Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Báo cáo kinh tế “Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long thời kỳ 2005 - 2009” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.19 KB, 24 trang )

Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
Báo cáo kinh tế “Tìm hiểu hiệu
quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng
sông Cửu Long thời kỳ 2005 - 2009”

GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 1 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
Mục Lục
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 2 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 3 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
PHẦN MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta. Trồng lúa là một
nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam từ rất xa xưa, có lẽ từ khi bắt đầu việc
trồng trọt thì cây lúa đã được đặt biệt quan tâm. Kinh nghiệm sản xuất lúa đã
được hình thành, tích lũy và phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc ta.
Những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật trong nước và thế giới trên lĩnh vực
nghiên cứu và sản xuất lúa đã thúc đẩy mạnh mẽ ngành trồng lúa nước ta trên
thương trường quốc tế. Những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia vào thị
trường xuất khẩu lúa gạo thế giới với vị trí thứ 2 trong các nước xuất khẩu gạo.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực cả
nước với sản lượng chiếm khoảng 50% tổng sản lượng lương thực cả nước và
90% lượng gạo xuất khẩu hằng năm (Dương Văn Chính, 2009). Đồng bằng sông
Cửu Long góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Tuy nhiên, hiện nay vùng phải đối mặt với những thách thức ngày càng nghiêm
trọng như biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho nước biển dâng cao gây ngập úng
sâu hơn và lâu hơn, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Diện tích đất trồng
lúa giảm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và chuyển đất lúa sang nuôi


trồng thủy sản hoặc trồng cây ăn trái … Diện tích đất canh tác lúa trên đầu người
thấp và chưa tập trung. Những khiếm khuyết trong bản thân ngành lúa gạo như:
kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức đặc biệt là sân phơi, lò sấy và kho
chứa lúa. Lúa được trồng quanh năm nên sâu bệnh phát triển gây hại liên tục,
công nghệ sau thu hoạch yếu kém, giống lúa được tạo nhiều nhưng chưa có
những giống chủ lực chiến lược Công ty kinh doanh lương thực không có vùng
nguyên liệu tập trung mà chỉ thu mua gạo từ tư thương mà không mua lúa trực
tiếp từ nông dân, chưa có chính sách nhất quán và lâu dài về giá tối thiểu để đảm
bảo nông dân trồng lúa luôn có lời. Một số giải pháp được đề xuất để giữ đất lúa
ổn định lâu dài và chính quyền trung ương cũng như địa phương cần dùng ngân
sách để đầu tư thỏa đáng cho ngành trồng lúa trong vùng giúp nông dân phấn
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 4 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
khởi, an tâm trồng lúa góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Có thể nói
việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp đối phó với thiên tai, dịch bệnh đang là
vấn đề then chốt giúp cho người nông dân sản xuất lúa tốt hơn, cho năng suất cao
hơn và cạnh tranh trên thương trường thế giới. Đây cũng là lý do em chọn đề tài:
“Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long thời kỳ 2005 -
2009” để làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long và đề ra
giải pháp nhằm giúp các hộ nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tình hình sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long.
- Phân tích các yếu tố thuận lợi và bất lợi của việc sản xuất lúa ở Đồng
Bằng sông Cửu Long.
- Đề xuất những biện pháp để giúp nhà nông nâng cao hiệu quả sản xuất
lúa.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập thông tin qua các báo cáo, tìm
hiểu thông tin trên báo, tạp chí, truyền thông, mạng Internet.
3.2 Phương pháp phân tích số liệu:
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng
Bằng sông Cửu Long.
- Từ mô tả và phân tích trên, sử dụng các phương pháp suy luận, quy
nạp để đưa ra các biện pháp giúp nhà nông sản xuất lúa tốt hơn.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Phạm vi về không gian: Vùng sản xuất lúa Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
4.2 Phạm vi về thời gian: Từ năm 2005 đến 2009.
4.3 Phạm vi về nội dung: Tìm hiểu tình hình sản xuất lúa ở Đồng Bằng
sông Cửu Long.

GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 5 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Năng suất lúa:
Năng suất lúa là sản lượng lúa đạt được trên một đơn vị diện tích sau một
vụ sản xuất. Thường được đánh giá bằng đơn vị triệu tấn/ ha hoặc tạ/ha.Việc
đánh giá năng suất lúa thường dựa vào năng suất thống kê (là năng suất thu
hoạch tại gốc) do cơ quan thống kê xác định và mới chỉ thực hiện trong sản xuất
lúa (năng suất thống kê chưa tính đầy đủ hao hụt trong khâu thu hoạch và vận
chuyển), và năng suất thực thu là số sản phẩm thực tế thu được dựa trên cơ sở tài
liệu hạch toán của đơn vị sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân.
1.2 Hiệu quả:
- Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong

sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả
là lợi nhuận, được đánh giá bằng số lương thời gian hao phí để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm, hoặc là số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian.
- Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau:
+ Hiệu quả kinh tế: là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản
xuất, là sự phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động,
vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố
của sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối
thiểu.
+ Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ
việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất.
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 6 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SẢN XUẤT LÚA
TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1. Thực trạng của việc sản xuất lúa của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long:
2.1.1 Sản lượng:
Năm 2005, sản lượng lúa cả nước ước tính đạt 35,79 triệu tấn, giảm 35,8
vạn tấn so với năm 2004, do diện tích giảm 119 nghìn ha và năng suất chỉ đạt xấp
xỉ năm 2004. Sản lượng lúa các địa phương phía Bắc giảm 67,9 vạn tấn, các địa
phương phía Nam tăng 32,1 vạn tấn, riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng 66,7
vạn tấn so với năm 2004.
Năm 2007, sản lượng lúa tính chung ba vụ đạt 35,87 triệu tấn, tăng 0,1%
so với năm 2006. Sản lượng lúa năm 2008 ước đạt 38,6 triệu tấn, tăng 2,7 triệu
tấn (7,5%) so với năm 2007. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng
chiếm hơn 50% cả nước, năm 2007 là 18,63 triệu tấn và năm 2008 là 20,67 triệu
tấn.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt về tình hình sản xuất lúa tại Đồng

