Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tổ chức công nghệ chuẩn đoán kỹ thuật ô tô - Hiệu quả của chuẩn đoán pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.81 KB, 18 trang )

Chương 5

TỔ CHỨC CÔNG NGHỆ CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT ÔTÔ
HIỆU QUẢ CỦA CHẨN ĐOÁN

I. TỔ CHỨC BẢO DƯỢNG KỸ THUẬT KẾT HP VỚI CHẨN ĐOÁN.

1. Mối quan hệ giữa bảo dưỡng và chẩn đoán:

Chẩn đoán kỹ thuật chiếm vai trò và vò trí rất quan trọng trong quá trình
sử dụngï ôtô. Hiện nay đang tồn tại hai quan niệm:

 Coi chẩn đoán kỹ thuật là một phần của quá trình bảo dưỡng kỹ thuật, theo
quan niệm này thì bảo dưỡng kỹ thuật phải thực hiện cưỡng bức theo đònh
kỳ và có kế hoạch với nội dung qui đònh trước, khi thực hiện các cấp bảo
dưỡng có kết hợp với chẩn đoán kỹ thuật. Ở Việt Nam trước những năm
1994-1995 vẫn theo quan niệm này (thể hiện ở chế độ “Bảo dưỡng và sửa
chữa ôtô” do Bộ Giao thông Vận tải ban hành).

 Coi bảo dưỡng kỹ thuật là một phần của chẩn đoán kỹ thuật. Công tác
chẩn đoán kỹ thuật là chính và cưỡng bức theo đònh kỳ có kế hoạch với
những nội dung qui đònh trước, còn bảo dưỡng kỹ thuật chỉ là hệ quả của
chẩn đoán kỹ thuật nếu thấy cần thiết thì bảo dưỡng, sửa chữa, nếu không
cần thiết thì thôi.

Ở nước ta hiện nay tùy theo tình hình trang thiết bò chẩn đoán kỹ thuật
của các tổng công ty, doanh nghiệp mà có thể áp dụng một trong hai hình thức
trên. Nhưng xu hướng chung hiện nay là chẩn đoán kỹ thuật là chính, cưỡng bức
theo đònh kỳ theo kế hoạch còn bảo dưỡng kỹ thuật là hệ quả của chẩn đoán.
- 119 -


2. Chẩn đoán kỹ thuật:

Vò trí của chẩn đoán kỹ thuật trong quy trình công nghệ bảo dưỡng được xác
đònh trên cơ sở:

 Chu kỳ chẩn đoán hợp lý.
 Chi phí cho áp dụng chẩn đoán kỹ thuật là thấp.
 Tính công nghệ của chẩn đoán kỹ thuật phải cao.

Muốn xác đònh chu kỳ chẩn đoán kỹ thuật ta phải tiến hành theo hai bước:

o Dựa vào chỉ tiêu tính tin cậy của một số chi tiết chính của tổng thành hoặc
của xe để xác đònh chu kỳ chẩn đoán kỹ thuật của tổng thành hoặc của xe với
chi phí riêng nhỏ nhất.

o So sánh chu kỳ chẩn đoán kỹ thuật với chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật (chế độ
hiện hành qui đònh) rồi quyết đònh cấp chẩn đoán .

- Nếu nguyên công của chẩn đoán có chu kỳ gần với BD-I hoặc lớn hơn 1,5
lần BD-I thì được xếp vào chẩn đoán I. (CĐ-I).

Theo kết quả thực nghiệm của một số nước, ta thấy chẩn đoán kỹ thuật hệ
thống phanh, hệ thống lái, lốp xe, các cặp tiếp điểm trong má vít đen cô, trong
hệ thống điện…… sẽ thuộc CĐ-I.

- Nếu nguyên công chẩn đoán có chu kỳ gần với BD-II hoặc lớn hơn sẽ xếp
vào CĐ-II. Cũng theo các kết quả thực nghiệm ta thấy chẩn đoán kỹ thuật:
- 120 -
động cơ, ly hợp, hộp số, cầu sau, cầu trước……… và một số yêu cầu sửa chữa
sẽ thuộc CĐ-II. Thông thường tại các vò trí chẩn đoán kỹ thuật lắp đặt các

thiết bò chẩn đoán cố đònh còn tại các vò trí bảo dưỡng, sửa chữa dùng các
thiết bò chẩn đoán di động xách tay.

