Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

tài liệu giảng dạy học về - sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.23 KB, 41 trang )











TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU
TRÍ TUỆ
CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY

Professor Michael Blakeney
Queen Mary Intellectual Property Research Institute
University of London




TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Giáo sư Michael Blakeney
Viện nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Queen Mary
Đại học London







Provided and translated by
the EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co-operation Programme (ECAP II)


Tài liệu này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II)
dịch và cung cấp






Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
2
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ cung cấp

Bài 2 Quyền tác giả

1. Giới thiệu

Luật bản quyền liên quan đến việc bảo hộ và khai thác sự thể hiện các ý tưởng ở dạng hữu
hình. Luật này được xây dựng nhằm đáp lại các sáng chế về máy in thời đó đã khiến cho
việc sản xuất hàng loạt tác phẩm in trở thành hiện thực. Bối cảnh công nghệ khi luật được
triển khai lý giải cách thức mà các khái niệm về
quyền tác giả được hình thành. Ví dụ,
luật chú trọng tới các quyền của tác giả và những người yêu cầu thông qua tác giả; nó bảo
hộ các “tác phẩm gốc” và chỉ khi các tác phẩm này được định hình dưới dạng vật chất.
Quyền cơ bản mà luật quy định chính là ngăn chặn việc sao chép tác phẩm của những
người không được tác giả cho phép. Để được bảo hộ quyền tác giả, các ý tưởng phải

được
thể hiện dưới dạng gốc - nghĩa là chúng phải bắt nguồn từ chính lao động của người sáng
tạo. Các tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào chất lượng của chúng.

Lúc sơ khởi, đối tượng bảo hộ của quyền tác giả là các tác phẩm in văn học, nghệ thuật.
Do công nghệ tạo hình ngày càng được cải thiện nên việc bảo hộ được mở r
ộng tới các
bản vẽ kỹ thuật, bản đồ, họa đồ, các tác phẩm ba chiều như điêu khắc, kiến trúc và các tác
phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh. Gần đây, việc bảo hộ quyền tác giả được mở rộng tới các
chương trình máy tính, được đối xử như là các tác phẩm văn học hoặc bộ sưu tập các tác
phẩm văn học.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, việc bảo hộ quyền tác giả được áp dụng không chỉ
đối với các cuốn sách và bài báo học thuật, mà còn đối với các sổ sách ghi chép của
phòng thí nghiệm và các báo cáo nghiên cứu, bản mô tả các trình tự gen, ảnh và bản mô tả
đồ hoạ hoặc đồ thị của các kết quả nghiên cứu.

Chủ sở hữu của một tác phẩm được bảo hộ có quyền không cho người khác s
ử dụng tác
phẩm khi chưa được phép. Các hành vi cần được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả
thường là: sao chép hoặc nhân bản; trình diễn tác phẩm trước công chúng; ghi âm tác
phẩm; làm phim từ tác phẩm; phát sóng tác phẩm qua quang phổ điện từ hoặc truyền cáp;
biên dịch hoặc mô phỏng tác phẩm. Các vấn đề đặc biệt sẽ phát sinh khi các tác phẩm
được tạo ra thông qua việc nghiên cứu hợp tác hoặc giao việc.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
3

Bên cạnh các quyền này, các “quyền tinh thần” nhất định cũng được thừa nhận bởi Công
ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, được thực thi theo luật
quốc gia ở các nước ký kết. Các quyền này bao gồm quyền yêu cầu về sở hữu tác phẩm,

quyền phản đối bất kỳ sự làm sai lệch, cắt xén, sửa chữa hoặc hành vi xuyên tạc khác liên
quan tới tác ph
ẩm gây phương hại tới danh dự hoặc uy tín của tác giả. Các vấn đề đặc biệt
có thể phát sinh khi các quyền về tinh thần này được yêu cầu bởi một thành viên của
nhóm nghiên cứu đối với cách thức mà các kết quả nghiên cứu được truyền bá.

Thoả ước TRIPS đưa ra sự linh hoạt trong định nghĩa về việc sử dụng hợp lý các bản sao
tác phẩm khi chưa được phép nhằm đạt đượ
c các mục tiêu xã hội và kinh tế. Các quốc gia
có thể cho phép sao chép một cách có giới hạn tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy,
nghiên cứu, cho các thư viện, viện bảo tàng và các tổ chức từ thiện. Công nghệ phân tích
ngược các chương trình máy tính nhằm mục đích phát triển phần mềm cạnh tranh cũng
được TRIPS cho phép. Việc giải mã như vậy là cơ sở cho việc phát triển các ngành công
nghiệp phần mềm ở nhiều n
ước đang phát triển.

Công ước Berne đưa ra một danh mục dài nhưng không đầy đủ những đối tượng được coi
là “các tác phẩm văn học và nghệ thuật”. Tuy nhiên, bất kỳ sự sáng tạo nào của trí óc
cũng có thể được bảo hộ quyền tác giả một khi nó thoả mãn các yêu cầu của Công ước
Berne theo cách thức mà các yêu cầu này được thực thi bởi các quốc gia khác nhau.

Ví dụ, các tác phẩm công nghệ mới hoặc dự
a trên công nghệ cũng được bảo hộ, như các
chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu và các tác phẩm đa phương tiện.

Quyền tác giả bảo hộ “các tác phẩm” là sự thể hiện của các suy nghĩ và ý tưởng. Bản thân
các ý tưởng và suy nghĩ thì không được bảo hộ.

Lịch sử quyền tác giả gắn bó chặt chẽ với sự phát triển công nghệ. Các hình thức bảo hộ
quyền tác giả

đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 15 khi công nghệ in xuất hiện và sự nhân bản
chữ viết của con người đã trở thành hiện thực. Luật Bản quyền hoàn chỉnh đầu tiên xuất
hiện ở Anh vào năm 1710. Tiếp đó là Phổ và Pháp cũng nằm trong số các quốc gia đầu
tiên này.

2. Sử dụng quyền tác giả

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
4
Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào khả năng sáng tạo của người dân ở
quốc gia đó, và việc khuyến khích khả năng sáng tạo cá nhân và truyền bá nó là điều
kiện thiết yếu cho sự tiến bộ. Quyền tác giả là yếu tố cấu thành quan trọng của quá trình
phát triển. Kinh nghiệm cho thấy, sự giàu có của di sản văn hoá quốc gia phụ thuộc trự
c
tiếp vào trình độ bảo hộ đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Số lượng các sáng tạo
trí tuệ của quốc gia càng nhiều thì danh tiếng của quốc gia ấy càng cao; số lượng các sản
phẩm trong văn học và nghệ thuật càng nhiều thì càng có nhiều cộng sự trong các ngành
công nghiệp giải trí, sách báo, ghi âm; và thực vậy, suy cho cùng thì việc thúc đẩy sáng
tạo trí tuệ là một trong những cơ sở tiên quyết cho mọ
i sự phát triển xã hội, kinh tế và
văn hoá.

Bảo hộ quyền tác giả, từ góc độ của người tạo ra tác phẩm, chỉ có ý nghĩa nếu người tạo
ra tác phẩm thực sự được hưởng lợi từ các tác phẩm đó, và điều này không thể có được
nếu không có sự công bố và truyền bá tác phẩm của người đó cũng như việc tạo điều
kiệ
n thuận lợi cho sự công bố, truyền bá đó. Đây chính là vai trò thiết yếu của quyền tác
giả trong các nước đang phát triển.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo trí tuệ ở các nước đang phát triển bên

cạnh điều kiện tài chính của bản thân phần lớn các tác giả và người sáng tạo trí tuệ,
những người thường cần được khuyến khích và trợ cấp. Thi
ếu giấy để sản xuất sách giáo
khoa cho quá trình giáo dục liên tục (cả chính thức lẫn không chính thức), để sản xuất
các sách mô tả, khuyến nghị cũng như các sách đại cương, mà lẽ ra các sách đó phải
được đặt trong tầm tiếp cận của cộng đồng chung ở các quốc gia này.

Vai trò của các chính phủ trong hoạt động này có thể bao gồm sự trợ giúp tài chính cho
hoạt động sáng tạo và xuất bản sách giáo khoa và tư liệ
u giáo dục khác, trợ giúp đầu vào
cho đào tạo, mở rộng hệ thống thư viện, tạo lập các thư viện di động để phục vụ các
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, v.v

3. Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả

Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học,
khoa học và nghệ thuật dù được thể
hiện dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, để được
bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm phải là sáng tạo nguyên gốc. Các ý tưởng trong tác phẩm
không nhất thiết phải mới nhưng hình thức thể hiện, cho dù là văn học hay nghệ thuật,
đều phải là sáng tạo mang tính nguyên gốc của tác giả. Và cuối cùng, sự bảo hộ là độc
lập đối với chất lượng hoặc giá trị đi kèm theo tác phẩ
m - nó sẽ được bảo hộ cho dù được
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
5
đánh giá thế nào, theo thị hiếu, là tác phẩm văn học hay âm nhạc tốt hay dở - và thậm chí
độc lập đối với mục đích mà tác phẩm dự định theo đuổi, vì mục đích sử dụng mà tác
phẩm hướng tới không có gì liên quan tới việc bảo hộ.