bằng sông Cửu Long năm 2009, sản lượng lúa toàn vùng tăng 10.000 tấn (đạt
trên 20,63 triệu tấn lúa hàng hóa), với năng suất bình quân 5,38 tấn/ha (tăng 0,37
tấn/ha so với vụ đông xuân năm trước).Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn,
thách thức, tuy nhiên sản xuất lúa cả nước vẫn đạt 39 triệu tấn, trong đó khu vực
đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ đóng góp hơn 22,6 triệu tấn, xuất
khẩu đạt hơn 6 triệu tấn, giá trị đạt gần 2,7 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Đây là số liệu mới nhất được đưa ra trong Hội nghị tổng kết sản xuất lúa năm
2009. Điển hình các tỉnh đã đạt được năng suất đáng kể như sau:
+ Theo báo cáo của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh
Vĩnh Long, tổng diện tích xuống giống cả 3 vụ lúa Đông – Xuân, Hè – Thu và
Thu - Đông năm nay là 176.679 ha (đạt 100% kế hoạch). Tuy có giảm 1.700 ha
so với cùng kỳ năm 2008, nhưng qua 3 vụ sản xuất, sản lượng ước đạt gần
900.000 tấn, tăng gần 2000 tấn so với năm trước.
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 7 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
+ Cùng với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, năm 2009, toàn
tỉnh Kiên Giang có 340.000 ha đất canh tác lúa, diện tích gieo trồng 621.600 ha,
sản lượng đạt gần 3,4 triệu tấn, trong đó tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm 70%.
Những mốc quan trọng đánh dấu sự đột phá và phát triển của ngành sản xuất lúa
ở tỉnh là việc đưa các giống lúa ngắn ngày thay thế các giống lúa nổi, lúa mùa địa
phương từ sau trận lũ lịch sử năm 1978, mở ra hướng phát triển mới theo hướng
tăng vụ, thâm canh và khai hoang mở rộng diện tích đưa sản xuất lúa tăng tốc
những năm sau đó, để rồi sản lượng lúa lần lượt vượt qua các ngưỡng 1 triệu tấn
( năm 1991), 2 triệu tấn ( năm 1999), 3 triệu tấn ( năm 2007).
+ Năm 2009, sản lượng lúa tỉnh Trà Vinh đạt hơn 1 triệu tấn. Ba vụ
lúa năm 2009 ( mùa thu đông, đông xuân và hè thu), nông dân tỉnh Trà Vinh gieo
sạ 231.849 ha; năng suất bình quân đạt 4,68 tấn / ha, tổng sản lượng lúa đạt hơn 1
triệu tấn, vượt kế hoạch 0,42 % và tương đương năm 2008.
Bảng 1: Sản lượng lúa và xuất khẩu của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long
so với cả nước:

Năm
Sản lượng
cả nước
(triệu tấn)
Slượng
ĐBSCL
(triệu tấn)
Xuất khẩu cả
nước/ĐBSCL chiếm
90% (triệu tấn)
1990 19,2 9,48 1,46
2000 32,5 16,7 3,39
2005 35,8 19,24 5,2
2007 35,9 18,63 4,56
2008 38,78 20,67 4,74
2009 39 20,633 6-6,2 (dự kiến)
Nguồn: ( )
Trong năm 1990, sản lượng lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long chiếm
49,38% sản lượng cả nước. Năm 2000, sản lượng lúa cả vùng chiếm 51,38% sản
lượng cả nước. Năm 2005, chiếm 59,2% sản lượng cả nước. Năm 2007, sản
lượng vùng chiếm 51,89%. Năm 2008, chiếm 53,30%. Năm 2009, Đồng Bằng
sông Cửu Long chiếm 52,91% sản lượng lúa cả nước. Từ số liệu trên, ta có thể
khẳng định Đồng Bằng sông Cửu Long có vị trí sản xuất lúa quan trọng trong cả
nước.
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 8 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
Tuy nhiên, sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long còn gặp nhiều vấn
đề nan giải cần phải được quan tâm và khắc phục:
- Tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp, nhất là dịch rầy nâu truyền bệnh vàng
lùn xoắn lá.

- Khâu bảo quản sau thu hoạch còn yếu kém, tỉ lệ thất thoát cao. Theo
công bố của Viện Nghiên cứu lúa Đồng Bằng sông Cửu Long, ước tính mỗi năm
nông dân trồng lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long mất từ 3.200 – 3.600 tỷ đồng vì
thất thoát sau thu hoạch, chiếm gần 12% (trong tổng sản lượng bình quân dao
động 17 – 18 triệu tấn).
- Cơ giới hóa trong nông nghiệp còn thấp trong sản xuất cũng như trong
thu hoạch. Tỷ lệ cơ giới hóa trong:
+ Khâu làm đất trồng lúa mới đạt 69%.
+ Chủ động tưới tiêu được 60%.
+ Thu hoạch lúa, khâu quan trọng nhất chỉ đạt 8,2%.
- Giá cả vật tư nông nghiệp liên tục tăng, giá lúa không ổn định làm mất
lòng tin của ngưởi nông dân.
- Quỹ đất nông nghiệp liên tục bị giảm do công nghiệp hóa, đô thị hóa.
- Sản xuất chủ yếu manh mún, nhỏ lẻ với diện tích canh tác nhỏ.
2.1.2 Chủng loại và chất lượng:
Hiện nay, nhờ tiến bộ về giống có thời gian sinh trưởng 85-90 ngày hoặc
90-100 ngày, kết hợp với hệ thống thủy lợi không ngừng được cải tạo, Đồng
Bằng sông Cửu Long trong 20 năm qua đã gia tăng diện tích Đông Xuân gấp 8
lần, Hè Thu tăng gấp 4,3 lần, và vụ mùa giảm 3,4 lần. Cải tiến giống cây trồng là
một hoạt động mang tính xã hội hóa rất cao. Có nhiều thành phần trong xã hội
tham gia quá trình lai tạo chọn lọc giống lúa từ nhà khoa học, cán bộ quản lý ở
các ban ngành trung ương và địa phương, cán bộ khuyến nông, bà con nông dân,
nhờ đó các nhà khoa học đã rút ngắn được quá trình nghiên cứu của mình từ
phòng thí nghiệm ra đồng ruộng một cách rất hiệu quả.
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 9 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
Bảng 2 : Giống lúa chủ lực hiện nay ở Đồng Bằng sông Cửu Long :
Giống Nguồn gốc Thời gian
sinh trưởng
(ngày)

