Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TỔNG QUAN về AN NINH MẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.96 KB, 36 trang )

Chương I. TỔNG QUAN VỀ AN NINH MẠNG
Trong bối cảnh tiến trình hội nhập, vấn đề an ninh mạng và bảo mật dữ liệu đang
trở nên rất được quan tâm. Khi cơ sở hạ tầng và các công nghệ mạng đã đáp ứng
tốt các yêu cầu về băng thông, chất lượng dịch vụ, đồng thời thực trạng tấn công
trên mạng đang ngày một gia tăng thì vấn đề bảo mật càng được chú trọng hơn.
Không chỉ các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các cơ quan chính phủ mà các doanh
nghiệp, tổ chức cũng có ý thức hơn về an toàn thông tin.
Bảo mật hay an toàn thông tin là mức độ bảo vệ thông tin trước các mối đe dọa về
"thông tin lộ", "thông tin không còn toàn vẹn" và "thông tin không sẵn sàng".
Bảo mật hay an toàn thông tin là mức độ bảo vệ chống lại các nguy cơ về mất an
toàn thông tin như "nguy hiểm", "thiệt hại", "mất mát" và các tội phạm khác. Bảo
mật như là hình thức về mức độ bảo vệ thông tin bao gồm "cấu trúc" và "quá trình
xử lý" để nâng cao bảo mật.
Tổ chức Institute for Security and Open Methodologies định nghĩa "Security là
hình thức bảo vệ, nơi tách biệt giữa tài nguyên và những mối đe dọa".
1. Các nguyên tắc nền tảng của an ninh mạng
An ninh mạng máy tính (network security) là tổng thể các giải pháp về mặt tổ
chức và kỹ thuật nhằm ngăn cản mọi nguy cơ tổn hại đến mạng.
Các tổn hại có thể xảy ra do:
- lỗi của người sử dụng,
- các lỗ hổng trong các hệ điều hành cũng như các chương trình ứng dụng.
- các hành động hiểm độc,
- các lỗi phần cứng,
- các nguyên nhân khác từ tự nhiên.
An ninh mạng máy tính bao gồm vô số các phương pháp được sử dụng để ngăn cản
các sự kiện trên, nhưng trước hết tập trung vào việc ngăn cản:
- Lỗi của người sử dụng.
- Các hành động hiểm độc.
Số lượng các mạng máy tính tăng lên rất nhanh. Ngày càng trở thành phức tạp và
phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng hơn.
 Mang lại những thách thức mới cho những ai sử dụng và quản lý chúng.


Sự cần thiết phải hội nhập các dịch vụ vào cùng một hạ tầng cơ sở mạng tất cả
trong một là một điều hiển nhiên, làm phát sinh nhanh chóng việc các công nghệ
đưa vào các sản phẩm có liên quan đến an ninh còn non nớt. Do các nhà quản lý
mạng phải cố gắng triển khai những công nghệ mới nhất vào hạ tầng cơ sở mạng
của mình. Nên an ninh mạng trở thành một chức năng then chốt trong việc xây
dựng và duy trì các mạng hiện đại của mọi tổ chức.
Các nguyên tắc nền tảng
- Tính bí mật.
- Tính toàn vẹn.
- Tính sẵn sàng.
Tùy thuộc vào ứng dụng và hoàn cảnh cụ thể, mà một trong ba nguyên tắc này sẽ
quan trọng hơn những cái khác.
1.1. Mô hình CIA
Confidentiality (tính bảo mật), Integrity (tính toàn vẹn), Availability (tính sẵn
sàng), được gọi là: Mô hình bộ ba CIA. Ba nguyên tắc cốt lõi này phải dẫn đường
cho tất cả các hệ thống an ninh mạng. Bộ ba CIA cũng cung cấp một công cụ đo
(tiêu chuẩn để đánh giá) đối với các thực hiện an ninh. Mọi vi phạm bất kỳ một
trong ba nguyên tắc này đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với tất cả các
thành phần có liên quan.
1.1.1. Tính bí mật
Bí mật là sự ngăn ngừa việc tiết lộ trái phép những thông tin quan trọng, nhạy
cảm. Đó là khả năng đảm bảo mức độ bí mật cần thiết được tuân thủ và thông tin
quan trọng, nhạy cảm đó được che giấu với người dùng không được cấp phép. Đối
với an ninh mạng thì tính bí mật rõ ràng là điều đầu tiên được nói đến và nó thường
xuyên bị tấn công nhất.
1.1.2. Tính toàn vẹn
Toàn vẹn là sự phát hiện và ngăn ngừa việc sửa đổi trái phép về dữ liệu, thông tin
và hệ thống, do đó đảm bảo được sự chính xác của thông tin và hệ thống.
Có ba mục đích chính của việc đảm bảo tính toàn vẹn:
- Ngăn cản sự làm biến dạng nội dung thông tin của những người sử dụng

