Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Quản lý tài chính cá nhân docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.05 KB, 9 trang )

Quản lý tài chính cá nhân
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trong quản lý chất lượng cho quản
lý tài chính cá nhân là một giải pháp hay.

Hiện nay, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trong quản lý chất
lượng rất phổ biến và là một công cụ quản trị rất hữu dụng. Phạm
vi áp dụng đa dạng từ cơ quan hành chánh sự nghiệp đến các
doanh nghiệp.
Việc áp dụng ISO 9000 cho quản lý tài chính cá nhân có được
không? Đây là câu hỏi mà tôi nhận được từ các CEO và các học
viên trong các khóa đào tạo. Từ kinh nghiệm bản thân, đây là một
câu hỏi rất hữu ích. Việc trả lời câu hỏi trên sẽ mở ra một lĩnh vực
áp dụng của quản lý chất lượng rất rộng rãi, phố biển và rất hữu
dụng.
Thực chất của quản lý tài chính cá nhân
Nguyên lý của quản lý chất lượng là: viết ra những gì cần phải
làm; làm đúng những gì đã viết; viết lại những gì đã làm; xem xét
những gì đã làm; cải tiến những gì đã viết ra” (trích từ mô hình
nguyên lý PDCA – Plan, Do, Check, Action của Giáo sư W.
Edwards Dewing).

Quản lý tài chính cá nhân thực chất là tiết kiệm tiền, kiếm tiền
nhiều hơn để mua những thứ bạn muốn và để đối phó những rủi
ro có thể xảy ra trong tương lai.
Sau đây, xin chia sẻ với độc giả về áp dụng quản lý chất lượng
trong quản lý tài chính cá nhân qua "Thủ tục hoạt động: Quản lý
tài chính gia đình”. (Xem sơ đồ bên trên)
Lập kế hoạch tài chính
Hàng năm, chậm nhất vào ngày 15/1 của năm sau, các thành
viên trong gia đình sẽ dự thảo về Chính sách chất lượng, mục
tiêu chất lượng (MTCL) và kế hoạch. Điều quan trọng là mục tiêu


đề ra phải đảm bảo yếu tố SMART (Cụ thể, đo lường được, khả
thi, hợp lý và có quy định rõ thời gian thực hiện, thời gian đo
lường). Và phải xây dựng được Danh mục thu tiền và danh mục
chi tiền.
Ví dụ về Mục tiêu chất lượng của năm 2010:
Hàng tháng gởi tiết kiệm tại Ngân hàng với số tiền là 10 triệu
đồng.
Hàng tháng, hạn mức tổng chi là 7 triệu đồng/tháng.
Tổng thu nhập cả 2 vợ chồng là từ 18 triệu đồng/tháng trở lên
(sau khi đã đóng thuế thu nhập cá nhân).
Trong tháng 03/2010 sẽ thay mới 1 máy lạnh tại phòng khách.
Trong tháng 09/2010, gia đình (gồm 3 người) sẽ đi du lịch Đà Lạt
với tổng mức chi là 8 triệu đồng.
Trong tháng 09/2010 sẽ mua 1 laptop (từ 15 triệu đồng - 20 triệu
đồng) cho con thi vào đại học.
Chậm nhất là ngày 31/1 , gia đình sẽ công bố MTCL, kế hoạch
thực hiện MTCL. Đối với Kế hoạch thực hiện MTCL cần xác định
rõ hàng tháng kế hoạch thu chi của từng danh mục.
Thực hiện MTCL và kế hoạch thực hiện
Đối với dòng tiền thu thì ghi ở cột ghi chú là Thu tiền. (Xem bảng
1)

Ngày 2 của tháng sau, hoàn thành thống kê các tổng chi của từng
danh mục chi trong tháng theo biểu số 2: "Thống kê các khoản
thu chi trong tháng”. (Xem bảng 2)


Tháng nào mà mức chi vượt định mức phải phân tích nguyên
nhân. Thông thường biện pháp khắc phục là cắt giảm các khoản
chi cho giải trí, giao tế nhân sự (như chiêu đãi bạn bè, mua quà,