AS996 IR64 / Oryza rufipogon 90-95
IR50404 IR50404-57-2-2-3 90-95
IR64 IR18348-36-3-3 105-115
MTL145 IR62065-27-1-2-1 95-105
MTL250 IRRI 105-110
OM1490 OM606 x IR44592-62-1-1-3 85-90
OM1723 OM554 x IR50401 95-100
OM2395 IR63356 x TN1 90
OM2514 OM1314 x nếp MT 85 – 90
OM2517 OM1325 x OMCS94 95
OM2717 OM1738 x TN128 95
OM2718 OM1738 x MRCmutant 95
OM3536 TD8 x OM1738 85-90
OM4495 IR64/OM1706//IR64 85-90
OM449 IR64/OMCS2000//IR64 95
OM576 (Hầm Trâu) Hungary x IR48 110-120
OMCS2000 OM1723 x MRC19399 90-93
Tài nguyên ĐB (TN100) Tài nguyên đột biến do Co
60
95-100
VĐ20 Đài Loan 105-110
VNDD95-20 IR64 đột biến, Co
60
90-103
(Nguồn: Cơ cấu giống lúa Đông xuân năm 2005-2006 và hệ thống sản xuất
giống lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long – Bùi Chí Bửu, Viện lúa Đồng Bằng
sông Cửu Long)
Các giống lúa này được trồng đại trà và được nghiên cứu tại các viện lúa.
Bộ giống chủ lực, chất lượng cao bao gồm: OM1490, OMCS2000, OM3536,
OM2517, OM2718, VNĐ 95-20, MTL250, TNĐB100. Bộ giống lúa đặc sản:

Jasmine 85, VDD20, nhóm lúa thơm, nhóm lúa nếp (OM85, Nếp Bè,…). Bộ
giống cao sản chất lượng thấp: OM 576, IR50404. Gần đây những giống triển
vọng đang có xu hướng phát triển: OM4495, OM4498, OM2514,….
2.2 Hiệu quả:
2.2.1 Sản lượng:
Mục tiêu phát triển chiến lược của Việt Nam vào năm 2010 là 40 triệu tấn
lương thực và 38 triệu tấn lúa gạo. Điều này đặt ra cho Đồng Bằng sông Cửu
Long một mục tiêu mới, với sự phấn đấu cao hơn, làm sao vừa tiếp tục nâng cao
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 10 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
năng suất, chất lượng an toàn, thực phẩm và hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên
thiên nhiên vừa tăng nhiều hơn thu nhập cho nông dân. Theo dự báo của Cục
Trồng trọt, đến năm 2020, sản lượng lúa của toàn vùng vẫn dao động ở mức 21-
22 triệu tấn. Trong khi đó, sản lượng lúa toàn vùng năm 2009 ước khoảng 20,63
triệu tấn.
Bảng 3: Diện tích trồng lúa theo qui hoạch của Bộ Nông Nghiệp & Phát
Triển nông thôn:
Năm DT Canh tác
(nghìn ha)
DT gieo trồng
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2007 1.893 3.683 50,6 18.637
2009 1.895 3.835 53,8 20.633
2010 1.880 3.760 52 19.550
2015 1.830 3.670 56 20.800
2020 1.800 3.600 58 21.000

2030 1.780 3.560 59 21.000
(Nguồn: />Để đạt mục tiêu ngành nông nghiệp phải nỗ lực kết hợp nhiều biện pháp
như qui hoạch diện tích đất, áp dùng các biện pháp sinh học cho cây lúa tốt hơn
là sử dụng nhiều loại phân bón cho đồng ruộng, lựa chọn giống phù hợp,….
Đồng thời giữ giá lúa, khuyến khích giúp nông dân phấn khởi trồng lúa.
Bảng 4: Giá trị sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long năm 2005 – 2008
Năm 2005 2006 2007 2008
Diện tích
(nghìn ha)
3826,3 3773,9 3683,1 3858,9
Sản lượng
(nghìn tấn)
19298,5 18229,2 18678,9 20681,6
Năng suất
(tạ/ha)
50,4 48,3 50,7 53,6
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 11 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Năm 2005, sản lượng lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long tăng 66,7 vạn
tấn so với năm 2004 đạt mức 19298,5 nghìn tấn và có năng suất 50,4 tạ/ ha. Năm
2006, tuy sản lượng lúa có giảm nhưng vẫn giữ được năng suất 48,3 tạ/ha. Năm
2007, với sản lượng 18678,9 nghìn tấn Đồng Bằng sông Cửu Long đạt năng suất
50,7 tạ/ha. Và năm 2008, là năm sản lượng lúa đạt mức cao nhất 20681,6 nghìn
tấn đạt 53,6 tạ/ ha.
2.2.2 Chủng loại và chất lượng:
Sản lượng lúa tăng do sử dụng giống xác nhận (sản xuất từ giống nguyên
chủng của dự án): 260.000 tấn, đạt giá trị gia tăng là 520 tỷ đồng (so với tổng
vốn đầu tư là 20,45 tỷ đồng). Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày một
tăng do sử dụng giống giống xác nhận trong sản xuất từ <1% đến 30% như hiện

