Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

tài liệu đề cương kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.78 KB, 41 trang )

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề cương
Kinh tế vi mô
MỤC LỤC
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP 1
Đề cương 1
Kinh tế vi mô 1
MỤC LỤC 2
 Câu 1. Đồng chí hãy nêu quy luật giá trị, phân tích tác động của nó đối với nền kinh tế
ở nước ta hiện nay ?
Trả lời:
1. Nêu nội dung chính của quy luật.
Dẫn dắt: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định
bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng
hóa.
Nội dung: Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao
phí lao động xã hội cần thiết.
* Biểu hiện nội dung quy luật giá trị trong sản xuất
Lấy ví dụ:
- Đối với lao động cá biệt:
+ Người thứ nhất có thời gian lao động cá biệt < thời gian lao động xã hội cần thiết, thực
hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, nên thu được lợi nhuận nhiều hơn lợi nhuận trung
bình.
+ Người thứ hai có thời gian lao động cá biệt = thời gian lao động xã hội cần thiết, thực
hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị, nên họ thu được lợi nhuận trung bình.
+ Người thứ ba có thời gian lao động cá biệt > thời gian lao động xã hội cần thiết, vi
phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ.
- Đối với tổng hàng hóa:
+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt = tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, phù hợp
với yêu cầu của quy luật giá trị, nên có tác dụng góp phần cân đối và ổn định thị trường.
+ Khi tổng thời gian lao động cá biệt > tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, hoặc khi


tổng thời gian lao động cá biệt < tổng thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm quy
luật giá trị nên dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu hàng hóa trên thị trường.
Kết luận: Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao
cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp (≤)với mức hao phí lao động xã hội
cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được.
* Biểu hiện của nội dung quy luật giá trị trong lưu thông
- Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu tất cả các hàng hóa tham gia
lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá. Cần phải hiểu nguyên tắc ngang
giá một cách biện chứng. Ngang giá không có nghĩa là giá cả cụ thể của từng loại hàng
hóa phải luôn luôn ngang bằng với giá trị của nó. Ngang giá không phải là ngang bằng.
Ngang giá hiểu theo nghĩa tổng giá cả bằng tổng giá trị.
- Quy luật giá trị hoạt động có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó, “biên độ”
của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa và dịch vụ.
+ Khi cung > cầu  giá cả < giá trị
+ Khi cung < cầu  giá cả > giá trị
+ Khi cung = cầu  giá cả = giá trị
- Giá cả của một hàng hóa có thể cao hoặc thấp, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá
trị hàng hóa.
2. Tác động của quy luật giá trị
a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:
+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và
lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất
và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang
sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy
mô sản xuất càng được mở rộng.
+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình
hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang
sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở
ngành khác lại có thể tăng lên. Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người

sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao
động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tác động điều tiết
lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá
cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các
vùng có sự cân bằng nhất định.
b. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí
lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi
theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức
hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi
và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ
thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm nhằm tăng năng
suất lao động, hạ chi phí sản xuất để có thể thu được lợi nhuận cao hơn.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người
sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã
hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
c. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người lao động thành kẻ giàu, người
nghèo.
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao
phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần
thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất,
mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao
phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi,
thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng
thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để
phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Vận dụng vào tình hình kinh tế ở Việt Nam hiện nay:
Một xã hội tiến bộ là xã hội có những chính sách về phát triển kinh tế ngày một toàn diện
và hiệu quả hơn sao cho đời sống tinh thần và vật chất của con người trong xã hội đó
ngày một ổn dịnh phong phú. Nhưng để có được một xã hội như vậy không phải tự nhiên
mà có .Thực tế đã chứng minh rằng việc phát triển kinh tế là một việc vô cùng khó khăn,
đó là cuộc chạy đua sôi động giữa các nước trên thế giới nhằm đạt được một vị trí cao
hơn trên trường quốc tế mà trước hết đó là phát triển nền kinh tế. Muốn thực hiện điều đó
thì nhất quyết trong chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải được dựa
trên một nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc về các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật
giá trị.
Vì sao lại nói quy luật giá trị là quy luật quan trọng nhất ? và đối với nứơc ta hiện nay
nền kinh tế thị trường liệu có chịu ảnh hưởng của quy luật này ? Nếu trả lời được câu hỏi
trên hay nói cách khác là nghiên cứu quy luật giá trị thì ta nhận định đươc thực trạng của
nền kinh tế Việt Nam hiện nay từ đó có được những lý luận chung về những tồn tại,
những tiến bộ cũng như những hướng phát triển khác nhau, thậm chí là đối lập nhau.
Mặt khác tác dụng của quy luật giá trị tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản
suất, mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất XHCN và vào khả năng nhận thức vận
dụng và tổ chức các hoạt động kinh tế thực tiễn của nhà nước. Hơn nữa tác dụng của quy
luật giá trị là tác dụng khách quan, khả năng con người nhận thức và vận dụng quy luật sẽ
quy định tính chất tiêu cực hay tích cực mà việc vận dụng nó sẽ mang lại cho xã hội.
Về mặt lý thuyết , quy luật giá trị được phát biểu như sau : “sản xuất trao đổi hàng hoá
phải dựa trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay thời gian lao động cần thiết “. Trên thực tế
thì quy luật giá trị mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng do mang các tính chất sau :
+ Điều tiết và lưu thông hàng hoá: trong sản xuất quy luật giá trị điều tiết việc phân phối
tư liệu sản xuất và sức lao động giưa các ngành sản xuất thông qua sự biến động của giá
cả hàng hoá.
+ Kích thích lực lượng sản xuất phát triển: người sản xuất muốn đứng vững phải liên tục
đổi mới kỹ thụât vì kỹ thuật tiên tiến thì giá trị cá biệt của hàng hoá sẽ thấp hơn giá trị xã
hội của hàng hoá như vậy người sản xuất mới có lãi nhất.
+ Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên: sự tác động của quy luật giá trị bên cạnh những tích

cực kể trên còn dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá
nhất là những người sản xuất nhỏ.
Vì nền kinh tế Việt Nam cung được xây dựng trên cơ sở của quy luật giá trị nên tất yếu
các khía cạnh của nền kinh tế cũng mang dáng dấp của những đạc điểm trên và dù được
thể hiện trực tiếp hay gián tiếp nó cũng nói lên được một phần nào đó thực trạng của quá
trình vận dụng ,thấy được những ưu khuyết điểm để từ đó có những phương pháp khắc
phục ,nhằm đạt được nhưng hiệu quả tốt hơn trong quá trình phát triển.
Các biện pháp cụ thể:
Nền kinh tế nước ta đang từ nền sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn XHCN, từ sản xuất tự
cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá XHCN. Quy luật giá trị gắn liền nền sản xuất hàng hoá
đó còn hoạt động trên một phạm vi rộng và lâu dài. Vai trò và phạm vi hoạt động của nó
biến đổi từng thời kỳ cùng với sự chuyển biến của QHSX, LLSX với sự phát triển của sự
phân công lao động xã hội. Vì vậy trong khi xác định vai trò chủ đạo của quy luật kinh tế
XHCN chúng ta cần nhận thức đúng quy luật giá trị, tự giác vận dụng quy luật giá trị và
những phạm trù kinh tế gắn liền với quy luật đó như tiền tệ, giá cả, tín dụng, tài chính …
để kích thích sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, thúc đẩy nền kinh tế nước ta tiến
nhanh trên con đường đi lên CNXH.
Theo văn kiện Đại hội IX, Đảng ta khẳng định: Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực
hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”.
Với các đặc trưng của mô hình này như đã nói ở trên các quy luật kinh tế được phép phát
huy tác dụng trong đó quy luật giá trị đóng vai trò là quy luật kinh tế căn bản chi phối
toàn bộ nền kinh tế nước ta.
Vậy trong thời gian qua chúng ta đã vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế ở nước ta
như thế nào ? Chúng ta cùng điểm lại những mặt chính sau:
Nâng cao năng suất lao động, chuyên môn hoá sản xuất, phát triển LLSX.
Nền sản xuất XHCN không chịu sự điều tiết của quy luật giá trị mà chịu sự chi phối của
quy luật kinh tế cơ bản của CNXH và quy luật phát triển có kế hoạch và cân đối nền kinh
tế quốc dân. Tuy nhiên quy luật giá trị không phải không có ảnh hưởng đến sản xuất.
Những vật phẩm tiêu dung cần thiết để bù vào sức lao động đã hao phí trong quá trình

sản xuất đều được sản xuất và tiêu thụ dưới hình thức hàng hoá và chịu tác động của quy
luật giá trị. Trong những thành phần kinh tế khác nhau quy luật giá trị tác động khác
nhau, nên các xí nghiệp của chúng ta dù ở thành phần kinh tế nào cũng không thể không
quan tâm đến quy luật giá trị.
Một nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường là trao đổi ngang giá trên cơ sở quy luật
giá trị, sản phẩm trở thành hàng hoá được trao đổi trên thị trường. Do vậy mà Nhà nước
đưa ra các chính sách để nâng cao trình độ chuyên môn trong sản xuất. Mỗi doanh nghiệp
phải cố gắng cải tiến máy móc, mẫu mã sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, nâng cao
tay nghề của lao động. Tất yếu điều đó dẫn tới sự phát triển của LLSX mà trong đó đội
ngũ lao động có tay nghề cao ngày càng nhiều, công cụ lao động luôn được cải tiến. Và
cùng với nó sự XH hoá, chuyên môn hoá LLSX cũng được phát triển, đây chính là sự vận
dụng đúng đắn của Nhà nước ta.
Nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta.
Việc chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì cùng với nó là
loại bỏ cơ chế xin cho, cấp phát, bảo hộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh
nghiệp phải tự hoạch toán, không bị ràng buộc quá đáng bởi các chỉ tiêu sản xuất mà Nhà
nước đưa ra như trước đây mà phải tự nghiên cứu để tìm hướng đi cho doanh nghiệp của
mình.
Cùng với xu hướng công khai tài chính doanh nghiệp để giao dịch trên sàn giao dịch
chứng khoán, thúc đẩy tiến trình gia nhập các tổ chức AFTA, WTO, mỗi cá nhân, mỗi
doanh nghiệp đều phải tích cực nâng cao sức cạnh tranh của mình để có thể đứng vững
trong quá trình hội nhập…
Tạo nên sự năng động của nền kinh tế thị trường Việt Nam.
Cạnh tranh gay gắt sẽ đưa đến hệ quả tất yếu là làm cho nền kinh tế năng động hơn, vì
trong cạnh tranh mỗi người sẽ tìm cho mình một con đường đi mới trong một lĩnh vực
sản xuất kinh doanh để tạo nên hiệu quả cao nhất. Và hơn nữa cạnh tranh năng động làm
cho hàng hoá ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng, số lượng nhiều mang lại khối
lượng sản xuất ngày càng lớn, nâng cao mức sống cho người sản xuất cũng như người
tiêu dùng.
Sự năng động còn thể hiện ở sự phát triển nhiều thành phần kinh tế, bởi vì việc phát triển