Về quy trình bảo dưỡng kỹ thuật kết hợp với chẩn đoán kỹ thuật là quan hệ
tương hỗ giữa các nguyên công chẩn đoán kỹ thuật và nguyên công bảo dưỡng
kỹ thuật, cho nên khi lập quy trình phải xét đến các đặc điểm kết cấu của thiết
bò chẩn đoán kỹ thuật.
Sau đây, giới thiệu một sơ đồ công nghệ chung nhất cho bảo dưỡng, sửa chữa
kết hợp với chẩn đoán kỹ thuật.





Hình 5.1 . Sơ đồ công nghệ chung cho bảo dưỡng sửa chữa kết hợp với chẩn đoán
- 121 -

Sau khi xe hoạt động về xí nghiệp phải qua trạm kiểm tra, sau đến trạm bảo
dưỡng hàng ngày (bảo dưỡng sau hình trình xe chạy về) để làm vệ sinh bên
ngoài, quét dọn, lau chùi, rửa xe……. Các xe không cần phải bảo dưỡng, sửa
chữa được đưa đến khu chờ. Xe nào cần BD - I thì qua CĐ -I sau đó xuống gian
BD - I - CĐ, xe cần BD - II thì qua CĐ - II sau đó xuống gian BD - II - CĐ, xe
cần sửa chữa nhỏ xuống SCTX - CĐ (sửa chữa thường xuyên). Tại các gian bảo
dưỡng, sửa chữa này có các thiết bò chẩn đoán lưu động xách tay. Xe bảo dưỡng
sửa chữa xong được đưa xuống gara, cũng có thể sau CĐ - I, CĐ - II các tổng
thành không thấy có vấn đề gì ta cũng đưa xuống gara, chuẩn bò cho hành trình
làm việc sau.
II. TỔ CHỨC CÔNG NGHỆ BẢO DƯỢNG KỸ THUẬT CÙNG VỚI CHẨN
ĐOÁN KỸ THUẬT Ở CÁC XÍ NGHIỆP VẬN TẢI.


Có rất nhiều phương án bảo dưỡng sửa chữa cùng với chẩn đoán kỹ thuật,
các phương án này phụ thuộc vào công suất của xí nghiệp, chương trình sản
xuất, trang thiết bò chẩn đoán và mặt bằng sản xuất. Ta có thể tham khảo một
số phương án tổ chức sản xuất do một số viện nghiên cứu về chẩn đoán kỹ
thuật, nghiên cứu về sử dụng ôtô của Nga đề xuất .

1. Xí nghiệp có công suất nhỏ có khoảng 50 – 100 xe:

Dây chuyền được thể hiện trên hình sau.


- 122 -



Hình 5.2 . Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa và chẩn đoán kỹ thuật

Ở xí nghiệp công suất nhỏ:

Các thiết bò dùng trong chẩn đoán thường là các chi tiết xách tay như: máy
hiện sóng Tektronic 550A, thiết bò phân tích khí xả động cơ Diezel: OPAX2000
– II, động cơ xăng Multigas M488, thiết bò kiểm tra góc đánh lửa, góc phun
nhiên liệu Stroboflast, Centrefa…


2 . Xí nghiệp có công suất trung bình có khoảng 100 – 400 xe:





- 123 -



Hình 5.3 . Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa và chẩn đoán kỹ thuật ở xí nghiệp có công
suất trung bình


BD - I thực hiện trên tuyến dây chuyền, BD - II trên các vò trí vạn năng.
Trên CĐ - I, BD - I bố trí các thiết bò chẩn đoán như: băng thử phanh (VLT,
Dambra), băng kiểm tra hệ thống treo (VLT, Dambra). Trên CĐ - II bố trí
băng kiểm tra chất lượng kéo, chẩn đoán tổng hợp tình trạng kỹ thuật của
động cơ: T660 hoặc thiết bò chẩn đoán chuyên sâu.