nay.
Từ năm 2005 đến nay, các tỉnh, thành phố Đồng Bằng sông Cửu Long
thực hiện được gần 800 đề tài, dự án phục vụ phát triển nông nghiệp. Trong đó
có gần 60 dự án được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, chuyển giao và ứng
dụng vào sản xuất đã nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho nông dân. Tuy
nhiên, trước nhu cầu thực tế, khoa học - công nghệ vẫn chưa đáp ứng được sự
phát triển trong vùng.
Thành công nổi bật của Đồng Bằng sông Cửu Long là tạo được giống lúa
cực sớm (các giống OMCS) với thời gian sinh trưởng ngắn, tránh được lũ, bảo
toàn đồng lúa không bị thất thoát. Việc tăng nhanh diện tích sản xuất lúa đông
xuân, hè thu bằng giống lúa cực sớm là yếu tố quan trọng để tăng năng suất, sản
lượng lúa toàn vùng. Trước đây, hai triệu ha đất canh tác một vụ, năng suất hai
tấn/ha, cả Đồng Bằng sông Cửu Long chỉ đạt khoảng bốn triệu tấn lúa, đến năm
2009 đạt hơn 20,63 triệu tấn lúa hàng hóa. Giống lúa cực sớm được đánh giá là
thành công nhất của Viện lúa Đồng Bằng sông Cửu Long.
Không những tăng nhanh về sản lượng, mà chất lượng lúa gạo ở vùng
này không ngừng tăng. Ðể có được hạt gạo chất lượng, phải nói đến công nghệ
hạt giống. Đồng Bằng sông Cửu Long đã có những bước tiến đáng kể trên lĩnh
vực này. Cách đây năm năm, hạt giống tốt (giống xác nhận) chỉ có 20%, đến nay
hơn 40% diện tích sử dụng giống xác nhận. Năng suất lúa bình quân hiện nay ở
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 12 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
Đồng Bằng sông Cửu Long khoảng 5,38 tấn/ha, đứng đầu khu vực ASEAN. Các
loại lúa đặc sản có chất lượng cao như IR64, OM 1490, VN 95-20, MTC 250,
ST, lúa nàng thơm Chợ Ðào, Jasmine phục vụ xuất khẩu ngày càng mở rộng,
chiếm tỷ trọng lớn về diện tích, sản lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường
trong nước và xuất khẩu.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.1. Thuận lợi:
Đồng Bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh thành (Long An, Bến Tre, Tiền
Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và TP. Cần Thơ) với 4 triệu ha đất tự nhiên; trong đó có
trên 3,8 triệu ha đất nông nghiệp. Hàng năm, vào mùa lũ, Đồng Bằng sông Cửu
Long đón trên 500 tỷ m3 nước, cung cấp lượng phù sa màu mỡ; đồng thời giúp
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 13 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
tháo chua, rửa phèn, làm vệ sinh đồng ruộng. Đây là nguồn tài nguyên nước rất
thuận lợi cho sản xuất và sinh sống của toàn vùng. Vùng có hệ sinh thái đa dạng:
ngọt, lợ, mặn đan xen. Tuy là vùng đồng bằng, nhưng lại có rừng ngập mặn ven
biển, rừng nguyên sinh ở đảo Phú Quốc, rừng tràm ở Đồng Tháp Mười. Ngoài ra,
còn có trữ lượng khoáng sản, đất sét, cát, sỏi, đá xây dựng, đặc biệt là trữ lượng
đá vôi và dầu khí khá lớn.
3.1.1 Dân cư tập trung đông ở Đồng Bằng sông Cửu Long:
Đồng Bằng có 17 triệu dân (chiếm 21% dân số cả nước) với trên 60%
dân số từ 15-30 tuổi. Đây là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và năng động, sớm hòa
nhập với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Những tiềm năng nói trên cho
thấy, Đồng Bằng sông Cửu Long là một vùng đất có tiềm năng to lớn để phát
triển kinh tế, là nguồn lực mạnh mẽ về địa lý, sinh thái và nhân văn không chỉ
của cả nước mà còn cả khu vực. Hàng năm, vùng đóng góp vào GDP cả nước là
18% (đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng).
3.1.2 Đồng Bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi :
Đồng Bằng sông Cửu Long có diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng
12% diện tích cả nước, trong đó loại đất tốt nhất là đất phù sa chiếm gần 30%.
Khí hậu ổn định, nhiệt độ trung bình 28
o
C, chế độ nắng cao, số giờ nắng trung
bình cả năm từ 2.226-2.790 giờ, ít xảy ra thiên tai. Đặc biệt, Đồng Bằng sông
Cửu Long có hệ thống song ngòi chằng chịt. Nguồn nước được lấy từ hai nguồn