nhiều thành phần kinh tế có tác dụng thu hút nguồn nhân lực vào các thành phần kinh tế,
phát huy và tận dụng nội lực để sản xuất ra nhiều hàng hoá nhằm thu lợi nhuận ngày càng
cao và đồng thời nâng cao trình độ sản xuất trong một ngành, một lĩnh vực nhất định.
Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, siêu lợi nhuận sự đầu tư trrong nước và đầu tư ra nước
ngoài ngày càng phát triển, nói cách khác đó chính là quá trình hội nhập quốc tế.
Mỗi nước đều có ưu thế riêng, trình độ sản xuất không giống nhau, mức độ phát triển
không đều, tài nguyên thiên nhiên cũng khác nhau … do đó có những biểu hiện khác
nhau khi tham gia thị trường chung. Điều này thúc đẩy sự chuyên môn hoá, hợp tác hoá
sản xuất để có chi phí sản xuất thấp và tuân theo sự điều tiết của quy luật giá trị.
Khi áp dụng quy luật giá trị sẽ có tác dụng giáo dục những cán bộ lãnh đạo kinh tế tiến
hành lãnh đạo kinh tế một cách hợp lý, học hỏi những kinh nghiệm điều hành kinh tế từ
các nước phát triển để giúp nền kinh tế nước ta phát triển.
Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá.
Phân phối và lưu thông hàng hoá trong xã hội XHCN cũng chịu sự tác động khách quan
của quy luật giá trị. Do đó việc vận dụng ý nghĩa quy luật giá trị cũng được thể hiện trong
lưu thông và biểu hiện như sau.
Hình thành giá cả.
Hình thức vận dụng tập trung nhất của quy luật giá trị là việc hình thành giá cả hàng hoá.
Giá cả lấy giá trị làm cơ sở, phản ánh đầy đủ những tiêu hao về vật tư và sức lao động để
sản xuất hàng hoá, đó là nguyên tắc để hình thành mối liên hệ giữa doanh nghiệp với thị
trường, giữa người sản xuất với toàn bộ nền kinh tế. Giá cả là một phạm trù phức tạp, sự
chênh lệch giữa giá cả và giá trị là một tất yếu của nền kinh tế XHCN. Điều này đã được
Nhà nước ta vận dụng dựa trên cơ sở là quy luật giá trị để tác động vào những mục đích
nhất định nhằm điều chỉnh và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cụ thể như việc điều chỉnh
giá cả xăng dầu, lương thực, đất đai ….để giữ vững định hướng XHCN.
Nguồn hàng lưu thông.
Trong nền kinh tế XHCN việc cung cấp hàng hoá cho thị trường được thực hiện một cách
có kế hoạch, đối với những mặt hàng có quan hệ lớn đến quốc kế dân sinh nếu không giữ
vững cán cân cung - cầu sẽ rất nguy hiểm. Thông qua hệ thống giá cả quy luật giá trị có

ảnh hưởng nhất định đến việc lưu thông của hàng hoá.Do đó Nhà nước dùng biện pháp
đẩy mạnh sản xuất sản phẩm thiếu, tăng cường thu mua sản phẩm thừa, cung cấp theo
định lượng mà không thay đổi giá cả. Đây chính là cách vận dụng quy luật giá trị của
Nhà nước về việc định giá cả hàng hoá xoay quanh giá trị để kích thích cải tiến kỹ thuật,
tăng cường quản lý. Nhà nước ta còn chủ động tách giá cả khỏi giá trị đối với từng loại
hàng hoá trong từng thời kỳ nhất định, lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để
điều tiết một phần sản xuất và lưu thông, điều chỉnh cung cầu và phân phối.
Tuy nhiên việc vận dụng quy luật giá trị của Nhà nước đôi khi cũng gây ra nhiều hệ luỵ
đối với nền kinh tế và xa hơn là tác động xấu đối với văn hoá xã hội.
Do kinh tế thị trường vận động theo quy luật giá trị với nguyên tắc trao đổi ngang giá,
theo đuổi hiệu quả sản xuất và lợi nhuận, thước đo giá trị chú trọng hiệu quả kinh tế trong
điều kiện nền kinh tế thị trường, một khi được mở rộng vận dụng vào đời sống và quan
hệ con người sẽ không tránh khỏi sản sinh ra những biểu hiện xấu. Dễ thấy nhất đó là sự
tách rời trong quan hệ tình cảm giữa con người với con người, đạo đức và nhân cách bị
coi thường…
Do vậy ở nước ta phát triển nền kinh tế thị trường vận động theo quy luật giá trị cần phải
có sự quản lý khoa học của Nhà nước và định hướng XHCN, cần chuyển đổi quan niệm
giá trị xã hội sao cho phù hợp với đạo đức dân tộc truyền thống và hiện đại. uốn vậy phải
nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, thông qua việc quy hoạch, kế hoạch, công cụ tài
chính, kích thích, giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.
Câu 3. Đồng chí hãy nêu nội dung tích lũy tư bản ? phân tích những nhân tố làm tăng quy
mô tích luỹ tư bản ? Ý nghĩa vận dụng nó trong nền sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện
nay như thế nào ?
Trả lời:
Đối với phương thức sản xuất TBCN thì tích luỹ tư bản là một tất yếu khách quan, vì các
lý do sau đây:
Một là do nhu cầu của tái sản xuất mở rộng nền sản xuất TBCN. Đặc trưng của nền sản
xuất TBCN là tái sản xuất mở rộng, có như vậy mới thu được ngày càng nhiều giá trị
thặng dư. Nhưng muốn tái sản xuất mở rộng thì phải đầu tư một lượng lớn tư bản ngày
càng lớn, vì thế tất yếu phải tích luỹ.

Hai là do nhu cầu phải thắng đối thủ trong cạnh tranh. Cạnh tranh là biểu hiện mang tính
quy luật trong nền sản xuất TBCN. Để có điều kiện thắng đối thủ trong cuộc cạnh tranh
quyết liệt đó cần nhiều tư bản để đầu tư. Do đó tất yếu phải tích lũy tư bản.
Ba là: do yêu cầu của sự phát triển khoa học kỹ thuật trong nền sản xuất TBCN. TBCN
phát triển cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp. Việc ứng dụng những thành
tựu của cách mạng KH-KT và KH-CN vào sản xuất để ngày càng thu được nhiều giá trị
thặng dư là việc làm thường xuyên của các nhà tư bản. Nhưng muốn ứng dụng những
thành tựu của KH-KT và KH-CN thì phải có một lượng tư bản đầu tư thoả đáng. Vì thế
tất yếu phải tích luỹ tư bản.
Bốn là: do yêu cầu của sự thống trị của tư bản đối với lao động, bởi vì chỉ có một lượng
tư bản tương đối lớn mới có thể trang bị được máy móc hiện đại, đủ điều kiện buộc công
nhân phải tuân theo "kỷ luật công xưởng" phải gắn liền với dây chuyền sản xuất TBCN.
Ví dụ: Giả sử có k = 100, m' = 100%, c/v = 4/1.
W1 = 80c + 20v + 20m = 120.
W2 = 80c + 8c + 20v + 2v + 20m + 2m = 132.
Bản chất của tích luỹ tư bản là tái sản xuất TBCN, có 2 loại hình tái sản xuất TBCN trong
đó tái sản xuất mở rộng là cái quyết định.
- Đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng tức là quá trình sản
xuất năm sau được lắp lại với qui mô tư bản năm sau > năm trước, như vậy muốn tái sản
xuất mở rộng thì nhà tư bản phải tích luỹ.
Ví dụ: Qui mô tư bản năm thứ nhất là 5000 (c+v), nếu c/v = 4/1, m' = 100% thì:
+ Giá trị hàng hoá năm thứ nhất được sản xuất là 4000c+1000v+1000m = 6000.
Để tái sản xuất mở rộng thì nhà tư bản không tiêu dùng hết 1000m cho cá nhân mình mà
dành một phần để tích luỹ mở rộng sản xuất.
+ Giả sử tỷ lệ tích luỹ là 50% thì 1000m được phân thành 500m1 để tích luỹ, 500m2 để
tiêu dùng cho cá nhân nhà tư bản.
Giả sử c/v=4/1 thì 500m1 được phân thành 400c1 (tư bản bất biến phụ thêm) và 100v1
(tư bản khả biến phụ thêm). Như vậy sang năm thứ hai qui mô tư bản là 4400c + 1100v =
5500
Vậy: Thực chất của tích lũy tư bản là biến một phần m thành tư bản hay tư bản hoá giá trị

thặng dư.
Kết luận:
Một: Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư. Số tư bản tích luỹ đó
ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản, còn tư bản ứng trước chỉ là một phần nhỏ mà thôi.
Hai: Sự chuyển hoá quy luật sở hữu của nền sản xuất hàng hoá thành các quy luật chiếm
hữu TBCN.
Từ chỗ là chủ sở hữu tư bản đến chỗ nhà tư bản sở hữu TLSX và sức lao động mà anh ta
mua được bằng số tư bản đó. Sau khi sản xuất nhà tư bản trở thành chủ sở hữu toàn bộ số
giá trị của số hàng hoá được sản xuất ra, trong đó bao gồm giá trị thặng dư trong hàng
hoá. Như vậy là nhà tư bản đã chuyển quyền sở hữu của sản xuất hàng hoá thành quyền
chiếm đoạt mà không vi phạm quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá.
Những nhân tố làm tăng quy mô tích luỹ tư bản:
Thứ nhất, quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào trình độ bóc lột giá trị thăng dư của nhà
tư bản. Để tăng thêm khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản không tăng thêm thiết bị,
máy móc, thuê thêm nhân công mà bắt số công nhân hiện có cung cấp thêm một lượng
lao động bằng cách tăng thời gian lao động và cường độ lao động, tận dung triệt để công
suất của máy móc hiện có, chỉ tăng thêm phần nguyên liệu tương ứng.
Thứ hai: là tăng năng suất lao động. Khi năng suất lao động XH tăng lên thì giá cả tư liệu
sản xuất và tư liệu sinh hoạt giảm. Điều này tạo ra hai kết quả: một là với khối giá trị
thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể tăng thêm bằng cách lấn sang phần
dành cho tiêu dùng mà việc tiêu dùng của nhà tư bản không giảm, có khi còn cao hơn
trước; hai là một lượng giá trị thặng dư nhất định có thể mua được một khối lượng tư liệu
sản xuất và sức lao động nhiều hơn do giá tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động giảm.
Không những thế, tăng năng suất lao động sẽ làm cho giá trị của tư bản cũ tái hiện dưới
hình thái hữu dụng mới càng nhanh hơn.
Thứ ba là chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Tư bản sử dụng là khối
lượng giá trị những tư liệu sản xuất mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động
trong quá trình sản xuất hàng hoá còn tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu sản
xuất ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất dưới dạng khấu hao. Sự
chênh lệch giữa chúng là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất. Sau khi trừ đi