Các tác phẩm có khả năng được bảo hộ, theo nguyên tắc, là tất cả các sáng tạo nguyên

gốc. Danh mục liệt kê không đầy đủ minh hoạ cho các tác ph
ẩm này được quy định trong
các luật quốc gia. Để được bảo hộ theo luật quyền tác giả, các tác phẩm của một tác giả
phải xuất phát từ chính người đó; chúng phải có nguồn gốc từ lao động của tác giả. Tác
phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào chất lượng của nó và cả khi nó có một chút ít
nét chung với văn học, nghệ thuật và khoa học, như các chỉ dẫn kỹ
thuật thuần tuý hoặc
bản vẽ kỹ thuật, thậm chí là các bản đồ. Các ngoại lệ so với nguyên tắc chung được quy
định trong các luật bản quyền theo các danh mục liệt kê đặc biệt; theo đó, các văn bản
pháp luật, các quyết định chính thức hoặc tin tức thuần tuý trong ngày nói chung sẽ
không được bảo hộ quyền tác giả.

Trên thực tế, tất cả các luật quốc gia về quyền tác giả
đều quy định việc bảo hộ đối với
các tác phẩm sau:

– Các tác phẩm văn học
: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch và tác phẩm viết bất
kỳ không phụ thuộc vào nội dung của chúng (hư cấu hay không hư cấu), độ
dài, mục đích (giải trí, giáo dục, thông tin, quảng cáo, tuyên truyền, v.v ),
hình thức (viết tay, đánh máy, in; sách, cuốn sổ nhỏ, các tờ rời, báo, tạp chí);
được công bố hay chưa được công bố; ở phần lớn các nước, “các tác phẩm
truyền miệng”, nghĩa là các tác phẩm không
được viết ra, cũng được bảo hộ
bởi luật bản quyền;

– Các tác phẩm âm nhạc
: dù nghiêm trang hay nhẹ nhàng; các bài hát, bản hợp
ca, opera, âm nhạc, ca kịch ngắn; nếu được trình diễn, thì dù đó là bằng một
nhạc cụ (solo), một vài nhạc cụ (sonatas, bản nhạc, v.v…) hoặc nhiều nhạc cụ

(dàn nhạc, dàn hợp xướng);

– Các tác phẩm nghệ thuật:
dù là hai chiều (các bản vẽ, hoạ đồ, tranh, khắc, ốp
sét, v.v…) hay ba chiều (tác phẩm điêu khắc, kiến trúc), không phụ thuộc vào
nội dung (biểu hiện hay trừu tượng) và mục đích (nghệ thuật “thuần tuý”,
quảng cáo, v.v…);

– Bản đồ và các bản vẽ kỹ thuật
;
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
6

– Các tác phẩm nhiếp ảnh
: không phụ thuộc vào đối tượng (chân dung, phong
cảnh, các sự kiện đương đại, v.v…) và mục đích tạo ra;

– Các tác phẩm ảnh động (“các tác phẩm điện ảnh”)
: dù là tác phẩm câm hay có
âm thanh, không phụ thuộc vào mục đích (triển lãm sân khấu, vô tuyến truyền
hình, v.v…), thể loại (phim bi kịch, tài liệu, v.v…), độ dài, phương pháp thể
hiện (quay phim “trực tiếp”, hoạt hình, v.v…), hay quy trình công nghệ được
sử dụng (tranh trên phim đèn chiếu, trên băng video điện tử, v.v…).

– Các chương trình máy tính
(như một tác phẩm văn học hoặc độc lập).

Nhiều luật bản quyền còn bảo hộ “các tác phẩm của nghệ thuật ứng dụng” (đồ trang sức
nghệ thuật, đèn, giấy dán tường, nội thất, v.v…) và các tác phẩm múa. Một số luật cũng
coi các bản ghi âm, băng, phát thanh truyền hình là tác phẩm.


4. Các quyền năng trong quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả
đối với một tác phẩm được bảo hộ có thể sử dụng tác phẩm
như mong muốn - nhưng không được làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác - và có thể không cho người khác sử dụng tác phẩm nếu không được sự đồng
ý của mình. Như vậy, các quyền mà luật pháp ban cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với
tác phẩm được bảo hộ th
ường được mô tả như “các quyền tuyệt đối” trong việc cho phép
người khác sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ.

Phần lớn các luật bản quyền đều xác định các hành vi liên quan tới tác phẩm, theo đó,
ngoài chủ sở hữu quyền tác giả, những người khác không thể thực hiện nếu không được
phép của chủ sở hữu quyền. Các hành vi đòi hỏi phải được sự đồ
ng ý của chủ sở hữu
quyền tác giả thường bao gồm: sao chép hoặc nhân bản; trình diễn tác phẩm trước công
chúng; ghi âm tác phẩm; làm phim từ tác phẩm; phát sóng tác phẩm; dịch tác phẩm; sửa
chữa tác phẩm.

(i) Quyền nhân bản và các quyền liên quan

Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả ngăn cấm người khác sao chép tác phẩm của mình
là quyền năng cơ bản nhất của quyền tác giả. Ví dụ, việc nhân b
ản một tác phẩm đã được
bảo hộ là hành vi được tiến hành bởi người công bố mong muốn phát tán các bản sao của
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
7
tác phẩm nguyên bản tới công chúng dưới hình thức bản sao in hoặc bằng phương tiện
kỹ thuật số như các CD-ROMs. Tương tự, quyền của người sản xuất bản ghi âm trong

việc sản xuất và phân phối đĩa CD chứa đựng các buổi trình diễn tác phẩm âm nhạc dựa
trên cơ sở một phần là sự đồng ý của người sáng tác tác phẩm cho phép nhân bản tác
phẩm của mình trong bản ghi âm. Như v
ậy, quyền kiểm soát hành vi nhân bản là cơ sở
pháp lý cho nhiều hình thức khai thác tác phẩm đã được bảo hộ.

Các quyền khác được thừa nhận trong các luật quốc gia nhằm đảm bảo rằng quyền cơ
bản về nhân bản được tôn trọng. Ví dụ, một số luật quy định về quyền cho phép phân
phối các bản sao tác phẩm. Quyền phân phối thường là đối tượng bị khai thác một cách
triệt
để trong lần bán đầu tiên hoặc lần chuyển giao quyền sở hữu một bản sao đặc biệt,
nghĩa là, sau khi chủ sở hữu quyền tác giả đã bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu bản
sao đặc biệt của tác phẩm, thì người sở hữu bản sao đó có thể tuỳ ý sử dụng nó mà không
cần phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả, ví dụ, cho hoặc thậm chí bán l
ại nó.

Một quyền khác càng ngày càng nhận được sự thừa nhận rộng rãi, kể cả trong Hiệp định
TRIPS, là quyền cho thuê các bản sao của một số loại hình tác phẩm nhất định, ví dụ, các
tác phẩm âm nhạc gồm tác phẩm ghi âm, tác phẩm nghe nhìn và các chương trình máy
tính. Quyền cho thuê được hợp pháp hoá bởi các tiến bộ công nghệ đã khiến cho việc sao
chép các dạng tác phẩm này trở nên hết sức dễ dàng; kinh nghiệm ở m
ột số nước cho
thấy, các bản sao được làm bởi các khách hàng của các cửa hàng cho thuê, và như vậy,
quyền kiểm soát thực tế cho thuê là cần thiết nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng quyền được
nhân bản của chủ sở hữu quyền tác giả. Cuối cùng, một số luật bản quyền quy định cả
quyền kiểm soát việc nhập khẩu các bản sao như một phươ
ng tiện ngăn ngừa sự xói mòn
nguyên tắc lãnh thổ của quyền tác giả; nghĩa là, các lợi ích kinh tế hợp pháp của chủ sở
hữu quyền tác giả có thể bị đe doạ nếu anh ta không thể thực hiện các quyền nhân bản và
phân phối trên một căn cứ lãnh thổ.