đi xem phim); hoặc có biện pháp để tăng nguồn thu.
Căn cứ kết quả thống kê hàng tháng, hàng quý, mà gia đình có
thể cải tiến mục tiêu đề ra.
Điều thú vị nhất sau khi chúng ta thực hiện được 1 năm là sẽ tìm
được “chìa khóa của quy tắc vàng trong làm giàu” và kế hoạch
quản lý tài chính cá nhân ngắn hạn và dài hạn.
Kết quả thu được
Kết thúc 1 năm, bạn sẽ đo lường được giá cuộc sống của gia
đình trong 1 năm (P) với các chuẩn mực cuộc sống trong năm
vừa qua. Căn cứ mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng/ năm, rút
tiền lãi hàng tháng (r). Chúng ta sẽ có được
chìa khóa như sau:
Ngày 31/12/2009 thống kê năm 2009 chi tiêu
là 84 triệu đồng = giá cuộc sống gia đình bạn
trong năm 2009. Đây là mức cho bạn biết để
đảm bảo cuộc sống gia đình bạn trong tương
lai giống như năm 2009 thì bạn phải có số
tiền tiết kiệm trong ngân hàng là x = P/r. (Với P là 84 triệu đồng, r
là 9%/năm - tham chiếu mức lãi suất của Ngân hàng Sài Gòn
Qu
ản lý t
ài chính
cá nhân là tiết
kiệm tiền để
mua những thứ
bạn muốn
Công Thương có hiệu lực ngày 17/06/2009) -> x = 934 triệu
đồng.
Con số x là mức điều hòa vốn của cuộc sống gia đình. Nếu bạn
có đủ số tiền x vào ngày 1/1/2010 gởi vào ngân hàng là x (934

triệu đồng) thì Trị giá tương lai của dòng tiền (F) bạn gởi trên là
vào ngày 1/1/2011 là (l+9%)lx 934 triệu đồng = 1.018.060 triệu
đồng. [F = ( 1 +r) 1.x]
Số tiền 934 triệu đồng là mức tài trợ cuộc sống gia đình bạn mỗi
năm với chuẩn mực cuộc sống tương đương năm 2009. Giả sử
hàng tháng không có thu nhập thì gia đình bạn vẫn có cuộc sống
với các chuẩn mực đã đề ra. Nếu có những rủi ro xảy ra trong
năm 2010 dẫn đến mức chi tiêu sẽ tăng, thì bạn sẽ chủ động xác
định rõ sẽ cắt khoản danh mục chi tiêu nào hoặc giảm mức chi
tiêu của danh mục nào đó (tức bạn phải giảm Chuẩn mực cuộc
sống) hoặc bạn sẽ phải tăng nguồn thu nhập để đảm bảo MTCL.
Khi thực hiện triệt để, đúng theo nguyên lý PDCA thì chúng ta sẽ
kiểm soát được chi phí của gia đình trong một năm, sẽ thích ứng
nhanh với các rủi ro xảy ra như lạm phát, chi phí bệnh tật, chi phí
giao tế (đám cưới, đám giỗ ). Quan trọng hơn, đạt được mục tiêu
sống trong ngắn hạn và dài hạn.
Khi các bạn có số tiền x ở trên (điểm hòa vốn của cuộc sống gia
đình bạn) thì lúc này bạn sẽ hoạch định được MTCL dài hạn và
trả lời cho bạn rằng khi nào bạn trở thành triệu phú, tỷ phú. Ví dụ,
vào ngày 1/1/2010, gia đình bạn có nguồn tiền tiết kiệm là 934
triệu đồng, và khả năng thu nhập của gia đình bạn vẫn đảm bảo
mức chi trong năm thì số tiền 934 triệu đồng vào ngày l/1/2011 là
1.018.060.000 đồng vào ngày 1/1/2012 là 1.109.685.400 đồng,
vào ngày 1/1/2013 là 1.209.557.086 đồng, vào ngày 31/1/2015 là
1.437.074.774 đồng. Giả sử trong 5 năm (2011- 2015) bạn chủ
động để đảm bảo thu đủ bù chi thì số tiền tiết kiệm của bạn lúc
đầu là 934.000.000 đồng sau 5 năm đã là 1.437.074.774 đồng.
Đây chính là “chìa khóa của nguyên tắc làm giàu” hay dân gian
có câu: “Tiền đẻ ra tiền”: tiền đã đẻ ra tiền là 503.074.774 đồng.
Làm tốt được điều này giúp bạn và gia đình có những mục tiêu

tích cực.

×