không được phép.
- Ngăn cản sự làm biến dạng nội dung thông tin không được phép hoặc
không chủ tâm của những người sử dụng được phép.
- Duy trì sự toàn vẹn dữ liệu cả trong nội bộ và bên ngoài.
1.1.3. Tính sẵn sàng
Tính sẵn sàng bảo đảm các người sử dụng hợp pháp của hệ thống có khả
năng truy cập đúng lúc và không bị ngắt quãng tới các thông tin trong hệ thống và
tới mạng. Tính sẵn sàng có liên quan đến độ tin cậy của hệ thống.
Mô hình DAD
- Sự truy nhập (Disclosure): chống lại tính bí mật.
- Sự sửa đổi (Alteration): chống lại tính toàn vẹn.
- Sự phá hoại (Destruction): chống lại tính sẵn sàng.
1.1.4. Các chức năng khác
- Sự định danh (Identification): hành động của người sử dụng khi xác nhận một sự
định danh tới hệ thống, ví dụ định danh thông qua tên (username) của cá nhân.
- Sự xác thực (Authentication): sự xác minh rằng định danh đã khai báo của người
sử dụng là hợp lệ, ví dụ thông qua việc sử dụng một mật khẩu (password).
- Sự kiểm toán (Accountability): sự xác định các hành động hoặc hành vi của một
cá nhân bên trong hệ thống và nắm chắc được trách nhiệm cá nhân hoặc các hành
động của họ.
- Sự ủy quyền (Authorization): các quyền được cấp cho một cá nhân (hoặc tiến
trình) mà chúng cho phép truy cập vào tài nguyên trên mạng hoặc máy tính.
- Sự chống chối từ (Non-repudiation): bảo đảm không có khả năng chối bỏ hành
động đã thực hiện ở người gửivà người nhận.
1.2. Mô hình bộ ba an ninh
Một mô hình rất quan trọng có liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển và triển
khai của mọi tổ chức là mô hình bộ ba an ninh (security trinity).
Ba khía cạnh của mô hình bộ ba an ninh là:
- sự phát hiện (Detection),
- sự ngăn chặn (Prevention)

- sự phản ứng (Response),
Chúng kết hợp thành các cơ sở của an ninh mạng.
Mô hình bộ an an ninh
1.2.1. Sự ngăn chặn
Nền tảng của bộ ba an ninh là sự ngăn chặn. Nó cung cấp mức độ an ninh cần thiết
nào đó để thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự khai thác các lỗ hổng. Trong khi
phát triển các giải pháp an ninh mạng, các tổ chức cần phải nhấn mạnh vào các
biện pháp ngăn chặn hơn là vào sự phát hiện và sự phản ứng vì sẽ là dễ dàng, hiệu
quả và có giá trị nhiều hơn để ngăn chặn một sự vi phạm an ninh hơn là thực hiện
phát hiện hoặc phản ứng với nó.
1.2.2. Sự phát hiện
Cần có các biện pháp cần thiết để thực hiện phát hiện các nguy cơ hoặc sự vi phạm
an ninh trong trường hợp các biện pháp ngăn chặn không thành công. Một sự vi
phạm được phát hiện sớm sẽ dễ dàng hơn để làm mất tác hại và khắc phục nó.
Như vậy, sự phát hiện không chỉ được đánh giá về mặt khả năng, mà còn về mặt
tốc độ, tức là phát hiện phải nhanh.
1.2.3. Sự phản ứng
Phải phát triển một kế hoạch để đưa ra phản ứng phù hợp đối với một số lỗ hổng
an ninh. Kế hoạch đó phải được viết thành văn bản và phải xác định ai là người
chịu trách nhiệm cho các hành động nào và khi thay đổi các phản ứng và các
mứcđộ cần tăng cường. Tính năng phản ứng của một hệ thống an ninh không chỉ
là năng lực, mà còn là vấn đề tốc độ.Ngày nay các cuộc tấn công mạng rất đa
dạng, sẽ không thể đoán chắc được chúng sẽ xảy ra khi nào, ở đâu, dạng nào và
hậu quả của chúng.
Vì vậy để đảm bảo an ninh cho một mạng thì cần:
- Phát hiện nhanh
- Phản ứng nhanh
- Ngăn chặn thành công mọi hình thức tấn công.
Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn cho các nhà quản lý và các nhà cung cấp
dịch vụ mạng.