(ii) Các quyền trình diễn

Một hành vi khác cần được cho phép là hành vi trình diễn trước công chúng - ví dụ, độc
tấu trước công chúng, trình diễn kịch ho
ặc âm nhạc trước khán giả. Quyền kiểm soát
hành vi trình diễn trước công chúng này là mối quan tâm không chỉ của các chủ sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm được thiết kế ban đầu cho công diễn, mà còn đối với các
chủ sở hữu quyền tác giả và những người đã được uỷ quyền, khi có người khác muốn
soạn lại để trình diễn trước công chúng các tác phẩm ban đầu dự định đượ
c sử dụng bằng
cách nhân bản hoặc xuất bản. Ví dụ, một tác phẩm được viết ban đầu bằng một cách thức
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
8
đặc biệt nhằm đọc tại nhà hoặc ở thư viện có thể được chuyển đổi (“điều chỉnh”) thành
một vở kịch dự kiến được trình diễn trước công chúng trên sân khấu của nhà hát.

(iii) Các quyền ghi âm

Chừng nào mà âm nhạc còn được quan tâm thì việc ghi âm còn là một phương tiện được
ưa thích nhất để đưa tác phẩm đến với công chúng rộng rãi. Điều này đáp ứng mục đích
dành cho các tác phẩm âm nhạc tương tự như sách đối với các tác phẩm văn học. Các
bản ghi âm có thể được kết hợp riêng với nhạc, với lời hoặc cả nhạc và lời. Quyền cho
phép thực hiện ghi âm thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả phần nhạc và cả chủ sở hữu
quyền tác giả phần lời. Nếu đây là hai người khác nhau, thì trong trường hợp bả
n ghi âm
kết hợp cả nhạc và lời, nhà sản xuất bản ghi âm phải được phép của hai chủ sở hữu này.

Theo luật của một số quốc gia, nhà sản xuất bản ghi âm còn phải được phép của những
người biểu diễn (người chơi nhạc và người hát hoặc tấu lời). Đây là một ví dụ khác về

việc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác ph
ẩm không thể sử dụng hoặc cho phép sử
dụng tác phẩm theo cách thức đi ngược lại với các quyền hợp pháp của người khác.

(iv) Các quyền làm phim ảnh động

“Phim ảnh động” ("motion picture") là bản ghi hình, đem đến cho người xem một chuỗi
hình ảnh tiếp diễn. Trong luật bản quyền nó thường được gọi là “tác phẩm điện ảnh”
hoặc “tác phẩm nghe nhìn”. Một vở kịch ban đầu đượ
c viết để những người biểu diễn
trình diễn trực tiếp trước khán giả ("trình diễn trực tiếp") có thể được ghi hình và chiếu
cho khán giả với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng người có thể có mặt trong buổi
biểu diễn trực tiếp; các khán giả này có thể xem được ảnh động ở nơi cách xa địa điểm
trình diễn trực tiếp và vào nh
ững thời điểm muộn hơn nhiều so với buổi trình diễn trực
tiếp.

(v) Các quyền phát sóng

Loại hành vi chủ yếu bị hạn chế bởi quyền tác giả bao gồm các hành vi phát sóng tác
phẩm và truyền đạt tác phẩm đến với công chúng bằng phương tiện dây hoặc cáp. Khi
một tác phẩm được phát sóng, ký hiệu không dây được phát lên không trung mà trong
phạm vi của nó bất kỳ người nào cũng có thể tiếp nhận, miễ
n là người đó có công cụ (bộ
tiếp nhận đài hoặc vô tuyến) cần thiết để chuyển hóa ký hiệu này thành các âm thanh
hoặc âm thanh và hình ảnh.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
9

Khi một tác phẩm được truyền đạt tới công chúng bằng đường cáp, ký hiệu được khuếch

tán mà chỉ những người có công cụ kết nối với đường cáp dùng để khuếch tán ký hiệu
mới có thể tiếp nhận được.

Theo Công ước Berne, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền tuyệt đối trong việc cho phép
cả hai việc: phát sóng không dây và khuếch tán bằng đường cáp các tác phẩm của mình.

(vi) Các quyền dịch và sửa
đổi

Hành vi dịch thuật hoặc sửa đổi tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả đòi hỏi phải được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả. “Dịch thuật” nghĩa là thể hiện tác phẩm bằng một
ngôn ngữ khác với phiên bản gốc. “Sửa đổi” nói chung được hiểu là làm thay đổi tác
phẩm từ dạng này sang dạng khác (ví dụ, chuyển thể một tiểu thuyế
t thành phim) hoặc
sửa đổi tác phẩm cho phù hợp với các điều kiện khai thác khác nhau (ví dụ, chỉnh lý sách
hướng dẫn ban đầu dành cho giáo dục đại học thành sách hướng dẫn dành cho học sinh
cấp thấp hơn).

Bản thân tác phẩm dịch và sửa đổi cũng được bảo hộ theo quyền tác giả. Vì vậy, ví dụ,
để nhân bản và xuất bản bản dịch và sửa chữa, nhà xuất bản phải được s
ự cho phép của
cả hai người: chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm gốc và chủ sở hữu quyền tác giả
đối với bản dịch hoặc bản sửa đổi.

(vii) Các quyền tinh thần

Công ước Berne yêu cầu các nước thành viên trao quyền cho các tác giả:

– Quyền yêu cầu về sở hữu đối với tác phẩm.


– Quyền phản đối bất kỳ
sự làm sai lệch, cắt xén, sửa chữa hoặc hành vi xuyên
tạc khác liên quan tới tác phẩm làm phương hại đến danh dự hoặc uy tín của
tác giả.

Các quyền này, thường được biết đến như các quyền tinh thần của tác giả, đòi hỏi phải
được độc lập với các quyền kinh tế thông thường khác và còn lại với tác giả kể cả sau khi
tác giả đã chuyển giao các quyền kinh tế.

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
10
5. Sở hữu quyền tác giả


Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm nói chung, ít nhất ở giai đoạn đầu, là người
tạo ra tác phẩm - nghĩa là tác giả của tác phẩm. Có thể có các ngoại lệ đối với nguyên tắc
này. Các ngoại lệ đó được quy định bởi luật quốc gia. Ví dụ, luật quốc gia có thể quy
định rằng, khi một tác phẩm được tạ
o ra bởi tác giả là người được thuê với mục đích tạo
ra tác phẩm đó, thì người thuê, chứ không phải là tác giả, sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các “quyền tinh thần” luôn luôn thuộc
về tác giả của tác phẩm, cho dù chủ sở hữu quyền tác giả là ai.

Ở nhiều quốc gia, quyền tác giả (trừ các quyền tinh thần) có thể được chuy
ển nhượng.
Điều này có nghĩa là chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền cho một cá nhân hoặc
tổ chức, đối tượng này khi đó sẽ trở thành chủ sở hữu quyền tác giả. Ở một số nước, việc
chuyển nhượng quyền tác giả không được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, thông qua li
xăng, có thể đạt được hiệu quả thực tế gần như tương tự
với chuyển nhượng. Chuyển

giao li xăng là khi chủ sở hữu quyền tác giả vẫn là chủ sở hữu nhưng cho phép một
người nào đó khác thực hiện tất cả hoặc một số quyền năng của người đó trong các giới
hạn có thể. Khi việc cho phép hoặc li xăng đó được mở rộng tới hết giai đoạn của quyền
tác giả và tới t
ất cả các quyền được bảo hộ (tất nhiên, trừ các quyền tinh thần) thì người
được chuyển giao li xăng, đối với các bên thứ ba và đối với mọi mục đích thực tế, được
xem như có vị trí tương tự như chủ sở hữu quyền tác giả.
6. Giới hạn bảo hộ quyền tác giả

(i) Thời hạn

Pháp luật quy định thời hạn, đ
ó là khoảng thời gian mà các quyền của chủ sở hữu quyền
tác giả tồn tại. Thời hạn của quyền tác giả bắt đầu từ khi tạo ra tác phẩm và tiếp tục cho
đến một khoảng thời gian sau khi tác giả chết. Mục đích của quy định này trong luật là
nhằm giúp cho những người thừa kế của tác giả có được các lợi ích kinh tế sau khi tác
giả chết. Ở các nước thành viên Công ướ
c Berne và nhiều nước khác, thời hạn quyền tác
giả được quy định theo luật quốc gia là suốt cuộc đời tác giả và không quá 50 năm sau
khi tác giả qua đời. Trong những năm gần đây, xuất hiện chiều hướng kéo dài thời hạn
bảo hộ quyền tác giả.

(ii) Địa lý

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
11
Chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật quốc gia bảo vệ chống lại các hành vi bị hạn
chế bởi quyền tác giả được thực hiện tại quốc gia này. Để được bảo vệ chống lại các
hành vi tương tự được thực hiện ở quốc gia khác, anh ta phải dựa vào pháp luật của quốc
gia đó. Nếu cả hai quốc gia đều là thành viên của một trong các công ướ

c quốc tế về
quyền tác giả, thì các vấn đề thực tiễn phát sinh từ giới hạn địa lý này rất dễ giải quyết.