những tổn phí hàng ngày trong việc sử dụng máy móc và công cụ lao động, nhà tư bản sử
dụng các công cụ lao động đó mà không mất thêm chi phí nào khác. Sự chênh lệch giữa
tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn thì sự phục vụ không công của tư liệu sản
xuất càng nhiều.
Thứ tư: đó là quy mô tư bản ứng trước.Theo công thức M = m’ . V, nếu tỷ suất giá trị
thặng dư m’ không đổi thì khối lượng giá trị thặng dư M chỉ tăng khi tổng tư bản khả
biến V tăng và tất nhiên tư bản bất biến cũng sẽ phải tăng lên theo quan hệ tỷ lệ nhất
định. Do đó, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư phải tăng quy mô tư bản ứng trước.
Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô sản xuất càng được mở rộng theo chiều
rộng và theo chiều sâu.
Ý nghĩa vận dụng của việc nghiên cứu "tích luỹ tư bản" trong nền sản xuất kinh doanh ở
Việt Nam:
Nếu ta bỏ qua tính chất tư bản chủ nghĩa thì tích luỹ tư bản có ý nghĩa quan trọng trong
việc tích luỹ vốn cho sản xuất. Để nâng cao quy mô tích luỹ, cần khai thác tốt nhất lực
lượng lao động XH, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của máy
móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu, khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trong
XH. Đây chính là ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.
Ngày nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy chỉ có đường lối, kế hoạch đúng đắn để xây dựng
và phát triển kinh tế là chưa đủ, còn cần nguồn lực vật chất tương ứng đi kèm. Nguồn vốn
không chỉ quyết định đến qui mô, tính chất dự án mà còn có ảnh hưởng lớn đến kết quả
dự án đó cả về thời gian hoàn thành, lẫn phạm vi ảnh hưởng. Vốn là cơ sở để tạo ra việc
làm, để có công nghệ tiên tiến, để tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp và của cả nền
kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển nền sản xuất theo chiều sâu và cuối cùng cơ cấu sử
dụng vốn sẽ là điều quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất
nước.
Các nước khác đã có quá trình tích luỹ lâu dài, tích luỹ được lượng vốn lớn do đó họ có
khả năng đề ra và thực hiện các dự án dài hạn của mình đảm bảo sự phát triển đất nước.
Còn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam với điểm khởi đầu rất thấp muốn đi
trước đón đầu, đuổi kịp các nước phát triển cần có lượng vốn lớn. Tuy nhiên, đặc điểm
chung của các nước đang phát triển là tỉ lệ tích luỹ thấp, chỉ dưới 10% thu nhập điều đó

vô hình dẫn đến trình độ kĩ thuật và năng suất lao động thấp. Do đó đòi hỏi các nước
đang phát triển phỉa tìm biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn này.
Với Việt Nam, chúng ta đã có bước khởi đầu đáng mừng, tuy nhiên không thể phủ nhận
tình trạng khan hiếm vốn trong nước. Việt Nam muốn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại
hóa trước hết cần có một nguồn vốn lớn. Để làm được điều đó chúng ta cần phát huy
những nguồn lực trong nước, bên cạnh đó thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
(FDI).
Việc tăng cường công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư FDI vào nước ta trong giai đoạn hiện
nay là cần thiết để góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu xét về góc độ lâu dài thì
nền kinh tế phải tự tích luỹ từ nội bộ thì mới mang tính bền vững.
Câu 2. Vì sao trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta còn tồn tại nhiều thành phần
kinh tế ? giải pháp để phát triển những thành phần kinh tế ở nước ta.
Trả lời:
Sự cần thiết phải có sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta.
Một trong những thành tựu lớn nhất của hơn 20 năm đổi mới ở nước ta là đổi mới kinh tế,
tạo nên những tiềm lực mới cho sự phát triển của đất nước. Có được thành tựu ấy là do
nhiều nguyên nhân, trong đó đổi mới tư duy kinh tế, thực hiện nền kinh tế nhiều thành
phần, gắn với thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ bản nhất.Một thời chưa
xa, chúng ta lúng túng trong nền kinh tế chỉ thừa nhận hai thành phần là quốc doanh và
tập thể. Và không ít người cho rằng, chỉ có như vậy mới thực sự là xã hội chủ
nghĩa.Chúng ta không phê phán một cách phi lịch sử, nhưng quan trọng là đã nhận ra
những lẽ cần thiết của sự tồn tại hai thành phần kinh tế đó và những hạn chế làm kìm
hãm sự phát triển của đất nước khi thực hiện nền kinh tế chỉ có hai thành phần như vậy
để từ đó tìm ra cách làm ăn mới phù hợp với quy luật phát triển.Từ Đại hội VI (1986),
Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó có đổi mới kinh tế, phát triển các
thành phần kinh tế với nhiều hình thức rất phong phú, đa dạng và sáng tạo. Nhờ đó, chỉ
sau hơn 20 năm, vẫn những con người ấy, cũng những điều kiện tự nhiên ấy, từ một đất
nước thiếu ăn quanh năm, trông chờ chủ yếu vào sự viện trợ từ bên ngoài; hàng tiêu dùng
khan hiếm, người lao động không có việc làm… đã trở thành một đất nước không những
đủ ăn, mà còn có lương thực, thực phẩm dự trữ và đến nay xuất khẩu gạo đứng hàng thứ

hai thế giới (Theo số liệu thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu
được 3.152.035 tấn gạo, đạt kim ngạch 1.490.974.444 USD (tăng 28,78% về kim ngạch
so với 4 tháng đầu năm 2009).; nhu cầu tiêu dùng trong nước được thỏa mãn về nhiều
mặt, kết cấu hạ tầng phát triển, nền kinh tế – xã hội sôi động, đất nước không ngừng phát
triển. Chính nhờ đổi mới cơ chế, chính sách nhằm không ngừng phát triển các thành phần
kinh tế, các tiềm năng của xã hội được khai thác, nội lực được phát huy, sức mạnh của
bên ngoài được huy động.Chính sách đối với phát triển các thành phần kinh tế là một bộ
phận trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Từ chỗ không
thừa nhận kinh tế tư nhân đến chỗ thừa nhận nó; từ chỗ thừa nhận kinh doanh nhỏ ở một
số ngành nghề, đến chỗ không hạn chế về quy mô và lĩnh vực mà luật pháp không cấm.
Từ chỗ cho làm, đến chỗ được làm, mỗi lần thay đổi tư duy như vậy là một lần nhận thức
của chúng ta được mở rộng, sâu thêm và kinh tế tư nhân cùng các thành phần kinh tế phát
triển. Những biến đổi như vậy đã thúc đẩy các thành phần kinh tế đóng góp quan trọng
vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm tạo cơ hội cho những chủ thể kinh tế, các
doanh nhân mới năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với mình
và với đất nước.Từ Đại hội VI đến nay, Đảng ta luôn luôn khẳng định thực hiện nhất
quán nền kinh tế nhiều thành phần với ý nghĩa nêu trên và được coi như một giải pháp
chiến lược góp phần giải phóng và khai thác mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản
xuất. Nghị quyết Trung ương 6, khóaVI, chỉ rõ: "Trong điều kiện nước ta, các hình thức
kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và
nằm trong cơ cấu nền kinh tế hàng hóa đi lên chủ nghĩa xã hội". Đại hội VIII của Đảng
nêu 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước,
kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Đại hội IX của Đảng xác định, ở nước ta
hiện nay, cần phát triển 6 thành phần kinh tế, tức là ngoài 5 thành phần kinh tế nêu trên,
có thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nhấn mạnh các thành phần kinh
tế đó đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà
nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế
quốc dân. Có thể nói đây là quá trình đổi mới tư duy kinh tế của Đảng có tầm quan trọng
đặc biệt, nó tạo điều kiện cho mọi cá nhân, đơn vị, tập thể khai thác phát huy mọi tiềm

năng, nội lực, tạo ra một tổng hợp lực thật sự cho việc phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
việc xác định và phát triển các loại hình sở hữu, phân định các thành phần kinh tế là cần
thiết, hợp quy luật làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế nói chung
và tạo điều kiện cho từng thành phần kinh tế nói riêng phát triển, phát huy được mọi
nguồn sức mạnh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy, cạnh tranh lẫn nhau
làm cho nền kinh tế của đất nước thực sự năng động phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.Những thành phần kinh tế này có diện mạo riêng nhưng đều nằm trong sự
thống nhất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lâu dài, vừa hợp tác
vừa cạnh tranh lành mạnh góp phần phát triển vững mạnh nền kinh tế nước ta trong điều
kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Giải pháp để phát triển những thành phần kinh tế ở nước ta.
Mối quan hệ chung giữa các thành phần kinh tế:
Tất cả các thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, phong
phú của chúng tạo nên những bộ phận hữu cơ của nền kinh tế quá độ lên CNXH. Các
thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, hợp tác, cạnh tranh cùng đan xen phát
triển kinh tế theo luật pháp. Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể
là quan trọng đang được tăng cường củng cố để thoát khỏi tình trạng yếu kém hiện nay,
kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Các thành phần
kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều được coi
là những nội lực quan trọng nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam.
a. Phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước.
Trước đây do chúng ta nóng vội, chủ quan nên đã tiến hành công hữu hoá, quốc doanh
hoá một cách tràn lan, thực hiện cơ chế quan liêu bao cấp trong thời gian dài dẫn tới việc
các doanh nghiệp quốc doanh được đầu tư nhiều nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Tuy
nhiên sau khi thay đổi quan điểm lãnh đạo kinh tế đặc biệt là phát huy vai trò kinh tế nhà
nước nên kinh tế nhà nước đã phát huy được vai trò chủ đạo,dẫn dắt các thành phần kinh
tế khác phát triển theo định hướng XHCN, muốn phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế
Nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau:

