Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài 13: Công dân với cộng đồng(t1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.67 KB, 7 trang )

Tiết PPCT: 29
Ngày soạn: 11/03/2010.
Ngày dạy: 18/03/2010.
Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu. Học xong bài này HS cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong cuộc sống
con người.
- Hiểu được sâu sắc về nhân nghĩa.
2. Về kỹ năng:
Biết cư xử đúng đắn và xây dựng mối quan hệ với mọi người.
3. Về thái độ:
Biết yêu quý, gắn bó với cộng đồng mình đang sống.
II. Phương pháp – phương tiện dạy học.
1. Phương pháp dạy học:
- Thuyết trình.
- Đàm thoại.
- Nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
2. Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV GDCD lớp 10.
- Tài liệu tham khảo.
- Các bài báo, những mẫu chuyện về nhân nghĩa.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp (1 Phút)
- Kiểm tra vệ sinh.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (3 Phút)
Câu hỏi: Gia đình là gì? Gia đình có những chức năng gì?
3. Dạy bài mới:
3.1. Giới thiệu bài (1 phút)


Con người ta cũng sống, học tập trong những cộng đồng nhất định,không ai
có thể sống tách rời khỏi cộng đồng. Song mỗi thành viên cần sống và ứng
xử như thế nào trong cộng đồng, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
3.2. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 (5 phút) Phương pháp nêu vấn đề, 1. Cộng đồng và vai trò của cộng
thuyết trình.
Hình thành khái niệm cộng đồng.
GV: Giải thích nghĩa của từ cộng đồng.
Cộng là thêm vào, gộp vào tạo ra số nhiều.
Đồng là cùng (mục đích, ý chí, lợi ích)
Vậy cộng đồng là thêm vào trên cơ sở cùng mục
đích, lợi ích để tạo ra sức mạnh.
GV: Lớp chúng ta có phải là một cộng đồng
không? Những yếu tố nào chứng tỏ lớp 10/7 là
một cộng đồng?
HS: Trả lời.
GV: Đưa ra những câu hỏi gợi mở.
Tập thể 10/7 chỉ có một hay nhiều người?
Mọi người trong tập thể 10/7 có những điểm gì
giống nhau?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận.
Nhiều người có nhiều điểm giống nhau sẽ hợp
thành một cộng đồng.
Tập thể 10/7 có 55 người cùng sống và học tập.
Giồng nhau ở mục đích học tập và rèn luyện,
đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, chữ viết, ngôn
ngữ… gắn bó thành tập thể 10/7 trong trường
THPT Ngô Quyền. Vì vậy lớp 10/7 là một cộng

đồng.
GV: Vậy cộng đồng là gì?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận và ghi bảng khái niệm cộng đồng.
GV: Con người có thể tham gia vào những cộng
đồng nào?
HS: Trả lời.
GV: Mỗi cá nhân có thể tham gia nhiều cộng
đồng khác nhau như cộng đồng gia đình, cộng
đồng dân cư, cộng đồng làng xã, cộng đồng
ngôn ngữ, cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài.
GV: Cá nhân và cộng đồng có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Mỗi cá nhân phát triển sẽ góp
phần vào sự lớn mạnh của cộng đồng. Ngược
lại, cộng đồng sẽ tạo điều kiện, cơ sở cho sự
đồng đối với cuộc sống của con
người.
a. Cộng đồng là gì?
Cộng đồng là toàn thể những người
cùng sống, có những điểm giống
nhau, gắn bó thành một khối trong
sinh hoạt xã hội.
phát triển của mỗi cá nhân. Mỗi cộng đồng đều
có vai trò đối với cuộc sống của mỗi con người.
Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta sang tìm
hiểu phần b.
Hoạt động 2 (10 phút) Phương pháp thuyết
trình, đàm thoại, nêu vấn đề. Làm rõ vai trò của
cộng đồng đối với cuộc sống con người.

GV dẫn dắt: Con người muốn tồn tại phải lao
động và lien hệ với những người khác, với cộng
đồng của mình. Không một ai có thể tồn tại
được nếu sống bên ngoài cộng đồng, tách rời
khỏi cộng đồng. Mac nói rằng: “ Trong tính hiện
thực của nó, bản chất của con người là tổng hoà
các mối quan hệ xã hội”.
GV: Vậy theo các em cộng đồng có vai trò như
thế nào đối với mỗi con người?
HS: Trả lời.
GV kết luận: Cộng đồng là môi trường xã hội để
các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với
nhau, tạo nên đời sống của mình và của cả cộng
đồng.
GV: Cộng đồng còn có vai trò gì khác nữa
không?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung, kết luận và ghi bảng.
GV: Cộng đồng lớp học, trường học sẽ chăm lo
những gì cho các em?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung, kết luận.
Thầy cô giảng dạy, giáo dục các em. Nhà trường
cung cấp cơ sở thiết bị, phòng học, bàn ghế,
máy móc, đèn điện. Tổ chức thi học sinh giỏi,
văn nghệ, hội trại.
GV: Mỗi người sống trong cộng đồng luôn luôn
được hưởng những lợi ích, quyền lợi nhưng
đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ của
mình. Vậy cá em đến trường đựoc hưởng những

