệnh lý xương khớp.


- Na
+
, Cl
-
ngoại bào (giảm chiếm ưu thế).
3.9.4. Giảm kích thước thận:
4. Tiến triển của suy thậm mãn tính.
Triệu chứng của suy thận mãn tính đa dạng, phong phú nhưng khi chẩn
đoán chỉ dựa vào hai tiêu chuẩn chủ yếu: mức lọc cầu thận (MLCT) giảm và
creatinin tăng. Nguyên nhân suy thận mãn tính ở người trẻ là viêm cầu thận mãn;
ở người già bị suy thận mãn chủ yếu là do đái đường và bệnh lý động mạch máu
thận. Dựa vào creatinin và MLCT, người ta chia suy thận mãn làm 4 giai đoạn:
Bảng 9. Các giai đoạn suy thận dựa trên mức lọc cầu thận và creatinin máu.
Các giai đo
ạn
của
STMT
Creatinin mmol/lít MLCT ml/phút
Giai đoạn

I
<130 60 - 41
Giai đoạn II 130 - 299 40 - 21
Giai đoạn IIIa

Giai đoạn IIIb
Giai đoạn IV
300 - 499
500 - 900
> 900

20 - 11
10 - 5
< 5
* Nguyên nhân tử vong của suy thận:
+ Tăng huyết áp:
Tăng huyết áp kịch phát, huyết áp tối đa vượt quá 220 mmHg, gây nhiều
biến chứng nguy hiểm, phù phổi cấp tính dẫn đến tử vong.
+ Tai biến mạch máu não:
Nguyên nhân chủ yếu của tai biến mạch máu não:
- Do tăng huyết áp.
- Do hội chứng tan máu-tăng urê máu (HUS: hemolytic uremic
syndrome).
- Xuất huyết do giảm tiểu cầu (TTP: thrombotic thrombocytopenic
purpura).
+ Nhồi máu cơ tim xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, dẫn đến sốc tim, rối loạn
nhịp: nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh kịch phát thất, rung thất; rối loạn
dẫn truyền: blốc nhĩ-thất độ II gây hội chứng Adam-Stoke, suy tim cấp tính, phù
phổi.
+ Suy tim mãn tính không hồi phục từ độ I đến độ IV.
+ Xuất huyết tiêu hoá: đi ngoài ra máu, nôn ra máu, huyết áp tụt, tăng urê
máu, tăng creatinin máu. Suy thận cấp tính do lưu lượng máu đến thận giảm kết
hợp với tăng urê máu ngoài thận xảy ra trên nền suy thận mãn tính, bệnh nhân đi
vào hôn mê và tử vong.
+ Nhiễm khuẩn.
+ Tăng kali máu.
+ Nhiễm toan chuyển hoá: hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, suy hô hấp,
suy tuần hoàn và tử vong.
+ Tràn máu màng tim thường xuất hiện trên tình trạng viêm màng ngoài
tim từ trước, ở bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc do dùng heparin đường toàn
thân trong quá trình chạy thận nhân tạo.

Ngày nay, tiên lượng của bệnh nhân suy thận mãn tính đã được cải thiện
đáng kể, đời sống bệnh nhân được kéo dài trong nhiều năm bằng phương pháp
điều trị thay thế:
- Chạy thận nhân tạo chu kỳ.
- Thẩm phân phúc mạc:
. Thẩm phân phúc mạc liên tục.
. Thẩm phân phúc mạc chu kỳ.
. Thẩm phân phúc mạc gián cách trong đêm.
- Ghép thận.


×