Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

đề tài luyện từ -câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.95 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI DẠY TỪ LOẠI TRONG PHÂN
MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRẦN PHÚ
TIỂU LUẬN KHOA HỌC CUỐI KHÓA
Bà Rịa – Vũng Tàu , 2009
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI DẠY TỪ LOẠI TRONG PHÂN MÔN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ
TIỂU LUẬN KHOA HỌC CUỐI KHOÁ
Chuyên ngành: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
CN. Vũ Hoàng Cúc
Bà Rịa – Vũng Tàu , 2009
2
MỤC LỤC
Trang
A.Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 5
2.1. Cơ sở lý luận 5
2.2. Cơ sở thực tiễn 6
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7
6. Phương pháp nghiên cứu 7


B. Nội dung
Chương 1
1.1. Cơ sở lý luận 7
1.2. Cơ sở thực tiễn 8
Chương 2
2.1. Vị trí nhiệm vụ của dạy học luyện từ và câu 9
2.2. Nội dung và chương trình sách giáo khoa 10
2.3. Các bài học và bài tập được đề cập trong tiểu luận 14
2.4. Qui trình dạy bài luyện từ và câu 21
2.5. Các phuơng pháp giảng dạy 22
2.6. Biện pháp thực hiện dạy luyện từ và câu 28
Chương 3
3.1. Kết quả 29
3.2. Bài học kinh nghiệm 30
C. Kết luận và kiến nghị 30
Tài liệu tham khảo 32
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hiện phát triển toàn cầu như hiện nay, việc phát triển con người
toàn diện là việc thiết yếu. Là người Việt Nam sử dụng thuần thục ngôn ngữ tiếng mẹ
đẻ là việc thiết thực. Môn tiếng việt ở các cấp học nói chung,ở tiểu học nói riêng,phân
môn luyện từ và câu giúp cho học sinh hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng
sử dụng tiếng việt .Môn Tiếng Việt tập trung thể hiện ở bốn kỹ năng ( nghe – nói – đọc
– viết ). Đây là những kỹ năng quan trọng để học sinh học tập và giao tiếp trong các môi
trường hoạt động của lứa tuổi. Đồng thời là cơ sở để học sinh tiếp thu và học tốt các
môn học khác ở các lớp trên.Thông qua việc dạy và học, tiếng việt góp phần rèn luyện
các thao tác của tư duy.
Trong môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu, phần từ loại có nhiệm vụ
không kém phần quạn trọng, nó góp phần cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ

giản về tiếng việt bằng con đường qui nạp, và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói –
viết), bên cạnh đó còn cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con
người, văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra phân môn Luyện từ và
câu còn giúp học sinh bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sang, giàu đẹp của Tiếng Việt. Môn Luyện từ và câu góp phần giúp học sinh hình
thành nhân cách và nếp sống văn hoá của con người Việt Nam.
Năm học 2009-2010, HS lớp 4C Trường tiểu học Trần Phú- Xã Suối Rao- BRVT
có Sĩ số học sinh: 29/14. Trong đó: học sinh dân tộc (Châu Ro): 3/2Nữ
Chất lượng được bàn giao từ năm trước như sau:
Xếp loại giỏi: 3em
Xếp loại khá: 10em
Xếp loại Trung bình: 13em
Học sinh lưu ban của năm học trước: 3em
Trong thời gian thực dạy,qua khảo sát chất lượng đầu năm tôi nhận thấy khoảng
một nửa số học sinh chưa năm bắt rõ ràng cụ thể các loại từ, từ chỉ sự vật, khả năng
nhận biết từ, dùng từ đặt câu, sử dụng ngôn ngữ, vốn từcòn nhiều hạn chế. Nên tôi
mạnh dạn quyết định tìm hiểu nghiên cứu một số ván đề khi dạy luyện từ và câu ở lớp 4
4
tại địa bàn nơi tôi đã và đang công tác. Nhằm giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ
và câu trong môn Tiếng Việt, phần từ loại.
Từ những lý do trên, người viết chọn đề tài: Một số vấn đề khi dạy từ loại ở lớp 4
2. Mục đích nghiên cứu
Mở rộng vốn từ theo chủ điểm.Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản
về từ, từ loại, cấu tạo từ, câu, dấu câu…(thông qua các bài tập).
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng một số dấu câu.
Bồi dưỡng cho học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý
thức sử dụng tiếng việt văn hoá trong giao tiếp và thích học tiếng việt.
Nhằm giúp cho học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Trần Phú có một số kiến thức
nhất định về từ, từ loại, câu, cách sử dụng dấu câu.Từ đó trang bị cho học sinh một vốn
kiến thức cơ bản để học tốt phân môn Luyện Từ Và Câu phần từ loại nói riêng, môn

