Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

lợi thế so sánh của việt nam trong xuất khẩu gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.18 KB, 6 trang )

Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo
I. Đặt vấn đề.
Trong nền kinh tế hàng hóa như hiện nay, toàn cầu hóa đang diễn ra, mỗi
quốc gia đều hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng các mối quan hệ buôn bán để
phát huy lợi thế so sánh của mình. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển
với thế mạnh là xuất khẩu gạo. Sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất cổ truyền, có
từ lâu đời và gắn với lịch sử phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Cho đến
nay, lúa là cây lương thực thiết yếu đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam nhiều năm qua. Sản xuất lúa gạo luôn giữ vị trí
hàng đầu với tỉ trọng cao về diện tích cũng như sản lượng. những lợi thế về sản
xuất gạo đã mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp
cũng như xuất khẩu gạo ra các nước đặc biệt là những thị trường khó tính như
EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản… Trong những năm gần đây, gạo xuất khẩu đã mang
lại lượng ngoại tệ trung bình khoảng 800 triệu USD/ năm cho đất nước, trong
đó 3 năm gần đây đạt trên 1 tỉ USD/ năm, đưa Việt Nam trở thành nước xuất
khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.
II. Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất gạo.
1. Những ưu thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo so
với các nước.
a. Vị trí địa lí là một ưu thế nổi trội.
Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ thống
biển là cửa ngõ của Việt Nam cũng như nền kinh tế các quốc gia khác. Do đó
tạo điều kiện thuận lợi lớn cho xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Thêm vào đó, nước
ta có một số cảng biển lớn, có giá trị kinh tế cao, lâu đời giúp giảm chi phí cho
việc vận chuyển đi các nước.
VD: Chi phí vận chuyển gạo từ Thái Lan sang Philipine khoảng 31 – 32
USD/ tấn, trong khi chi phí này của Việt Nam sang Philipine chỉ khoảng 25
USD/ tấn. Giá cước vận chuyển container của Việt Nam đến Yokohama là
1304 USD/ tấn trong khi từ Ấn Độ là 1470 USD / tấn.



b. Đất đai – nguồn tài nguyên quý giá.
Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là trên 33,1 triệu ha, trong đó có
khoảng 4,1 triệu ha đất đang được sử dụng để trồng lúa. Diện tích đất có khả
năng làm nông nghiệp ở nước ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng
trồng lúa khoảng 8,5 triệu ha. Như vậy quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn rất lớn.
Các quốc gia khác như Thái Lan với diện tích có khả năng trồng lúa là hơn 11
triệu ha, trong đó đã sử dụng cho trồng lúa là 9,6 triệu ha; Pakistan với tổng
diện tích đất trồng lúa là 5,3 triệu ha, sử dụng khoảng 3,4 triệu ha; quỹ đất
giành cho trồng lúa của Ấn Độ còn lại khoảng 2,4 triệu ha… So với các quốc
gia này ( đều là những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới), thì khả năng mở
rộng diện tích đất trồng lúa của Việt Nam còn tương đối cao thêm vào đó, một
số nước như Philipine, Indonesia, thậm chí cả Ấn Độ do tốc độ tăng dân số
nhanh, nguồn lực đất khan hiếm nên diện tích đất lúa khó có thể mở rộng, và
diện tích canh tác lúa phải cạnh tranh với các diện tích đất trồng các cây lương
thực thay thế khác và đất sử dụng cho phi nông nghiệp. Như vậy, Việt Nam có
nhiều tiềm năng trong việc mở rộng diện tích đất canh tác để có thể tăng sản
lượng so với các quốc gia khác.
c. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và sinh thái.
Nhìn chung, so với các nước khác, khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt
đới gió mùa, khá thuận lợi cho sản xuất lúa gạo. Việt Nam có 2 vựa lúa lớn là 2
đồng bằng phù sa màu mỡ : đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm có độ ẩm không khí cao khoảng
80%, nhiệt độ thường xuyên trên 20
o
C, khí hậu ấm áp , số giờ nắng trong năm
đạt trung bình 1200h/ năm và tập trung mạnh vào thời kì làm hạt của lúa, góp
phần cho năng suất cao. Lượng mưa hàng năm lớn, trung bình 1500 – 2000
mm, hệ thống nước ngầm có trữ lượng lớn, hệ thống sông ngòi dày đặc…đảm
bảo cung cấp đủ nước tưới cho hàng triệu ha lúa.
Ngoài ra, Việt Nam còn có 7 vùng sinh thái khác nhau, mỗi vùng có đặc

