Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Cải thiện tình trạng táo bón ở bé ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.69 KB, 13 trang )

Cải thiện tình trạng táo bón
ở bé


Táo bón là hiện
tượng:

• Trẻ đi ngoài phân
rắn và khô, có cảm giác
khó và đau khi đi ngoài
do phân rắn hoặc quá
to. Bởi vì khi thức ăn đi
qua đại tràng, nước
được hấp thu lại và các
chất cặn bã trở thành phân. Các co bóp của cơ đại
tràng sẽ đẩy phân về hướng trực tràng. Đến được
trực tràng, phân đã chặt lại vì đa phần nước đã được
tái hấp thu. Táo bón xảy ra khi đại tràng hấp thu nước


quá nhiều hoặc khi co bóp của cơ đại tràng chậm
chạp và uể oải, khiến thời gian phân đi qua đại tràng
quá lâu. Hậu quả là phân trở nên cứng và khô.

• Hoặc khoảng cách 2 lần đại tiện quá xa nhau.
Hay nói cách khác trẻ được coi là bị táo bón khi đại
tiện dưới 2 lần/ngày đố với trẻ sơ sinh, dưới 3
lần/tuần đối với lứa tuổi bú mẹ hoặc dưới 2 lần/tuần
đối với trẻ lớn.

Trẻ bị táo bón thường có các biểu hiện sau:



• Sờ nắn bụng thấy những cục phân rắn.

• Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu.

• Bụng chướng, đầy hơi, đau bụng

Táo bón có thể trở nên nghiêm trọng?

Hầu hết các bà mẹ rất lo lắng quan tâm đến tình trạng
táo bón của các bé. Vì nếu chúng ta cứ để hiện
tượng đó diễn ra một thời gian thì gây nên các biến
chứng, càng để lâu có thể trở thành bệnh mãn tính.
Và bản thân bà mẹ cũng không nỡ nhìn con mình bị
đau mỗi lần đi đại tiện.

Biến chứng đầu tiên khi nhắc đến táo bón là trĩ do rặn
nhiều khi đi tiêu. Kế đến là nứt hậu môn - rách da
quanh hậu môn - do phân cứng làm căng cơ vòng
hậu môn dẫn đến chảy máu trực tràng, thành từng tia
đỏ tươi trên bề mặt của phân. Ngoài ra rặn nhiều có
thể khiến một phần của ruột sa ra ngoài hậu môn gọi
là sa trực tràng. Táo bón còn có thể gây phân đóng
khối trong đại tràng và trực tràng, chặt đến nỗi sự co
bóp của đại tràng không đủ sức để tống xuất phân.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

a. Táo bón do nguyên nhân ăn uống


• Do ăn sữa ngoài và pha sữa đặc hơn so với chỉ
dẫn.Vì vậy các bà mẹ nên chú ý pha sữa theo đúng tỷ
lệ cho trẻ ăn.

• Mẹ bị táo bón cho con bú.

• Thiếu chất xơ trong khẩu phần: đây là nguyên
nhân thường gặp nhất. Trẻ thường ăn ít chất xơ,
không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái
(rau, quả) thích ăn nhiều chất béo như phô mai, trứng
và các loại thịt. Chất xơ là thành phần của rau, trái
cây và các loại hạt mà cơ thể không tiêu hoá được.
Các chất xơ hoà tan sẽ tan dễ dàng trong nước và trở
thành một hợp chất có dạng gel mềm trong ruột. Các
chất xơ không tan di chuyển qua ruột hầu như không
bị biến đổi. Khối chất độn mềm do chất xơ tạo ra giúp
cho phân mềm và dễ di chuyển. Do đó Hiệp Hội Dinh
Dưỡng Mỹ khuyên nên ăn khoảng 20 đến 35 gram
chất xơ mỗi ngày.