Tiếng Việt nói chung .Để học sinh có cơ sở nền tảng học tốt các môn học khác và lớp
trên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đó là quá trình dạy học Luyện từ và câu phần từ loại gồm 3 yếu tố:
Nội dung dạy học của môn Luyện từ và câu.
Hoạt động dạy học của giáo viên thể hiện trong bài học.
Hoạt động học tập của học sinh trong giờ học và kết qủa đạt được sau bài học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản
về từ và câu.
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sử dụng từ ngữ, dùng từ đặt câu và sử dụng
đấu câu trong giao tiếp hàng ngày trên nền tản từ câu đã được học tạo mối quan hệ chặt
chẻ giữa từ và câu để có ý thức sử dụng tiếng việt văn hoá giao tiếp.
Làm giàu vốn từ cho học sinh nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về
nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Bậc tiểu học môn Tiếng Việt học sinh được học mỗi tuần 8 tiết, trong đó môn
Luyện từ và câu thực hiện mỗi tuần 2 tiết, học sinh được học cả năm là 35 tiết,trong 35
tuần .
5
Bài tiểu luận cuối khoá, chúng tôi chỉ tập trung vào mảng (từ loại)cụ thể “Danh
từ, động từ và tính từ “,Thế nào là động từ? Nhận diện, phân biệt động từ,vận dụng để
sử dụng thích hợp các loại từ. Nhận biết thế nào là danh từ? Danh từ chung, danh từ
riêng, cách viết hoa của danh từ; Thế nào là tính từ? Giúp học sinh hiểu và nhận biết thế
nào là tính từ? Các loại tính từ.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giúp học sinh lớp 4C học tốt môn Luyện từ và câu, phần từ loại tôi đã vận
dụng các phương pháp:
Phương pháp tổng hợp thu thập tài liệu và kết quả học tập của các em ở năm học
trước về môn Luyện từ và câu thông qua giáo viên chủ nhiệm.

Phương pháp phân tích: Qua các thông tin vừa nắm, tôi đã tự đề ra cho mình biện
pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, nhằm giúp các em học tập có hiệu quả, tiến
bộ hơn.
Phương pháp điều tra : Theo dõi 29 học sinh trong lớp, có bao nhiêu học sinh
ham thích học môn Luyện từ và câu, có bao nhiêu học sinh chưa ham thích học môn
Luyện từ và câu, phần từ loại.Từ đó có biện pháp giúp đỡ, hổ trợ, động viên để số học
sinh chưa ham thích học các loại từ phần từ loại trở thành học sinh ham thích học phân
môn này môn học này.Bài tiểu luận cuối khoá ,chúng tôi chỉ tập trung vào mảng (từ loại
)cụ thể “Danh từ, động từ và tính từ “,Thế nào là động từ? nhận diện, phân biệt động
từ,vận dụng để sử dụng thích hợp các loại từ. Nhận biết thế nào là danh từ? danh từ
chung, danh từ riêng, cách viết hoa của danh từ; Thế nào là tính từ? giúp học sinh hiểu
và nhận biết thế nào là tính từ? các loại tính từ.
6
NỘI DUNG
Chương 1
1.1. Cơ sở lí luận
Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới được sát nhập hai phân môn Từ ngữ và
Ngữ pháp thành phân môn Luyện từ và câu.Cơ sở của việc sát nhập này là xuất phát từ
mối quan hệ chặt chẽ giữa từ và câu trong giao tiếp, đồng thời coi trọng yêu cầu thực
hành của phân môn Luyện từ và câu.
Phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong chương trình tiểu
học.Trước hết Luyện từ và câu phần từ loại cung cấp làm giàu vốn từ cho học sinh đặt
biệt là hệ thống từ ngữ, cung cấp cho học sinh được gắn với chủ điểm ở từng bài học.
Nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về từ và câu, rèn kỹ năng
dùng từ đặt câu, sử dụng từ ngữ vào trong giao tiếp hằng ngày.Chính vì vậy, học sinh
được làm quen với từ và câu ngay từ lớp một và được học với tư cách là một phân môn
độc lập của môn Tiếng Việt từ lớp hai, ba.
Nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy phân môn Luyện từ và câu phần từ loại ở tiểu
học là giúp học sinh:

Mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về cấu tạo từ,
từ loại, câu, dấu câu…
Rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu…
Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng
Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
1. 2 Cơ sở thực tiễn
Thuận lợi:
Giáo viên:
Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện, trang bị khá đầy đủ sách và thiết bị dạy học
cho giáo viên. Phân công chuyên môn đúng với năng lực của gíao viên.
Giáo viên yêu nghề, có tâm huyết với học sinh. Giáo viên có tay nghề vững
vàng, linh hoạt và nhạy bén trong giảng dạy, trực tiếp giảng dạy nhiều năm, nhiều kinh
nghiệm trong giảng dạy.
7
Biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với đặt trưng của
phân môn, phù hợp với từng đối tượng của học sinh.
Môn Luyện từ và câu lớp bốn, cụ thể đã được bớt nhiều so với chương trình từ
ngữ - ngữ pháp của lớp 4 cũ. Giáo viên xác định nội dung trọng tâm của từng bài, xác
định điểm nhấn theo yêu cầu nội dung của chuẩn kiền thức, cụ thể rõ rang, nhìn chung
ngắn gọn, chủ yếu vào hướng dẫn học sinh thực hành bài tập.Số lượng bài tập đảm bảo
yêu cầu cho giáo viên hướng dẫn học sinh trên lớp.Thông qua bài tập giáo viên giảng
một số từ trọng tâm để học sinh nắm.
Đa số giáo viên là người tại địa bàn, tác phong chuẩn mực, nhẹ nhàng, gần gũi,
thân thiện với học sinh. Giọng nói rõ ràng, phát âm chuẩn.
Học sinh:
Học sinh đã được làm quen với môn học từ lóp hai, lớp ba, nên các em đã biết
cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới dự hướng dẫn của giáo viên.
Sự quan tâm của ban giám hiệu, một số phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng
cao chất lượng môn học Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
Khó khăn:

Giáo viên:
Do đặc điểm của nhà trường nằm ở vùng sâu, vùng xa nên cơ sở vật chất, phòng
học chưa được khang trang.Trang thiết bị cung cấp cho việc dạy và học còn rất nhiều
hạn chế nên giáo viên chưa có điều kiện để học hỏi đặt biệt là về công nghệ thông tin.
Trình độ giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ,
chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các hoạt động, hoạt động của thầy và trò thiếu nhịp
nhàng.
Học sinh:
Phần lớn các em là con em lao động nghèo, mặt bằng dân trí thấp, nên việc đầu
tư và quan tâm đến việc học của học sinh còn rất nhiều hạn chế.
Do đặc điểm của địa bàn vùng sâu, vùng xa, số lượng học sinh ít, nên lớp được
dồn học sinh cho đủ theo biên chế lớp học nên bước đầu một số học được chuyển sang
Các em còn nhiều bỡ ngỡ.Do đặc thù của vùng nông thôn dân cư thưa thớt nên việc sử
8
dụng từ ngữ giao tiếp có rất nhiều hạn chế, việc sử dụng ngôn ngữ đối với các em cũng
ảnh hưởng theo, không phải một sớm một chiều có thể lĩnh hội được.
9
CHƯƠNG 2
2.1. Vị trí- nhiệm vụ dạy luyện từ và câu
Vị trí
Phân môn Luyện từ và câu có vị trí quan trọng trong chương trình tiểu học.Trước
hết Luyện từ và câu cung cấp làm giàu vốn từ cho học sinh đặt biệt là hệ thống từ ngữ
cung cấp cho học sinh được gắn với chủ điểm ở từng lớp, nhằm tăng cường sự hiểu biết
của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Phân môn Luyện từ và câu phần từ loại cung cấp những kiến thức sơ giản về từ
và câu, rèn kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng từ ngữ vào trong giao tiếp hằng ngày
Chính vì vậy,học sinh được làm quen với từ và câu từ lớp một và được học với tư cách
là mộn phân môn độc lập của Tiếng Việt từ lớp hai đến lớp năm .
Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học là giúp HS:

Mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về cấu tạo từ,
từ loại, câu, dấu câu
Bài tiểu luận cuối khoá ,chúng tôi chỉ tập trung vào mảng (từ loại )cụ thể “Danh
từ, động từ và tính từ “,Thế nào là động từ? nhận diện, phân biệt động từ,vận dụng để sử
dụng thích hợp các loại từ. Nhận biết thế nào là danh từ? danh từ chung, danh từ riêng,
cách viết hoa của danh từ; Thế nào là tính từ? giúp học sinh hiểu và nhận biết thế nào
là tính từ? các loại tính từ.
Rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu.
Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng
Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
2. 2 Nội dung chương trình và sách giáo khoa
2.2.1 Nội dung chương trình
Nội dung chương trình của Luyện từ và câu lớp Bốn gồm 94 tiết.
Học kỳ 1: gồm 62 tiết, gắn với 5 chủ điểm, đó là :
Chủ điểm 1: thương người như thể thương thân “Nhân hậu – Đoàn kết “
Chủ điểm 2: Trung thực - Tự trọng
Chủ điểm 3: Trên đôi cánh ước mơ thực hiện ước mơ.
Chủ điểm 4: Có chí thì nên - nghị lực – ý chí.
Chủ điểm 5: Tiếng sáo điều - đồ chơi – trò chơi.
10
Học kỳ 2: gồm 32 tiết, gắn với 5 chủ điểm, đó là:
Chủ điểm 1: Người ta là hoa đất – tài năng - sức khoẻ.
Chủ điểm 2: Vẻ đẹp muôn màu – cái đẹp.
Chủ điểm 3: Những người quả cảm – dũng cảm.
Chủ điểm 4: Khám phá thế giới - du lịch - thám hiểm.
Chủ điểm 5: Tình yêu cuộc sống - lạc quan yêu đời.
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm.
2.2.2 Các đơn vị học
Tập 1: Gồm 5 chủ điểm học trong 18 tuần.
Tuần Chủ điểm

1,2,3 Thương người như thể thương than
4,5,6 Măng mọc thẳng(trung thực tự trọng)
7,8,9 Trên đôi cánh ước mơ(ước mơ)
10 Ôn tập giữa học kì I
11,12,13 Có chí thì nên(Nghị lực)
14,15,16,17 Tiếng sáo diều(vui chơi)
18 Ôn tập cuối kì I
Tập 2: Gồm 5 chủ điểm học trong 17 tuần.
Tuần Chủ điểm
19,20,21 Người ta là hoa đất(Năng lực, tài trí)
22,23,24 Vẻ đẹp muôn màu(Óc thẩm mỹ)
25,26,27 Những người quả cảm(Dũng cảm)
28 Ôn tập giữa kì II
29,30,31 Khám phá thế giới(Du lịch thám hiểm)
32,33,34 Tình yêu cuộc sống(Lạc quan, yêu đời)
35 Ôn tập cuối kì II
Mở rộng từ, hệ thống hoá, tích cực vốn từ theo các chủ điểm được học ở bài tập
đọc (dựa vào vốn sống của học sinh, bài tập đọc, gợi ý của giáo viên).
Hình thức mở rộng vốn từ thông qua các bài tập. Hệ thống bài tập luyện tập mở
rộng vốn từ rất đa dạng:
Bài tập tìm từ ngữ theo chủ điểm.
Bài tập tìm hiểu, nắm nghĩa của từ.
11
Bài tập quản lý, phân loại vốn từ.
Bài tập luyện cách sử dụng từ.
Từ loại: Cung cấp kiến thức sơ giản về một số loại từ cơ bản của tiếng việt: danh
từ, động từ, tính từ.
Câu: Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về cấu tạo, công dụng và
cách sử dụng các kiểu câu:
Câu hỏi

Câu kể(bao gồm các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?)
Câu khiến.
Câu cảm.
Thêm trạng ngữ cho câu.
Ôn luyện kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng một số dấu câu: dấu hai
chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang.
2.2.3 Cấu trúc môn luyện từ và câu
* Cấu trúc kiểu bài lý thuyết gồm 3 phần:
Nhận xét:
Cung cấp ngữ liệu thường là những câu thơ, câu văn, đoạn văn, đoàn thơ có chứa
các hiện tượng ngôn ngữ cần tìm hiểu.
Cung cấp hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh tìm ra các đặc điểm có tính chất quy
luật của hiện tượng được tìm hiểu.
Ghi nhớ:
Là nội dung kiến thức và quy tắc sử dụng từ và câu được rút ra sau phần nhận xét
để yêu cầu học sinh ghi nhớ. Ghi nhớ được đóng khung trong sách giáo khoa.
Luyện tập:
Gồm hệ thống bài tập nhằm cũng cố và vận dụng các kiến thức đã học vào những
tình huống mới. Có hai loại bài tập ở phần luyện tập là bài tập nhận diện và bài bài tập
vận dụng.
* Cấu trúc kiểu bài thực hành gồm:
Tên bài
Một bài học có từ 3-4 bài tập chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.2.4. Yêu cầu kiến thức
Mở rộmg và hệ thống vốn từ:
12
Môn tiếng việt có 10 đơn vị đọc thì môn luyện từ và câu mở rộng và hệ thống
hoá 10 chủ điểm đó.
Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu:
* Từ-cấu tạo tiếng