1.3. An ninh mạng và OSI
2. CÁC NGUY CƠ MẤT AN NINH MẠNG
• Một số khái niệm:
- Các mối đe dọa (Threats): một mối đe dọa là bất kỳ điều gì mà có thể phá
vỡ tính bí mật, tính toàn vẹn hoặc tính sẵn sàng của một hệ thống mạng.
- Các lỗ hổng (tính tổn thương) (Vulnerabilities): một lỗ hổng là một điểm
yếu vốn có trong thiết kế, cấu hình hoặc thực hiện của một mạng mà có thể
gây cho nó khả năng đối đầu với một mối đe dọa.
- Sự rủi ro (Risk): là độ đo đánh giá tính dễ bị tổn thương kết hợp với khả
năng tấn công thành công.
- Tấn công (Attack): là thể hiện thực tế của một mối đe dọa.
- Các biện pháp bảo vệ (Safeguards): là các biện pháp điều khiển vật lý, các
cơ chế, các chính sách và các thủ tục bảo vệ các tài nguyên khỏi các mối đe
dọa.
2.1. Các nguy cơ mất an ninh mạng
Biểu đồ: Sự tinh vi và kiến thức kẻ tấn công
Các nguy cơ
- Các người bên ngoài và các hacker.
- Các người đang làm việc trong công ty.
- Các ứng dụng mà cán bộ và nhân viên của công ty sử dụng để thực hiện các
nhiệm vụ thương mại của họ.
- Các hệ điều hành chạy trên các máy tính cá nhân, các máy chủ, cũng như
các thiết bị khác.
- Hạ tầng cơ sở mạng được sử dụng để truyền tải dữ liệu qua mạng, như là các
bộ định tuyến (router), các bộ chuyển mạch (switch), các bộ tập trung (hub),
các bức tường lửa (firewall) và các thiết bị khác.
- Sử dụng cách tiếp cận phân chia và chinh phục (divide-and-conquer).
- Các điểm yếu trong việc hoạch định chính sách.
- Các điểm yếu trong các công nghệ máy tính.
- Các điểm yếu trong các cấu hình thiết bị.

2.2. Các hoạch định chính sách
Có một điều rất phổ biến tại các công ty là thiếu chính sách thương mại hoặc
thiếu chính sách an ninh mạng, hoặc trong trường hợp xấu nhất là cả hai, mà đúng
ra chúng phải được soạn thảo bằng văn bản một cách kỹ lưỡng. Để thực hiện và
duy trì các giải pháp an ninh mạng tốt, mà nó sẽ giúp cho công ty đáp ứng các
đường hướng khách quan trong kế hoạch thương mại của mình, cần thiết phải soạn
thảo một chính sách an ninh tốt để thực hiện.
2.3. Các công nghệ máy tính
Các điểm yếu trong các công nghệ máy tính được chia thành ba loại chính:
- Các giao thức mạng.
- Các hệ điều hành.
- Thiết bị mạng.
Các điểm yếu trong giao thức mạng
- Các điểm yếu trong giao thức mạng có liên quan đến các lỗ hổng trong các
giao thức mạng đang vận hành và các ứng dụng sử dụng các giao thức này.
- Một bộ giao thức phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên mạng là
TCP/IP. TCP/IP là một bộ các giao thức, bao gồm các giao thức IP,
TCP, UDP, ICMP, OSPF, IGRP, EIGRP, ARP, RARP, ….
Giao thức TCP
Là quá trình bắt tay ba bước:
- Với TCP, điểm nguồn gửi một đoạn dữ liệu (segment) với cờ SYN được xác
lập, để chỉ rằng nó muốn thiết lập một kết nối.
- Điểm đích đáp ứng lại bằng gửi một đoạn dữ liệu, trong đó có các cờ SYN
và ACK được thiết lập ở phần tiêu đề, để chỉ rằng việc kết nối có thể được
tiếp tục.
- Điểm nguồn báo đã nhận được đoạn dữ liệu của điểm đích, bằng cách gửi
một đoạn dữ iệu với cờ ACK được xác lập cho điểm đích.
Các điểm yếu trong hệ điều hành
Mỗi một hệ điều hành đang sử dụng đều có một hoặc nhiều các lỗ hổng an ninh
trong đó. Đây là một sự thật hiển nhiên của các hệ điều hành được sử dụng rộng