Các xe vào CĐ - I, BD - I nếu có nhu cầu sửa chữa sẽ sang SCTX rồi
đến gara bảo quản, nếu cần xác đònh loại chất lượng sửa chữa thì quay lại CĐ
- I .
- 124 -

Các xe vào CĐ - II để BD - II, sau khi BD - II có thể quay lại CĐ - I để
kiểm tra theo tiêu chuẩn an toàn giao thông.

Tại các vò trí chuyên dùng có lắp đặt các thiết bò chẩn đoán cho phép
các công việc bảo dưỡng, sửa chữa có chất lượng cao, giá thành hạ. Ngoài ra ở
các xí nghiệp lớn (hàng ngàn xe) người ta bố trí BD - I, BD - II trên các tuyến
dây chuyền làm việc hai ca để tận dụng năng lực của thiết bò (sơ đồ công nghệ
cơ bản không thay đổi nhiều so với loại xí nghiệp có công suất trung bình).

3 . Tổ chức chẩn đoán nhanh:


Do số lượng ôtô lưu thông trên đường ngày càng nhiều, để kòp phát hiện các
hư hỏng nhằm giảm bớt tai nạn giao thông người ta tổ chức các trạm chẩn
đoán nhanh (các trạm này còn phục vụ cho các xe tư nhân nữa).

Chẩn đoán nhanh thường là CĐ - I dùng trong các xí nghiệp vận tải xe
khách, tắc xi, vận tải, các trạm dọc đường, trạm khám xe của đăng kiểm…
Hình sau giới thiệu tuyến chẩn đoán nhanh của Nga để tham khảo.


- 125 -

Hình 3.4 . Tuyến chẩn đoán nhanh ba vò trí
1: kích nâng; 2: băng kiểm tra góc đặt bánh xe dẫn hướng;
3: băng kiểm tra phanh; 4: bàn; 5: tủ


Vò trí 1: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của bánh xe, áp suất hơi lốp, hệ thống
lái, khớp chuyển hướng, cường độ ánh sáng pha, cốt, độ chụm của đèn pha, các
loại đèn tín hiệu, còi, gạt nước mưa, khoá cửa….…


Vò trí 2: Kiểm tra góc đặt của bánh xe dẫn hướng, độ kín của các ống dẫn,
kiểm tra các đăng, độ lệch của cầu sau….…


Vò trí 3: Kiểm tra hiệu quả phanh, hành trình tự do của phanh, kiểm tra
phanh tay…….

Khi chẩn đoán, xe được di chuyển nhờ băng chuyển, tất cả các thông số
chẩn đoán được kết nối với máy tính trung tâm, các kết quả chẩn đoán được so

sánh với các thông số tiêu chuẩn. Nếu xe kiểm tra mà không đạt các tiêu
chuẩn kỹ thuật thì được đưa sang khu bảo dưỡng, sửa chữa riêng

4. Tổ chức chẩn đoán ở các trạm bảo dưỡng, bảo hành:
- 126 -

Hiện nay có nhiều hãng chế tạo xe hơi nổi tiếng như TOYOTA, FORD,
MEKONG, MERCEDES BENZ, DAEWOO, SUZUKI, HYUNDAI… liên doanh
lắp ráp và tiêu thụ ôtô tại Việt Nam. Số lượng xe ngày càng nhiều cho nên dòch
vụ sau bán hàng (bảo dưỡng, bảo hành) là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tại
các trạm này ngoài nhiệm vụ chẩn đoán kỹ thuật bảo dưỡng bảo hành xe của
hãng còn nhận làm cho các loại xe khác. Thiết bò của các trạm này đầy đủ cả
thiết bò chẩn đoán chung và chẩn đoán chuyên sâu, thông thường có các loại
thiết bò sau:

- Băng kiểm tra chất lượng phanh.
- Băng kiểm tra góc đặt bánh xe dẫn hướng.
- Băng kiểm tra chất lượng kéo.
- Thiết bò chẩn đoán tổng hợp tình trạng kỹ thuật của động cơ.
- Thiết bò phân tích nồng độ khí xả, kiểm tra lọt hơi xuống các te,
kiểm tra các loại bơm nhiên liệu, các loại đồng hồ đo… thiết bò
kiểm tra hệ thống điện (máy hiện sóng).
- Thiết bò kiểm tra hệ thống lái, hệ thống truyền lực………….
Hình sau giới thiệu một phương án bố trí mặt bằng khu chẩn đoán của trạm
bảo dưỡng:

Hình 5.5. Mặt bằng khu chẩn đoán của trạm bảo dưỡng
- 127 -



Vò trí 1: Đặt các kích nâng, máy nén khí, thiết bò kiểm tra đèn pha, kiểm tra
hệ thống lái, chốt chuyển hướng, giá để dụng cụ đồ nghề, bàn tủ,…


Vò trí 2: Đặt băng thử phanh, thiết bò tra dầu phanh, kiểm tra hệ thống truyền
lực, các giá để dụng cụ, bàn tủ…


Vò trí 3: Đặt băng kiểm tra góc đặt bánh xe dẫn hướng, thiết bò kiểm tra các
loại đồng hồ đo (áp suất, nhiệt độ, đồng hồ điện…).


Vò trí 4: Đặt băng kiểm tra chất lượng kéo

Vò trí 1-2 dùng cho CĐ-I có thể sau CĐ-II xe ra khỏi khu chẩn đoán còn
những xe cần CĐ-II (chuyên sâu) sẽ qua 3-4. Sau chẩn đoán các xe được đưa
đến các vò trí bảo dưỡng bảo hành.


III. HIỆU QUẢ CỦA CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT:

1 . Phương pháp phân tích và đánh giá hiệu quả của chẩn đoán:

Muốn phân tích và đánh giá được hiệu quả của chẩn đoán kỹ thuật khi coi
bảo dưỡng là một phần của chẩn đoán với khi coi chẩn đoán là một phần của
bảo dưỡng ta phải theo dõi, đối chứng các số liệu, các chi phí……… của các xe khi
áp dụng phương pháp trên.

a. Lưu trữ thông tin trong chẩn đoán kỹ thuật:


- 128 -
Việc lưu trữ đầy đủ các thông tin về tình trạng của xe sau mỗi lần chẩn
đoán là quan trọng và vô cùng cần thiết, nó giúp cho người quản lý theo dõi
được sự biến đổi tình trạng kỹ thuật của các tổng thành, ôtô sau một thời gian sử
dụng. Cho phép người quản lý chọn lọc, phân tích tình trạng kỹ thuật của từng
tổng thành, đánh giá tình trạng kỹ thuật và hiệu quả sử dụng xe. Sơ đồ lưu trữ
và sử dụng thông tin tổng quát hình sau:




Hình 3.6 . Sơ đồ thu thập và xử lý thông tin

- 129 -
Việc lưu trữ các thông tin về đặc tính kỹ thuật của cụm, tổng thành (càng cụ
thể, càng chính xác càng tốt) của mỗi lần chẩn đoán, kết hợp với các số liệu
tiêu chuẩn sẽ giúp chúng ta xác đònh được chế độ và tiêu chuẩn chẩn đoán hợp
lý nhất để bảo đảm các tiêu chuẩn về kỹ thuật và kinh tế.

Phiếu công nghệ chẩn đoán phải đảm bảo đầy đủ các nội dung và các thông
tin về chẩn đoán đồng thời tiện lợi cho việc ghi chép và theo dõi. Các phiếu
CĐ-I và CĐ-II có thể tham khảo ở các bảng sau.
PHIẾU CHẨN ĐOÁN CĐ-I
Phiếu số:…………………………… Ngày…………… tháng………………… năm…………………….
Loại xe:…………………………… Mác xe:……………………………. Quãng đường lăn bánh:
…………………………………km
Lốp xe Hiệu quả phanh
p suất Lực phanh
(kG)
Thời gian

phanh
(sec)
Bánh xe Hoa lốp
mòn
(mm)
Cũ Đã
bơm
Cầu Bánh
xe
Cũ Điều
chỉnh
Cũ Điều
chỉnh
Trái Trái Trước
Phải