quyền lời và nghĩa vụ gì?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung kết luận.
b. Vai trò của cộng đồng đối với
cuộc sống của con người:
- Là môi trường liên kết các cá nhân
với nhau.
- Chăm lo, tạo điều kiện cho cá nhân
phát triển.
Chúng ta đến trường và được hưởng quyền học
tập, vui chơi, rèn luyện. Thực hiện nghĩa vụ:
đóng học phí, tuân thủ nội quy, quy định của
nhà trường.
Giả sử không có cộng đồng thì cá nhân có gắn
kết quyền và nghĩa vụ của mình hay không?
Vậy cộng đồng có vai trò gì ở đây?
HS: Trả lời.
GV: Mỗi cộng đồng bao giờ cũng được tổ chức
và hành động theo những nguyên tắc nhất định.
Đó là những nguyên tắc nào?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung, kết luận và ghi bảng.
GV chuyển ý: Cộng đồng có vai trò quan trọng
như vậy đối với mỗi cá nhân vậy chúng ta cần
phải sống và ứng xử như thế nào trong cộng
đồng, lớp học, trường học, cộng đồng dân cư
nơi cư trú. Chúng ta sang phần 2.
GV dẫn dắt: Mỗi cộng đồng đều có những
chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng mà
mỗi cá nhân sống trong đó phải có nghĩa vụ tuân

theo. Trong đó nhân nghĩa, hoà nhập và hợp tác
và những chuẩn mực quan trong nhất mà công
dân hiện nay có thể có.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (15 phút)
Tìm hiểu về trách nhiệm của công dân với cộng
đồng.
Nhân nghĩa:
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, phân công vị trí,
quy định thời gian, giao câu hỏi tình huống cho
4 nhóm.
Nhóm 1: Nhân nghĩa là gì? Cho ví dụ.
Nhóm 2: Biểu hiện của truyền thống nhân
nghĩa?
Nhóm 3: Ý nghĩa của truyền thống nhân nghĩa.
Nhóm 4: Chúng ta phải làm gì để phát huy
truyền thống nhân nghĩa?
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa
quyền lợi và nghĩa vụ.
* Nguyên tắc:
- Công bằng.
- Dân chủ.
- Kỷ luật.
HS đại diện của nhóm 1 trình bày ý kiến.
GV: Nhận xét và kết luận.
Nhân nghĩa là truyền thống đạo đức tốt đẹp của
dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay và ngày càng
được duy trì và phát triển, mặc dù nhân dân ta
phải đối mặt với bao gian khó như chiến tranh,
thiên tai, lũ lụt, nhưng tấm lòng nhân nghĩa của
nhân dân ta ngày càng phát huy và dường như

trong gian khó truyền thống nhân nghĩa của
nhân dân Việt Nam càng toả sáng hơn bao giờ
hết.
Ca dao có câu:
“Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo
Nghèo tiền nghèo bạc chẳng cho là nghèo”
Hay “Thuyền Rồng bất ngãi bỏ trôi.
Thuyền nan có ngãi ta ngồi thuyền nan”.
Nhóm 2 cử đại diện lên trình bày.
GV: Kết luận, bổ sung.
Trước hết nhân nghĩa thể hiện ở lòng nhân ái,
yêu thương, nhường nhịn đùm bọc lẫn nhau
trong hoạn nạn, khó khăn.
GV: Em hãy nêu một số hoạt động cụ thể của
bản thân, gia đình hoặc của xã hội thể hiện lòng
nhân nghĩa.
HS: Trả lời.
GV bổ sung: Thăm nghĩa trang liệt sĩ, mua tăm
ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào lũ lụt miền
Trung trong cơn bão Chanchu năm 2006, ủng hộ
nạn nhân chất độc màu da cam…
Biểu hiện thứ 2.
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung và kết luận về biểu hiện thứ 2 của
nhân nghĩa.
Ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Biểu hiện thứ 3.

HS: Trả lời.
GV nhận xét kết luận.
2. Trách nhiệm của công dân với
cộng đồng:
a. Nhân nghĩa:
* Khái niệm nhân nghĩa:
- Nhân là lòng thương người, nghĩa
là điều được coi là hợp lẽ phải.
 Nhân nghĩa là lòng thương người
và đối xử với người theo lẽ phải.
* Biểu hiện nhân nghĩa:
- Nhân ái, yêu thương, nhường nhịn,
đùm bọc lẫn nhau.
- Tương trợ, giúp đỡ.
- Vị tha, cao thượng.
Ca dao: “Đánh kẻ chạy đi không đánh người
chạy lại”
GV: Em hãy chứng minh người Việt Nam giàu
lòng vị tha ngay cả trong pháp luật?
Biểu hiện tiếp theo.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV: Những hành động nào chứng tỏ rằng người
Việt Nam luôn ghi lòng tạc dạ công lao của các
thế hệ trước.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
Giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, chính
sách thương binh liệt sĩ người có công.
HS nhóm 3 trình bày ý kiến.

GV: Nhận xét, kết luận.
Nhóm 4 trình bày ý kiến.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV kết luận:
Nhân nghĩa có thể hiểu là giá trị đạo đức cơ bản
của con người thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và
hành động cao đẹp của quan hệ giữa người với
người.
- Biết ơn.
* Ý nghĩa:
- Cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Quý trọng cuộc sống.
- Động lực vượt qua khó khăn, thử
thách.
* HS phải rèn luyện như thế nào?
- Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với
ông bà, cha mẹ.
- Quan tâm giúo đỡ mọi người.
- Cảm thong, bao dung, độ lượng, vị
tha.
- Tích cực tham gia hoạt động “Uống
nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp
nghĩa”.
- Kính trọng, biết ơn các vị anh hang
của dân tộc. Tôn trọng giữ gìn truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
4. Củng cố (4 phút): GV tổng hợp lại kiến thức chỉ ra cho HS thâý được vai
trò của cộng đồng và từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân với cộng
đồng.
5. Dặn dò (1 phút)

- GV yêu cầu HS học bài và làm bài tập 3 SGK trang 94.
- Sưu tầm những hình ảnh, ca dao, tục ngữ về hoà nhập và hợp tác.
IV. Tổng kết rút kinh nghiệm







BCĐTTSP duyệt GVHD duyệt SVTT ký tên

×