(iii) Sử dụng được phép

Trong các trường hợp cụ thể quy định theo luật, một số hành vi nhất định thường bị hạn
chế bởi quyền tác giả có thể được thực hiện mà không phải xin phép chủ sở hữu quyền
tác giả. Ví dụ
về các ngoại lệ này được mô tả như là “sử dụng hợp lý”. Các ví dụ này
gồm nhân bản tác phẩm chỉ nhằm mục đích sử dụng cá nhân hoặc riêng tư của người
nhân bản; một ví dụ khác là trích dẫn tác phẩm đã được bảo hộ với điều kiện nguồn trích
dẫn, tên tác giả được nêu rõ và phạm vi trích dẫn tương thích với việc thực hành hợp lý.

(iv) Các tác phẩm phi v
ật chất

Ở một số nước, các tác phẩm không được bảo hộ nếu chúng không được định hình ở một
số dạng vật chất. Ở một số nước, văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định của tòa án
và cơ quan hành chính không được bảo hộ quyền tác giả. Ở đây cũng cần lưu ý rằng, ở
một số nước khác, các văn bản chính thức nh
ư vậy không bị loại trừ việc bảo hộ quyền
tác giả; Chính phủ là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm này và thực thi các
quyền năng này phù hợp với lợi ích công.

(v) Các trường hợp khác

Bên cạnh các ngoại lệ dựa trên nguyên tắc “sử dụng hợp lý”, còn có các ngoại lệ khác
được tìm thấy trong các luật quốc gia và Công ước Berne. Ví dụ, khi được phép phát
sóng tác phẩm, nhiều luật quốc gia cho phép t
ổ chức phát sóng tiến hành ghi lại tạm thời

tác phẩm nhằm mục đích phát sóng, ngay cả khi không được sự đồng ý cụ thể cho hành
vi này. Pháp luật của một số nước cho phép phát sóng các tác phẩm đã được bảo hộ mà
không phải xin phép, với điều kiện trả một khoản tiền thù lao hợp lý cho chủ sở hữu
quyền tác giả. Hệ thống, theo đó quyền được hưởng thù lao có thể đượ
c thay thế cho
quyền tuyệt đối cho phép thực hiện một hành vi nhất định, thường được gọi là hệ thống
của “các li xăng cưỡng bức”. Các li xăng này được gọi là “cưỡng bức” vì chúng là kết
quả của việc vận hành pháp luật chứ không phải là của việc thực thi quyền tuyệt đối của
chủ sở hữu quyền trong việc cho phép thực hiện các hành vi cụ thể.
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
12

7. Sao chép lậu và xâm phạm quyền


Các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả bị xâm phạm khi một trong số các hành vi cần
phải xin phép chủ sở hữu quyền được thực hiện bởi một người nào đó mà không có sự
đồng ý của chủ sở hữu quyền. Việc sao chép trái phép các tài liệu quyền tác giả nhằm
mục đích thương mại và thực hiện hành vi thương mại trái phép đố
i với các tài liệu được
sao chép sẽ bị xem như “sao chép lậu”.

(i) Phạm vi tác động của sao chép lậu

Phần lớn hành vi sao chép lậu là hành động trái phép được tiến hành vì lợi ích thương
mại. Yếu tố lợi ích thương mại này ngụ ý rằng, việc sao chép lậu sẽ thường được thực
hiện trên cơ sở có tổ chức, bởi vì không chỉ có hành vi nhân bản trái phép tác phẩm, mà
tiếp đó còn có việc bán hoặc phân phối tác ph
ẩm bị nhân bản trái phép, mà điều này đòi
hỏi một hình thức mạng lưới nào đó phân phối hoặc liên hệ có tổ chức với các khách

hàng tiềm năng. Với người tiêu dùng, thường chỉ thấy rõ khâu cuối của chuỗi mạng lưới
phân phối kiểu đó dưới dạng một đại lý bán lẻ sản phẩm xâm phạm bản quyền. Tuy
nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ, đặ
c biệt khi trả lời câu hỏi về cách thức giải quyết có
hiệu quả đối với vấn đề sao chép lậu, là đằng sau một đại lý bán hàng kiểu đó sẽ thường
ẩn chứa một doanh nghiệp hoạt động trái phép được tổ chức có hệ thống, tiến hành nhân
bản trái phép sản phẩm đã được bảo hộ bản quyền và phân phối nó cho công chúng
thông qua nhiều đại lý bán lẻ tương tự
.

Trong khi sao chép lậu không phải là một hiện tượng mới xảy ra, thì có hai vấn đề phát
sinh khiến cho nó mang một tầm vóc đáng báo động và đe dọa nền tảng của hệ thống
quyền tác giả. Thứ nhất là các tiến bộ của phương tiện truyền bá sản phẩm trí tuệ.
Phương tiện của tác phẩm in được thay thế dần bằng phương tiện truyền bá các bản ghi
nghe nhìn dưới dạ
ng ghi âm, băng âm nhạc, phim và chương trình video. Tương tự, việc
thương mại hóa rộng rãi máy vi tính cũng bổ sung thêm một phương tiện ghi và truyền
bá thông tin nữa. Gần đây nhất, sự xuất hiện của công nghệ kỹ thuật số đã tác động to
lớn tới việc sáng tạo, truyền bá và sử dụng tác phẩm.

Hệ thống quyền tác giả đã đáp lại các vấn đề này bằng việc ti
ếp tục mở rộng đối tượng
mà người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ được trao quyền. Các tiến bộ này, tuy nhiên, cũng
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
13
làm gia tăng phạm vi cho những kẻ xâm phạm bản quyền cản trở việc kiểm soát của tác
giả trong truyền bá và sử dụng tác phẩm của mình tới công chúng.

Đồng thời với các tiến bộ về phương tiện truyền bá các tác phẩm trí tuệ còn có các tiến
bộ đáng kể về phương tiện nhân bản các bản ghi hữu hình các tác phẩm này. Trong số

các tiến bộ gần đây thì trước tiên phải kể
đến:

– Sự phát triển của công nghệ in ốp xét, sao chụp và các máy photocopy;

– Việc sáng chế ra băng từ, sự ra đời của đĩa compact và sự phát triển của máy
ghi âm cát xét chất lượng cao, giá rẻ có thể không chỉ chạy các băng cát xét đã
ghi mà còn ghi lại được âm nhạc từ các buổi trình diễn trực tiếp, ghi đài hoặc
máy hát; và

– Việc sáng chế ra máy ghi video làm phát triển rộng khắp loại phương tiệ
n mà
phim và các tác phẩm khác, chủ yếu là ghi hình, có thể tiếp nhận được.

Một hệ quả của các tiến bộ này là sự khác biệt về chi phí giữa một bên là việc tạo ra bản
ghi gốc bởi tác giả và các đối tác kinh doanh của tác giả, và bên kia là việc nhân bản các
bản ghi đó bởi những người khác. Trường hợp đối với một bộ phim, thông qua sự đầu tư
của chính mình và các đối tác, nhà sản xuất phả
i tài trợ cho người viết kịch bản và bất kỳ
tác giả văn học nào tham gia, người soạn nhạc, diễn viên, chi cho việc phân vai, địa điểm
và phương tiện trường quay cũng như việc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình phức tạp.
Một khi bản ghi hữu hình được làm thành phim, tuy nhiên, đặc biệt là nếu bản ghi nằm
trong một chương trình ghi video, thì các bản ghi tiếp theo của tác phẩm có thể được
nhân bả
n rất dễ dàng và với chi phí thấp. Như vậy, các tiến bộ trong công nghệ ghi đã tạo
ra các phương tiện mà những kẻ sao chép lậu có thể dễ dàng sản xuất ra các phiên bản
bất hợp pháp của tác phẩm gốc. Vì kẻ sao chép lậu không làm ra, và vì thế cũng không
cần phải trả chi phí cũng như bất kỳ sự đầu tư nào cho việc tạo ra tác phẩm gốc, nên các
bản sao chép lậu thường được bán v
ới giá thấp, vì thế, làm tổn hại tới khả năng có được

các bù đắp về tinh thần và kinh tế của tác giả, người trình diễn, nhà đầu tư và nhà phân
phối đối với tác phẩm và sự đầu tư của họ.

8. Bồi thường

(i) Giới thiệu

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
14
Bồi thường do xâm phạm quyền tác giả hoặc xâm phạm các quyền liên quan bao gồm
bồi thường dân sự, khi những kẻ xâm phạm bị toà án buộc phải chấm dứt hành vi xâm
phạm và thực hiện bồi thường bằng bất kỳ biện pháp nào thích hợp, ví dụ, cải chính trên
báo chí hoặc thực hiện trách nhiệm đối với thiệt hại. Một số luật còn quy định các bồi
thường hình sự dưới hình th
ức phạt tiền hoặc/và phạt tù. Các bản sao trái phép, lợi tức có
được từ hành xâm phạm và phương tiện sử dụng với mục đích tương tự thường là đối
tượng bị tịch thu.