Phải
Trái Trái Sau
Phải
Ôtô

Phải
Khe hở tay lái (≤150
0
) Trái
Khe hở khớp chuyển
hướng


Phải

Bàn đạp
ly hợp
Trái Hành trình
tự do
Bàn đạp
Moóc

Phải
- 130 -
phanh
Lực bên (4-10kG)
Độ cong cầu (≤30mm)
Dẫn động phanh hở
Chiếu sáng tín hiệu
Dây đai
Góc đóng tiếp điểm
Cuộn đánh lửa, tụ
Bougie
Lượng CO (≤2%)
Đèn pha
Accu

Đội trưởng Cán bộ KT
(Ký tên ) (Ký tên)

PHIẾU CHẨN ĐOÁN CĐ-II
Phiếu số:…………………………… Ngày…………… tháng………………… năm…………………….
Loại xe:…………………………… Mác xe:……………………………. Quãng đường lăn bánh:
…………………………………km
Các khe hở Thiết bò điện

Trái ………. Điện áp accu Dọc trục
(1,5mm)
Phải ………. Tỉ trọng dung dòch
Trái ………. Cuộn đánh lửa, tụ điện
Khớp
chuyển
hướng
Hướng kính
Phải ………. Góc đánh lửa sớm
Khe hở trong hệ thống
lái
Bộ điều chỉnh chân không
Độ đảo trục cardan Bộ điều chỉnh điện
- 131 -
Khe hở
tổng cộng
của hộp số
1 2 3 4 5 6 Lượng CO
Khe hở tổng cộng của
trục cardan
Công suất động cơ
Khe hở tổng cộng của
truyền lực chính
Hiệu suất truyền lực
Dây đai Máy phát điện
Trạng thái lốp Hiệu quả phanh
p suất Lực phanh Thời gian
phanh
Bánh xe Độ mòn lốp
(mm)

Cũ Mới
Bánh xe
Cũ Mới Cũ Mới
Trái…………… Trái Trước
Phải…………
1
Phải
Sau Trái…………… Trái
Phải…………
Ôtô
2
Phải
Độ rơ vành tay lái Trái
Khe hở khớp chuyển
hướng

1
Phải
Bàn đạp ly
hợp
Trái

Hành trình
tự do
Bàn đạp
phanh


moóc
2

Phải
Lực bên Phanh tay
Cầu bò cong
Đèn và còi xe
Đội trưởng Cán bộ KT
(Ký tên ) (Ký tên)
- 132 -

Khi có số liệu của mỗi lần chẩn đoán ta sẽ lập bảng thống kê và thông tin
theo thứ tự của các lần chẩn đoán kỹ thuật (các thông tin tích luỹ) theo bảng
dưới đây:

b. Bảng thống kê trạng thái kỹ thuật:
1- Loại ôtô:……………………………………………….
2- Biển đăng ký:…………………………………….
3- Lái xe:………………………………………………….

Thông số chẩn đoán
Ngày
chẩn
đoán

Quãng
đường
lăn bánh
km

Công
suất
Tiêu

hao
nhiên
liệu
Lọt hơi
xuống
các te
Trục
khuỷu
bạc
Hệ
truyền
động

Sửa
chữa

Ghi
chú








Việc thu thập các thông tin và phân tích chúng là cơ sở để hoàn thiện các
chế độ đònh mức chẩn đoán, hoàn thiện qui trình công nghệ bảo dưỡng, sửa
chữa, hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý kỹ thuật.



