Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

M&A không phải là mua tài sản giá rẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.34 KB, 7 trang )

M&A không phải là mua tài sản giá rẻ
Năm ngoái lần đầu tiên diễn ra hai trường hợp mua bán sáp nhập
doanh nghiệp (M&A) trên sàn chứng khoán. Đó là việc sáp nhập
của Công ty cổ phần Mirae (KMR - sàn HOSE) và Mirae Fiber
(KMF - sàn HNX); Công ty Xi măng Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2 (HT1
và HT2 đều niêm yết trên HOSE).
Tư vấn cho hai trường hợp niêm yết sáp nhập nói trên và một số
trường hợp mua bán công ty chưa lên sàn khác là Công ty
Chứng khoán Bản Việt. Ông Tô Hải, Tổng giám đốc Công ty Bản
Việt, người trả lời phỏng vấn TBKTSG dưới đây, cho rằng M&A ở
Việt Nam đang được nhìn nhận như một động lực tích cực đối
với việc tái cơ cấu nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu.
TBKTSG: Nhìn từ hai vụ sáp nhập trên sàn, M&A theo ông, là
một trào lưu tất yếu trong nền kinh tế thị trường hay đó chỉ
là hiện tượng mang tính nhất thời?
- Ông Tô Hải: Hoạt động M&A cho đến nay vẫn chưa thể hiện vai
trò rõ ràng đối với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam vì thật sự
nó chỉ mới được đề cập tương đối thường xuyên từ năm 2007.
Trong bối cảnh chúng ta đang định hướng tái cơ cấu nền kinh tế,
M&A có thể được xem như một trong những công cụ tốt để thực
hiện mục tiêu này. Trong nền kinh tế thị trường, tư liệu sản xuất
cuối cùng sẽ tới tay những người có khả năng quản lý và sử
dụng một cách hiệu quả nhất những tài sản đó, mang lại lợi ích
lớn nhất cho xã hội. Với cách đặt vấn đề như vậy, M&A là hướng
đi tất yếu để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp trong nước mới chỉ xem M&A như là giải pháp
chống khủng hoảng và là công cụ thực hiện việc tái cơ cấu, tái tổ
chức hoạt động theo chiến lược mới sau giai đoạn khó khăn. Tuy
nhiên, khi các doanh nghiệp đã bắt đầu nếm trải những thành
công từ M&A, M&A sẽ bùng nổ khi kinh tế tăng trưởng mạnh.


TBKTSG: Điều gì là khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp có ý
định sáp nhập, mua bán lẫn nhau? Khó khăn đó xuất phát từ
đâu? Có phải do khung pháp lý chưa đầy đủ và rõ ràng, hay do
tập quán kinh doanh của người Việt Nam?
- Khó khăn lớn nhất đến từ con người, văn hóa công ty, bộ máy
và hệ thống quản trị doanh nghiệp. Khó khăn này hầu như xuyên
suốt quá trình trước, trong và sau M&A. Nó đồng thời là yếu tố rủi
ro nhất.
Ngoài ra, thực tế cho thấy có những khó khăn xuất phát từ tầm
nhìn chiến lược hạn chế và sự không dung hòa lợi ích hợp lý của
các bên tham gia.
Khung pháp lý chưa rõ ràng cũng là một yếu tố khó khăn ảnh
hưởng đến thời gian và tiến độ thực hiện. Tuy nhiên những vấn
đề trên đều có thể tìm được giải pháp. Trở ngại lớn nhất là do
chúng ta mới xây dựng nền kinh tế thị trường gần đây, M&A đòi
hỏi doanh nghiệp phải có một bề dày nhất định, các quyết định
M&A phải được thực hiện thuần túy theo hướng thị trường.
TBKTSG: Nghĩa là doanh nghiệp cần thời gian để thích nghi
với M&A? Sự thích nghi then chốt phải chăng là đàm phán
về giá cả mua bán? Việc đo bề dày kinh nghiệm thực ra cũng
nằm ở giá mua bán mà thôi.
- Giá cả là một vấn đề then chốt. Nhưng đi kèm với nó là lộ trình
thực hiện để đảm bảo M&A được hoàn tất vào thời điểm phù
hợp, đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các bên trước và sau sáp
nhập. Điểm rơi của sự sáp nhập hoặc kết thúc mua bán ảnh
hưởng nhiều đến giá cả.
TBKTSG: Có nhiều nhóm đối tượng tham gia M&A. Sự khác
nhau giữa các đối tác nước ngoài với nước ngoài; đối tác
Việt Nam với Việt Nam trong M&A hiện nay là gì, thưa ông?
- Giữa các đối tác nước ngoài với nhau, họ quyết định rồi thực