Các bồi thường chủ yếu mà chủ sở hữu quyền tác giả có được liên quan tới việc xâm
phạm quyền là mệnh lệnh bắt buộc của toà án nhằm ngăn cản hành vi xâm phạm tiếp
diễn và tiền bồi thường cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tổn thất do hành vi xâm
phạm gây ra tương đương với giá trị quyền tác giả của người đó. Trong trường hợp sao
chép lậu, vì nó thường được tiến hành như một hành vi có tổ chức, nên hiệu quả của các
biện pháp bồi thường này có thể bị triệt tiêu vì nhiều lý do.

Trước hết, người tổ chức vi
ệc sản xuất và phân phối các bản sao trái phép có thể sử dụng
một số lượng lớn các đại lý bán lẻ tạm thời. Chủ sở hữu quyền tác giả có thể đối mặt với
tình huống chỉ có thể xác định được một phần nhỏ các đại lý này mà không thể chứng
minh được mối liên hệ giữa các đại lý hoặc nguồn cung ứng chung cho các đại lý. Hơn

nữa, việc kiệ
n ra toà như một hành động khởi đầu đối với hành vi xâm phạm, thông qua
việc gây sự chú ý đối với kẻ sao chép lậu hoặc những kẻ phân phối tác phẩm mà kẻ đó
sao chép lậu, có thể làm huỷ hoại các chứng cứ quan trọng cần thiết để xác định nguồn
cung ứng và quy mô lượng hàng bán ra. Ngoài ra, vì việc sao chép lậu thường kéo theo
các đường dây quốc tế, nên có nguy cơ là các nguồn lực tài chính và các tài sản khác của
kẻ sao chép l
ậu có thể bị xoá bỏ khỏi phạm vi vụ xét xử, và vì vậy, làm mất đi khả năng
được bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu quyền tác giả.

Các khó khăn này càng nhấn mạnh sự cần thiết phải có các bồi thường sơ bộ ban đầu
được tiến hành một cách khẩn trương, nó sẽ hỗ trợ cho việc tập hợp chứng cứ chống l
ại
kẻ sao chép lậu, ngăn chặn việc tiêu huỷ chứng cứ và việc xoá bỏ các nguồn lực tài chính
đang bị kiện bồi thường. Trong nhiều nền tài phán theo hệ thống luật chung, nhiều diễn
tiến mới đã xuất hiện những năm gần đây nhằm đáp ứng yêu cầu này.

(ii) Lệnh tịch thu

Đi đầu trong những diễn tiến mới xuất hiện trong bồi th
ường sơ bộ ban đầu chính là lệnh
tịch thu. Lệnh này (được phát triển bởi Tòa Thượng thẩm Anh trong vụ Anton Piller
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
15
K.G. kiện Manufacturing Processes Ltd. [1976] RPC 719), là một quyết định của Tòa án
cho phép điều tra các tài sản được cho là dựa vào đó để tiến hành hành vi xâm phạm
quyền tác giả của nguyên đơn. Lệnh này có một số đặc điểm khiến cho nó trở thành một
biện pháp bồi thường đặc biệt thích hợp đối với việc sao chép lậu:

– Thứ nhất, lệnh này được ban bố từ một phía, nghĩa là trên cơ s

ở đơn và sự có
mặt của một mình chủ sở hữu quyền tác giả, không cần phải cảnh báo trước
cho bên bị đơn. Bản chất của lệnh này là mang đến sự bất ngờ cho bên bị đơn
và ngăn chặn bị đơn tiêu hủy hoặc di dời các chứng cứ quan trọng.

– Thứ hai, lệnh này đưa ra các điều khoản cho phép chủ sở hữu quyền tác giả

kiểm tra các tài sản của bị đơn và tất cả các tài liệu (kể cả các thông tin kinh
doanh, như hóa đơn, vận đơn, các nguồn cung ứng và danh sách khách hàng)
liên quan tới hành vi được cho là xâm phạm. Nhờ các điều khoản này, chủ sở
hữu quyền tác giả có được phương tiện để xác định nguồn cung ứng của các
tác phẩm sao chép lậu, phạm vi bán lẻ và điều này sẽ hỗ trợ cho việc xác định
kh
ối lượng thiệt hại mà anh ta có thể được trao quyền.

– Thứ ba, lệnh kiểm tra sẽ thường đi kèm với lệnh cấm của tòa án ngăn chặn bị
đơn sửa đổi hoặc tiêu hủy bằng bất kỳ hình thức nào các điều khoản hoặc tư
liệu liên quan tới lệnh kiểm tra.

Bởi lẽ lệnh được ban bố trên cơ sở một phía, tuy nhiên, cũng cần quan tâm b
ảo đảm rằng
các quyền của những người mà lệnh này nhằm tới và các hành vi của những người đó
còn chưa bị xét xử thì đều được bảo vệ một cách thích đáng. Đặc biệt, cần lưu ý có hai
biện pháp bảo vệ mà các tòa án thường yêu cầu khi có thể. Thứ nhất, nó sẽ chỉ được đưa
ra khi thực sự nguyên đơn cần kiểm tra để có được sự công bằng giữ
a các bên. Nhằm
thỏa mãn tiêu chí này, thông thường chủ sở hữu quyền tác giả sẽ phải chứng minh rằng
có chứng cứ rõ ràng là bên bị đơn có các tài liệu hoặc tư liệu đang bị buộc tội; rằng hoàn
cảnh cho thấy có khả năng thực sự hoặc có nguy cơ nghiêm trọng là các tư liệu bị buộc
tội sẽ bị tiêu hủy hoặc che giấu nếu bên bị đơn được c

ảnh báo trước; và rằng các thiệt hại
tiềm năng hoặc thực tế đối với nguyên đơn như một hậu quả của các hành vi sai trái bị
buộc tội của bên bị đơn là vô cùng nghiêm trọng.

Biện pháp bảo vệ thứ hai thường đòi hỏi sự tôn trọng thích đáng đối với các quyền của
bên bị đơn khi thi hành lệnh của tòa. Trong trường hợp này, có thể có yêu cầu rằng, khi
thi hành l
ệnh, chủ sở hữu quyền tác giả phải có mặt kèm theo luật sư của mình, tạo cho
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
16
bên bị đơn có cơ hội đầy đủ để xem xét lệnh của tòa, và không cưỡng đoạt các tài sản
của bị đơn đi ngược lại với ý muốn của anh ta.

(iii) Các lệnh cấm tạm thời

Nhằm giảm thiểu các thiệt hại gây ra bởi hành vi sao chép lậu, điều quan trọng là chủ sở
hữu quyền phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn hành vi này tiếp diễn. Càng để

hành vi sao chép lậu kéo dài, chủ sở hữu quyền sẽ càng bị mất đi thị phần tiềm năng của
mình, và như vậy càng mất đi khả năng bù đắp các lợi ích kinh tế đối với sự sáng tạo
hoặc đầu tư của mình. Mục đích của lệnh cấm tạm thời là đáp ứng yêu cầu này bằng việc
đưa ra giải pháp nhanh chóng và tạm thời trong giai đoạ
n trước khi diễn ra phiên tòa xét
xử đầy đủ hành vi xâm phạm, nhờ vậy, ngăn chặn được việc phát sinh các thiệt hại
không thể bù đắp được đối với các quyền của nguyên đơn.

(iv) Các bồi thường cuối cùng

Hai biện pháp bồi thường thông thường đối với chủ sở hữu quyền tác giả trong các nền
tài phán theo hệ thống luật chung tiếp sau phiên xét xử cuối cùng đối với hành vi xâm

phạm là một l
ệnh cấm vĩnh viễn và tiền bồi thường. Lệnh cấm vĩnh viễn này được đưa ra
nhằm ngăn chặn bất kỳ sự lặp lại nào của hành vi xâm phạm. Để làm cho lệnh cấm này
có hiệu quả, nó thường được ban hành kèm theo lệnh buộc bên xâm phạm cung cấp toàn
bộ các bản sao xâm phạm để sau đó tiêu hủy sao cho chúng sẽ không thể tái sử dụng
hoặc bán lại được nữa.