Cấu tạo từ
Từ đơn và từ phức
Từ ghép và từ láy
Từ loại
Danh từ
Danh từ là gì?
Danh từ chung và danh từ riêng
Cách viết hoa danh từ: Viết tên người, tên địa lí Việt Nam_cách viết hoa
tên người tên địa lí nước ngoài.
Động từ
Động từ là gì?
Cách thể hiện ý nghĩa, mức độ của đặc điểm, tính chất.
* Các kiểu câu
Câu hỏi
Câu hỏi là gì?
Dùng câu hỏi vào mục đích khác.
Các phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
Câu kể
Câu kể là gì?
Cách dùng câu kể.
Câu kể ai là gì?
Câu cầu khiến:
Câu cầu khiến là gì?
Cách đặt câu cầu khiến.
Giải pháp khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.
Câu cảm:
Thêm trạng ngữ cho câu.
Trạng ngữ là gì?
13
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.

Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích, phương tiện trong câu.
* Các dấu câu:
Dấu chấm hỏi.
Dấu chấm than.
Dấu hai chấm.
Dấu ngoặc kép.
Dấu ngoặc đơn.
2.2.5. Yêu cầu kỉ về từ và câu
2.2.5.1. Từ:
Nhận biết được cấu tạo tiếng.
Giải các câu đố tiếng lien quan đến cấu tạo của tiếng.
Nhận biết từ loại.
Đặt câu với những từ đã cho
Xác định tình huống sử dụng tục ngữ- thành ngữ.
2.2.5.2. Câu:
Nhận biết các kiểu câu.
Đặt câu theo mẫu.
Nhận biết các kiểu trạng ngữ.
Thêm trạng ngữ cho câu.
Tác dụng của dấu câu.
Điền dấu câu thích hợp.
2.2.5.3. Dạy tiếng việt văn hoá trong giao tiếp:
Thông qua nội dung dạy luyện từ và câu, bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói
quen dung từ đúng, nói viết thành câu và ý thức sử dụng tiếng việt trong giao tiếp phù
hợp với các chuẩn mực văn hoá.
Chữa lỗi dấu câu.
Lựa chọn kiểu câu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được và cũng như
nhiệm vụ mà người giáo viên cần nắm vững khi giảng dạy phân môn này.
2. 3 Các bài học, bài tập được đề cập trong tiểu luận

14
Trong phần lý do chọn đề tài, nội dung được nêu trong tiểu luận là tập trung vào
mảng (Từ loại:Danh từ, Động từ, Tính từ)
Đó là: Danh từ:
Thế nào là danh từ?
Danh từ chung và danh từ riêng.
Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
Động từ:
Thế nào là động từ?
Luyện tập về động từ (nhận biết, so sánh, sử dụng các loại động từ, nội
động, ngoại động phù hợp)
Tính từ:
Thế nào là tính từ? Cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
Các bài học, bài tập cụ thể là:
Tuần 5:
Bài: Danh từ:
Bài 1 trang 52:
Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau:
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Bài 2 trang53:
Xếp các từ em mới tìm được vào nhóm thích hợp:

Từ chỉ người: ông cha,…
Từ chỉ vật: sông,…
Từ chỉ hiện tượng: mưa,…
15
Từ chỉ khái niệm: cuộc sống,…
Từ chỉ đơn vị: cơn,…
Bài 1 trang 53(phần luyện tập)
Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm dưới đây:
Một điểm nổi bật trong đao đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương
người…Chính vì thấy nước mất, nhà tan…mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm của
cách mạng thế giới để về giúp đồng bào.
Tuần 6
Bài: Danh từ chung và danh từ riêng:
Bài 1 trang 57:
Tìm các từ có nghĩa như sau:
Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.
Người đứng đầu nhà nước phong kiến.
Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.
Bài 2 trang 57:
Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào?
So sánh a với b
So sánh c với d
Bài 3 trang 57:
Cách viết các từ trên có gì khác nhau?
So sánh a với b
So sánh c với d
Bài 1 trang 58
Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau:
Chúng tôi/ đứng/ trên/ núi/ chung/. Nhìn/ sang/ trái/ là/ dòng/ sông/ Lam/ uốn