chính là từ sông Mê Kông và nước mưa. Sông Mê Kông chảy qua vùng Đồng
Bằng sông Cửu Long hàng năm đem lại lượng nước bình quân khoảng 460 tỷ m
3
và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa. Việc vùng Đồng Bằng sông Cửu
Long hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3-4 tháng tạo nên một đặc điểm
nổi bật của vùng, một mặt làm hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây
nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư, nhưng mặt khác cũng tạo nên những
điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và bổ sung độ phì
nhiêu cho đất trồng trọt. Mặt khác, Đồng Bằng sông Cửu Long có khí hậu cận
xích đạo thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
3.1.3 Kinh nghiệm sản xuất lúa lâu đời của người nông dân:
Cây lúa nước đã đồng hành cùng nông dân Đồng Bằng sông Cửu Long
từ hơn 300 năm nay. Thế kỷ thứ 17, Đồng Bằng sông Cửu Long bắt đầu được
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 14 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
khai thác với sự có mặt của tổ tiên chúng ta từ đất Bắc đi vào, mang theo bộ
giống lúa cổ truyền từ nhiều nguồn khác nhau. Thực dân Pháp và các nhà truyền
giáo mang đến đây một ít giống lúa ở nơi nào đó trên thế giới mà họ đã đi qua.
Cư dân địa phương có thể đã trao đổi với các nước láng giềng Thái lan,
Cambodia, Mã Lai, Indonexia. Ngần ấy đã tạo cho bộ giống lúa địa phương ở
đây phong phú vô cùng (khoảng 2000 giống lúa) với các loại hình canh tác lúa
sạ, lúa cấy hai lần, cấy một lần,… trên đất đầm lầy. Bên cạnh đó, hàng trăm quần
thể lúa hoang dại cũng có thể đã được thuần hóa, với sự đa dạng di truyền hiếm
có, tạo thành nguồn vật liệu quí giá mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta bây giờ.
3.2. Bất lợi:
3.2.1 Biến đổi khí hậu toàn cầu:
Đồng Bằng sông Cửu Long của Việt Nam là một vùng đất thấp chịu ảnh
hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm
nhiệt độ trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan và nước biển dâng cao. Với tình
hình nước biển dâng cao hơn 1m so với hiện trạng, diện tích mặt đất ngập sâu

trên 1m kéo dài trong vòng 1 tháng toàn đồng bằng chiếm 68% và diện tích bị
nhiễm mặn với nồng độ trên 4gram/lít là 1,7 triệu ha sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến dòng chính đối với nguồn nước phục vụ sản xuất. Xâm nhập mặn kết hợp với
thiếu nước đầu nguồn của sông Mê kông từ tháng 12 đến tháng 5 đã trở nên
nghiêm trọng. Lưu lượng nước ngọt trên thượng nguồn đổ về vùng hạ lưu thấp,
nhất là trong tháng tư và có xu hướng ngày càng cạn kiệt do việc khai thác sử
dụng nước ngày càng nhiều trên thượng nguồn. Điều này sẽ dẫn đến việc thiếu
nước ém phèn và đất ngày càng bị chua phèn. Hằng năm, xâm nhập mặn ảnh
hưởng đến 50.000 ha lúa hè thu và tác động trực tiếp đến hệ thống canh tác lúa
tôm khoảng 250.000 ha ở các tỉnh ven biển; khô hạn cũng tác động đến 300.000
ha lúa hè thu (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre Tiền Giang và
Long An), đồng thời gây hạn cục bộ cho 500.000 ha lúa tại An Giang, Đồng
Tháp, Long An, Tiền Giang và Kiên Giang, đồng thời ảnh hưởng tới sản xuất vụ
thu đông và vụ đông xuân của năm sau.
3.2.2 Diện tích đất canh tác còn thấp, chưa tập trung.
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 15 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
Trong vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, đất đai vẫn còn manh mún,
những mảnh ruộng nhỏ nên có khó khăn trong quá trình cơ giới hóa, trong khi đó
quá trình tích tụ ruộng đất chưa diễn ra mạnh mẽ trong vùng. Chưa có được
nhiều nông dân đạt được đến mức hạn điền 6 ha như mức cho phép hiện nay. Quá
trình xây dưng hợp tác xã nông nghiệp quá chậm và những hợp tác xã hiện có là
yếu kém. Trong giai đoạn 2001 - 2008, việc tích tụ đất lúa chưa nhiều, có khoảng
30.000 hộ thực hiện tích tụ khoảng 20.000 ha rải rác ở các địa phương nhưng tập
trung chủ yếu ở Đồng Bằng sông Cửu Long (Lã Văn Lý, 2009). Ở khu vực Đồng
Bằng sông Cửu Long, quá trình tích tụ ruộng đất dưới hình thức chuyển nhượng
(mua bán) là chính, chiếm tỷ lệ 95% tổng diện tích đất đai tích tụ. Bình quân diện
tích đất đai tích tụ 4,8 - 10 ha/hộ, cá biệt có hộ 50 - 100 ha (Lã Văn Lý, 2009).
Đất nông nghiệp nói chung và đất canh tác lúa nói riêng ở Việt Nam rất thấp.
Bình quân đất canh tác trên đầu người toàn thế giới là 0,23 ha; ở vùng Châu Á