Mục đích quyết định của tòa án về tiền bồi thường thiệt hại là nhằm khôi phục lại cho
chủ sở hữu quyền tác giả vị trí lẽ ra có được nếu như quyền tác giả của anh ta không bị
xâm hại. Khó khăn thường gặp phải để có được một phán quyết hợp lý về tiền bồi
thường thiệt hại là việc tạo ra chứng cứ đ
úng với phạm vi bán lẻ và quy mô của các thiệt
hại gây ra đối với quyền tác giả của nguyên đơn. Chính vì lý do này mà các diễn tiến gần
đây trong bồi thường sơ bộ ban đầu, như trường hợp lệnh Anton Piller, với mục đích cho
phép nguyên đơn có được các chứng cứ xâm phạm, là vô cùng quan trọng.

9. Các quyền liên quan

(a) Định nghĩa

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
17
Thực tế có các quyền liên quan hoặc “quyền kề cận” với quyền tác giả và các quyền này
nhìn chung được gọi là “các quyền kề cận” trong các mục giải thích từ ngữ.

Có ba loại quyền kề cận: các quyền của nghệ sỹ biểu diễn đối với các trình diễn của họ;
các quyền của người sản xuất bản ghi âm đối với các bản ghi âm của họ; và các quyền
của t
ổ chức phát sóng đối với các chương trình phát thanh hoặc truyền hình của họ. Việc
bảo hộ đối với những người trợ giúp cho các nhà sáng tạo trí tuệ truyền bá thông điệp và

đưa các tác phẩm của mình tới công chúng rộng rãi, được tiến hành thông qua công cụ
của các quyền kề cận. Tất cả những người sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật và
khoa học nhằm đưa chúng tiếp c
ận được với công chúng đều đòi hỏi sự bảo hộ cho riêng
mình chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các sản phẩm của mình trong quá trình truyền
bá tác phẩm tới công chúng.

(b) Ngành in ấn

Máy quay đĩa, đài, phim, vô tuyến truyền hình, chương trình video và vệ tinh khiến cho
có thể định hình các trình diễn trên nhiều loại vật liệu, như các bản ghi âm, băng cát xét,
băng ghi âm, phim, v.v… Điều mà trước đây là mộ
t đoạn trình diễn biệt lập, ngắn, trực
tiếp trên tường trước một nhóm khán giả giới hạn nay đã trở thành màn trình diễn vĩnh
viễn có khả năng sử dụng và nhân bản ảo một cách không giới hạn và lặp đi lặp lại trước
một số lượng khán giả không giới hạn, vượt qua các biên giới quốc gia. Sự phát triển của
các chương trình phát sóng và gần đây h
ơn, của truyền hình, cũng có các ảnh hưởng
tương tự.

Các đổi mới công nghệ này, vì có thể cho phép nhân bản các màn trình diễn cá nhân của
các nghệ sỹ biểu diễn và sử dụng chúng mà không cần sự có mặt của họ cũng như không
cần người sử dụng phải có nghĩa vụ đạt được thỏa thuận với họ, đã dẫn tới việc giảm bớt
các buổi trình di
ễn trực tiếp. Tương tự, sự phát triển ngày càng nhanh của công nghệ ghi
âm, cát xét và gần đây là đĩa CD, và sự gia tăng nhanh chóng của chúng, dẫn đến sự cần
thiết phải bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm. Sức lôi cuốn của bản ghi âm, cũng như
việc dễ dàng có được trên thị trường nhiều chủng loại mặt hàng ghi âm phức tạp, đã gây
nên một vấn nạn sao chép lậu ngày càng gia tă
ng mà hiện nay trở thành một tai họa toàn

cầu. Ngoài ra, có một thực tế là việc tăng cường sử dụng các bản ghi hoặc đĩa bởi các tổ
chức phát sóng, trong khi việc sử dụng này mang đến cho công chúng các bản ghi âm và
các nhà sản xuất bản ghi âm, thì đến lượt mình, chúng cũng trở thành một thành phần
không thể thiếu được của các chương trình hàng ngày của các tổ chức phát sóng. Kết quả
là, không chỉ có người biểu diễn tìm kiế
m sự bảo hộ cho chính mình, mà người sản xuất
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
18
bản ghi âm cũng bắt đầu theo đuổi việc bảo vệ bản thân chống lại sự nhân bản trái phép
các bản ghi, và cũng vì tiền thù lao cho việc sử dụng các bản ghi âm nhằm mục đích phát
sóng hoặc các hình thức truyền bá khác tới công chúng.

Cuối cùng, các tổ chức phát sóng cũng đòi hỏi được bảo hộ chống lại sự phát lại các
chương trình của họ bởi các tổ chức tương t
ự.

Như vậy, nhu cầu bảo hộ đặc biệt đối với những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi
âm và các tổ chức phát sóng được hình thành. Những người biểu diễn thông qua các tổ
chức của mình ở cấp quốc tế tìm kiếm văn phòng luật sư để bảo vệ cho mình. Trong khi
một người biểu diễn có thể được chi trả một lần cho việ
c ghi âm một màn trình diễn, và
bản ghi màn trình diễn có thể được diễn lặp đi lặp lại vì lợi ích của một bên thứ ba, thì
những người trình diễn thấy rằng, họ sẽ không những không thu được lợi ích từ việc sử
dụng lần thứ hai như vậy, mà còn bị đặt vào tình thế khó xử là phải hoàn thành các bản
ghi của chính họ đối với các buổi trình diễn trực tiếp tại nhà hát, nhà hàng, quán cà phê,
v.v…

Cuối cùng, cần ghi nhận rằng, vì trong đời sống văn hóa của các quốc gia, kể cả các
nước đang phát triển, di sản nghệ thuật có tầm quan trọng thực sự, nên việc bảo hộ các
quyền kề cận tạo ra các quyền năng cho người tham gia giải thích và truyền bá di sản

này. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, nơi truyền thống
được truy
ền miệng rộng rãi và nơi tác giả thường cũng chính là người trình diễn. Trong
trường hợp này, địa điểm chiếm lĩnh của các tác phẩm dân gian cần được ghi nhớ trong
tâm trí, và quyền lợi của các nghệ sỹ biểu diễn và duy trì tác phẩm dân gian phải được
bảo vệ khi tiến hành sử dụng các trình diễn của họ. Bằng việc bảo vệ các nhà sản xuất
bản ghi âm, đặc biệt ở
các nước đang phát triển, thì cơ sở để hình thành nền công nghiệp
ở khu vực thứ ba của nền kinh tế cũng được bảo đảm. Nền công nghiệp đó, trong khi bảo
đảm truyền bá văn hóa dân tộc cả ở trong nước và trên thế giới, còn có thể bổ sung thêm
một nguồn lợi tức quan trọng nữa cho nền kinh tế đất nước, và khi các hoạt động của nó
vượt ra khỏi biên giới qu
ốc gia, thì đây còn có thể là hiện thân của luồng thu hút ngoại
tệ. Cũng không nên quên phần được trình diễn bởi các tổ chức phát sóng ở các nước
đang phát triển cũng như việc các tổ chức này có quyền lợi tự nhiên trong việc bảo vệ
các chương trình của họ chống lại việc phát sóng lại, nhân bản và truyền bá cho công
chúng.


(c) Công ước Rome
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
19


Công ước Rome 1967 quy định việc bảo hộ quyền lợi của người biểu diễn, người sản
xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng trong các hoạt động của họ liên quan tới việc sử
dụng công cộng các tác phẩm của các tác giả, mọi hình thức biểu diễn của các nghệ sỹ
hay việc truyền bá tới công chúng các sự kiện, thông tin, âm thanh, hình ảnh. Các loại
quyền quan trọng nhất là: quyền củ
a người biểu diễn ngăn chặn việc định hình, phát sóng

trực tiếp hoặc truyền bá tới công chúng buổi trình diễn mà chưa được sự đồng ý của
mình; quyền của người sản xuất bản ghi âm cho phép hoặc cấm nhân bản các bản ghi âm
cũng như nhập khẩu, phân phối các bản sao trái phép bản ghi âm của mình; quyền của tổ
chức phát sóng cho phép hoặc cấm phát sóng lại, định hình hoặc nhân bản các chương
trình phát sóng của mình.

Việc bảo hộ người biểu diễn được quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của các diễn viên, ca
sỹ, nhạc sỹ, vũ công, hoặc những người có diễn xuất, hát, đọc, ngâm thơ, đóng kịch hoặc
có hình thức trình diễn khác đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, kể cả các tác
phẩm dân gian, chống lại các hành vi sử dụng bất hợp pháp các trình di
ễn của họ. Khái
niệm “người sản xuất bản ghi âm” được hiểu là cá nhân hoặc pháp nhân đầu tiên định
hình âm thanh của một buổi trình diễn hoặc các âm thanh khác. Bản ghi âm là bất kỳ sự
định vị âm thanh của một buổi trình diễn hoặc các âm thanh khác để nghe. Bản sao của
bản ghi âm là bất kỳ vật có chứa âm thanh thu trực tiếp hoặc gián tiếp từ bản ghi âm và
phản ánh tất cả hoặc một phầ
n cơ bản các âm thanh được định vị trong bản ghi âm đó.
Đĩa ghi, băng cát xét từ tính và đĩa CD là các bản sao của một bản ghi âm. Phát sóng
thường được hiểu là phương tiện truyền thông của âm thanh hoặc/và hình ảnh qua
phương tiện sóng đài để công chúng được tiếp nhận rộng rãi. Chương trình phát sóng là
bất kỳ chương trình nào được truyền bằng cách phát sóng, nói một cách khác, được
truyền bằng phương tiện không dây bất kỳ (kể c
ả tia laze, gama, v.v…) để công chúng
tiếp nhận được âm thanh hoặc cả hình ảnh và âm thanh.

