[<br>]
Một gen nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 10500 nuclêôtit tự do, trong đó riêng loại
ađênin nhận của môi trường bằng 1575 nuclêôtit. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là
bao nhiêu?
A. A = T = 27,5%; G = X = 22,5%
B. A = T = 20%; G = X = 30%
C. A = T = 15%; G = X = 35%
D. A = T = 32,5%; G = X = 17,5%
[<br>]
Khối lượng của gen bằng:
A. 360000 đơn vị cacbon
B. 540000 đơn vị cacbon
C. 720000 đơn vị cacbon
D. 900000 đơn vị cacbon
[<br>]
Tỉ lệ phần trăm từng loại đơn phân của gen bằng bao nhiêu?
A. A = T = 17,5%; G = X = 32,5%
B. A = T = 15%; G = X = 35%
C. A = T = 22,5%; G = X = 27,5%
D. A = T = 20%; G = X = 30%
[<br>]
Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micrômet
Số liên kết hoá trị giữa các đơn phân của gen là:
A. 798 liên kết
B. 898 liên kết
C. 1598 liên kết
D. 1798 liên kết
[<br>]
Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micrômet
Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 360; G = X = 540
B. A = T = 540; G = X = 360
C. A = T = 270; G = X = 630
D. A = T = 630; G = X = 270
[<br>]
Một gen có chiều dài 2142 ăngstron. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Gen chứa 1260 nuclêôtit
B. Số liên kết hoá trị của gen bằng 2418
C. Gen có tổng số 63 vòng xoắn
D. Cả A, B, C đều đúng
[<br>]
Một gen có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau và có khối lượng 540000 đơn vị cacbon. Số liên
kết hiđrô của gen bằng:
A. 2340 liên kết
B. 2250 liên kết
C. 3120 liên kết
D. 4230 liên kết
[<br>]
Gen có số cặp A – T bằng 2/3 số cặp G – X và có tổng số liên kết hoá trị giữa đường với axit
phôtphoric bằng 4798. Khối lượng của gen và số liên kết hiđrô của gen lần lượt bằng:
A. 720000 đơn vị cacbon và 3120 liên kết
B. 720000 đơn vị cacbon và 2880 liên kết
C. 900000 đơn vị cacbon và 3600 liên kết
D. 900000 đơn vị cacbon và 3750 liên kết
[<br>]
Gen có số cặp A – T bằng 2/3 số cặp G – X và có tổng số liên kết hoá trị giữa đường với axit
phôtphoric bằng 4798.
Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = G = X = 600
B. A = T = G = X = 750
C. A = T = 720; G = X = 480
D. A = T = 480; G = X = 720
[<br>]
Một gen có chứa 600 cặp A – T và 3900 liên kết hiđrô
Số chu kỳ xoắn của gen là:
A. 90 chu kì
B. 120 chu kì
C. 150 chu kì
D. 180 chu kì
[<br>]
Trên mạch thứ nhất của gen có chứa A, T, G, X lần lượt có tỉ lệ là 20% : 40% : 15% : 25%. Tỉ lệ
từng loại nuclêôtit của gen nói trên là:
A. A = T = 35%; G = X = 15%
B. A = T = 30%; G = X = 20%
C. A = T = 60%; G = X = 40%
D. A = T = 70%; G = X = 30%
[<br>]
Một gen có chứa 1198 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit thì có khối lượng bằng bao nhiêu?
A. 720000 đơn vị cacbon
B. 621000 đơn vị cacbon
C. 480000 đơn vị cacbon
D. 360000 đơn vị cacbon
[<br>]
Một gen có chiều dài 1938 ăngstron và có 1490 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của
gen là:
A. A = T = 250; G = X = 340
B. A = T = 340; G = X = 250
C. A = T = 350; G = X = 220
D. A = T = 220; G = X = 350
[<br>]
Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số liên kết
hiđrô của gen nói trên là:
A. 990 liên kết
B. 1020 liên kết
C. 1080 liên kết
D. 1120 liên kết
[<br>]
Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin.
Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A. A = T = 180; G = X =270
B. A = T = 270; G = X = 180
C. A = T = 360; G = X = 540
D. A = T = 540; G = X = 360
[<br>]
Một gen có chứa 132 vòng xoắn thì có chiều dài là bao nhiêu?
A. 2244 ăngstron
B. 4488 ăngstron
C. 6732 ăngstron
D. 8976 ăngstron
[<br>]
Một mạch của phân tử ADN có chiều dài bằng 1,02mm (biết 1mm = 107 ăngstron)
Số chu kỳ xoắn của phân tử ADN nói trên bằng:
A. 300000 chu kỳ
B. 150000 chu kỳ
C. 400000 chu kỳ
D. 200000 chu kỳ
[<br>]
Tự nhân đôi ADN còn được gọi là quá trình:
A. Phiên mã
B. Tự sao
C. Giải mã
D. Sao mã
[<br>]
Yếu tố nào quy định phân tử ADN tự sao đúng mẫu?