2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chẩn đoán:
- 133 -

Việc ứng dụng chẩn đoán kỹ thuật trong quá trình sử dụng xe đã giúp chúng
ta phát hiện kòp thời sự biến xấu tình trạng kỹ thuật xe để điều chỉnh, sửa chữa.
Vì vậy sẽ giảm được chi phí cho sửa chữa, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm tai
nạn giao thông, kéo dài được tuổi thọ của các chi tiết. Khi áp dụng chẩn đoán
kỹ thuật trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa ôtô đòi hỏi phải có chi phí cho
việc mua sắm thiết bò chẩn đoán, chi phí cho các thiết bò phụ, cho năng lượng
(điện, khí nén, nhiên liệu,…) các chi phí cho người vận hành, bảo dưỡng sửa
chữa thiết bò… Vì vậy ta phải tính toán xem hiệu quả kinh tế và kỹ thuật khi áp
dụng chẩn đoán đến mức nào.

Hiệu quả chẩn đoán biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu:
¾ Các chỉ tiêu giá trò như: vốn đầu tư, giá thành, năng suất lao động, lợi
nhuận thu được……
¾ Các chỉ tiêu tự có: chi phí nhiên liệu săm lốp, phụ tùng dự trữ chi phí cho
lao động, sửa chữa…….

Ngoài ra còn đánh giá bằng những chỉ tiêu khác:
 Số lượng xe hư hỏng khi đang chạy trên đường do các nguyên nhân kỹ
thuật.
 Chất lượng của bảo dưỡng, sửa chữa.
 Mức độ cơ giới hoá, tự động hoá trong chẩn đoán, điều kiện làm việc……

Dựa vào phân tích và tính toán qua các thông tin trên ta có thể đánh giá
được nhiều mặt, tương đối toàn diện hiệu quả kinh tế của việc áp dụng quá
trình chẩn đoán trong bảo dưỡng và sửa chữa ôtô.


3. Hiệu quả của chẩn đoán ôtô:
- 134 -

Việc xác đònh hiệu quả chẩn đoán rất cần thiết nó cho phép chúng ta có
nên phát triển và áp dụng phương án lấy chẩn đoán là chính, cưỡng bức có kế
hoạch và bảo dưỡng là quá trình kèm theo hay không. Vì vậy ta dựa vào một số
chỉ tiêu chính để đánh giá.


+ Vốn đầu tư tính cho một xe K (đồng/xe)

K =
X
BA
+
(đồng/xe)
- A: chi phí cho mua sắm và lắp đặt các thiết bò chẩn đoán (đồng)
- B: chi phí cho xây dựng nhà xưởng (đồng)
- X: số lượng xe vào xưởng chẩn đoán (xe)

+ Chi phí khai thác riêng cho chẩn đoán C (đồng/1000km)

C =
L
D 1000⋅
(đồng/1000 km)

- D: tổng chi phí trong năm cho chẩn đoán bao gồm: lương thợ và lái xe, chi
phí cho điện năng, nhiên liệu, dầu mỡ, khí nén, vệ sinh công nghiệp,
bảo dưỡng sửa chữa thiết bò (đồng).

- L: quãng đường xe lăn bánh trong năm (km)

+ Số tiền lời cả năm do chẩn đoán kỹ thuật E (đồng)

E = (y
1
-y
2
)
1000
L
(đồng)

- 135 -
- y
1:
chi phí cho bảo dưỡng, sửa chữa trước khi (không) áp dụng chẩn đoán
(đồng/1000km).
- y
2
: chi phí cho bảo dưỡng, sửa chữa sau khi (có) áp dụng chẩn đoán
(đồng/1000km).

+ Tổng tiền lời ước tính do áp dụng chẩn đoán I (đồng)

I = E + N + M + S – D (đồng)

- N: lời cả năm do tiết kiệm nhiên liệu (đồng)
- M: lời do tiết kiệm dầu mỡ (đồng)
- S : lời do tiết kiệm săm lốp (đồng)


+ Thời gian thu hồi vốn T (năm)

T =
I
BA +


Để tính một cách tương đối và sát thực tế ta chọn hai nhóm xe đối chứng
cùng điều kiện khai thác, cùng trình độ người lái… một nhóm xe lấy chẩn đoán
kỹ thuật làm chính và bảo dưỡng sửa chữa là quá trình kèm theo so sánh với
một nhóm xe lấy bảo dưỡng kỹ thuật làm chính, chẩn đoán là quá trình kèm
theo để so sánh và tính hiệu quả kinh tế.

- 136 -

×