khúc/ theo/ dãy/ núi/ Thiên Nhẫn/. Mặt/ sông/ hắt/ ánh/ nắng/ chiếu/ thành/ một/ đường/
quanh co/ trắng xoá/. Nhìn/ sang/ phải/ là/ dãy/ núi/ Trác/ nối liền/ với/ dãy/ núi/ Đại
Huệ/ xa xa. Trước/ mặt/ chúng tôi/, giữa/ hai/ dãy/ núi/ là/ nhà/ Bác Hồ/.
(Theo Hoài Thành và Thanh Tịnh)
Tuần 7
Bài:Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
16
Bài 1 trang 68:
Hãy nhận xét cách viết những tên riêng sau đây:
Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.
Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây.
Bài 1- Bài 2 trang 68:
Viết tên em và tên địa chỉ gia đình em.
Viết tên một số xã(phường, thị trấn) ở huyện (quận, thị xã, thành phố) của em.
Bài 3 trang 68:
Các quận, huyện, thị xã ở tỉnh hoặc thành phố của em.
Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em.
Tuần 8
Bài: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
Nhận xét:
1. Đọc các tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây:
Tên người: Lép Tôn-xtôi, Mô-rít-xơ Mát-téc-lích, Tô-mát Ê-đi-xơn.
Tên địa lí: Hi-ma-lay-a, Đa-nuýp, Lốt Ăng-giơ-lét, Niu Di-lân, Công-gô.
2. Biết rằng chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành các tên riêng nói trên đều được viết
hoa, hãy nêu nhận xét về cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài.
3. Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây có gì đặc biệt?
Tên người: Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Bạch Cư Dị.
Tên địa lí: Hi Mã Lạp Sơn, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thụy Điển.
Bài 1 trang 79:
Đọc đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn:

Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về ác-boa để lu-i paxtơ có thể tiếp tục đi học.
ac-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những
ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông quy-dăng-xơ hiền hoà
lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.
(Theo Hoài Đức)
Bài 2 trang 79:
Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc:
Tên người: anbe anhxtanh, crítxtian anđécxen, gagarin.
Tên địa lí: xanh pêtécbua, tôkiô, amadôn, Niagara.
17
Tuần 9
Bài: Động Từ
Nhận xét:
1. Đọc lại đoạn văn sau:
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…
Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cùng dưới ánh trăng này, dòng
thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phất
phới bay trên những con tàu lớn.
(Theo Thép Mới)
2. Tìm các từ:
Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi.
Chỉ trạng thái của các sự vật:
Dòng thác
Lá cờ
Bài tập 1 trang 94:
Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường. Gạch dưới động
từ trong các cụm từ chỉ hoạt động ấy:
Các hoạt động ở nhà. M: quét nhà
Các hoạt động ở trường M: làm bài
Bài 2 trang 94:

Gạch dưới động từ trong các đoạn văn sau:
a/ Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long Yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua: - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua: - Để làm gì?
Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
b/ Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một
quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế
nữa!
Tuần 11
Bài:Luyện tập về động từ
18
Bài 1 trang 106:
Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ này? Chúng bổ sung ý
nghĩa gì?
Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.
(Tô Hoài)
Rặng đào đã trút hết lá.
Bài 2 trang 106:
Chào Mào vẫn hót. Mùa na □ tàn. Em chọn từ nào trong ngoặc đơn(đã, đang,
sắp) để điền vào ô trống?
a/ Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau,
ngô □ thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.
(Theo Nguyên Hồng)
b/ Sao cháu không về với bà
Chào Mào □ hót vườn na mỗi chiều.
Sốt ruột, bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na.
Hết hè, cháu vẫn □ xa