- Lập những tập đoàn kinh tế mạnh trong những khâu then chốt, có thế mạnh của nền
kinh tế nước ta.
- Đổi mới và phát huy những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, liên kết liên doanh với các
doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng
cao chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở bảo đảm
chế độ tự sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở. Thận trọng thí điểm mô hình
công ty mẹ, công ty con. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các loại lợi ích kinh tế, chú ý lợi
ích kinh tế chính đáng của người lao động.
- Phát huy vai trò trung tâm kinh tế, KH-CN, VH-XH của doanh nghiệp nhà nước trong
nông-lâm-ngư nghiệp nhất là ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, đặc
biệt coi trọng việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và tăng cường hoạt động của kinh
tế nhà nước trong lĩnh vực phân phối lưu thông.
- Cổ phần hoá không đồng nhất với tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện tốt cổ
phần hoá để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện cho kinh tế
nâng cao địa vị làm chủ của người lao động và hạn chế sự chi phối của quyền sở hữu tư
nhân.
b. Củng cố, nâng cao vai trò của thành phần kinh tế tập thể.
Cần phát triển thành phần kinh tế tập thể mà đặc biệt trong đó là hình thức HTX thành
một thành phần quan trọng hơn nữa trong nền kinh tế, phương pháp chủ yếu như sau:
- Việc hợp tác hoá phải căn cứ vào sự phát triển của LLSX trong các ngành, căn cứ vào
đặc điểm công nghệ, trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý.
- Phát triển rộng rãi và đa dạng trong các ngành, nghề, với quy mô và mức độ tập thể hoá
khác nhau.
- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi, giúp đỡ kinh tế tập thể phát triển có
hiệu quả.
c. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân.
Sự phát triển của kinh tế tư nhân không thể là mục đích tự thân, nó đòi hỏi phải có sự
giúp đỡ và định hướng của nhà nước, cụ thể như sau:
- Xoá mặc cảm đối với kinh tế tư nhân: đặt lòng tin và gây chữ tín giữa nhà nước với các

cá thể kinh tế tư bản tư nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Khuyến khích các nhà tư bản tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, dùng công nghệ thu
hút nhiều lao động với các chính sách ưu đãi.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế tư bản tư nhân thông qua việc đăng ký
kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát theo luật định. Nhà nước tăng cường các biện pháp
hướng dẫn các nhà kinh tế tư bản tư nhân làm giàu đúng pháp luật, chống gian dối, lừa
đảo người tiêu dùng, lừa đảo người góp vốn, trốn thuế. Khuyến khích các chủ doanh
nghiệp bán cổ phiếu ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp, xây dựng quan hệ
hợp tác giữa chủ và thợ trên cở đảm bảo lợi ích hợp pháp của cả 2 bên. Cam kết không
bao giờ tịch thu hay tước đoạt mà theo sự phát triển của sản xuất để từng bước hướng nó
vào các hình thức kinh tế tư bản nhà nước thích hợp gắn liền với quá trình tổ chức lại nền
sản xuất xã hội.
d. Phát triển các thành phần kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Áp dụng nhiều phương thức góp vốn liên doanh giữa nhà nước với nhà kinh doanh tư
nhân trong và ngoài nước, coi trọng liên doanh với tư bản tư nhân trong nước nhằm tạo
thế, tạo lực cho các doanh nghiệp nhà nước phát triển, tăng sức hợp tác và kinh doanh với
bên ngoài.
- Cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý để thu hút có hiệu quả vốn
đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
trong các xí nghiệp hợp tác liên doanh.
Câu 6. Vì sao phải thực hiện CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn ? giải pháp CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn và liên hệ địa phương.
Trả lời
Công nghiệp hoá nông nghiệp có nghĩa là đưa máy móc, thiết bị, ứng dụng những tiến bộ
khoa học công nghệ và các phương pháp sản xuất , các hình thức tổ chức kiểu công
nghiệp. Tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp để thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất nông
nghiệp phát triển và cũng là động lực cơ bản, là nhân tố quyết định trong quá trình công
nghiệp hoá nông nghiệp. Nội dung chủ yếu của tiến bộ khoa học công nghệ trong nông
nghiệp là các phương thức tiến hành như thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học
hoá và sinh học hoá.

Thuỷ lợi hoá là gì ? nó chính là quá trình thực hiện tổng thể các biện pháp sử dụng các
nguồn nước trên mặt đất và dưới mặt đất để phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong nông
nghiệp, nông thôn đồng thời hạn chế các tác hại của nước gây ra cho sản xuất và đời
sống.
Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thô sơ bằng công cụ cơ giới, lao
động thủ công bằng lao động cơ giới, thay thế phương pháp sản xuất lạc hậu bằng
phương pháp khoa học.
Điện khí hoá nông nghiệp là quá trình sử dụng năng lượng điện và sản xuất nông nghiệp
và mọi hoạt động phục vụ đời sống nông thôn.
Hoá học hoá trong nông nghiệp là quá trình sử dụng các phương tiện hoá học do công
nghiệp hoá chất sản xuất vào sản xuất nông nghiệp. Hoá học hoá có tác dụng rất quan
trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng, năng suất sản phẩm gia súc và đưa lại hiệu
quả kinh tế cao.
Sinh học hoá nông nghiệp là quá trình áp dụng những thành tựu mới về khoa học sinh vật
và khoa học sinh thái vào nông nghiệp, tiến hành cách mạng về giống, cách mạng về cơ
cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi và cách mạng về quy trình kỹ thuật nông nghiệp.
Như vậy công nghiệp hoá nông nghiệp còn bao hàm cả việc tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa
phương thức sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác triệt để lợi
thế của nông nghiệp nâng cao hàm lượng chế biến sản phẩm của nông nghiệp để tăng giá
trị của chúng, mở rộng thị trường cho chúng.
Còn hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoa học - kỹ
thuật - công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất nông nghiệp. Đây là quá
trình cần được thực hiện một cách liên tục vì luôn có những tiến bộ kỹ thuật mới xuất
hiện và được ứng dụng trong sản xuất.
Vì sao phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp?
Xuất phát từ nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp phổ biến sản xuất nhỏ,
lạc hậu và đang ở trình độ thấp, đó là cơ sở vật chất, kỹ thuật còn lạc hậu, lao động xã hội
đại bộ phận tập trung trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự
cấp, tự túc và thu nhập của nông dân thấp, đời sống mọi mặt của họ còn hết sức khó
khăn. Trong khi đó đến nay nhiều nước trên thế giới đã có nền nông nghiệp phát triển ở

trình độ cao, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ
lợi hoá, hoá học hoá. Nhờ đó năng suất ruộng đất, năng suất lao động của họ đạt rất cao,
tạo sự phân công lao động sâu sắc trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mặt khác do yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhu cầu về nâng cao đời
sống con người đó là xã hội càng phát triển, đời sống con người càng được nâng cao thì
nhu cầu của con người về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng,
chất lượng và chủng loại. Như vậy chỉ có một nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao
mới hy vọng đáp ứng được nhu cầu tăng lên thường xuyên đó.
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, trước hết là quá trình quốc tế hoá, khu vực hoá các quan
hệ kinh tế thế giới, các hoạt động sản xuất thương mại, trao đổi thông tin khoa học kỹ
thuật, chuyển giao công nghệ buộc chúng ta phải đẩy nhanh việc thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp để chúng ta có thể tận dụng vốn, khoa học, kỹ thuật kinh
nghiệm quản lý nước ngoài vào trong hoàn cảnh thực tiễn vận dụng vào quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta nhằm để tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế, rơi vào tình
trạng "bãi rác công nghiệp" của thế giới, dẫn đến cuộc sống đói nghèo, lệ thuộc kinh tế
nước ngoài v.v.
Như vậy đứng trước những yêu cầu đổi mới đang diễn ra trước mắt ta cần khẳng định
trong bối cảnh quốc tế hiện nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển
chung của thế giới. trình độ công nghiệp hoá hiện đại hoá biểu hiện trình độ phát triển
của xã hội. Vì vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp nói riêng là con đường đúng đắn mà đảng ta đã lựa chọn trong quá trình
đi lên chủ nghĩa xã hội của mình, nó là "nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội", nó là con đường tất yếu để đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc
hậu và "nguy cơ tụt hậu" xa hơn so với các nước trong khu vực.
Thực trạng của quá trình CNH- HĐH nông nghiệp Việt Nam hiện nay.
Thực trạng về cơ giới hoá:
Sau khi thực hiện giao đất cho hộ nông dân, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ. Họ tự
bỏ vốn mua máy móc, phương tiện để phục vụ sản xuất của gia đình hoặc làm dịch vụ
trong các khâu làm đất, tưới nước, phun thuốc sâu, tuốt lúa. Hàng năm có khoảng 1,8
triệu ha đất được cơ giới hoá, còn các khâu phun thuốc sâu, tuốt lúa đã được cơ giới hoá

phần lớn.
Trong lĩnh vực vận chuyển những năm gần đây các phương tiện vận tải cơ giới, như xe
công nông, các xe vận tải cỡ nhỏ thích hợp với hệ thống đường xá của Việt Nam đang
phát triển mạnh mẽ, nên khâu vận chuyển nông sản phẩm phần lớn được cơ giới hoá.
Riêng khâu thu hoạch làm cơ chủ yếu vẫn dùng phương pháp thủ công.
Theo báo cáo số liệu thống kê nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 1995-1997. Đến năm
1997 cả nước có hơn 115. 487 máy kéo các loại sử dụng trong nông nghiệp với tổng công
suất hơn 2 triệu CV, tăng gấp 1,5 lần so với năm 1985. đặc biệt máy kéo nhỏ thích hợp
với quy mô hộ gia đình tăng rất nhanh, từ 17880 cái với 19,60 nghìn CV năm 1990 tăng
lên 71208 cái với công suất 810027 CV năm 1995 và 83.289 cái với công suất hơn 863
nghìn CV năm 1997. Theo số liệu thống kê năm 1997 thì số lượng máy tuốt lúa là
190.680 cái, máy nghiền thức ăn gia súc là 20.741 cái, xe reo 914 cái
Nhờ có số lượng máy móc tăng nhanh nên nhiều công việc nặng nhọc trong nông nghiệp
đ• được cơ giới hoá. Tỷ lệ cơ giới hoá làm đất trong nông nghiệp từ 21% năm 1990 đã
tăng lên 26% năm 1995 và khoảng 27% năm 1997, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu
Long 80%, nhiều tỉnh trên 80% như An Giang, Đồng Tháp.v.v
Công việc cơ giới hoá vận chuyển trong nông nghiệp cũng có nhiều khởi sắc. Trong nông
thôn hiện nay có 22.000 ô tô các loại (không kể máy kéo và các loại xe công nông) trong
đó có hơn 15.000 xe tải (90% là của hộ gia đình nông dân) tăng gấp 2 lần năm 1990. Các
khâu công việc khác như xay xát lúa gạo, chế biến thức ăn gia súc, cưa xẻ gỗ, cũng được
từng bước cơ giới hoá cùng với sự phát triển của nguồn điện lực quốc gia. Tuy nhiên, khó
khăn của cơ giới hoá nông nghiệp Việt Nam hiện nay là quy mô ruộng đất vốn nhỏ bé
(nhất là ở miền Bắc và miền Trung) lại bị phân chia cho quá nhiều chủ ruộng, nên máy
kéo, xe vận tải và máy nông nghiệp khó phát huy tác dụng, chi phí cao, hiệu quả thấp.
Có thể nói, vấn đề cơ giới hoá nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn đang trong tình trạng
mâu thuẫn giữa yêu cầu của hiện đại hoá với lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn.
Nếu không sớm giải quyết được mâu thuẫn này thì dù chủ trương đúng cũng khó đi vào
cuộc sống, chỉ có chừng nào tạo được nhiều việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn nông
thôn, thì cơ giới hoá nông nghiệp mới phát triển mạnh. Vì vậy công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam lúc này không chỉ đơn thuần là cơ giới hoá mà