rãi, vì thế các hacker hướng vào các lỗ hổng này để tấn công.
Các điểm yếu trong thiết bị mạng
Các điểm yếu trong các thiết bị mạng được xem là các nguy cơ an ninh dễ bị tổn
thương (bị tấn công) đối với các thiết bị mạng như là các router, các switch, các
firewall, …, chúng cũng hoạt động dựa trên các hệ điều hành.
2.4. Các cấu hình thiết bị
Các điểm yếu trong các cấu hình thiết bị là một trong các vấn đề an ninh khó giải
quyết nhất, bởi vì các điểm yếu này có liên quan trực tiếp đến các lỗi do con người
vô tình gây ra khi cấu hình thiết bị hoặc không hiểu được thiết bị cần phải cấu hình
như thế nào. Phải quan tâm tới các mật khẩu:
- Các mật khẩu có dễ dàng đoán ra không ?
- Các mật khẩu có thường xuyên được thay đổi không ?
- Các mật khẩu có truyền qua mạng trong dạng bản rõ không ?
3. CÁC MỤC TIÊU AN NINH MẠNG
An ninh mạng là tiến trình mà nhờ nó một mạng sẽ được đảm bảo an ninh để
chống lại các đe dọa từ bên trong và bên ngoài với các dạng khác nhau. Để phát
triển và hiểu thấu được an ninh mạng là cái gì, cần phải hiểu được các nguy cơ
chống lại cái mà an ninh mạng tập trung vào để bảo vệ. Một cách chung nhất, mục
tiêu cơ bản của việc thực hiệnan ninh trên một mạng phải đạt được một chuỗi các
bước sau:
a. Bước 1: Xác định những gì mà chúng ta đang cố gắng bảo vệ.
b. Bước 2: Xác định chúng ta đang cố gắng bảo vệ nó từ cái gì.
c. Bước 3: Xác định các nguy cơ là có thể như thế nào.
d. Bước 4: Thực hiện các biện pháp để bảo vệ các tài sản theo cách có chi
phí hiệu quả.
e. Bước 5: Kiểm tra lại các tiến trình một cách liên tiếp, và thực hiện các cải tiến
với mỗi lần tìm ra một điểm yếu.
3.1. Xác định tài sản :
- Các thiết bị mạng như là các thiết bị định tuyến (router), các thiết bị chuyển
mạch (switch), và các thiết bị tường lửa (firewall), ….

- Các thông tin vận hành mạng như là các bảng định tuyến và các cấu hình danh
sách truy nhập được lưu trữ trong thiết bị này.
- Các tài nguyên để mạng làm việc được như là dải thông kênh truyền và dung
lượng bộ nhớ các loại.
- Thông tin và các nguồn thông tin có liên quan đến mạng, như là cơ sở dữ liệu và
các máy chủ.
- Các trạm đầu cuối khi kết nối với mạng để tạo ra việc sử dụng các tài sản khác
nhau.
- Các thông tin lưu chuyển qua mạng tại bất kỳ thời gian nào.
- Sự riêng tư của các người sử dụng có thể nhận ra qua cách sử dụng các tài sản
mạng của họ.
3.2. Đánh giá các mối đe dọa
Một cách chung nhất, các cuộc tấn công mạng có thể được chia thành ba loại
chính, sau đây:
1. Truy nhập trái phép vào các tài sản hoặc thông tin thông qua việc sử dụng mạng
với mục đích ăn cắp, hoặc lừa đảo.
2. Thao tác hoặc sửa đổi trái phép các thông tin trên mạng với mục đích phá hoại.
3. Tạo ra sự từ chối các dịch vụ mạng đối với các người sử dụng hợp pháp.
Thuật ngữ cốt lõi cần lưu ý trong hai loại cuộc tấn công đầu là trái phép. Chính
sách an ninh mạng cần phải định nghĩa rõ cái gì là được phép, cái gì là ngăn cấm.
Tuy nhiên, theo thuật ngữ chung, truy nhập không ược phép xảy ra khi một
người sử dụng nào đó cố gắng để xem hoặc thay đổi thông tin là những thứ không
dành cho họ.Tấn công từ chối các dịch vụ mạng là một trong các dạng
chung nhất của các cuộc tấn công mạng. Tấn công từ chối dịch vụ xảy ra khi
một truy nhập hợp pháp vào tài sản mạng bị ngăn chặn hoặc bị làm suy biến bởi
hành động ác ý hoặc các lỗi.
 Do đó, sự thực thi an ninh mạng phải nhằm vào để đạt được các mục tiêu
sau:
- Biết chắc chắn dữ liệu được bảo mật;
- Duy trì sự toàn vẹn dữ liệu;