(Lê Thái Sơn)
Bài: Tính từ
Nhận xét:
1. Đọc truyện sau :
Câu học sinh ở Ác-boa
Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy
những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ
hiền hoà lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.
Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngã
màu sám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn…Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn
bé quá.
19
Thế mà chỉ ít lâu sau, Lu-i đã khiến thầy rất hài long. Cậu là học sinh chăm chỉ
và giỏi nhất lớp.
(Theo Hoài Đức)
Bài tập 1 trang 111:
Tìm tính từ trong các đoạn văn sau:
a/ Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu
thưa. Cụ đội chiếc nón đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng
đi nhanh nhẹn. Lời nói của cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ rang.
(Theo Võ Nguyên Giáp)
b/ Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời
sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho màu trắng phớt xanh như màu men sứ.
Đằng đông, phía trên dảy đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển
khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm it nét mây
mở gà vút dài thanh mảnh.
(Bùi Hiển)
Tuần 12
Bài: Tính từ (tt)

Nhận xét:
1. Đặc điểm cảu các sự vật được miêu tả trong những câu sau khác nhau như thế
nào?
a/ Tờ giấy này trắng.
b/ Tờ giấy này trăng trắng.
c/ Tờ giấy này trắng tinh.
2. Trong các câu dưới đây, ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng những cách nào?
a/ Tờ giấy này rất trắng.
b/ Tờ giấy này trắng hơn.
c/ Tờ giấy này trắng nhất.
Bài tập 1 trang 124:
20
Tìm từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất(được in nghiêng) trong đoạn văn
sau:
Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà
thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:
Hoa cà phê thơm lắm em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa nhài
Trong ngà trắng ngọc, xinh và sang
Như miệng em cười đâu đây thôi.
Mỗi mùa xuân, Đắk lắk lại khoát lên mình một màu trắng ngà ngọc và toả ra
mùi hương ngan ngát khiến đất trời trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và
tinh khiết hơn.
(Theo Thu Hà)
M: Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa.
Bài tập2 trang124:
Hãy tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau: đỏ, cao, vui.
2.4. Qui trình dạy bài luyện từ và câu
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:

Cho học sinh làm lại các bài tập hoặc nêu nghĩa ngắn gọn những điều đã học ở
tiết trước, cho ví dụ:
3. Dạy học bài mới:
3.1 Đối với bài dạy lí thuyết:
Giới thiệu bài:
Hình thành khái niệm:
Phân tích ngữ liệu
Ghi nhớ kiến thức
Hướng dẫn luyện tập
3.2. Đối với bài thực hành:
Giới thiệu bài
Hướng dẫn thực hành
HS đọc và xác địnhyêu cầu của bài tập
Hướng dẫn HS làm mẫu một phần của bài tập
21
HS làm bài tập (hình thức cá nhân, cặp đôi, nhóm trò chơi,…)
GV tổ chứccho HS trao đổi, nhận xét kết quả bài tập
4. Củng cố - dặn dò:
Giáo viên chốt lại những kiến thức, kỹ năng cần nắm vững ở bài luyện tập. Nêu
yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà .
2.5. Phương pháp giảng dạy
2.5.1. Phương pháp vấn đáp:
Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương dạy học không trực tiếp đưa ra những
kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn cho học sinh tư duy từng bước một để các em tự
tìm ra kiến thức mới phải học.
Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kỹ năng suy nghĩ sáng tạo trong
qúa trình lĩnh hội kiến thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có ở
học sinh. Qua đó nó giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức và học
sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn, sâu sắc hơn.
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng

nội dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ rang, phù hợp với mọi đối tượng của học sinh
trong cùng lớp học.Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ, sau đó học sinh trả
lời, cho học sinh khác bổ sung nhận xét. Phương pháp này phù hợp với cả hai loại bài
(bài học lý thuyết - bài học thực hành)
Ví dụ: Khi dạy bài danh từ (tuần 5)
Mục đích của bài học là: Học sinh phải nắm được danh từ là gì? Biết tìm danh từ
trừu tượng trong đoạn văn và đặt câu với danh từ đó.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
H: em tìm những từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn thơ?
(Dòng 1: truyện cổ Dòng 5: đời, cha ông
Dòng 2: cuộc sống, tiếng xưa Dòng 6: con sông, chân trời
22
Dòng 3: cơn nắng, cơn mưa Dòng 7: truyện cổ
Dòng 4: con sống, rặng dừa Dòng 8: ông cha)
H: Sắp xếp các từ vừa tìm được theo nhóm.
Từ chỉ người: ông cha-cha ông
Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời
Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng
Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng xưa, đời
Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng.
H: Những từ đó thuộc loại từ gì? (danh từ)
H: Danh từ là gì? (danh từ là những từ chỉ sự vật: người, vật, hiện tượng, khái
niệm hoặc đơn vị).
Vậy qua các câu hỏi gợi mở cho các em đã kết thúc một khá niệm ngữ pháp mà