• Thiếu chất lỏng: Chất lỏng bổ sung nước cho đại
tràng và chất độn cho phân, giúp phân mềm và dễ di
chuyển hơn. Trẻ bị táo bón nên uống nhiều chất lỏng
mỗi ngày.

b. Ít vận động thể lực:

Táo bón do yếu tố tâm lý: thói quen nhịn đi tiêu khi có
nhu cầu sẽ làm mất dần cảm giác mắc đi tiêu.Thường
hay gặp ở lứa tuổi trẻ mẫu giáo do trẻ ngại xin phép

cô giáo, sợ bẩn không muốn đi đại tiện, hoặc nín đi
tiêu vì mê chơi, sau vài lần làm cho đại tràng dãn to vì
vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại
tràng gây phản xạ đi ngoài. Khi đó trẻ đi ngoài phân
khuôn to như người lớn, phân cứng và khô.

c. Táo bón do dùng thuốc:

- Lúc trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh hoặc
thuốc ho, thuốc ho có codein, viên sắt

- Lạm dụng thuốc nhuận trường hoặc các biện pháp
tháo, thụt cho trẻ: thời gian đầu có thể cảm thấy dễ
chịu hơn, nhưng về lâu dài cần phải tăng liều thuốc
lên hoặc thường xuyên phải dùng các biện pháp này
vì cơ thể trở đã trở nên lệ thuộc: phải uống thuốc mới
đi tiêu được dẫn đến cơ thể không tạo các nhu động
ruột nữa.

- Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương (do trương lực cơ
giảm làm cho nhu động ruột kém, phân phải lưu
chuyển lâu trong lòng ruột), trẻ suy dinh dưỡng do
biếng ăn nên trẻ thường ăn ít dẫn đến tình trạng "đói"
phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần, trẻ bị thiếu
máu thường phải uống vi sắt cũng là nguyên nhân
gây táo bón.

- Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như
phình to đại tràng, đại tràng dài, hẹp ruột, hẹp hậu
môn, nứt kẽ hậu môn.


Các bà mẹ phải làm gì khi trẻ bị táo bón?

• Tùy theo từng nguyên nhân mà điều trị nhưng
điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:

1. Uống nhiều nước:

- Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn thì không cần
uống nước, nhưng nếu trẻ bị táo bón thì vẫn cho
uống 100 - 200ml nước/ngày.

- Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 -
300ml nước/ngày.

-Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600ml nước/ngày.

- Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày.

- Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 -
2000ml nước/ngày.

Nên uống nhiều nước, nước quả và canh rau để
không bị thiếu nước. Bạn có thể cho trẻ uống trà
dành cho bé vừa giải khát và đảm bảo lượng nước
cần thiết.

2. Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau
quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng
tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Các

bà mẹ tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ
nhỏ. Bắt đầu ở thời kì ăn dặm các bà mẹ nên chọn
cho bé những loại bột ăn dặm chứa các loại rau củ
quả. Khẩu phần đầy đủ chất xơ (20 đến 35 gram mỗi
ngày) giúp phân mềm và có khối lượng. Các thực
phẩm nhiều chất xơ bao gồm các loại đậu, gạo
nguyên lức, trái cây tươi, rau củ như măng tây, cải
bắp, cà rốt …Bệnh nhân táo bón nên hạn chế các
thức ăn ít hoặc không có chất xơ như kem, phô mai,
thịt và thực phẩm chế biến sẵn. Đối với trẻ lớn không
nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm,
bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê

3. Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung
thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc
nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa
ngoài), cần pha sữa loãng hơn bình thường một chút.
Bà mẹ cần tăng cường cho trẻ bú nhiều lần trong
ngày (sữa mẹ chứa 90% là nước)

4. Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi
con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều
chỉnh chế độ ăn uống của mẹ. bản thân bà mẹ cũng
cần uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả hơn.

5. Luyện tập

- Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu
môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ
lớn).


- Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua
trái ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ
dưới 1 tuổi) để kích thích nhu động ruột.

- Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy
định.

6. Điều trị các bệnh: Còi xương, suy dinh dưỡng,
thiếu máu nếu có.

- Dùng thuốc: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa vi
sinh, vitamin C theo đơn của thầy thuốc.

- Thụt tháo: Là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày
sau khi đã dùng mọi biện pháp trên mà trẻ vẫn không
đi ngoài được. Dùng nước muối sinh lý hoặc nước
ấm pha mật ong tỷ lệ 5%. Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi
mỗi lần thụt 100 ml, trẻ lớn hơn 1 tuổi thụt 200ml
hoặc thuốc thụt hậu môn mỗi lần thụt 1 ống.

Như vậy để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ, bên
cạnh việc đảm bảo cho bé chế độ dinh dưỡng hợp lý
các phụ huynh nên cho bé sử dụng thực phẩm đặc
biệt dành cho trẻ bị táo bón của hãng Wakodo- Nhật
Bản.

Sản phẩm chiết suất từ 100%malt. Malt là một loại
bán thành phẩm và giàu chất dinh dưỡng: 16 – 18%
chất thấp phân tử dễ hòa tan + hệ enzyme đặc biệt

phong phú, chủ yếu là amylase và protease nhằm
bảo vệ hệ tiêu hoá –giúp hấp thu tối ưu dưỡng chất
đồng thời tăng cường sức đề kháng.

• Amylase, là một loại enzym tiêu hóa giúp cho việc
thủy phân tinh bột để chuyển nó thành đường.

• Protease, là một loại enzym tiêu hóa giúp cho việc
tiêu hóa protein.

Hệ thống enzyme protease:

- Proteinase: sẽ tấn công lên các phân tử protein
nguyên thủy để tạo ra các sản phẩm trung gian như:
pepton, peptit, polypeptit.

- Peptidase: phân cắt các peptit có sẵn trong thức ăn
và những peptit do proteinase phân giải để tạo thành
các acid amin.

- Amidase: chúng sẽ tấn công các muối amit để hình
thành NH3 và acid amin.

Hệ thống enzyme esterase (phosphatase): tham gia
thúc đẩy và xúc tác cho các quá trình ester hóa.

Ngoài ra sản phẩm cung cấp chất xơ giúp cải thiện
chức năng ruột già. Do có đặc tính hút nước, chất xơ
không hòa tan trương lên khi ở trong ruột, làm nở và
mềm khối phân. Phân mềm hơn giúp ruột co bóp nhẹ

nhàng, không làm ruột bị tổn thương đồng thời giảm
áp lực trong ruột, kích thích nhu động ruột giúp đẩy
những thứ cặn bã trong lòng ruột đi nhanh hơn Nhờ
khả năng giữ nước chất xơ làm tăng khối lượng phân
giúp bình thường hóa tình trạng phân và số lần đi
tiêu. Tần suất đi phân đều đặn khiến phân không bị ứ
đọng lâu trong ruột già, phân của trẻ sẽ không bị
cứng và dễ đại tiện hơn.

Đây là một sản phẩm giúp nhuận tràng, phòng ngừa
táo bón cho trẻ em, lại kích thích một cách nhẹ
nhàng, không có kích thích mạnh, rất hài hòa mà đem
lại hiệu quả, lập sinh lý nhu động ruột. Sản phẩm giúp
ích rất tốt cho trẻ, kể cả trẻ đang bị hoặc có hiện
tượng bị táo bón. Sản phẩm này sẽ giúp trẻ lấy lại
cân bằng sức khỏe khi bị táo bón, tạo điều kiện cho
trẻ tăng trưởng.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm một cách dễ
dàng và tiện dụng. Vì sản phẩm có dạng hộp thiếc
kèm theo thìa đính kèm tiện điều chỉnh liều lượng cần
sử dụng và dạng túi thuận lợi khi bạn đi ra ngoài hay
đi du lịch.

×