- Duy trì dữ liệu có tính sẵn sàng.
3.3. Đánh giá rủi ro
Cần biết chắc chắn các đe dọa là có thể như thế nào trong hoàn cảnh mà trong đó
an ninh đang được thực thi. Nhận thức một cách rõ ràng rằng an ninh mạng là rất
quan trọng để chống lại tất cả các dạng tấn công, nhưng an ninh không phải là thứ
rẻ tiền. Do đó, chúng ta phải phân tích các rủi ro một cách thích đáng để tìm
ra cái gì là nguồn đáng kể nhất các cuộc tấn công và dành hầu hết các tài sản cho
việc bảo vệ chống lại chúng. Việc đánh giá các rủi ro có thể được tiến hành theo
nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến rủi ro có liên
quan đến một dạng đặc biệt cho việc cụ thể hóa các mối đe dọa:
- Khả năng cuộc tấn công sẽ được thực hiện nhằm chống lại tài sản
đang bàn đến.
- Giá thành sẽ phải gánh chịu cho các thiệt hại của mạng khi mà cuộc
tấn công thành công.
Sự đánh giá rủi ro có thể tiến hành trong một số cách khác nhau:
- Định tính.
- Định lượng.
Cần phải chọn ra kỹ thuật đánh giá rủi ro mà nó có thể nhận ra tốt nhất các rủi ro
có liên quan đúng vị trí.
3.5. Xây dựng chính sách an ninh
Chính sách an ninh mạng xác định khuôn khổ công việc để bảo vệ các tài sản
gắn chặt với mạng dựa trên việc phân tích các rủi ro của chúng. Chính sách an ninh
mạng xác định các giới hạn truy nhập và các quy tắc cho việc truy nhập vào các tài
sản khác nhau gắn liền với mạng. Đây là nguồn thông tin cho các người sử dụng và
các người quản lý như chúng đã được thiết lập, để sử dụng và kiểm tra mạng.Chính
sách an ninh mạng phải có tính chất tổng quát và rộng rãi trong mục tiêu. Điều này
có nghĩa là nó phải tạo ra một tầm nhìn xa cho các nguyên tắc mà dựa trên đó các
quyết định có liên quan đến an ninh phải tạo ra, nhưng nó không đi vào quá chi tiết
về chính sách phải thực hiện như thế nào. Theo các tác giả S.Garfinkel và
G.Spafford trong “Thực hành Unix và an ninh internet” xác định ba quy tắc sau

đây, mà một chính sách an ninh phải cố gắng đạt được:
- Làm rõ cái gì đang được bảo vệ và vì sao lại bảo vệ chúng.
- Tuyên bố rõ ràng ai là người có trách nhiệm để tạo ra các bảo vệ này.
- Cung cấp các căn cứ mà theo đó để giải thích và giải quyết mọi tranh
chấp sau này khi chúng phát sinh.
Để cho một chính sách an ninh có hiệu lực, nó phải có tính thực tiễn để thực hiện
bởi công nghệ có thể mua được trên thị trường. Một chính sách đủ toàn diện phải
bao hàm các yếu tố nhằm phát huy hết các năng lực của công nghệ hiện có. Về
mặt dễ dàng sử dụng các tài sản mạng cho các người sử dụng, tồn tại hai dạng
chính sách an ninh:
- Cho phép (Permissive): những thứ không ngăn cấm một cách rõ ràng thì cho
phép.
- Ngăn cấm (Restrictive): những thứ không cho phép một cách rõ ràng thì bị
cấm.
3.6. Thực hiện chính sách an ninh
Việc thực hiện chính sách an ninh không phải là vấn đề đơn giản. Nó bao hàm cả
các vấn đề kỹ thuật và cả các vấn đề tổ chức. Sau đây là một số điểm, mà chúng ta
cần thiết phải ghi nhớ, trước khi bắt đầu thực thi một chính sách an ninh:
- Tất cả các bên liên quan trong công ty, từ người đứng đầu đến các người sử
dụng đầu cuối, phải đồng ý hoặc có sự nhất trí về chính sách an ninh. Đây là
điều cực kỳ khó khăn để duy trì một chính sách an ninh, mà không một ai
cũng nhận thấy là cần thiết.
Điều cốt yếu là giáo dục cho các người sử dụng và mọi thành viên tham gia, kể cả
người đứng đầu về điều tại sao an ninh mạng là quan trọng. Phải tạo ra sự
bảo đảm rằng tất cả các thành viên hiểu được các nguyên do đứng đằng sau chính
sách an ninh và những gì cần phải thực hiện. An ninh mạng không phải là thứ miễn
phí. Sự thực thì an ninh phải trả một giá rất đắt, và còn thường xuyên phải trả thêm
nữa chứ không chỉ phải trả có một lần. Phải xác định rõ ràng các trách nhiệm
cho những người khác nhau trong những phần khác nhau của mạng và các
quan hệ trong báo cáo của họ.