A. Nguyên tắc bổ sung giữa nuclêôtit môi trường khi liên kết với các nuclêôtit trên mạch gốc
B. Enzim ADN – pôlimeraza
C. Xảy ra dựa vào ADN mẹ
D. Cả A, B, C đều đúng
[<br>]
Mục đích của tự nhân đôi ADN là:
A. Tạo ra nhiều tế bào mới
B. Làm tăng lượng tế bào chất trong tế bào
C. Chuẩn bị cho sự phân chia tế bào
D. Chuẩn bị cho sự tổng hợp prôtêin trong tế bào
[<br>]
Câu có nội dung đúng sau đây là:
A. ADN nhân đôi theo nguyên tắc “bán bảo toàn”
B. Phân tử ADN nhân đôi 1 lần tạo 1 ADN mới
C. Trong nhân đôi ADN, loại T mạch gốc liên kết với loại G của môi trường
D. ADN nhân đôi dựa vào khuôn mẫu của phân tử ARN
[<br>]
Điều không đúng khi nói về nhân đôi ADN là:
A. Xảy ra vào lúc phân tử ADN ở trạng thái tháo xoắn
B. Dựa trên khuôn mẫu của phân tử ADN mẹ
C. Có sự xúc tác của enzim ADN – pôlimeraza
D. Xảy ra vào kỳ giữa của chu kì tế bào
[<br>]
Tên gọi khác của gen cấu trúc là:
A. Gen sản xuất
B. Gen điều hoà
C. Gen khởi động
D. Gen ức chế
[<br>]
Tên gọi nào sau đây được dùng để chỉ gen cấu trúc?
A. Bản mã sao
B. Bản mã gốc
C. Bản đối mã
D. Cả A, B, C đều đúng
[<br>]
Loại gen mang thông tin quy định cấu trúc của một loại prôtêin nào đó được gọi là: …(X)… Mỗi
…(X)… có chứa từ …(Y)… nuclêôtit:
(X), (Y) là:
A. (X): Gen cấu trúc. (Y): 600 đến 1500 cặp
B. (X): Gen khởi động. (Y): 1500 đến 3000
C. (X): Gen điều hoà. (Y): 600 đến 1500
D. (X): Gen ức chế. (Y): 1500 đến 3000 cặp
[<br>]
ADN không thực hiện chức năng nào sau đây?
A. Chứa gen mang thông tin di truyền
B. Bảo quản thông tin di truyền
C. Truyền thông tin di truyền qua các thế hệ
D. Chứa nhiễm sắc thể
[<br>]
Cho một đoạn mạch đơn của ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: T – A – X – G – X – A
Trật tự các nuclêôtit của đoạn mạch tương ứng còn lại là:
A. A – T – G – X – G – T
B. A – G – T – X – G – A
C. T – A – X – G – X – A
D. A – X – G – X – A - T
[<br>]
Kết luận nào sau đây về ADN là hệ quả của nguyên tắc bổ sung?
A. A + G có số lượng nhiều hơn T + X
B. A + T có số lượng ít hơn G + X
C. A + G có số lượng bằng T + X
D. A = T = G = X
[<br>]
Đặc điểm của các vòng xoắn trong ADN là:
A. Có số cặp nuclêôtit khác nhau
B. Lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ
C. Có chiều dài tương đương với chiều dài của 20 nuclêôtit
D. Luôn chứa một loại đơn phân nhất định
[<br>]
Khoảng là:
A. Chiều dài của phân tử ADN
B. Đường kính của phân tử ADN
C. Chiều dài một vòng xoắn của ADN
D. Chiều dài của một cặp đơn phân trong ADN
[<br>]
Điều nào sau đây đúng khi nói về liên kết bổ sung giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN?
A. A liên kết T bằng 2 liên kết hiđrô
B. T liên kết X bằng 2 liên kết hiđrô
C. X liên kết G bằng 2 liên kết hiđrô
D. G liên kết A bằng 3 liên kết hiđrô
[<br>]
Khoảng 20 ăngstron là chiều dài của:
A. Một vòng xoắn của ADN
B. Một đơn phân trong ADN
C. Đường kính của ADN
D. Một gen nằm trong phân tử ADN
[<br>]
Theo mô hình cấu trúc không gian được mô tả về ADN thì 2 mạch của phân tử ADN có đặc
điểm:
A. Vừa song song vừa xoắn đều quanh một trục
B. Xếp thẳng góc với nhau
C. Sắp xếp bất kỳ
D. Độc lập và không có liên kết lại với nhau
[<br>]
Đường đêôxiribô cấu tạo nên phân tử ADN thuộc nhóm nào sau đây?