hiện nghiệp vụ M&A. Họ có một định hướng rõ ràng, sau đó mới
tìm kiếm mục tiêu. Họ cũng dự kiến và xây dựng phương án điều
hành doanh nghiệp bị sáp nhập rồi sau đó mới tiến hành M&A.
Còn doanh nghiệp Việt Nam thì thực hiện rồi mới quyết định. Ý tôi
là các đối tác Việt Nam thường tiến hành M&A một cách ngẫu
nhiên. Quyết định M&A đối với họ đa số từ nhận thức cho rằng họ
đang mua một tài sản giá rẻ mà quên việc tạo ra động năng giữa
hai doanh nghiệp mới quan trọng. Do đó họ thường tiến hành
M&A với trạng thái chưa hoàn toàn sẵn sàng và chưa hiểu hết
các nghiệp vụ sẽ triển khai, dẫn tới các bước diễn ra không như
mong muốn.
TBKTSG: Giá rẻ liệu có liên quan đến một thực tế là năm
2009 chứng kiến không ít trường hợp doanh nghiệp nội mua
lại các công ty nước ngoài ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài?
Ông có nghĩ rằng họ mua lại chỉ vì giá rẻ?
- M&A là cơ hội. Điều này luôn đúng và luôn là yếu tố đầu tiên
của bất kỳ vụ M&A nào. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam ở
vai trò đi mua gần đây, như tôi mới đề cập, thuần túy tới từ nhận
thức họ đang mua tài sản với giá “rẻ” do các công ty nước ngoài
gặp khủng hoảng tại nước họ và thu hẹp kinh doanh.
TBKTSG: Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư nước ngoài có
quan tâm đến tài sản giá rẻ ở Việt Nam không, thưa ông? Có
là ảo tưởng không khi kỳ vọng một làn sóng đầu tư nước
ngoài đổ vào việc mua lại các doanh nghiệp Việt Nam trong
tương lai gần?
- Các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng nhiều tới việc tạo ra động
năng trong quá trình sáp nhập. Trong tình hình kinh tế khó khăn,
sự quan tâm của nước ngoài đến một số lĩnh vực, đặc biệt bất
động sản và tài chính, ngân hàng, đã giảm bớt. Tuy nhiên, với
một số ngành, họ vẫn rất quan tâm đến M&A trong mối tương

quan với lộ trình cam kết WTO.
TBKTSG: Cụ thể những ngành nào, thưa ông?
- Tiêu dùng và bán lẻ đang là những lĩnh vực được các đối tác
M&A đặc biệt chú ý.
TBKTSG: Nhìn về phía trước, các doanh nghiệp Việt Nam
cần chú ý những điểm gì khi đàm phán và bán công ty cho
nước ngoài?
- Xét về kỹ thuật đơn thuần, định giá công ty và soát xét chi tiết là
hai công việc được tiến hành song song và xuyên suốt quá trình
sáp nhập. Cả hai có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ. Giá trị thực
của các vụ M&A là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, chẳng hạn
giá trị mang lại từ các chiến lược mới sau khi mua bán. Vì vậy
doanh nghiệp nên tự hoàn thiện mình trước khi tham gia M&A để
tận dụng tối đa lợi thế và không bị thua thiệt. Điều nên lưu ý giá
cả không phải là tất cả mà là lợi ích đạt được sau khi nghiệp vụ
hoàn tất.

×