Thái Bình Dương là 0,15ha; nhưng ở Việt Nam chỉ có 0,11 ha/ người. Nếu tính
trên lao động nông thôn và trên diện tích đất lúa thì bình quân chỉ có 0,6 ha đất
lúa/ hộ và 0,38 ha/ lao động nông thôn.
3.2.3 Thời tiết bất lợi gây sâu hại và dịch bệnh:
Nhiệt độ trong mùa đông ở Đồng Bằng sông Cửu Long vẫn ấm mát.
Nhiều nơi trong vùng có nước ngọt quanh năm. Do đó với các giống lúa cao sản
có thời gian sinh trưởng ngắn trên dưới 90 ngày có thể trồng được quanh năm.
Trên đồng lúc nào cũng có lúa gạo đã tạo điều kiện cho một loại côn trùng quan
trọng gây hại là rầy nâu sinh trưởng phát triển quanh năm. Đặc biệt rầy nâu
trưởng thành mang mầm bệnh siêu vi trùng vàng lùn, lùn xoắn lá đang là mối đe
dọa thường trực cho sản xuất trong vùng.
3.2.4 Vấn đề cơ giới hóa còn yếu kém:
Theo thống kê khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long có tổng diện tích
gieo trồng hàng năm khoảng 3,9 triệu ha, trong đó vụ đông xuân trên 1,5 triệu ha,
vụ hè thu khoảng 1,6 triệu ha, vụ mùa 260.000 ha, vụ 3 khoảng 500.000 ha. Tuy
từng vùng có đặc thù thổ nhưỡng sinh thái khác nhau nhưng phải tập trung sản
xuất theo lịch né rầy nên thường gieo sạ đồng loạt kéo theo thu hoạch tập trung
nên thiếu nhân công cho thu hoạch lúa rất trầm trọng. Công thuê gặt thủ công
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 16 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
bình quân hiện nay từ 2,2 - 2,5 triệu đồng/ha, trong khi đó nếu thuê gặt bằng máy
chỉ mất 1,6 - 1,8 triệu đồng/ha. Hơn thế gặt bằng máy rút ngắn thời gian gấp 4-5
lần so với cắt lúa thủ công. Tuy nhiên, toàn khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long
hiện mới có trên 2.000 máy gặt đập liên hợp và 3.500 máy cắt lúa xếp dãy, mới
giải quyết được 12% tổng diện tích xuống giống của mỗi mùa vụ, nhìn thấy nông
dân thiệt hàng ngàn tỷ đồng. Kể cả khi đã có đầy đủ máy móc, vẫn không có đủ
nhân công có trình độ, biết sử dụng máy móc kỹ thuật cao. Vào vụ, nhiều hộ rất
khó khăn trong việc thuê nhân công cắt lúa. Tại nhiều tỉnh vùng Đồng Bằng sông
Cửu Long, nhiều xã chưa có máy gặt đập liên hợp hoặc điều kiện đồng ruộng
máy gặt không hoạt động được vào mùa mưa, nông dân phải chạy đôn chạy đáo

tìm thuê người gặt. Tuy nhiên thực tế có những vấn đề khó khăn khi đưa máy
móc vào đồng ruộng ở Đồng Bằng sông Cửu Long: diện tích từng hộ quá nhỏ
hẹp là một trở ngại lớn cho vấn đề cơ giới hóa. Hầu hết nông hộ chỉ có dưới 1 ha
lúa, trong lúc năng suất của máy gặt đập liên hợp là 3 – 5 ha/ngày, rất khó xoay
trở từ mảnh ruộng này sang mảnh ruộng khác. Ở Đồng Bằng sông Cửu Long,
nông dân làm lúa hai vụ, ba vụ mà đặc biệt vụ hai, vụ ba thu hoạch trúng ngay
mùa mưa, nên việc sử dụng máy móc còn khó khăn. Nhiều loại máy của nước
ngoài đưa vào Đồng Bằng sông Cửu Long sau một thời gian đã lộ nhiều hạn chế
mà nguyên nhân chính là không thích nghi với đồng ruộng, giá cao. Trong khi
đó, nhiều nông dân, doanh nghiệp trong vùng dù đã chế tạo được máy gặt đập
liên hợp nhưng thiếu vốn, chưa chuẩn hóa. Ngoài ra, việc đưa máy gặt đập liên
hợp vào đồng ruộng ở Đồng Bằng sông Cửu Long còn phát sinh nhiều vấn đề
như: Khả năng nguồn vốn của nông dân rất hạn hẹp. Trước tình hình suy thoái
kinh tế, đầu ra sản phẩm chưa ổn định, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ
cuộc sống hàng ngày leo thang thì dù có chính sách cho vay 70% số vốn mua
máy và hỗ trợ lãi suất nhưng nông dân cũng rất vất vả khi xoay trở 30% vốn còn
lại. Trong khi giá một máy gặt đập liên hợp khá cao khoảng 150 - 200 triệu
đồng/máy.
3.2.5 Thiếu kho dự trữ:
Hiện nay, ở Đồng Bằng sông Cửu Long tình trạng thiếu kho đang là vấn
đề được đặt ra, không dự trữ được lúa gạo sẽ rất khó để chủ động thực hiện điều
tiết thị trường giá cả, hàng triệu hộ nông dân vùng Đồng Bằng sông Cửu Long
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 17 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
đến mùa thu hoạch đồng loạt bán thóc ra thị trường, cung lớn hơn cầu làm cho
giá giảm xuống. Trong 10 năm qua, Đồng Bằng sông Cửu Long trang bị được
khoảng 6.000 máy sấy, 30% lúa hè thu được sấy. Máy sấy tỉnh vĩ ngang có công
nghệ lạc hậu cách đây 20 năm và hao hụt đến 3,3 - 3,9%. Cả nước hiện có thể
tích kho chứa được 2 triệu tấn, kho cuốn và kho khung thép, công nghệ lạc hậu,
thông thoáng tự nhiên, đảo trộn bốc dở thủ công, tổn thất lên đến 4,5% sau 3