A. Mônôsaccarit
B. Đisaccarit
C. Pôlisaccarit
D. Đường có 6 nguyên tử cacbon
[<br>]
Câu có nội dung sai trong các câu sau đây là:
A. Phân tử ADN được cấu tạo từ các đơn phân nuclêôtit
B. Có 4 loại nuclêôtit khác nhau cấu tạo các phân tử ADN
C. Phân tử ADN có cấu trúc 2 mạch xoắn
D. Phân tử ADN chỉ có một loại liên kết hoá học giữa các đơn phân là liên kết hiđrô
[<br>]
Giữa các đơn phân trong phân tử ADN có các loại liên kết hoá học nào sau đây?
A. Liên kết peptit và liên kết hiđrô
B. Liên kết hoá trị
C. Liên kết hiđrô và liên kết hoá trị
D. Liên kết hiđrô
[<br>]
Câu có nội dung đúng trong các câu sau là:
A. Đường có cấu tạo của ADN trong 6 nguyên tử cacbon
B. Trong ADN không có chứa bazơ timin mà có bazơ uraxin
C. Tên gọi của đơn phân trong phân tử ADN được xác định bằng tên của bazơ nitric trong đơn
phân đó
D. Mọi sinh vật đều chưa các phân tử ADN giống nhau
[<br>]
ADN có tính chất nào sau đây?
A. Tính ổn định tuyệt đối
B. Tính luôn luôn biến đổi
C. Tính đa dạng và tính đặc thù
D. Cả ba tính chất trên
[<br>]
Trong phân tử ADN, mạch được tạo từ các nuclêôtit liên kết nhau bằng liên kết hoá trị được gọi
là:
A. Mạch pôlinuclêôtit
B. Mạch xoắn kép
C. Mạch pôlipeptit
D. Mạch xoắn cuộn
[<br>]
Liên kết hoá trị nối giữa các đơn phân trên cùng một mạch của phân tử ADN được hình thành
giữa:
A. Đường của hai đơn phân kế tiếp
B. Axit của đơn phân này với đường của đơn phân kế tiếp
C. Đường của đơn phân này với bazơ của đơn phân kế tiếp
D. Hai thành phần bất kỳ của hai đơn phân kế tiếp nhau
[<br>]
Trên thực tế thì các loại đơn phân của ADN có đặc điểm nào sau đây?
A. Bốn loại đơn phân có kích thước bằng nhau
B. A và G lớn hơn T và X
C. A và X lớn hơn T và G
D. A lớn hơn T, G, X
[<br>]
Đặc điểm nào sau đây góp phần tạo ra tính ổn định về cấu tạo cho phân tử ADN?
A. Liên kết hoá trị bền nối giữa các đơn phân trên cùng một mạch
B. Số lượng liên kết hiđrô nối giữa hai mạch có số lượng nhiều
C. Cấu trúc xoắn
D. Cả A, B, C đều đúng
[<br>]
Loại liên kết hoá học nối giữa các nuclêôtit trên cùng một mạch của phân tử ADN là:
A. Liên kết peptit
B. Liên kết hiđrô
C. Liên kết cộng hoá trị
D. Liên kết ion
[<br>]
Trong 4 loại đơn phân của ADN, hai loại đơn phân có kích thước nhỏ là:
A. Ađênin và guanin
B. Timin và xitôzin
C. Guanin và timin
D. Xitôzin và ađênin
[<br>]
Trong cấu trúc của một nuclêôtit, liên kết hoá trị được hình thành giữa hai thành phần nào sau
đây?
A. Đường và bazơ nitric
B. Bazơ nitric và axit phôtphoric
C. Axit phôtphoric và đường
D. Đường với axit phôtphoric và đường với bazơ nitric
[<br>]
Tên gọi của nuclêôtit được xác định bằng tên của một thành phần chứa trong nó là:
A. Bazơ nitric
B. Axit phôtphoric
C. Phân tử đường đêôxiribô
D. Phân tử đường ribô
[<br>]
Trong thành phần của nuclêôtit trong phân tử ADN không có chứa chất nào sau đây?
A. Axit phôtphoric
B. Đường đêôxiribô
C. Bazơ nitric loại timin
D. Bazơ nitric loại uraxin
[<br>]
Đơn phân cấu tạo của ADN là:
A. Axit amin
B. Axit đêôxiribônuclêic
C. Axit ribônuclêic
D. Nuclêôtit
[<br>]
ADN có trong thành phần nào sau đây của tế bào?
A. Chỉ có ở trong nhân
B. Màng tế bào
C. Chỉ có ở bào quan
D. Phần lớn ở trong nhân và một ít ở bào quan