Giáo án Tin học 12
Bài 7. BIỂU MẪU VÀ LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
HS nắm được các thao tác cơ bản sau :
- Hiểu được khái niệm biểu mẫu, công dụng của biểu mẫu;
- Biết các chế độ làm việc với biểu mẫu: chế độ trang dữ liệu, chế độ thiết
kế, chế độ biểu mẫu;
- Biết cách tạo biểu mẫu đơn giản và dùng chế độ thiết kế để chỉnh sửa cấu
trúc dữ liệu;
- Biết sử dụng biểu mẫu để nhập và chỉnh sửa dữ liệu.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
+ Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
+ Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu hoặc bảng.
III. LƯU Ý SƯ PHẠM:
Giáo viên nhắc lại khái niệm biểu mẫu (Form) : Biểu mẫu là một đối tượng
của Access chủ yếu được dùng để nhập và sửa dữ liệu.
Biểu mẫu cũng có thể được hỗ trợ bằng các phần tử đồ họa (hình ảnh, nút
lệnh, …) làm cho dữ liệu trên biểu mẫu dễ hiểu, được nhập nhanh, chính xác, tự
nhiên hơn.
Để tạo biểu mẫu, có thể lấy thông tin từ các bảng hoặc các mẫu hỏi. Tuy
nhiên, vì HS chưa được học kĩ về mẫu hỏi nên GV không cần nhấn mạnh vào
điều này. Cụ thể trong SGK chỉ nói đến việc chọn bảng dữ liệu nguồn trong
mục Table/Queries mà không nói là chọn trong danh sách các bảng và mẫu hỏi.
GV hướng dẫn HS các bước thực hiện các thao tác liên quan đến biểu mẫu.
IV. NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Ổn định lớp
Chào thầy cô
Cán bộ lớp báo cáo sĩ số
Chỉnh đốn trang phục.
GV: Em hãy nhắc lại khái niệm biểu
mẫu mà đã được học?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Nhắc lại khái niệm biểu mẫu
(Form): biểu mẫu là một đối tượng
của Access chủ yếu được dùng để
nhập và sửa dữ liệu. Mặc dù có thể
dùng bảng để thực hiện nhập và sửa
dữ liệu trực tiếp nhưng đối với người
sử dụng nói chung thì cách này không
được thuận tiện. Trong biểu mẫu, dễ
dàng bố trí các trường theo theo cách
hợp lí hơn, ngoài ra cũng có thể không
hiện thị tất cả các trường và có thể
hiển thị các trường tử nhiều bảng khác
nhau.
1.Khái niệm biểu mẫu
a.Khái niệm
- Biểu mẫu là một loại đối tượng trong
CSDL Access được thiết kế để:
+ Hiển thị dữ liệu bảng dưới dạng thuận
tiện khi xem, nhập và sửa dữ liệu.
+ Thực hiện các thao tác thông qua các
nút lệnh (do người thiết kế tạo ra).
- Biểu mẫu có thể được hiển thị như một
trang dữ liệu gồm các hàng và cột nhưng
biểu mẫu còn có thể hiển thị từng bản ghi.
b. Làm việc với biểu mẫu: Nháy nhãn
Forms trong bảng chọn đối tượng của cửa
sổ SCDL để có trang biểu mẫu (H. 21).
GV: Giới thiệu hình 34 SGK và chỉ rõ
những ưu việt của việc nhập dữ liệu
thông qua biểu mẫu so với nhập trực
tiếp (bố trí các trường sáng sủa hơn -
thậm chí có thể gộp nhóm theo nội
dung và đặt tiêu đề cho mỗi nhóm
cũng như tiêu đề chung cho biểu mẫu;
dùng phông chữ tiếng Việt; có các nút
lệnh giúp di chuyển thuận tiện giữa
các bản ghi, …)
GV: Trên thực tế một CSDL có thể có
nhiều bảng do đó sau khi đã xây dựng
xong hai hay nhiều bảng, ta có thể chỉ
ra mối liên hệ giữa các bảng với nhau.
Mục đích của việc này là để Access
biết phải kết nối các bảng như thế nào
khi kết xuất thông tin.
GV: Các bước tiến hành để thiết lập
các mối liên kết giữa các bảng:
2.Liên kết giữa các bảng
a.Khái niệm :
Trong Access, CSDL thường chứa các
bảng có quan hệ với nhau. Khi xây dựng
CSDL, mối liên kết được tạo giữa các
bảng cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều
bảng. Ngoài ra, khi tạo liên kết giữa các
bảng cần đảm bảo tính hợp lí của dữ liệu
trong các bảng có liên quan, đó chính là
tính toàn vẹn dữ liệu.
b.Kĩ thuật tạo mối liên kết giữa các bảng
- Chọn Tools Relationships hoặc nháy
nút lệnh (Relationships).