10. Bảo hộ các hình thức thể hiện văn hóa truyền thống (các hình thức thể hiện dân
gian)

(i) Giới thiệu


Dân gian được định nghĩa trong Quy định mẫu của WIPO/UNESCO cho luật quốc gia về
bảo hộ tác phẩm dân gian chống lại việc khai thác bất hợp pháp và các hành vi gây tổn
hại khác như sau:
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
20
Dân gian (theo nghĩa rộng là văn hoá truyền thống và dân gian thông thường) là
một sáng tạo mang tính định hướng cộng đồng và dựa trên truyền thống của các
nhóm người hoặc các cá nhân phản ánh ước vọng của cộng đồng như một hình
thức thể hiện đầy đủ đặc điểm văn hoá và xã hội của nó; các chuẩn mực của nó
được truyền miệng, thông qua sự bắt chước hoặc các hình thức khác. Các thể
loại
tác phẩm dân gian bao gồm ngôn ngữ, văn học, âm nhạc, điệu múa, trò chơi, thần
thoại, nghi lễ, tập quán, thủ công, kiến trúc và các nghệ thuật khác.

Khái niệm “Các hình thức thể hiện văn hoá truyền thống” - “Traditional Cultural
Expressions” (TCE) chứa đựng các quan ngại của các quan sát viên, những người chỉ
trích nghĩa hẹp của khái niệm “dân gian”.

(ii) Tại sao phải bảo hộ các hình thức thể hiện văn hoá truyền thống

Bố
n quan ngại “mở đầu” dẫn tới các đề xuất quốc tế về bảo hộ các tác phẩm dân gian
(Jabbour, 'Folklore protection and national patrimony: developments and dilemmas in the
legal protection of folklore' (1982) XVII, No.1 Copyright Bulletin 10 at 11-12 - Jabbour,
'Bảo hộ tác phẩm dân gian và di sản dân tộc: các diễn tiến mới và vấn đề trong bảo hộ
pháp lý đối với tác phẩm dân gian' (1982) XVII, No.1 Copyright Bulletin 10, trang 11-12)
gồm: Thứ nhất, mối quan ngại về sự chấp nhận chính thức tác phẩm dân gian trước mối
đe dọa về kinh tế
, tâm lý và văn hoá từ các nguồn ngoại tộc. Thứ hai, sự trưng dụng tài
sản vì mục đích chung, không chỉ vì các mục đích vật chất, mà còn là sự ghi nhận về tư

liệu và tranh ảnh của các xã hội truyền thống. Thứ ba, vấn đề bồi thường cho sự chiếm
đoạt và xâm hại văn hoá. Thứ tư, vấn đề nuôi dưỡng hay là sức khoẻ văn hoá.

Sự phát triển ngày càng gia tă
ng của công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực ghi âm, nghe
nhìn, phát sóng, truyền hình cáp, điện ảnh có thể dẫn đến việc khai thác bất hợp lý di sản
văn hoá này cũng như việc thương mại hoá trên quy mô toàn cầu thông qua các phương
tiện đó, thiếu sự tôn trọng cần thiết đối với các lợi ích văn hoá hay kinh tế của các cộng
đồng nơi chúng được sinh ra. Cùng với việc thương mại hoá, các loại hình dân gian
th
ường bị làm sai lệch đi cho phù hợp với suy nghĩ là điều này sẽ giúp tiếp thị chúng tốt
hơn. Và nói chung, không chia sẻ bất cứ cái gì được xem là lợi nhuận thu được từ việc
khai thác các loại hình dân gian cho những người phát triển và duy trì chúng.

Ở các nước công nghiệp hoá, các hình thức dân gian nhìn chung được xem như thuộc sở
hữu công. Cách tiếp cận này giải thích vì sao, ít nhất là cho đến nay, các nước công
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
21
nghiệp hoá nhìn chung không thiết lập sự bảo hộ pháp lý vì các lợi ích mang tính cộng
đồng hoặc đa sắc tộc liên quan tới việc sử dụng các tác phẩm dân gian.

(iii) Bảo hộ các hình thức thể hiện văn hoá truyền thống trong phạm vi sở hữu
trí tuệ thế giới

Vào thời điểm Hội nghị Stockholm tiến hành chỉnh lý Công ước Berne, tháng 6 năm
1967, có một sự chuyển biến quan trọng đầu tiên t
ừ phía các nước đang phát triển trong
nhận thức về hoàn cảnh đặc biệt của mình. Trong quá trình chuẩn bị cho Hội nghị
Stockholm, người ta đã đề xuất rằng các vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển có
thể được đưa vào một nghị định thư riêng. Các vấn đề gây tranh cãi đối với các nước đang

phát triển là định nghĩa về các quyền chuyển tiếp của nước đ
ang phát triển và vấn đề li
xăng cưỡng bức. Việc thiết lập một chế độ bảo hộ đối với tác phẩm dân gian là vấn đề
được cân nhắc nhiều. Mặc dù Nghị định thư được thông qua một cách miễn cưỡng trong
phiên họp cuối cùng của Hội nghị Stockholm, nhưng nó cũng đã không có hiệu lực bởi
không đảm bảo số lượng phê chuẩn. Nghị định thư
này trở thành một Phụ lục của Văn
bản Paris, được thông qua bởi Hội nghị Sửa đổi Paris năm 1971.

Hiệu lực lâu dài của Nghị định thư này là hoàn toàn chậm, khi Điều 9 Thỏa ước TRIPs
buộc các quốc gia thành viên WTO phải tuân thủ từ “Điều 1 đến Điều 21 Công ước Berne
(1971) và Phụ lục đính kèm”.

Sự thất bại của các nước đang phát triển trong việc đả
m bảo việc bảo hộ có hiệu quả đối
với tác phẩm dân gian theo một cơ chế được điều hành bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế
giới đã lý giải các sáng kiến được đưa ra giữa các tổ chức quốc tế khác. Tháng 4 năm
1973, Chính phủ Bolivia đã gửi một Bản ghi nhớ tới Tổng Giám đốc Tổ chức UNESCO
yêu cầu tổ chức này xem xét c
ơ hội soạn thảo một công cụ quốc tế về bảo hộ các tác
phẩm sáng tạo của người bản địa dưới hình thức một Nghị định thư kèm theo Công ước
toàn cầu về quyền tác giả được UNESCO điều hành. Tiếp theo đề nghị đó, năm 1975,
Ban thư ký UNESCO đã tiến hành khảo sát các ý kiến mong muốn có được sự bảo hộ đối
với các hình thứ
c văn hóa của người bản địa trên bình diện quốc tế. Do tầm nhận thức ở
quy mô rộng của phân tích này, năm 1977, Tổng Giám đốc UNESCO đã triệu tập một
Hội đồng chuyên gia về bảo hộ pháp lý đối với tác phẩm dân gian. Trong báo cáo năm
1977, Hội đồng đã kết luận rằng, vấn đề này đòi hỏi phải có sự khảo sát về xã hội học,
tâm lý học, dân tộc h
ọc và lịch sử - chính trị trên “cơ sở đa ngành trong khuôn khổ cách

tiếp cận tổng thể và có tính lồng ghép”.

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
22
Theo nghị quyết được thông qua bởi Hội nghị toàn thể UNESCO tại Belgrade, vào tháng
9 - tháng 10 năm 1980 và quyết định ban hành bởi Cơ quan lãnh đạo Tổ chức Sở hữu trí
tuệ thế giới (WIPO) tháng 11 năm 1981, một Hội đồng chuyên gia chính phủ về các khía
cạnh sở hữu trí tuệ của việc bảo hộ tác phẩm dân gian đã được triệu tập. Sau một loạt các
cuộc họp, Hội đồng này đã xây dựng nên
Quy định mẫu của WIPO/UNESCO cho luật
quốc gia về bảo hộ tác phẩm dân gian chống lại việc khai thác bất hợp pháp và các hành
vi gây tổn hại khác, được thông qua bởi hai tổ chức này vào năm 1985.