3.7. Thực hiện kiến trúc an ninh
Bước đầu tiên để thực hiện, sau khi chính sách an ninh đã được thiết lập là chuyển
nó thành các thủ tục. Các thủ tục này là sự sắp đặt điển hình như là một tập
các nhiệm vụ mà chúng phải hoàn thành cho việc thực thi thành công chính sách.
Các thủ tục này dựa vào kết quả thực hiện trong thiết kế mạng mà nó có thể được
thực hiện khi sử dụng các thiết bị khác nhau và những điểm đặc trưng gắn
kết của chúng. Các đặc trưng an ninh thiết bị như là các mật khẩu và SSH trên các
thành phần mạng khác nhau. Bức tường lửa, các thiết bị mạng riêng ảo (VPN). Các
thiết phát hiện và phòng chống xâm nhập (IDP). Các máy chủ xác thực, định danh
và kiểm toán (AAA) và các dịch vụ AAA có liên quan đối với phần còn lại của
mạng. Điều khiển truy nhập và các cơ chế hạn chế truy nhập trên các thiết bị mạng
khác nhau. …
3.8. Kiểm tra và cải tiến
Ngay sau khi một chính sách an ninh đã được thực hiện, công việc cấp thiết tiếp
theo là liên tục phân tích, kiểm tra và cải tiến nó. Có thể làm điều này thông qua
hình thức các kiểm tra hệ thống an ninh, cũng như thông qua hình thức các phép đo
thử vận hành hàng ngày. Chức năng quan trọng của các phép kiểm tra là làm cho
các người sử dụng mạng nhận thức được các thực thi an ninh đối với các hành
động của họ trong mạng. Các kiểm tra phải được sử dụng để xác định các thói
quen của người sử dụng có thể được hình thành, mà chúng có thể dẫn tới các cuộc
tấn công. Các kiểm tra phải được tiến hành theo một lịch trình có tính ngẫu nhiên.
Các kiểm tra ngẫu nhiên thông thường có thể phát hiện ra các dấu hiệu đi xuống
của các phòng bị trong tổ chức, cũng như khám phá ra những điều có thể hiểu thấu
được trong quá trình sửa chữa, ….
Mô hìnhCisco PPDIOO
An ninh Wheel
Mô hình bảo mật mạng
4. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRONG LẬP KẾ HOẠCH AN NINH MẠNG
Có thể nói nhiệm vụ khó khăn nhất có liên quan đế an ninh mạng là giai đoạn lập
kế hoạch, mà trong đó cần phải phát triển các giải pháp để đáp ứng các chính sách

thương mại của công ty, cũng như các nhu cầu an ninh phải giải quyết. Khi
khảo sát một mạng để xác định các thành phần và các vùng không an ninh, cần tiếp
cận một chính sách an ninh từ các nhận thức khác nhau:
- Các mục tiêu thương mại và các nhu cầu của người sử dụng.
- Con người và quan điểm của họ.
- Các vấn đề kỹ thuật.
4.1. Sử dụng các nền tảng khác nhau
Một trong các vấn đề khó khăn nhất mà sẽ phải đối mặt khi thiết kế một giải pháp
an ninh là khi cố gắng tìm kiếm một giải pháp “một phù hợp cho tất cả” (one-size-
fits-all), hay nói một cách khác là việc cố gắng tích hợp tất cả các sản phẩm an
ninh mạng chỉ từ một nhà cung cấp, với hệ thống quản lý mà nó dễ dàng cho phép
thực hiện các chính sách an ninh thông qua tất cả các sản phẩm an ninh của mình.
Vì thế, giải pháp an ninh phải chứa đựng nhiều dạng thiết bị phần cứng, cũng như
các ứng dụng phần mềm. Sau đây đưa ra một danh sách nhỏ của một vài dạng thiết
bị mà giải pháp an ninh có liên quan đến:
- Các máy tính để bàn và các máy tính xách tay chạy các hệ điều hành
Windows 2000, 2003, XP, Vista, 7, cũng như các hệ điều hành UNIX,
Macintosh….
- Các máy chủ chạy các hệ điều hành Windows NT, 2000, 2003, NetWare,
Linux, Solaris, HP-UX, ….
- Các máy tính lớn (Maiframe) chạy Multiple Virtual Storage
(MVS) và Vitual Machine (VM);
Các thiết bị định tuyến của các hãng Cisco, Juniper, Nortel, Lucent,….
Các thiết bị chuyển mạch của các hãng Cisco, Foundry, Extreme, ….
4.2. Sử dụng các mô hình an ninh mạng
Một bước quan trọng nhất trong thiết kế và phân tích các hệ thống an ninh là
mô hình an ninh, bởi vì nó tích hợp chính sách an ninh mà bắt buộc phải tuân thủ
trong hệ thống. Một mô hình an ninh là một sự miêu tả tượng trưng của một chính
sách an ninh. Nó ánh xạ các yêu cầu của chính sách an ninh tạo thành các luật và
các quy tắc của một hệ thống mạng. Một chính sách an ninh là một tập hợp các