nội dung của bài đề ra.
Ví dụ: Khi dạy bài ở tuần 6:Bài: Danh từ chung, danh từ riêng
Bài 1 trang 57:
Tìm các từ có nghĩa sau:
a/ Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó có thuyền đi lại được.
b/ Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.
c/ Người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d/ Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.
H: Dòng nước chảy tương đối lớn mà trên dó thuyền bè có thể đi lại được
gọi là gì?(sông)
H: Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam của nước ta(có thể gợi
ý cho học sinh nếu học sinh gặp khó khăn: dòng sông này có chín cửa đỗ ra biển) gọi là
sông gì?(Cửu Long)
H: Đứng đầu nhà nước phong kiến là ai?(Vua).
H: Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh là ai?(Lê Lợi).
Bài 2 trang 57:
H: Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào?
(Sông: tên chung để chỉ những dòng chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại
được-Cửu Long: tên riêng của một dòng sông có chin nhánh ở đồng bằng sông Cửu
23
Long- Vua: tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến -Lê Lợi: tên riêng của
vị vua mở đầu nhà Hậu Lê)
VD: Khi dạy ở tuần 6 – Bài: Cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
Hãy nhận xét cách viết những tên riêng sau đây:
a/Tên người : Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.
b/Tên địa lí :Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây.
H: Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng?
Chữ cái đầu mỗi tiếngấy được viết như thế nào?
VD: Ở tuần 8- khi dạy Bài: Cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
1/Đọc các tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây:

Tên người: Lép Tôn-xtôi, Mô-rĩt-xơ Mát-téc-lích, Tô-mát Ê-đi-xơn.
Tên địa lí: Hi-ma-lay-a, Đa-nuýp, Lốt Ăng-giơ-lét, Nui Di-lân, Công-gô
H: Mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài gồm mấy tiếng?
Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận tên như thế nào?(Bộ phận tạo
thành tên gồm nhiều tiếng có gạch nối).
VD: Ở tuần 9- Bài: Động từ.
Bài 1 trang 93:
1/Đọc lại đoạn văn sau:
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…
Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy dưới ánh trăng này, dòng thác
nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới
bay trên những con tàu lớn.
(Theo Thép Mới)
2/Tìm các từ:
Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi. (nhìn, nghĩ, thấy)
Chỉ trạng thái của sự vật.
Dòng thác (đổ-đổ xuống).
Lá cờ (bay).
H: Các từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật thuộc loại từ gì?( động từ).
H: Vậy động từ là gì?( động từ là nhũng từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự
vật).
Vd: Khi dạy ở tuần 11_Bài: Tính từ
24
Bài 1 trang 110:
1/ Đọc truyện sau: Cậu học sinh ở Ac-boa
Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy
những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ
hiền hoà lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.
Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, ái tóc ngã màu
xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn…Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn bé

quá.
Thế mà chỉ ít lâu sau, Lu-i đã khiến thầy rất hài lòng. Cậu là học sinh rất chăm
chỉ và giỏi nhất lớp.
(Theo Đưc Hoài)
2/ Tìm các từ trong truyện trên miêu tả:
a/ Tính Tình, tư chất của cậu bé đó là những từ nào?(chăm chỉ, giỏi).
b/ Từ chỉ màu sắc của sự vật là những từ nào?(những chiếc cầu: trắng phau-
mái tóc của thầy Rơ-nê màu: xám).
c/ Hình dáng kích thước và các đặc điểm khác của sự vật là gi?(thị trấn: nhỏ;
vườn nho: con con; những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính; dòng sông: hiền hoà; da của
thầy Rơ-nê: nhăn nheo).
H: Những từ chỉ tính tình tư chất của cậu bé Lu-ihay từ chỉ màu sắc của sự vật
hoặc hình dáng, kích thước và đặc điểm của sự vật là loại từ gi?(tính từ ).
H: Vậy tính từ là gi?( tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của
sự vật, hoạt động, trạng thái,…).
* Tóm lại: Phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng tất cả các tiết học và phát
huy tính chủ động, sang tạo của học sinh.
2.5.2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề:
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là giáo viên đưa ra những tình huống gợi
vấn đề điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác trực tiếp chủ động và
sáng tạo để giải quyết vấn đề .Thông qua đó học sinh kiến tạo kiến thúc, rèn luyện kỹ
năng.
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp
dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn .Nâng cao kỹ năng phân tích và
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×