tháng tồn trữ. Công nghệ xay xát tổn thất ghê gớm do khâu làm khô không được
tốt (còn 15 - 17% khi xay xát, thậm chí 18 - 19%, trong khi yêu cầu chuẩn phải
dưới 15%). Xay đúng 14% ẩm thì thu hồi 68% gạo nguyên vả tấm, trong đó 52 -
54% gạo nguyên, nhưng với quy trình ngược thì chỉ đạt 60 - 66%, trong đó gạo
nguyên chỉ đạt 40 - 48%.
3.2.6 Vấn đề về giống lúa và thời vụ.
Nội dung cải tiến giống cây trồng về tính chống chịu với điều kiện bất lợi
do môi trường chưa có những nghiên cứu cơ bản trên cơ sở cơ chế chống chịu,
nhà chọn giống chưa hợp tác tốt với nhà sinh lý học, khoa học đất, thủy lợi. Nhà
di truyền giống chưa hợp tác tốt với nhà vi sinh vật học, thảo mộc bệnh học để
nghiên cứu tạo ra những giống lúa chống chịu dịch hại một cách bền vững. Nội
dung nghiên cứu cải tiến cây trồng quá nghiên về tính kháng sâu bệnh hại xét
theo cơ sở di truyền của cây chủ nhiều hơn của ký sinh, do đó tính kháng trở nên
kém bền vững. Việc cải tiến cây trồng có giá trị phẩm chất nông sản cao, đủ sức
cạn tranh trong quá trình hội nhập quốc tế, chưa có thành tựu mang tính đột phá.
Việt Nam chưa có bất cứ một giống lúa cao sản ngắn ngày nào do Việt Nam lai
tạo chọn lọc có chất lượng nổi tiếng quốc tế như giống Basmati của Ấn Độ. Công
nghệ hạt giống yếu kém đã hạn chế sự phát triển sản xuất trồng trọt của Việt Nam
trong 20 năm qua. Tại Đồng Bằng sông Cửu Long suốt một thời gian dài, giống
lúa xác nhận chỉ được trồng thấp hơn 2% diện tích gieo trồng. Từ năm 2001-
2005, nhờ chương trình 1 triệu ha lúa xuất khẩu, năm 2003, diện tích trồng lúa
xác nhận đạt 10%, năm 2005 tăng lên 32% bao gồm giống tương đương cấp xác
nhận.
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 18 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA
NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
4.1 Đảm bảo hệ thống thủy lợi kiên cố phòng ngừa việc ngập lụt do biến
đổi khí hậu toàn cầu :

Trong thời gian qua, thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn
mặn, tháo chua rử phèn, dẫn nước ngọt phục vụ tích cực cho khai hoang phục
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 19 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
hóa và tăng vụ ở nhiều vùng đất, giúp gia tăng năng suất và sản lượng ở vùng
Đồng Bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên những thách thức và tồn tại cần được giải
quyết để tiếp tục phát triển. Biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng cao,
nhiều vùng đất rộng lớn ở đồng bằng sẽ bị ngập chìm nhiều tháng trong năm.
Vùng bi ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn sẽ rộng hơn. Những sự ứng phó với thách
thức này ngay từ bây giờ là thật sự cần thiết. Duy trì ranh giới giữa đất liền và
biển như hiện trạng bây giờ là rất quan trọng. Nên dành ngân sách trung ương để
đầu tư thỏa đáng cho tuyến đê biển vững chắc, vĩnh cửu từ rừng ngập mặn Cần
Giờ dọc biển Đông đến biển Tây và vùng Hà Tiên giáp biên giới Cambodia. Đặc
biệt ưu tiên vùng biển Tây vì sạt lỡ ở phía này rất nghiêm trọng do không có
nhiều cồn cát do phù sa ở cửa sông bồi lắng như ở biển Đông, đồng thời gió Tây
Nam rất mạnh tạo ra những đợt sóng lớn trong vịnh Thái Lan. Qui hoạch mặt đê
đủ rộng để trở thành đường giao thông luôn. Dãy đất bên ngoài đê đủ rộng vài ba
cây số để tổ chức trồng rừng ngập mặn từ ngân sách trung ương. Sau khi có rừng,
việc bảo vệ và phát triển rừng do từng tỉnh có bờ biển đảm nhiệm. Cần hoàn
thiện chính sách quản lý rừng để thu hút sự tham gia của người dân. Rừng ven
biển vững chắc sẽ bảo vệ được đê và giảm thiểu tốc độ xâm nhập và mức tàn phá
của nước biển dâng cao vào đất liền.
4.2 Giữ cố định diện tích trồng lúa và có kế hoạch huy hoạch cho vấn đề
sản xuất lúa:
Nước ta vừa có đất ít, nhưng trong thời gian vừa qua, đất lúa bị mất với
tốc đọ khá nhanh. Ở những vùng khác, đất lúa giảm do chuyển đổi mục đích sang
công nghiệp, dịch vụ và do quá trình đô thị hóa. Riêng ở Đồng Bằng sông Cửu
Long, chủ yếu chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản cây ăn trái. Hiệu quả kinh tế
trong trồng lúa thấp không có động lực khuyến khích nông dân trồng lúa, đặc
biệt những năm giá xuống thấp, điều này tiềm ẩn nguy cơ nông dân bỏ không

trồng lúa, giảm diện tích gieo trồng. Vì thế, cần giảm bớt khó khăn của nông dân
trong khâu tiêu thụ lúa hàng hóa. Giảm thất thoát trong khâu cắt, gom và suốt
lúa. Trồng lúa phải có lời để thu hút và giữ chân nông dân tại nông thôn. Nhà
nước cần có chính sách bình ổn giá lúa gạo, khuyến khích nông dân trồng lúa.
4.3 Hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh:
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 20 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
Thực hiện “3 giảm, 3 tăng”: nên gieo sạ với mật độ thưa hợp lý, kết hợp
với việc chọn được giống lúa có chất lượng cao (giống xác nhận), giống có độ
nảy mầm tốt (trên 95%) thì không nên gieo sạ quá dầy như tập quán trước đây
mà chỉ nên sạ với mật độ giống từ 100 - 120 kg/ha để giúp cây lúa khỏe từ đầu
vụ sẽ hạn chế được dịch bệnh phát sinh sau này. Nên xử lý hạt giống bằng dung
dịch nước muối 15% (1,5 kg muối trong 10 lít nước) để loại bỏ lép lững,hạn chế
bệnh lúa von. Bón phân vừa đủ và cân đối giữa đạm, lân và kali; không nên bón
thừa phân đạm, bón vừa đủ lượng phân lân và kali, đồng thời bổ sung thêm vôi
để cải tạo đất, hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ cho cây lúa nhất là trên
những ruộng có làm lúa vụ 3. Thường xuyên thăm đồng kiểm tra mật số rầy nâu,
theo dõi bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá để phòng trừ dịch hại kịp thời. Không nên
phun thuốc trừ sâu sớm. Khi cần phun thuốc phải áp dụng nguyên tắc "4 đúng".
4.4 Hướng dẫn và tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với vấn đề cơ giới
hóa:
Nhà nước cần có chính sách cho nông dân đầu tư trang bị máy gặt, tính
năng và những hạn chế của máy, nhất là máy gặt đập liên hợp có thể khắc phục
trong thời gian tới như hàm cắt của máy sản xuất trong nước nên có khuôn đúc sẽ
sử dụng lâu bền hơn so với tình trạng sửa chữa chắp vá như hiện nay, khuyến
khích phát triển các loại máy sản xuất tại Việt Nam có nhiều tính năng phù hợp
đồng ruộng Đồng Bằng sông Cửu Long.
4.5 Hình thành các khu dịch vụ phơi sấy, tồn trữ tập trung:
Mỗi tỉnh nên bàn bạc với các huyện để bàn bạc các cụm phơi sấy, tồn trữ
dài hạn cấp huyện hoặc liên huyện. Cần bàn bạc thật dân chủ với dân để chọn lựa