mục tiêu tổng quan và các yêu cầu mức cao, còn mô hình an ninh sẽ thực hiện nó.
Các mô hình an ninh
Có ba phương án cơ bản được sử dụng để phát triển một mô hình an ninh mạng.
Thông thường, các tổ chức thực hiện một sự kết hợp nào đó của ba phương
án để đảm bảo an ninh mạng. Ba phương án thực hiện là:
- Mô hình an ninh nhờ sự mù mờ (security by obscurity model).
- Mô hình bảo vệ vòng ngoài (perimeter defense model).
- Mô hình bảo vệ theo chiều sâu (defense in depth model).
Mô hình an ninh nhờ sự mù mờ
Mô hình an ninh nhờ sự mù mờ dựa trên sự che giấu để bảo vệ mạng. Quan niệm
đứng sau của mô hình này là nếu kẻ tấn công không có thông tin về hệ thống mạng
thì sẽ không thể thực hiện tấn công. Hi vọng chính trong việc che giấu mạng hoặc
ít nhất không quảng bá sự tồn tại của nó sẽ giống như việc đảm bảo an ninh thành
công. Vấn đề chính với phương án này là mạng không thể hoạt động trong một
thời gian dài mà không bị phát hiện và khi bị phát hiện thì mạng sẽ bị tổn thương
hoàn toàn.
Mô hình bảo vệ vòng ngoài
Mô hình bảo vệ vòng ngoài giống tương tự như một pháo đài được bao
quanh bởi một đường hào. Khi sử dụng mô hình này trong đảm bảo an ninh mạng,
các tổ chức sẽ gia cố hoặc tăng cường sức mạnh của các hệ thống vòng ngoài hoặc
có thể “che giấu” hệ thống mạng sau một bức tường lửa dùng để phân cách
giữa mạng được bảo vệ và mạng không an ninh. Các tổ chức không thực hiện
nhiều biện pháp để để bảo vệ các hệ thống trên mạng. Vì giả thiết là mô hình bảo
vệ vòng ngoài đã đủ hiệu quả để ngăn chặn bất kỳ kiểu thâm nhập nào và vì vậy
các hệ thống bên trong sẽ an ninh.
Có một vài điểm yếu trong mô hình này:
- Thứ nhất, trong mô hình này không thực hiện bất kỳ biện phá nào để bảo
vệ các hệ thống bên trong đối với các tấn công nội bộ. Mà các tấn công nội
bộ có thể là nguy cơ nghiêm trọng nhất trong mạng của mọi tổ chức.
- Thứ hai, mô hình hầu như luôn luôn có thể bị lỗi. Và một khi điều này xảy

ra thì các hệ thống bên trong sẽ hoàn toàn mở trước các tấn công.
Mô hình bảo vệ theo chiều sâu
Phương án an ninh nhất để sử dụng là mô hình bảo vệ theo chiều sâu. Phương án
bảo vệ theo chiều sâu cố gắng thực hiện bảo vệ an ninh nhờ sự gia cố và giám sát
mỗi hệ thống, mỗi hệ thống sẽ là một vùng được tự bảo vệ. Các biện pháp bên
ngoài cũng sử dụng các hệ thống bảo vệ vòng ngoài, nhưng sự an ninh của các hệ
thống bên trong không chỉ dựa hoàn toàn vào vòng bảo vệ bên ngoài. Phương án
này là khó hơn để đảm bảo rằng tất cả các hệ thống và các người quản trị đều là
thành phần của nó. Tuy nhiên, với mô hình này các hệ thống bên trong có
khả năng phát hiện bất kỳ sự tấn công từ các hệ thống độc hại. Phương án
này cũng hỗ trợ sự bảo vệ tốt hơn chống lại các kẻ tấn công bên trong. Hành động
của các kẻ tấn công bên trong cũng dễ dàng được phát hiện hơn.
Chiến lược bảo vệ theo chiều sâu
Chiến lược bảo vệ thông tin: đảm bảo tính bí mật, tính sẵn sàng và tính toàn vẹn
của dữ liệu.
Con người: tuyển dụng người tài, đào tạo và trọng thưởng họ.
Công nghệ: đánh giá, thực hiện, kiểm tra và cải tiến.
Các thao tác: bảo đảm sự cẩn trọng, phản ứng với các xâm phạm và chuẩn bị khôi
phục các dữ liệu nhạy cảm.
Mô hình bảo vệ theo chiều sâu
Một số mô hình an ninh
• Mô hình Bell-LaPadula (BLM): cũng được gọi là mô hình nhiều mức,
được ứng dụng chủ yếu để điều khiển truy nhập bắt buộc trong các ứng dụng
của chính phủ và quân đội. Mô hình BLM nhằm bảo vệ tính bí mật của
thông tin trong một hệ thống.
• Mô hình Biba: là một biến thể của mô hình BLM mà tập trung chính vào
việc đảm bảo tính toàn vẹn thông tin trong một hệ thống.
• Mô hình Clark-Wilson: nhằm ngăn chặn các người dùng có quyền thực
hiện các sửa đổi không phép trên dữ liệu. Mô hình này thực hiện một hệ
thống với bộ ba – một chủ thể, một chương trình và một đối tượng.