- Chọn các bảng (và mẫu hỏi) cần thiết lập
GV: Dùng Projector để thực hiện trực
tiếp ví dụ minh họa trên máy tính giúp
HS dễ hình dung hơn.
Trong phần này GV nên tạo các bảng
đã có sẵn trước khi lên lớp.
liên kết.
- Chọn trường liên quan từ các bảng (và
mẫu hỏi) liên kết, rồi nháy Create để tạo
liên kết.
Ví dụ : Thực hiện ví dụ như sau :
Ví dụ : Trong bài toán quản lí bán hàng tại một cửa hàng, dựa trên tập hợp các hoá
đơn bán hàng, ta đã xây dựng một CSDL là BANHANG.MDB có các bảng với các
trường tương ứng như sau:
KHACH_HANG: Ma_khach_hang (mã khách hàng), Ho_ten (họ tên),
Dia_chi (địa chỉ).
MAT_HANG: Ma_mat_hang (mã mặt hàng), Tên_mat_hang (tên mặt hàng),
Don_gia (đơn giá).
HOA_DON: So_hieu (số hiệu), Ma_khach_hang (mã khách hàng),
Ma_mat_hang (mã mặt hàng), So_luong (só lượng), Ngay_giao_hang (ngày
giao hàng).
Ta sẽ lập các liên kết giữa bảng KHACH_HANG và bảng HOA_DON trên cơ
sở các trường Ma_khach_hang và liên kết giữa bảng MAT_HANG và bảng
HOA_DON trên cơ sở các trường Ma_mat_hang.
1. Mở cửa sổ CSDL BANHANG.MDB. Nháy nút trên thanh công cụ
hoặc chọn Tools / Relationships.
2. Nháy chuột phải vào vùng trống trong cửa sổ Relationships để xuất hiện bảng
chọn tắt, sau đó chọn mục Show Table… trong bảng chọn tắt, xuất hiện hộp thoại
Show Table.
3. Trong hộp thoại Show Table (H. 22a) chọn các bảng (HOA_DON,
KHACH_HANG, MAT_HANG) để tạo mối liên kết bằng cách chọn bảng rồi nháy
Add. Cuối cùng nháy Close.
4. Ta thấy các bảng vừa chọn xuất hiện trên cửa sổ Relationships (H.22b). Di
chuyển các bảng sao cho hiển thị hết chúng trên cửa sổ.
5. Để thiết lập mối liên kết giữa trường Ma_khach_hang trong bảng
KHACH_HANG với trường Ma_khach_hang trong bảng HOA_DON; nháy trường
Ma_khach_hang trong bảng KHACH_HANG, kéo nó qua trường Ma_khach_hang
trong bảng HOA_DON. Hộp thoại Edit Relationships xuất hiện.
6. Trong hộp thoại Edit Relationships (H. 23), chọn Enforce Referential
Integrity để thiết đặt tính toàn vẹn tham chiếu, và nháy Create. Access tạo một
đường nối giữa hai bảng để thể hiện mối liên kết.
7. Tương tự như vậy, thiết lập liên kết giữa bảng MAT_HANG và bảng
HOA_DON. Cuối cùng ta có sơ đồ liên kết như trên H. 24.
8. Nếu cần xóa một mối liên kết, nháy vào đường nối thể hiện mối liên kết giữa
hai bảng để chọn nó rồi nhấn phím Delete. Nếu muốn sửa mối liên kết, nháy đúp
vào đường nối thể hiện mối liên kết để mở lại hộp thoại Edit Relationships.
9. Cuối cùng nháy nút để đóng cửa sổ Relationships. Nháy Yes để lưu lại
liên kết.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Ở các phần trên chúng ta nói nhiều
đến tính năng cũng như tác dụng của
biểu mẫu vậy để tạo một biểu mẫu ta
phải thực hiện như thế nào?
3.Tạo biểu mẫu mới :
Để tạo biểu mẫu mới:
- Nháy đúp vào Create form in Design
View nếu tự thiết kế biểu mẫu hoặc
- Nháy đúp Create form by using
Wizard nếu dùng thuật sĩ biểu mẫu.
Tạo biểu mẫu dùng Thuật sĩ
Các bước dùng thuật sĩ để tạo biểu
mẫu:
- Nháy đúp vào Create Form by using
Wizard.
- Trong hộp thoại Form Wizard
(H.25a), nháy mũi tên chỉ xuống trong
mục Tables/Queries để chọn bảng.