địa điểm thật phù hợp để vận chuyển lúa tươi từ đồng ruộng đến bằng cả đường
thủy và đường bộ, vận chuyển lúa khô đi đến các khu vực xay xát tập trung hiện
đại. Cần trang bị các trang thiết bị bốc dỡ cơ giới hóa, tự động hóa.
4.6 Chọn thời điểm xuống giống thích hợp và chọn các giống lúa cho năng
suất và hiệu quả kinh tế cao:
Cần có giải pháp mạnh, hữu hiệu bằng thuyết phục và cả đòn bẩy kinh tế
để cắt đứt tập quán trồng lúa liên tục quanh năm tại Đồng Bằng sông Cửu Long.
Nên bỏ hẳn vụ lúa Xuân Hè gieo sạ trong tháng 2 tháng 3. Sau khi thu hoạch lúa
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 21 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
Đông Xuân vào tháng 2 tháng 3, cần phải cày đất phơi ải khoảng vài ba tuần để
cho đất mùn hóa, khoáng hóa, giải độc và cắt cầu nối côn trùng, nhất là rầy nâu.
Sau khi thu goạch lúa Thu Đông cũng nên có thời gian cách ly khoảng một vài
tuần để hạn chế sâu bệnh lan truyền, nhất là rầy nâu truyền bệnh vàng lùn lùn
xoắn lá.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Sản xuất lúa là một lĩnh vực thế mạnh và chủ yếu của người dân Đồng
Bằng sông Cửu Long. Do đó, thu nhập và đời sống của nông hộ thường phụ
thuộc chủ yếu vào hoạt động sản xuất lúa. Đồng thời, đó cũng là nguồn cung cấp
lương thực cho con người, sản phẩm cho xuất khẩu và góp phần quan trọng vào
việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 22 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu có thể thấy rằng
song song với nhũng kết quả đạt được thì quá trình sản xuất lúa của người dân
Đồng Bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn trở ngại như trình độ nhận thức
áp dụng kỹ thuật, hợp tác trong sản xuất của nông dân không đều, nhiều hộ sản
xuất theo thói quen và kinh nghiệm bản thân, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dịch bệnh, vấn đề cơ giới hóa, thời tiết biến đổi

thất thường, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp đáng kể đến là vấn đề
nông dân được mùa mà lại mất giá trong khi đó giá vật tư nông nghiệp lại tăng
cao khiến cho nông dân lo ngại trong việc sản xuất lúa.
2 KIẾN NGHỊ
2.1 Đối với nông hộ:
- Luôn học hỏi nâng cao kiến thức và áp dụng các biện pháp khoa học
kỹ thuật cho đồng ruộng.
- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo sâu bệnh của địa phương để
có biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Tham gia các buổi hội thảo, tập huấn nông nghiệp, nắm bắt được các
thông tin cần thiết.
2.2 Đối với Nhà Nước, địa phương:
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo tập huấn chuyên đề.
- Cung cấp giống mới cho nông dân sản xuất thử nghiệm.
- Tạo điều kiện cho nông hộ được vay vốn phục vụ nông nghiệp.
- Theo dõi và thường xuyên dự báo tình hình sâu bệnh.
- Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá lúa gạo, khuyến khích nông
dân sản xuất lúa.
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 23 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ
Chuyên đề kinh tế Tìm hiểu hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Văn Chính (2009). Bài báo cáo trong Hội thảo “Cây lúa Việt Nam”
ngày 1 tháng 12 năm 2009 nhân dịp Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất
được tổ chức tại Vị Thanh, Hậu Giang từ ngày 28 tháng 11 đến 2 tháng 12
năm 2009. (Trang 2, 3, 4, 5)
2.
nuoc-dat-39-trieu-tan.htm
3.
4.
thitruong/2009/10/20232.html

5.
module=news&act=show&nid=3030
6.
Chien-Luoc-An-Ninh-Luong-Thuc-Quoc-Gia-va-Hoi-nhap-quoc-te.html
7.
ng-50397184-616405089-0
8.
thich-nghi-voi-bien-doi-khi-hau.htmal
9.
co_id=30065&cn_id=366840 #
10.
cgi===gdm9EeNh3cL1DNtZSNyQ3ZiV3c9MTbmIDMwADdn1jMtZiclJWbl
12X3VWa21TMtZSbh5Gdllmd9ATb
11.
VN/61/158/2/20/20/30985/Default.aspx
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN HỒ ANH KHOA 24 SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠ

×