Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Điều chế kim loại.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.73 KB, 2 trang )

Điều chế kim loại
ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
I – NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
Trong tự nhiên chỉ có một số rất ít kim loại ở trạng thái tự do, hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng ion trong các hợp chất
hóa học. Muốn chuyển hóa những ion này thành kim loại ta thực hiện quá trình khử ion kim loại:
M
n+
+ ne → M
II – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
1. Phương pháp thủy luyện
- Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt, được dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học
thấp như Au, Ag, Hg, Cu…
- Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp, như dung dịch H
2
SO
4
, NaOH, NaCN…để hòa tan
kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó các ion kim loại trong dung
dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạnh hơn, như Fe, Zn…
Ví dụ 1:
Người ta điều chế Ag bằng cách nghiền nhỏ quặng bạc sunfua Ag
2
S, xử lí bằng dung dịch NaCN, rồi lọc để thu được
dung dịch muối phức bạc:
Ag
2
S + 4NaCN → 2Na[Ag(CN)
2
] + Na
2
S


Sau đó, ion Ag+ trong phức được khử bằng kim loại Zn:
Zn + 2Na[Ag(CN)
2
] → Na
2
[Zn(CN)
4
] + 2Ag
Ví dụ 2:
Vàng lẫn trong đất đá có thể hòa tan dần trong dung dịch NaCN cùng với oxi của không khí, được dung dịch muối
phức của vàng:
4Au + 8NaCN + O
2
+ 2H
2
O → 4Na[Au(CN)
2
] + 4NaOH
Sau đó, ion Au
3+
trong phức được khử bằng kim loại Zn:
Zn + 2Na[Au(CN)
2
] → Na
2
[Zn(CN)
4
] + 2Au
2. Phương pháp nhiệt luyện
- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa

học trung bình như Zn, Cr, Fe, Sn, Pb,…
- Cơ sở của phương pháp này là khử những ion kim loại trong các hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như
C, CO, H
2
hoặc Al, kim loại kiềm hoặc kiềm thổ
Ví dụ:
PbO + C Pb + CO
Fe
2
O
3
+ 3CO 2Fe + 3CO
2

WO
3
+ 3H
2
W + 3H
2
O
TiCl
4
+ 4Na Ti + 4NaCl
V
2
O
5
+ 5Ca 2V + 5CaO
Các phản ứng dùng kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ làm chất khử đều phải thực hiện trong môi trường khí trơ hoặc

chân không
- Trường hợp quặng là sunfua kim loại như Cu
2
S, ZnS, FeS
2
…thì phải chuyển sunfua kim loại thành oxit kim loại. Sau
đó khử oxit kim loại bằng chất khử thích hợp Ví dụ với ZnS:
2ZnS + 3O
2
2ZnO + 2SO
2

ZnO + C Zn + CO
- Đối với kim loại khó nóng chảy như Cr, người ta dùng Al làm chất khử (phản ứng nhiệt nhôm). Phản ứng nhiệt nhôm
tỏa nhiệt mạnh, lượng nhiệt tạo ra được sử dụng để đun nóng chảy Cr
2
O
3
, nhờ vậy giảm được chi phí cho nhiên liệu:
Cr
2
O
3
+ 2Al 2Cr + Al
2
O
3

- Đối với những kim loại kém hoạt động như Hg, Ag chỉ cần đốt cháy quặng cũng thu được kim loại mà không cần
dùng chất khử

HgS + O
2
Hg + SO
2

3. Phương pháp điện phân
- Phương pháp điện phân là phương pháp vạn năng, được dùng để điều chế hầu hết các kim loại, từ những kim loại có
độ hoạt động hóa học cao đến trung bình và thấp
- Cơ sở của phương pháp này là dùng dòng điện một chiều để khử các ion kim loại. Tác nhân khử là cực ( – ) mạnh hơn
nhiều lần tác nhân khử là chất hóa học
- Điều chế kim loại có tính khử mạnh như Li, Na, K, Al…bằng cách điện phân những hợp chất (muối, bazơ, oxit) nóng
chảy của chúng
Ví dụ: Sơ đồ thùng điện phân NaCl nóng chảy để điều chế Na
- Nguyên liệu là NaCl tinh khiết
- Cực dương làm bằng than chì, cực âm bằng thép
- Điều chế kim loại có tính khử trung bình và yếu như Zn, Cu, bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng (xem
thêm bài điện phân)
Ví dụ: ZnBr
2
Zn + Br
2

2CuSO
4
+ 2H
2
O 2Cu + 2H
2
SO
4

+ O
2

 Biên soạn Hồ Chí Tuấn - ĐH Y Hà Nội

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×