• Ma trận điều khiển truy nhập (Access Control Matrix): là mtộ mô hình
điều khiển truy nhập tổng quát dựa trên nguyên tắc của các các chủ thể và
các đối tượng.
• Mô hình luồng thông tin (Information Flow model): kiểm soát thông tin
trong luồng của nó vì vậy thông tin chỉ được di chuyển tới/từ các mức an
ninh cho phép.
• Mô hình bức tường Trung Hoa (Chinese Wall model): là sự kết hợp giữa
thương mại tự do với các điều khiển bắt buộc theo luật. Nó được ứng dụng
trong hoạt động của nhiều tổ chức tài chính.
• Mô hình mắt lưới (Lattice model): liên quan đến các thông tin quân sự.
Các mô hình điều khiển truy nhập dựa trên lưới được phát triển vào đầu
những năm 1970 để giải quyết vấn đề đảm bảo tính bí mật của thông tin
quân sự. Vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, các nhà nghiên
cứu ứng dụng các mô hình này vào các lĩnh vực liên quan đến tính
toàn vẹn. Sau đó, ứng dụng các mô hình này vào chính sách bức
tường Trung Hoa, một chính sách bí mật duy nhất cho lĩnh vực thương
mại đã được phát triển.
4.3. Sử dụng các nguyên tắc an ninh
Quyền hạn tối thiểu: nguyên tắc cơ bản nhất của một hệ thống an ninh mạng là
cơ chế đặc quyền tối thiểu. Nguyên tắc này hạn chế phơi bày các yếu điểm của hệ
thống và giảm các rủi ro có thể xảy ra và rủi ro do bị tấn công.
Phòng thủ theo chiều sâu: tức là phòng thủ cần có nhiều lớp, nhiều hệ thống
phòng thủ để chúng hỗ trợ lẫn nhau.
Nút thắt: nút thắt đặt tại các cổng vào/ra xác định, cơ chế này bắt buộc đối phương
chỉ có thể thâm nhập vào hệ thống qua một kênh hẹp (nơi này có thể giám sát và
điều khiển được).
Điểm yếu nhất: phải xác định được chỗ nào là điểm yếu nhất của hệ thống để
tăng cường an ninh, vì các hacker thường tìm mọi cách để phát hiện ra
những điểm yếu này và tập trung mọi tấn công vào đó.
Cơ chế tự động ngắt khi có sự cố: trong những trường hợp xấu khi một phân hệ

bảo vệ của toàn hệ thống gặp sự cố, hệ thống có thể tự tắt hoặc ngắt phần bị sự cố
để ngăn chặn sự truy cập của đối phương vào hệ thống hoặc các vùng khác.
Mọi thành phần đều phải tham gia chế độ an ninh: tất cả các thành phần của hệ
thống đều phải kết hợp thành một hệ thống bảo vệ hỗ trợ và kiểm soát lẫn nhau.
Nếu có một số phân hệ không tham gia chế độ an ninh, thì toàn bộ hệ thống đó coi
như không được an ninh.
Tính đa dạng của hệ hống phòng thủ: mức độ an ninh của hệ thống sẽ tăng lên
nếu sử dụng nhiều môđun hoặc nhiều phương án phòng thủ khác nhau.
Tính đơn giản: một hệ thống phức tạp thường có nhiều lỗi và rất khó kiểm soát
do đó cần phải đơn giản hóa một hệ thống bảo vệ.
4.4. Sử dụng các giải pháp an ninh
• Giải pháp phân mảnh mạng.
• Quản lý các điểm truy nhập.
• Các bộ định tuyến và chuyển mạch.
• Giải pháp bức tường lửa.
• Giải pháp lọc nội dung.
• Giải pháp phát hiện và phòng chống xâm nhập.
• Điều khiển truy nhập từ xa.
• Quản lý các sự kiện an ninh.
• Quản lý các tổn thương.
• Giải pháp mật mã.
• A framework for network security technologies (một số mô hình về công
nghệ an ninh mạng)
Phân mảnh mạng
Các điểm truy nhập
Các bộ định tuyến và chuyển mạch
Bức tường lửa
Lọc nội dung
Các thiết bị phòng chống và phát hiện xâm nhập
Điều khiển truy nhập từ xa

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×