quan trọng hơn phải đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển
công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn để chuyển đổi cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp,
có như vậy mới tạo được môi trường và điều kiện để đưa máy và công nghệ tiên tiến vào
sản xuất.
Thực trạng về thuỷ lợi hoá:
Nhận thức tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi đối với sự phát triển của nông nghiệp,
trong những năm qua, nhà nước và nhân dân ta đã đầu tư khá lớn cho việc xây dựng mới,
hoàn thiện và nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi.
Ở vùng Đông Nam Bộ vốn là vùng khô cằn thiếu nước ngọt trước đây, sau 22 năm giải
phóng, nhà nước và nhân dân đã xây dựng được 103 công trình thuỷ lợi trong đó có 486
công trình độc lập công suất tưới 200 ngàn ha, nhiều nhất là Tây Ninh, 175 ngàn ha nhờ
hồ Dầu Tiếng.
Tuy nhiên so với yêu cầu thâm canh, tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi thì thực
trạng thuỷ lợi hoá hiện nay ở nước ta còn nhiều bất cập. Chất lượng các công trình thuỷ
lợi còn thấp, khả năng tưới tiêu của thuỷ lợi mới đáp ứng được khoảng 50% yêu cầu về
nước cho sản xuất nông nghiệp. Một số công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng
thiếu vốn để duy trì, bảo dưỡng, nên công suất thực tế tưới tiêu chỉ đạt khoảng 30% so
với thiết kế. Như vậy điều đặt ra cho chúng ta hiện nay là cần tiếp tục tìm ra những giải
pháp để đầu tư, bổ sung, nâng cấp và xây dựng mới.
Thực trạng về hoá học hoá:
Cùng với cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá trong những năm qua ở nước ta quá trình hoá học hoá
sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều khởi sắc: lượng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ
tăng lên, chủng loại đa dạng, cơ cấu được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu sản xuất. Tuy
lượng phân hoá học bình quân trên 1 ha còn ở mức thấp (100kg/ha) nhưng cơ cấu các loại
NPK đã được điều chỉnh theo hướng giảm tỷ lệ đạm, tăng tỷ lệ lân và ka li để đáp ứng tốt
hơn, nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ngoài phân bón, một số hoá chất
khác như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích cây trồng và vật nuôi cũng khá đa
dạng về chủng loại.
Việc sử dụng các loại hoá chất trong nông nghiệp nước ta cũng ngày càng tăng lên,
nhưng so với thế giới vẫn chỉ thuộc các nhóm nước trung bình. Mặc dù các loại hoá chất

đ• góp phầnquan trọng trong việc gia tăng sản lượng nông phẩm, nhưng cũng đang đặt ra
những vấn đề về môi trường, do vậy cần được quản lý và hướng dẫn chặt chẽ để sử dụng
hợp lý.
Về sinh học hoá nông nghiệp:
Việc ứng dụng thành tựu cách mạng sinh học trong những năm gần đây đã tạo ra nhiều
giống lúa, ngô, rau, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, nhất là các loại giống lai có tính chống
chịu tốt và năng suất cao. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi như
lợn có tỷ lệ nạc cao, bò sinh hóa có thể tròng lớn và gà công nghiệp có tốc độ tăng trưởng
nhanh, tiêu tốn ít thức ăn v.v cũng đã được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trình độ áp
dụng thành cách mạng sinh học của nước ta còn thấp so với các nước láng giềng.
Thực trạng về cơ cấu nghành nông nghiệp nước ta hiện nay:
Cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi: Trong giai đoạn 1985 - 1995 có xu hướng chuyển dịch từ
trồng trọt sang chăn nuôi nhưng hết sức chậm chạp, thậm chí không có biến đổi đáng kể.
Thực tế mấy năm qua, sản xuất lương thực đã có bước tăng trưởng khá, có xuất khẩu và
tích luỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, song vẫn chưa đủ giúp ngành
chăn nuôi vươn lên thành ngành chính và có tỷ trọng cao trong cơ cấu trồng trọt - chăn
nuôi.
Ngành trồng trọt: Cây lương thực tập trung tại hai châu thổ Đồng bằng sông Cửu long và
Đồng bằng sông Hồng. Trong cơ cấu cây lương thực, cây lúa phát triển chủ yếu ở miền
Nam, cây màu chủ yếu ở miền Bắc. Xu hướng chuyển dịchchung là phát huy thế mạnh
của từng vùng, Miền Nam tăng diện tích trồng lúa trên cơ sở khai hoang, thay đổi cơ cấu
mùa vụ và ứng dụng các giống lúa cao sơn.
Cây công nghiệp ngắn ngày có sự phân bố không chênh lệch nhiều giữa các vùng ở miền
Bắc trong khi ở miền Nam tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng
sông Cửu Long. Cây ăn quả tập trung nhiều ở miền Nam, chủ yếu ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long chiếm hơn phần nửa diện tích của cả nước. Xu hướng phát triển của vùng này
là chuyển từ vườn tạp sang chuyên canh các loại cây có giá trị kinh tế cao.
Cây rau đậu tập trung chủ yếu ở 2 vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, xu
hướng chuyển dịch khá rõ nét qua việc tăng cơ cấu diện tích.
Ngành chăn nuôi trâu, lợn và gia cầm phát triển mạnh ở các vùng phía bắc trong đó trâu

chủ yếu ở miền núi trung du, lợn và gia cầm phát triển tương đối đều giữa các vùng. Bò
tập trung nhiều nhất ở khu bốn cũ và Duyên hải miền Trung, chăn nuôi gia súc tăng
nhanh ở miền núi trung du và Khu Bốn cũ. (Đàn trâu tăng từ 42% năm 1965 lên 53,6%
năm1995 ở miền núi và trung du, đàn bò từ 11,7% lên 30,6% ở khu bốn cũ) xu hướng
chuyển dịch này là phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của các vùng.
Như vậy, nền nông nghiệp nước ta hiện nay vẫn còn mang đậm nét cổ truyền, kém hiệu
quả. Do cơ cấu ngành nông nghiệp chậm thay đổi nên công nghiệp chế biến sản phẩm
nông nghiệp ra khó có điều kiện phát triển. Dịch vụ nông nghiệp có xu hướng giảm sẽ tác
động xấu tới nền sản xuất hàng hoá trong cơ chế mở hiện nay. Mặt khác hàng nông phẩm
của nước ta đ• không đa dạng về chủng loại, chất lượng lại chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế
nên khó chiếm lĩnh thị trường. Thậm chí có những loại nông phẩm thị trường bị thu hẹp
do chất lượng, phẩm chất quá thấp, gây thiệt hại cho người sản xuất, ảnh hưởng tới tăng
trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp.
Qua phân tích toàn diện cả nội dung, biện pháp và thực trạng của quá trình CNH - HĐH
nông nghiệp Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua, ta có thể khẳng định: công
nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp Việt Nam là một quá trình hoàn thiện phương thức
tổ chức, quản lý và ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và luôn giữ vững định hướng của
Đảng và nhà nước đã đặt ra.
Rút kinh nghiệm từ bài học không thành công của thời bao cấp, trong những năm đổi mới
vừa qua vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, đã được điều chỉnh cả về mục tiêu, nội dung,
phương pháp cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Tuy vậy, tình hình CNH, HĐH
trong nông nghiệp nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề, chưa hoàn thiện hết. Điều
đó cũng dễ hiểu, vì CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vốn là vấn đề phức tạp, có nhiều
nội dung liên quan đến hàng chục triệu hộ nông dân trên địa bàn nông thôn rộng lớn với
80% dân số cả nước, sinh sống. Vì vậy quá trình đó diễn ra phải từ thấp đến cao, từ thí
điểm đến mở rộng các mô hình khác nhau và mỗi mô hình đều dựa trên những điều kiện
kinh tế và kỹ thuật nhất định của ngành, địa phương hoặc vùng lãnh thổ, đồng thời tham
khảo kinh nghiệm của thế giới, nhất là các nước trong khu vực đã tiến hành CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn
Trong điều kiện Việt Nam những năm cuối của thế kỷ 20 này, CNH, HĐH nông nghiệp
gắn liền với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ, tăng tỷ
trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Vì
vậy vấn đề rất quan trọng mà CNH, HĐH nông nghiệp không thể thiếu là phát triển mạnh
ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, từng bước đô thị hoá nông
thôn, áp dụng nhiều phương pháp công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ
cấu ngành nghề của lao động nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm để tăng thêm thu
nhập cho nông dân. Từng bước đưa nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam
thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Như vậy CNH, HĐH nông nghiệp không chỉ là một bộ phận, mà còn là giải pháp quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế đất nước và đây cũng là chiến lược lâu
dài của Đảng và nhà nước ta nhằm đạt tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh.
Liên hệ địa phương.
Phú Yên là một tỉnh còn nghèo, mức sống của nhân dân còn thấp so với nhiều tỉnh thành
khác trong nước. Tuy nhiên trong những năm qua cùng với cả nước tỉnh Phú Yên đã thực
sự bước vào công cuộc đổi mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Giá trị tổng sản phẩm xã hội của tỉnh trong những năm gần đây tiếp tục tăng trên 10%,
trong đó giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp năm 2005 tăng khoảng 1,8% so thực hiện
năm 2004 (trong đó: nông nghiệp tăng 4,1%, lâm nghiệp tăng 2,9%, thủy sản giảm
3,3%).
+ Về cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp đã có sự chuyển đổi tích cực và hướng theo
nhu cầu thị trường năm 2001 chiếm 42,8%, năm 2002 chiếm 41,2%, năm 2003 chiếm
38,9%, năm 2004 chiếm 36,7%, năm 2005 chiếm khoảng 35,7% (chuyển dịch 1% so với
năm 2004), góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi và thu nhập cho nông
dân.
+ Lương thực cây có hạt năm 2003 đạt 32,7 vạn tấn, tăng 28.367 tấn so với năm 2002,
năm 2004 đạt 33,5 năm 2005 đạt 33,4 vạn tấn, đảm bảo an ninh lương thực, nhất là lương
thực tại chỗ trên các vùng đồng bào dân tộc, trong đó nông dân ngày càng chú ý giống