thù và thế mạnh riêng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt có nhiều
tiểu vùng “ sinh thái – khí hậu đặc thù” cho phép phát triển một số cây lúa đặc
sản có giá trị xuất khẩu cao mà ít nơi có được. ví dụ: vùng Tây sông hậu và tứ
giác Long Xuyên: cho phép áp dụng các giống lúa thâm canh cao như giống
OM2517, OM4498,…
d. Nguồn lực.
Nước ta có 70% lực lượng lao động trong cả nước là lao động trong nông
nghiệp. Hàng năm có khoảng 1 – 1,2 triệu người đến tuổi lao động. Ưu thế đặc
trưng của người lao động Việt Nam là cần cù, chăm chỉ… hơn nữa với bề dày
lịch sử sản xuất lúa gạo, người nông dân Việt Nam đã tích lũy được rất nhiều
kinh nghiệm trồng lúa, bên cạnh đó trình độ học vấn của người dân lại ngày
càng được cải thiện, trong đó nhóm lao động có học vấn cao ở khu vực nông
thôn chiếm khoảng 41% dân số nông thôn. Thêm vào đó, thu nhập bình quân
đầu người thấp hay giá nhân công tương đối rẻ: thu nhập bình quân đầu người
tính theo tỉ giá sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam là 1,979 USD, thấp
hơn nhiều so với Philipine ( 2,852 USD) ; Indonesia (3,064 USD) ; Thái Lan
(6,623 USD) và Ấn Độ (2,070 USD). Như vậy với lực lượng lao động dồi dào
và giá nhân công rẻ sẽ làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị
trường thế giới có giá thành thấp, làm tăng sức cạnh tranh về giá của gạo xuất
khẩu Việt nam.
Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan :
chi phí lao động bằng 1/3, tỉ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng
đất gấp 1,33 lần, năng suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá vật tư đầu
vào bằng 50% - 80% chi phí của Thái Lan. Do vậy, chi phí sản xuất lúa gạo của
Việt nam bình quân từ 90 – 110 USD/ tấn, trong khi chi phí của Thái Lan là
120 – 150 USD/tấn.
Với tất cả những lợi thế như trên, từ một nước nghèo đói, thiếu lương
thực, Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Trong
20 năm tham gia thị trường xuất khẩu gạo thế giới (1989- 2008) , Việt Nam đã
cung cấp cho thị trường thế giới hơn 60 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch xuất khẩu

trên 17,1 tỉ USD. Đó là một trong những thành tựu nổi bật của kinh tế Việt
Nam sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Năm 1989, lần
đầu tiên nước ta tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới, với sản lượng
1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch xuất khẩu 290 triệu USD, Việt Nam ngay lập
tức trở thành nước đứng thứ 3 trên thế giới về lượng gạo xuất khẩu (sau Thái
Lan và Mĩ). Đặc biệt, năm 2009 là “năm kỷ lục” về xuất khẩu gạo. Lượng gạo
xuất khẩu cả năm đạt 5,8 triệu tấn, kim ngạch thu về 2,6 tỷ USD, tăng 22,6%
về lượng, nhưng giảm về giá.
Phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam là rất đúng đắn, nó phù hợp với
đặc điểm của nguồn lực sản xuất, cho phép tận dụng lợi thế so sánh của quốc
gia trên đấu trường quốc tế về mặt sản xuất và xuất khẩu gạo. Như vậy, Việt
Nam có thể tận dụng các ưu thế về điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu và lao
động… để tiếp tục giữ vững vị trí của mình trên thị trường gạo thế giới và vượt
qua Thái Lan trong tương lai gần.

2. 10 nước có lợi thế so sánh trong xuất khẩu gạo.
Hiện nay, các nước đang phát triển vẫn chiếm 80% tổng lượng xuất khẩu
gạo trên toàn thế giới. Tính trung bình thì lượng gạo xuất khẩu của châu Á
chiếm 75%, châu Mỹ chiếm 20%, còn lại châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương
cộng lại khoảng 5% lượng gạo xuất khẩu của cả thế giới. Theo số liệu năm
2008, 10 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới : Thái Lan, Việt
Nam, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Uruguay, Campuchia, Ai Cập,
Arghentina. Các nước này đã biết tận dụng những ưu thế, lợi thế so sánh của
mình về sản xuất gạo và trở thành 1 trong 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế
giới.












CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU GẠO CHỦ YẾU

Đơn vị: triệu tấn
Nước
1992
1996
2004
2008
Sản
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Sản
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Sản
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Sản

lượng
Tỷ
trọng
(%)
Thái Lan
5,311
46,2
5,454
29
10,137
37
10,016
34
Việt Nam
1,420
12,4
3,003
16
4,295
15
4,649
16
Hoa kì
2,061
17,9
2,640
14
3,090
11
3,500

11,7
Ấn độ
0,422
3,7
2,512
13
3,172
11
3,300
11,1
Pakistan
0,854
7,4
1,601
8
1,986
7
3,000
10,1
Trung quốc
0,384
3,3
0,357
1,9
0,880
3
0,945
3,2
Uruguay
0,266

2,3
0,603
3,2
0,804
3
0,775
2,6
Campuchia
0
0
0,0056
0,3
0,300
1
0,500
1,6
Ai Cập
0,33
0,3
0,328
1,7
0,826
3
0,450
1,51
Arghentina
0,0972
0,8
0,260
1,4

0,249
1
0,450
1,51
Các nước
khác
0,636
5,5
0,288
12
2,710
10
2,102
7
Thế giới
11,484
100
19,102
100
28,449
100
29,687
100

Nguồn: USDA , Rice Yearbook 2008.

×