Nháy nút để chuyển tất cả các
GV: Có hai chế độ làm việc với biểu
mẫu thường dùng: chế độ biểu mẫu và
chế độ thiết kế.
trường từ hộp danh sách Available
Fields: sang hộp danh sách Selected
Fields: (hoặc chọn từng trường cần đưa
vào biểu mẫu rồi nháy nút ). Nháy
Next.
- Trong các màn hình tiếp theo chọn
dạng bố trí (layout) và kiểu trang trí
(style) cho biểu mẫu.
- Gõ tên biểu mẫu. Có thể chọn Open
the form to view or enter information
để xem hoặc nhập dữ liệu hoặc chọn
Modify the form’s design để sửa đổi
thiết kế biểu mẫu. Cuối cùng nháy nút
Finish để kết thúc. (H.25b).
4. Các chế độ làm việc với biểu mẫu
* Chế độ biểu mẫu
Trong chế độ biểu mẫu, thường chọn
biểu mẫu hiển thị từng bản ghi của
bảng tương ứng (H. 26).
Một số bài toán đòi hỏi nhập dữ liệu
theo dạng trang dữ liệu thì thuận lợi. Ví
dụ như nhập điểm số hàng ngày của
học sinh trong bài toán “Quản lí điểm
một môn”. Trong những trường hợp
Để xem/nhập dữ liệu trong dạng biểu
mẫu:
Trong chế độ thiết kế, ta có thể thiết kế
mới, xem hay sửa đổi thiết kế cũ của
biểu mẫu.
Để xem hay sửa đổi thiết kế cũ:
này có thể chọn tạo biểu mẫu có dạng
trang dữ liệu Datasheet (H. 27)
- Chọn biểu mẫu trong danh sách ở
trang biểu mẫu.
- Nháy đúp chuột lên tên biểu mẫu hoặc
nháy nút .
* Chế độ thiết kế
- Chọn biểu mẫu trong danh sách ở
trang biểu mẫu.
- Nháy nút .
Trong chế độ này có thể chỉnh sửa sử
dụng hộp công cụ (Tool box) để trình
bày, sửa biểu mẫu (H. 28). Sau khi mở
chế độ thiết kế, chọn View/Tool box để
xuất hiện hộp công cụ.
5. Biểu mẫu chính và phụ
GV: Trong một mẫu biểu A nếu chứa
một mẫu biểu (hoặc bảng) B thì mẫu
biểu A là mẫu biểu chính,mẫu biểu
Hinh 32. Biểu mẫu KHACH_HANG có
chứa biểu mậu phụ HOA_DON (thiết
kế)
- Tạo biểu mẫu A và biểu mẫu B (độc
lập).
- Mở biểu mẫu A ở chế độ thiết kế.
- Nhấn phím F11 để xuất hiện cửa sổ
CSDL (đang có trang biểu mẫu).
- Nhấn và giữ chuột kéo tên biểu mẫu B
từ trang biểu mẫu đặt vào vị trí thích
hợp của A sao cho không đè lên các ô
khác của biểu mẫu A (xem H. 30).
- Tạo liên kết giữa hai biểu mẫu.
+ Nháy chuột phải vào vị trí đầu trái
của biểu mẫu phụ (trong biểu mẫu
(hoặc bảng) B là mẫu biểu phụ. Thao tác
như sau:
Hình 30. Kéo biểu mẫu phụ vào biểu
mẫu chính
GV: Thường chọn một trường chung để
tạo liên kết giữa mẫu biểu chính và mẫu
biểu phụ. Thực hiện tạo liên kết như sau
(xem H. 31):
chính) làm xuất hiện một bảng chọn tắt.
+ Trên bảng chọn tắt nháy mục
Properties xuất hiện bảng thuộc tính
của biểu mẫu phụ.
+ Nhập tên trường liên kết chọn trong
biểu mẫu chính vào dòng Link Master
Fields và tên trường liên kết chọn trong
biểu mẫu phụ vào Link Child Fields.
Kết quả được biểu mẫu chính A chứa
biểu mẫu phụ B như H.32 (chế độ thiết
kế) và như H.33 (chế độ trang dữ liệu).
Hình 33. Biểu mẫu KHACH_HANG có
chứa biểu mẫu phụ HOA_DON (chế độ
trang dữ liệu)
Hình 31. Đặt tên liên kết giữa biểu mẫu
chính và biểu mẫu phụ
Hình 32. Biểu mẫu KHACH_HANG có
chứa biểu mẫu phụ HOA_DON (chế độ
thiết kế)
V. CỦNG CỐ , DẶN DÒ:
- Nhắc lại một số thao tác cơ bản bằng máy chiếu.
- Ra bài tập về nhà.