lúa chất lượng cao (chiếm khoảng 30% diện tích gieo cấy).
+ Cơ cấu cây trồng được chuyển đổi một bước sang sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất
ngày càng đa dạng và tập trung hơn như: mía đường (18.000 ha, tỉ lệ giống mía cao sản
đạt khoảng 60%, trong đó giống mới như: ROC 26, F125 đã đạt NSBQ khoảng tấn/ha, cá
biệt ở xã Sơn Hà - huyện Sơn Hòa đạt NS trên 100 tấn/ha) một số diện tích mía đồi năng
suất thấp, xa nhà máy, thiếu cơ sở hạ tầng như dường xá, thuỷ lợi đang được vận động
chuyển đổi sang trồng cây điều ghép, trồng rừng kinh tế, phòng hộ ; cây bông vải (600
ha, sử dụng giống lai mới 100%, NSBQ đạt 16,7 tạ/ha); sắn (10.565 ha, tỉ lệ giống sắn
cao sản đạt khoảng 60%, NSBQ đạt 16,4 tấn/ha), mè (5.500 ha), cao su (1.461 ha), hồ
tiêu (403 ha), cây điều (4.320 ha) Chăn nuôi tăng trưởng từ 3,2% so với năm 2004, bò
có 201.642 con (trong đó bò lai 69.117 con, chiếm 34,3% trong tổng đàn); đàn lợn
196.961 con; đã nâng độ che phủ của rừng ngày càng cao, từ 30% năm 1989 lên 34,7%
năm 2002, năm 2003 đạt 35,15%, năm 2004 lên 36%, ước năm 2005 đạt 37,2%; chất
lượng công tác lâm sinh có nâng lên như cây giống đưa vào trồng tốt hơn, tỉ lệ sống và
thành rừng cao hơn, giao khoán quản lý bảo vệ rừng thông qua các dự án và quản lý của
các BQL rừng phòng hộ đã góp phần bảo vệ và kiểm soát tốt hơn tài nguyên rừng, giảm
nạn khai thác lâm sản trái phép, cháy rừng trong các lâm phấn được giao; công nghiệp
chế biến nông lâm sản, ngành nghề ở nông thôn bước đầu được chú ý về chất lượng sản
phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thủy lợi nâng diện
tích tưới lên 54% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm, trong đó chương trình Kiên cố
hoá kênh mương đã kiên cố những đoạn kênh mương xung yếu góp phần tăng khả năng
ổn định tưới;
Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ được nâng cấp đến Trung tâm các huyện,
đường cấp phối đến Trung tâm các xã, địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh chiếm
khoảng 90%, phủ sóng truyền hình chiếm 85%, 100% số xã có cơ sở y tế, khống chế
không để dịch bệnh lớn xảy ra cho người và gia cầm, đến nay chưa phát hiện trường hợp
dịch cúm gia cầm (H5N1) trên địa bàn tỉnh.
- Về ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất: nổi bật là bước đầu chú trọng công
tác giống, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác đã đóng góp đáng kể vào sự

chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng -
vật nuôi như lựa chọn được bộ giống lúa phù hợp cho vùng núi, vùng đồng bằng, du nhập
khảo nghiệm và nhân rộng một số giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao,
chống chịu hạn và kháng sâu bệnh như giống lúa, giống bắp lai, giống sắn (KM94, KM
60,…), giống mía cao sản (ROC 20 - 26, QĐ16, 17 ), giống bông vải, tre lấy măng,
giống cỏ úc, Bò lai F1, tinh bò sữa trong đó nhân rộng kỹ thuật sạ hàng, sạ thưa hợp lý,
ngày càng được bà con áp dụng và nhân rộng vào sản xuất khoảng 8.000 ha (đạt 30%
tổng DTGT), gắn với chương trình IPM, ICM đã góp phần hạn chế việc sử dụng thuốc
BVTV, phân hoá học, giảm sản lượng giống hơn 50% so với gieo sạ truyền thống (240-
250kg/ha), tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, vẫn giữ năng suất khá cao. Tiếp tục nhân rộng
mô hình nuôi thả ong ký sinh diệt bọ hại dừa (nhân thả hơn 7 triệu con trên diện tích 140
ha dừa tập trung), đã góp phần hữu hiệu trong phòng trừ; về mô hình thả ong mắt đỏ (thả
1 - 1,2 triệu con/ha) trên cây mía, cây bắp ở huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây
Hòa kết quả rất hữu hiệu thay thế các thuốc hóa học trong phòng trừ sâu bệnh; Một số
diện tích đất lúa 1 vụ, đất trồng mía kém hiệu quả, vận động bà con ứng dụng công nghệ
dùng nilon phủ trồng dưa leo, dưa hấu, đã nâng cao được năng suất bình quân 12 - 25
tấn/ha/vụ, đạt thu nhập trên 40 triệu đồng/ha. Xây dựng thí điểm mô hình rau an toàn tại
xã Bình Ngọc diện tích 4 ha, kết quả đã giảm thuốc BVTV 4 - 5 lần/6 - 7 lần phun/lứa
trồng, vận dụng tiến bộ kỹ thuật vào việc kiểm tra dư lượng thuốC BVTV trên sản phẩm
rau quả để khuyến cáo tính an toàn cho người sử dụng.
- Mức độ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp (làm đất, thu hoạch, bảo
quản, ) ngoài cây lúa đạt khoảng 60%, còn lại các cây trồng khác (mía, sắn, bông vải,
bắp, ) đạt dưới 40%.
- Nhìn chung nhận thức của nông dân về sản xuất hàng hóa có phần được nâng cao, tìm
kiếm phương thức đưa tiến bộ KHKT và cách làm ăn mới vào quy trình sản xuất đạt kết
quả tốt, đem lại hiệu quả kinh tế và cải thiện đời sống cho người nông dân.
- Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp từng bước được đổi mới: Doanh nghiệp chế biến
nông - lâm sản tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tại địa bàn nông thôn gắn với
vùng nguyên liệu, sử dụng lao động tại chỗ, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển nông
nghiệp hàng hóa (mía đường, sắn mì, điều, sản phẩm từ gỗ, song mây )

+ Tiếp tục củng cố và phát triển kinh tế trang trại như: như cấp giấy chứng nhận và
hướng gắn kết các chủ trang trại với các Doanh nghiệp chế biến nhằm góp phần khai thác
sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Trả Lời Với Trích Dẫn
 06-01-2010 07:26 PM #2
thaithanhphong
Cán sự
Tham gia ngày
21 Jul 2009
Đến từ
Ở huyện Tây Hòa - tỉnh Phú Yên
Bài gởi
72
Cảm ơn
0
Câu hỏi 4. Địa tô tư bản chủ nghĩa là gì ? Hãy phân tích các hình thức địa tô. Ý
nghĩa vận dụng thực tiễn của lý luận địa tô của Mác đối với việc phát triển kinh tế
nông nghiệp và quản lý đất đai ở nước ta hiện nay như thế nào ?
Trả lời:
Nông nghiệp cũng là một lĩnh vực sản xuất của xã hội. Nhà tư bản nông nghiệp
tiến hành kinh doanh nông nghiệp cũng chiếm đoạt một số giá trị thặng dư do
công nhân nông nghiệp mà họ thuê mướn tạo ra. Tất nhiên họ không thể chiếm
đoạt toàn bộ giá trị thặng dư đó mà phải cắt một phần để nộp tô cho địa chủ. Là
nhà tư bản kinh doanh trước hết họ phải đảm bảo thu được lợi nhuận bình quân
cho tư bản của họ bỏ ra. Và do đó để nộp tô cho địa chủ, họ còn phải bảo đảm thu
được một số giá trị thặng dư vượt ra ngoài lợi nhuận bình quân đó, một lợi nhuận
siêu ngạch, khoản lợi nhuận siêu ngạch này phải được bảo đảm thường xuyên và
tương đối ổn định. Và bộ phận siêu ngạch này là do công nhân nông ngiệp tạo ra,
nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất. Có khi địa chủ không cho

thuê ruộng đất mà tự mình thuê công nhân để khai thác ruộng đất của mình.
Trong trường hợp này địa chủ hưởng cả địa tô lẫn lợi nhuận.
Còn địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh mối quan hệ giữa 3 giai cấp:
+ Giai cấp địa chủ.
+ Giai cấp tư bản kinh doanh ruộng đất.
+ Công nhân nông nghiệp làm thuê.
Trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân thông qua tư bản hoạt động. Nhưng
cuối cùng Mác cũng kết luận rằng: ” Dù hình thái đặc thù của địa tô như thế nào
thì tất cả những loại hình của nó đều có một điểm chung là sự chiếm hữu địa tô là
hình thái kinh tế dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện”.
Với kết luận này Mac đã khẳng định địa tô chính là phương tiện, là công cụ để
bọn địa chủ bóc lột nông dân, ai có ruộng, ai có đất thì được quyền thu địa tô tức
là có quyền bóc lột sức lao động của người làm thuê.
Nếu nhìn vào bề ngoài, ta không thể thấy được sự bóc lột của địa chủ đối với
nông dân, thực chất là giúp chúng gián tiếp bóc lột thông qua những nhà tư bản
kinh doanh ruộng đất, thuê đất của địa chủ để cho nông dân làm. Vấn đề đặt ra ở
đây là tại sao nhà tư bản lại có thể thu được phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi
nhuận bình quân để trả cho chủ ruộng đất. Việc nghiên cứu địa tô chênh lệch và
địa tô tuyệt đối sẽ giải thích điều đó.
CÁC HÌNH THỨC ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA.
1. Địa tô chênh lệch. Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp cũng đều
phải có lợi nhuận siêu ngạch. Nhưng trong công nghiệp lợi nhuận siêu ngạch chỉ
là một hiện tượng tạm thời đối với nhà tư bản nào có được điều kiện sản xuất tốt
hơn. Còn trong nông nghiệp thì ít nhiều có khác, lợi nhuận siêu ngạch hình thành
và tồn tại một cách tương đối lâu dài. Vì một mặt không thể tự tạo thêm ruộng đất
tốt hơn, gần nơi tiêu thụ nhưng có thể xây dựng được thêm nhiều nhà máy tối tân
hơn trong công nghiệp, mặt khác diện tích ruộng đất có hạn và toàn bộ đất đai
trồng trọt được đã bị tư nhân chiếm đoạt hết, và cũng có nghĩa là đã có độc quyền
kinh doanh những thửa ruộng màu mỡ, có vị trí thuận lợi thì thu được lợi nhuận
siêu ngạch một cách lâu dài.