Hội nghị toàn thể UNESCO trong phiên họp thứ 25 năm 1989 đã thông qua một Bản
khuyến nghị về bảo hộ văn hóa truyền thống và tác phẩm dân gian, theo đó, đã đề xuất
một chương trình các biện pháp cần triể
n khai ở cấp quốc gia nhằm xác định, gìn giữ, bảo
hộ và truyền bá các tác phẩm văn hóa của người bản địa.

(iv) Quy định mẫu của WIPO/UNESCO cho luật quốc gia về bảo hộ
tác phẩm dân gian chống lại việc khai thác bất hợp pháp và các
hành vi gây tổn hại khác

Các nguyên tắc cơ bản

Yêu cầu cơ bản trong quy định về bảo hộ pháp lý đối với các hình thức thể hiện dân gian
là việ
c cần thiết duy trì sự cân bằng hợp lý giữa một bên là việc bảo hộ chống lại sự lạm
dụng tác phẩm dân gian, và bên kia là việc tự do, khuyến khích sự phát triển tiếp theo
của chúng, việc truyền bá cũng như sửa đổi các tác phẩm sáng tạo nguyên gốc của tác

giả lấy cảm hứng từ dân gian. Quy định mẫu được thiết kế với ý định dành một khoảng
trống cho pháp lu
ật quốc gia thông qua hệ thống bảo hộ phù hợp nhất với các điều kiện
hiện có của nước mình.

Đối tượng bảo hộ

Chưa có một định nghĩa được chấp nhận chung cho tác phẩm dân gian. Tuy nhiên, theo
mục đích của Quy định mẫu, Mục 2 đã giải thích thuật ngữ “hình thức thể hiện dân gian”
tương tự như đề xuất của Hội đồng chuyên gia chính ph
ủ về bảo hộ các tác phẩm dân
gian, họp tại Paris tháng 2 năm 1982, và quy định rằng “các hình thức thể hiện dân gian”
được hiểu là các sản phẩm chứa đựng các thành tố đặc thù của di sản nghệ thuật truyền
thống được phát triển và duy trì bởi một cộng đồng trong quốc gia hoặc bởi các cá nhân,
phản ánh ước vọng nghệ thuật truyền thống của cộng đồng đó.

Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
23
Định nghĩa về các hình thức thể hiện dân gian này bao trùm cả các khái niệm phát triển
cá nhân và tập thể của di sản nghệ thuật truyền thống, bởi vì tiêu chí áp dụng chung cho
tính sáng tạo “khách quan” không phải lúc nào cũng tương thích với hiện thực phát triển
của tác phẩm dân gian.

Việc sử dụng các từ “các hình thức thể hiện" và “các sản phẩm” chứ không phải là “các
tác phẩm” nhằm nhấn mạnh một thực tế là các quy định này mang tính
đặc thù (sui
generis) so với các quy định của quyền tác giả, vì “các tác phẩm” là đối tượng của quyền
tác giả. Về thực chất, các hình thức thể hiện dân gian có thể và phần-lớn-trên-thực-tế có
hình thức nghệ thuật tương tự như “các tác phẩm”.


Việc chỉ có các di sản “nghệ thuật” được xem xét nghĩa là trong số nhiều thứ khác thì tín
ngưỡng truyền thống, quan điểm khoa học (ví dụ, thuy
ết về nguồn gốc vũ trụ), bản chất
của các truyền thuyết hoặc các tập tục truyền thống đơn thuần, tách rời với các hình thức
thể hiện nghệ thuật truyền thống có thể có, sẽ không thuộc phạm vi định nghĩa đề xuất về
“các hình thức thể hiện dân gian”. Mặt khác, di sản “nghệ thuật” được hiểu theo nghĩa
rộng nhất củ
a từ này và bao hàm tất cả các di sản truyền thống lôi cuốn óc thẩm mỹ của
con người. Các hình thức thể hiện bằng miệng sẽ được xem như văn học nếu như nó
được tạo ra một cách cá nhân bởi một tác giả, các hình thức thể hiện âm nhạc, thể hiện
bởi hành động và các thể hiện hữu hình đều có thể bao gồm các thành tố đặc thù của di
sản nghệ thuậ
t truyền thống và được xem như các hình thức thể hiện dân gian được bảo
hộ.

Bên cạnh định nghĩa, theo mục đích của Quy định mẫu, còn có danh mục minh họa phần
lớn các thể loại đặc thù của hình thức thể hiện dân gian. Các hình thức thể hiện này được
chia thành bốn nhóm phụ thuộc vào hình thức “thể hiện”, ví dụ, thể hiện bằng lời
(“miệng”), thể hiện bằ
ng âm thanh nhạc (“âm nhạc”), thể hiện “bằng hành động” (của cơ
thể con người) và thể hiện trong một dạng vật chất (“thể hiện hữu hình”). Mỗi một thể
loại cần chứa đựng các thành tố đặc thù lấy từ tổng thể của di sản nghệ thuật truyền
thống. Ba loại thể hiện đầu tiên phải không “tạo thành hình thức vật chất”, nghĩa là, lờ
i
không được viết ra, âm nhạc không được tồn tại dưới dạng các nốt nhạc và các hành
động của cơ thể, ví dụ như múa, không được tồn tại dưới dạng các nốt đạo diễn múa.
Trong khi đó, các thể hiện hữu hình phải được biểu hiện dưới một dạng vật chất cố định,
như đá, gỗ, vàng, v.v… Quy định mẫu còn đưa ra ví dụ về các hình thức thể
hiện khác
nhau. Thứ nhất, đó là “truyện cổ tích dân gian, thơ và câu đố dân gian”; thứ hai là "các

bài hát và âm nhạc theo nhạc cụ dân gian”; thứ ba là “các điệu nhảy, trò chơi và các hình
thức nghệ thuật nghi lễ dân gian"; và thứ tư là “các bức vẽ, tranh, chạm trổ, điêu khắc,
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
24
gốm sứ, khảm, đồ gỗ, đồ kim loại, đồ trang sức, đan rổ, thêu, dệt, thảm, quần áo, nhạc
cụ, các hình thức kiến trúc dân gian”. Đối tượng được liệt kê cuối cùng trong Quy định
mẫu được đặt trong dấu ngoặc vuông nhằm thể hiện sự ngần ngại, dành cho các quốc gia
tự quyết định về việc đưa hay không đưa nó vào phạm vi các hình thức thể hiện dân gian
được bả
o hộ.

Việc xác định các hình thức thể hiện dân gian phát sinh và được phát triển bởi một cộng
đồng có thể đạt được bằng cách duy trì bảng liệt kê chúng. Tuy nhiên, bảng liệt kê này
chủ yếu liên quan đến việc gìn giữ văn hóa nghệ thuật dân gian, nên việc điều chỉnh nó
không thuộc phạm vi của các Quy định mẫu này.

Các hành vi gây tổn hại

Như được phản ánh trong Quy định mẫu, có hai loại hành vi chủ yếu mà các hình thứ
c
thể hiện dân gian cần được bảo hộ chống lại chúng. Đó là "khai thác bất hợp pháp" và
“các hành vi gây tổn hại khác” (Mục 1).

"Khai thác bất hợp pháp
" hình thức thể hiện dân gian được hiểu trong các Quy định mẫu
là bất kỳ việc sử dụng nào được thực hiện nhằm mục đích thu lợi, ngoài phạm vi truyền
thống hay tập quán và không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền hoặc cộng đồng
liên quan tới nó. Nghĩa là, việc sử dụng - kể cả nhằm mục đích thu lợi - trong phạm vi
truyền thống hoặc t
ập quán thì cũng không phải là đối tượng được phép. Mặt khác, việc

sử dụng, kể cả bởi các thành viên của cộng đồng nơi sự thể hiện dân gian được phát triển
và duy trì, cũng đòi hỏi phải được đồng ý nếu nó được tiến hành ngoài phạm vi đó và với
mục đích thu lợi.

"Phạm vi truyền thống
" được hiểu là cách thức sử dụng hình thức thể hiện dân gian trong
khuôn khổ nghệ thuật phù hợp của nó dựa trên cơ sở cộng đồng sử dụng liên tục. Ví dụ,
sử dụng một điệu nhảy mang tính nghi lễ trong phạm vi truyền thống của nó có nghĩa là
trình diễn nó trong khuôn khổ thực tế của một nghi lễ tương ứng. Mặt khác, thuật ngữ
“phạm vi tập quán” liên quan nhi
ều hơn tới việc sử dụng các hình thức thể hiện dân gian
phù hợp với các tập quán trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng, ví dụ, cách thức
thông thường những người thợ thủ công địa phương bán các bản sao hình thức thể hiện
dân gian hữu hình. Phạm vi tập quán có thể phát triển và thay đổi nhanh hơn so với các
phạm vi truyền thống.

×