Nhưng có phải chỉ có ruộng đất tốt hay ít nhất là ruộng đất trên mức trung bình
mới thu được lợi nhuận siêu ngạch không ? Về mặt này nông nghiệp cũng khác
công nghiệp. Trong công nghiệp giá trị hay giá cả sản xuất hàng hoá là do những
điều kiện sản xuất trung bình quyết định. Còn trong nông nghiệp, giá cả hay giá
trị sản xuất của nông phẩm lại do những điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định.
Đó là vì nếu chỉ canh tác những ruộng đất tốt và trung bình, thì không đủ nông
phẩm để thoả mãn nhu cầu của xã hội nên phải canh tác cả những ruộng đất xấu,
và do đó cũng phải bảo đảm cho những nhà tư bản đầu tư trên những ruộng đất
này có được lợi nhuận bình quân. Như vậy giá cả sản xuất của nông phẩm trên
những ruộng đất có điều kiện sản xuất xấu là giá cả sản xuất chung của xã hội nên
nhà tư bản kinh doanh trên những ruộng đất trung bình cũng thu được lợi nhuận
siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân. Thực chất thì địa tô chênh lệch cũng chính
là lợi nhuận siêu ngạch, hay giá trị thặng dư siêu ngạch.
Vậy địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, thu
được trên những điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả
chung của nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu
nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất trung bình và tốt. Nó sinh ra là do có
độc quyền kinh doanh ruộng đất nhưng bên cạnh đó lại có độc quyền chiếm hữu
ruộng đất, nên cuối cùng nó vẫn lọt vào tay chủ ruộng đất.
Cũng cần chú ý rằng không phải địa tô chênh lệch là sản phẩm do độ màu mỡ
ruộng đất sinh ra. Địa tô chênh lệch cũng như toàn bộ giá trị thặng dư trong nông
nghiệp là do lao động thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra. Ruộng đất màu
mỡ chỉ là điều kiện tự nhiên hay cơ sở tự nhiên làm cho lao động của nông dân có
năng suất cao hơn, và là điều kiện không thể thiếu được để cho lợi nhuận siêu
ngạch hình thành, cũng như địa tô nói chung, không phải là do ruộng đất mà ra,
nó là do lao động đã bỏ vào ruộng đất và do giá cả của sản phẩm lao động của
nông phẩm, chứ không phải do bản thân ruộng đất. Mác nói: "Lực lượng tự nhiên
ấy không phải là nguồn gốc sinh ra lợi nhuận siêu ngạch, mà chỉ là cơ sở tự nhiên
khiến có thể đặc biệt nâng cao năng suất lao động lên". Sở dĩ Mác nói như vậy là
vì nếu không có bàn tay con người, không có sức lao động thì với điều kiện tự

nhiên tốt cũng không thể tạo ra được nhiều lợi nhuận nhưng với sức lao động có
hạn của con người, nếu điều kiện tự nhiên tốt sẽ thúc đẩy sản xuất nâng cao lợi
nhuận siêu ngạch.
Chính lao động với năng suất cao đã làm cho nông phẩm thu được trên một diện
tích canh tác tăng lên, và giá cả sản xuất chung của một đơn vị nông phẩm hạ
xuống so với giá cả sản xuất chung của nông phẩm, do đó mà có lợi nhuận siêu
ngạch.
Địa tô chênh lệch có hai loại địa tô:
+ Địa tô chênh lệch I.
+ Địa tô chênh lệch II.
a, Địa tô chênh lệch I:
Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên cơ sở ruộng đất màu mỡ. Ngoài ra,
ruộng đất có vị trí thuận lợi như ở gần nơi tiêu thụ hay đường giao thông thuận
tiện cũng đem lại địa tô chênh lệch I, bởi vì ở gần nơi tiêu thụ như thành phố, khu
công nghiệp hay đường giao thông vận tải thuận tiện, sẽ tiết kiệm được một phần
lớn chi phí lưu thông khi bán cùng một giá; những người phải chi phí vận tải ít
hơn đương nhiên được hưởng một khoản lợi nhuận siêu ngạch so với những
người phải chi phí vận tải nhiều hơn, do đó mà có địa tô chênh lệch.
b, Địa tô chênh lệch II:
Địa tô chênh lệch II là do thâm canh mà có. Muốn vậy phải đầu tư thêm tư liệu
sản xuất và lao động trên cùng một khoảng ruộng đất, phải cải tiến kĩ thuật, nâng
cao chất lượng canh tác để tăng năng suất ruộng đất và năng suất lao động lên.
Chừng nào thời hạn thuê đất vẫn còn thì nhà tư bản bỏ túi số lợi nhuận siêu ngạch
trên. Nhưng khi hết hạn hợp đồng thì chủ ruộng đất sẽ tìm cách nâng mức địa tô
lên để giành lấy lợi nhuận siêu ngạch đó, biến nó thành địa tô chênh lệch. Vì lẽ
đó, chủ ruộng đất chỉ muốn cho thuê ruộng đất ngắn hạn còn nhà tư bản lại muốn
thuê dài hạn. Cũng vì lẽ đó nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp không muốn
bỏ ra số vốn lớn hơn để cải tiến kĩ thuật, cải tạo đất đai, vì làm như vậy phải mất
nhiều thời gian mới thu hồi được vốn về. Và rốt cuộc chủ đất sẽ là kẻ hưởng hết
lợi ích của những cải tiến đó. Và nhà tư bản thuê ruộng đất vì vậy chỉ nghĩ làm

sao tận dụng hết màu mỡ của đất đai trong thời gian thuê ruộng đất. Mục đích
thâm canh của họ là nhằm thu được thật nhiều lợi nhuận trong thời gian kí kết hợp
đồng, nên họ ra sức bòn rút hết màu mỡ đất đai. Mác nói: " Mỗi bước tiến của
công nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bước tiến không những trong nghệ thuật bóc
lột người lao động, mà còn là bước tiến trong nghệ thuật làm cho đất đai ngày
càng kiệt quệ; mỗi bước tiến trong nghệ thuật làm tăng màu mỡ cho đất đai trong
một thời gian là một bước tiến trong việc tàn phá những nguồn màu mỡ lâu dài
của đất đai".
Một ví dụ điển hình là ở Mỹ trước đây, chế độ canh tác bất hợp lí đã làm cho 16
triệu ha ruộng đất vốn màu mỡ đã trở thành bạc màu hoàn toàn.
Địa tô tuyệt đối.
Ngoài địa tô chênh lệch địa chủ còn thu được địa tô tuyệt đối trong khi cho thuê
ruộng đất. Phần trên, khi nghiên cứu địa tô chênh lệch chúng ta đã giả định là
người thuê đất xấu chỉ thu về chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân, và
không tính đến việc phải nộp địa tô. Thực ra không phải như vậy, người thuê
ruộng đất dù là đất tốt hay xấu đều phải nộp địa tô cho chủ đất. Địa tô mà các nhà
tư bản thuê ruộng đất nhất thiết phải nộp "tuyệt đối" phải nộp dù ruộng đất tốt,
xấu như thế nào, là địa tô tuyệt đối.
Vậy các nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất lấy đâu mà nộp?
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nông nghiệp lạc hậu hơn công nghiệp, cả về kinh tế
lẫn kĩ thuật. Cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp vì vậy thấp hơn trong
công nghiệp. Cho nên nếu tỉ suất giá trị thặng dư tức là trình độ bóc lột ngang
nhau từ một tư bản ngang nhau sẽ sinh ra trong nông nghiệp nhiều giá trị thặng dư
hơn trong công nghiệp.
Ví dụ:
Có hai tư bản nông nghiệp và tư bản công nghiệp ngang nhau, đều là 100 chẳng
hạn; cấu tạo hữu cơ trong tư bản công nghiệp là 80c + 20v (4/1) của tư bản nông
nghiệp là 60c + 40v (3/2) nếu tỉ suất giá trị thặng dư đều là 100% thì sản phẩm và
giá trị thặng dư sản xuất ra sẽ là.
Trong công nghiệp: 80c + 20v + 20m = 120.

Trong nông nghiệp: 60c + 40v + 40m = 140.
Giá trị thặng dư dôi ra trong nông nghiệp so với công nghiệp là 20m. Nếu là trong
công nghiệp thì số giá trị thặng dư này sẽ được đem chia chung cho các nhà công
nghiệp trong quá trình bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận. Nhưng trong nông nghiệp
điều đó không thể diễn ra được, đó là chế độ độc quyền tư hữu ruộng đất không
cho phép tư bản tự do di chuyển vào trong nông nghiệp, do đó ngăn cản việc hình
thành lợi nhuận bình quân chung giữa nông nghiệp và công nghiệp. Và như vậy,
phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân (Nhờ cấu tạo hữu cơ của tư
bản trong nông nghiệp thấp, bóc lột được của công nhân nông nghiệp nhiều hơn)
được giữ lại và dùng để nộp địa tô tuyệt đối cho địa chủ.
Vậy địa tô tuyệt đối cũng là một loại lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận
bình quân, hình thành nên do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp
hơn trong công nghiệp mà bất cứ nhà tư bản thuê ruộng đất nào cũng phải nộp
cho địa chủ. Nó là số chênh lệch giữa giá trị nông phẩm và giá cả thực tế hình
thành nên do cạnh tranh trên thị trường. Địa tô tuyệt đối gắn liền với độc quyền tư
hữu ruộng đất. Chính độc quyền tư hữu ruộng đất làm cho lợi nhuận siêu ngạch
hình thành trong nông nghiệp không bị đem chia đi và làm cho lợi nhuận siêu
ngạch đó phải chuyển hoá thành địa tô. Về địa tô tuyệt đối, Mác nói: " bản chất
của địa tô tuyệt đối là: Những tư bản ngang nhau của chúng sinh sản những khối
lượng giá trị thặng dư khác nhau".
Để minh hoạ cho những điều nói trên chúng ta có thể lấy ví dụ sau đây: Do độc
quyền về ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô tuyệt đối, cho nên nếu không có
chế độ tư hữu về ruộng đất, không có giai cấp địa chủ, thì địa tô tuyệt đối sẽ bị
xoá bỏ, giá cả nông phẩm sẽ giảm xuống có lợi cho xã hội.
Tóm lại, nếu điều kiện sản xuất có lợi (điều kiện tự nhiên hoặc điều kiện kinh tế
do thâm canh đưa lại) là điều kiện hình thành địa tô chênh lệch và độc quyền kinh
doanh ruộng đất là nguyên nhân trực tiếp để tạo ra địa tô chênh lệch ấy, thì điều
kiện để hình thành địa tô tuyệt đối là cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp
thấp hơn trong công nghiệp, và nguyên nhân trực tiếp đẻ ra địa tô tuyệt đối là độc
quyền tư hữu về ruộng đất. Song dù là địa tô chênh lệch hay địa tô tuyệt đối,

nguồn gốc và bản chất của địa tô cũng chỉ là một bộ phận của giá trị thặng dư, do
lao động không công của công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra. Nói cách
khác, địa tô chỉ là một hình thái đặc thù của giá trị thặng dư mà thôi.
Địa tô cùng với lợi nhuận của nhà tư bản nông nghiệp chính là cái xác định tính
qui định về mặt xã hội của tư bản kinh doanh trong nông nghiệp, nói lên tư bản
nông nghiệp là mối quan hệ bóc lột, gắn liền với một quan hệ bóc lột khác của địa
chủ do quyền tư hữu về ruộng đất sinh ra.
Các loại địa tô khác:
Ngoài những loại địa tô trên còn có các loại địa tô khác như địa tô về cây đặc sản,
địa tô về hầm mỏ, địa tô về các bãi cá, địa tô về đất rừng, thiên nhiên…
a. Địa tô về cây đặc sản: Là địa tô thu được trên những đám đất trồng những cây
quí mà sản phẩm có thể bán với giá độc quyền, tức là giá cao hơn giá trị. Người
tiêu thụ những sản phẩm trên phải trả địa tô này.
b. Địa tô hầm mỏ. Đất hầm mỏ - đất có những khoáng sản được khai thác cũng
đem lại địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối cho người sở hữu đất đai ấy. Địa tô
hầm mỏ cũng hình thành và được quyết định như địa tô đất nông nghiệp.
c. Địa tô đất xây dựng:
Địa tô đất xây dựng về cơ bản được hình thành như địa tô đất nông nghiệp.
Nhưng nó cũng có những đặc trưng riêng:
+ Thứ nhất, trong việc hình thành địa tô xây dựng, vị trí của đất đai là yếu tố
quyết định, còn độ màu mỡ và trạng thái của đất đai không ảnh hưởng lớn.
+ Thứ hai, địa tô đất xây dựng tăng lên nhanh chóng do sự phát triển của dân số,
do nhu cầu về nhà ở tăng lên và do những tư bản cố định sáp nhập vào ruộng đất
ngày càng tăng lên.
d. Địa tô độc quyền: Địa tô luôn luôn gắn liền với độc quyền sở hữu ruộng đất,
độc chiếm các điều kiện tự nhiên thuận lợi, cản trở sự cạnh tranh của tư bản, tạo
nên giá cả độc quyền của nông sản.
Tuy nhiên, có những loại đất có thể trồng những loại cây cho những sản phẩm
quý hiếm, có giá trị cao (như những vườn nho có thể cho những thứ rượu đặc
biệt) hay có những khoáng sản đặc biệt có giá trị, thì địa tô của những đất đai đó

sẽ rất cao, có thể xem đó là địa tô độc quyền. Nguồn gốc của địa tô độc quyền này
cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền cao của sản phẩm thu được trên
đất đai ấy mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ - người sở hữu những đất đai đó.
Các địa tô như địa tô về đất xây dựng, địa tô địa tô về hầm mỏ, địa tô về các bãi
cá, địa tô về đất rừng thiên nhiên tuy là địa tô thu được trên những đám đất phi
nông nghiệp nhưng đều dựa trên cơ sở của địa tô nông nghiệp theo đúng nghĩa
của từ này. Chúng bao gồm cả hai loại địa tô: địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch.
Mác nói: "Bất kì ở đâu có những sức tự cho nhà công nghiệp lợi dụng những sức
tự nhiên ấy, chẳng kể đó là thác nước, là hầm mỏ giàu khoáng sản, là những nơi
nhiều cá hay là đất để xây dựng có vị trí tốt, thì số lợi nhuận siêu ngạch đó của
nhà tư bản hoạt động cũng đều bị kẻ có cái giấy chứng nhận về quyền sở hữu
những của cải tự nhiên ấy chiếm đoạt dưới hình tháiđịa tô".
Ý nghĩa vận dụng thực tiễn của lý luận địa tô của Mác đối với việc phát triển kinh
tế nông nghiệp và quản lý đất đai ở nước ta hiện nay như thế nào ?
Ý nghĩa :
- Lý luận địa tô tbcn của mác không chỉ vạch ra rõ bản chất quan hệ sx tbcn trong
nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách thuế đối vớ
nông nghiệp và các ngành khác có liên quan đến đất đai có hiệu quả hơn.
- Trong thời hạn hợp đồng địa tô chênh lệch 2 thuộc về nhà tư bản nên để nhà TB
có động lực cải tiến kĩ thuật nâng cao NSLĐ trong lĩnh vực NN thì time thuê đất
fải dài
- Địa tô tuyệt đối càng cao tức là LN siêu ngạch càng cao hay c/v thấp. Vì vậy địa
tô tuyệt đối là nhân tố kìm hãm sự đổi mới kĩ thuật trong NN. Để sx NN fát triển
theo hướng hiện đại cần xóa bỏ địa tô tuyệt đối, fải thủ tiêu tư hữu ruộng đất
Thông qua những lý luận về địa tô đã nghiên cứu ở trên, ta thấy địa tô tư bản chủ
nghĩa là sự bóc lột của chủ ruộng đất đối với công nhân nông nghiệp làm thuê. Nó
tồn tại ở nhiều hình thức: Địa tô chênh lệch, địa tô tuyệt đối, địa tô cây đặc sản,
địa tô về đất xây dựng, địa tô về hầm mỏ, địa tô về bãi cá
Ngày nay, khi đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những lí
luận địa tô đó được Đảng và nhà nước ta vận dụng một cách sáng tạo trong thực

tiễn để xây dựng đất nước giàu mạnh.
Lí luận địa tô của Mác đã trở thành cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách
thuế đối với nông nghiệp và các ngành có liên quan nhằm kích thích phát triển
nông nghiệp và các ngành trong nền kinh tế.
1.Vận dụng trong luật đất đai:
Đất đai là một tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Ở mỗi chế độ
đất đai lại thuộc về mỗi giai cấp khác nhau, ví như sở hữu của thực dân Pháp, của
bọn quan lại quí tộc phong kiến, của địa chủ và dù ở chế độ nào cuối cùng Mác
cũng kết luận: "Mỗi bước tiến của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bước tiến
không những trong nghệ thuật bóc lột người lao động mà còn là bước tiến về mặt
làm cho đất đai bị kiệt quệ mà sự bóc lột đó được thực hiện dưới nhiều hình thức
trong đó có địa tô".
Ngày nay, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản
lí (Nhà nước của dân ).
Nhà nước giao đất, rừng cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang… để sử dụng.
Ở đây thực hiện sự tách rời giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng ruộng đất nhằm
sử dụng tài nguyên của đất nước một cách hiệu quả. Để bổ sung cho nguồn ngân
sách và thông qua ngân sách thực hiện một số chính sách phát triển nông nghiệp,
những người thuê đất phải đóng thuế cho nhà nước. Thuế này khác xa với địa tô
phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa vì thuế này tập trung vào ngân sách mang
lại lợi ích cho toàn dân, nó không mang bản chất bóc lột của địa tô phong kiến và
địa tô tư bản chủ nghĩa
Các điều khoản:
Với việc vận dụng một cách sáng tạo lí luận về địa tô của Mác, nhà nước ta đã
ban hành luật đất đai để quy định một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ của người
dân theo những nội dung như sau:
- Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lí. Nhà nước
giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ

chức chính trị - xã hội, hộ gia đình, cá nhân, sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước
còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
được nhà nước cho thuê đất, giao đất trong luật này gọi chung là người sử dụng
đất.
- Người sử dụng đất đai có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo và sử dụng đất hợp lí, có
hiệu quả, phải làm đầy đủ thủ tục địa chính, nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất
và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật.
- Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và
áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào các việc sau đây:
+ Làm tăng giá trị sử dụng đất.
+ Thâm canh tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Khai hoang, vỡ hoá, lấn biển để mở rộng diện tích đất, sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối.
+ Bảo vệ (tiết kiệm) cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất.
+ Sử dụng tiết kiệm đất.
Người dân sử dụng đất phải có trách nhiệm bồi bổ cải tạo đất hay việc đóng
thuế, tiền thuê đất đều là một hình thức của địa tô.
Hiện nay nhà nước ta đang có những văn bản thu thuế sử dụng đất, đối với những
nhà ở mặt đường thì mức thuế nhà đất là 15000đ/1m2/năm. Còn với những nhà
trong khu dân cư thì thuế nhà đất là 10000/1m2/năm.
Tuy nhiên cho đến ngày 2/12/1998 Quốc hội nước CHXHCNVN khoá X kì họp
thứ tư đã thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai, từ đó ta
càng thấy lí luận địa tô được vận dụng trong luật đất đai một cách linh động như
thế nào.
Điều 22: Được sửa đổi bổ sung như sau: “Nhà nước giao đất không thu tiền sử
dụng đất trong trường hợp sau đây:
1.1 Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, làm muối mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có từ các hoạt động
sản xuất đó được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận sử dụng đất vào
mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, làm muối trong

hạn mức đất được nhà nước giao.
Hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức trước ngày luật này
có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng diện tích đất vượt mức theo thời gian bằng
1/2 thời gian giao đất và phải nộp thuế bổ sung đối với diện tích đó theo qui định
của pháp luật; sau thời hạn này thì phải chuyển sang thuế đất. Đối với diện tích
đất vượt hạn mực có sau ngày luật này có hiệu lực thì người sử dụng đất đó phải
nộp thuế đất.
Đây là một sự thayđổi có vận dụng lý luận địa tô vào thực tiễn Việt Nam của Nhà
nước ta.
2. Vận dụng trong thuế nông nghiệp:
Địa tô không chỉ được vận dụng trong luật đất đai mà còn được vận dụng rất
nhiều trong thuế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Thuế nông nghiệp ở đây không hề thể hiện sự bóc lột đối với người nông dân mà
đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi người nông dân. Để khuyến khích sử dụng đất
nông nghiệp có hiệu quả, thực hiện công bằng, hợp lý sự đóng góp của tổ chức, cá
nhân sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách nhà nước.
Căn cứ vào điều 84 của Hiến pháp 1992 của nước ta, Đảng và nhà nước ta đã đưa
ra luật quy định sử dụng đất nông nghiệp.
Điều 1: tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất mà không sử dụng vẫn phải nộp
thuế sử dụng đất nông nghiệp. Họ vẫn được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp
mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Điều 2: Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông
nghiệp bao gồm:
- Đất trồng trọt.
- Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản.
- Đất trồng rừng.
Điều 3: Đất không thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp mà chịu các loại
thuế khác hoặc không phải chịu thuế theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Đất có rừng tự nhiên.
- Đất đồng cỏ tự nhiên.

- Đất ở.
- Đất chuyên dùng.
Cuối năm 2001 và sang 2002, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có văn bản
trình thủ tướng chính phủ về việc giảm thuế sử dụng đất cho nông nghiệp. Trong
quá trình thực hiện chính sách, nhà nước đã thường xuyên thực hiện chủ trương
“khoán sức dân, từng bước giảm mức động viên khoảng 20% trên sản lượng quy
thóc hàng năm đã giảm xuống 10-12%. Chính sách giảm thuế đã có tác động tích
cực với đời sống xã hội khu vực nông thôn.
Có thể nói việc xoá bỏ hạn điền là tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt cho người nông
dân. Điều này cho thấy sự tích cực vượt bậc của Đảng và Nhà nước ta so với việc

×