Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

4 nguyên tắc thành công (và thất bại) của Apple docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.68 KB, 5 trang )

4 nguyên tắc thành công (và thất bại)
của Apple
Chiếc iPhone nổi tiếng ngày ngay là nhờ một phẩn không nhỏ vào
sự thất bại của Rokr đã tháo gỡ đáng kể những khuyết điểm của
ngành công nghiệp sản xuất điện thoại di động.
Kể lại câu chuyện khi Steve Jobs cân nhắc về Apple vào năm
2002, ông đã nhận ra sự thừa thãi của các thiết bị như điện thoại
di động, PDA và máy nghe nhạc MP3 (có cả sản phẩm kinh điển
của Apple, chiếc iPod). Chỉ trong một giây lóe sáng, ông đã tự hỏi
mình câu hỏi làm thay đổi cả thế giới: Điều gì sẽ xảy ra nếu
những chức năng trên được tích hợp vào một thiết bị duy nhất? -
Câu trả lời đã tạo nên cú hit kế tiếp cho Apple: chiếc điện thoại di
động Rokr.
Tuy nhiên Rokr là một thất bại thương mại, một sự hợp tác “chết
non” giữa Apple và Motorola để phát triển một chiếc điện thoại di
động có chức năng của một MP3. Chiếc iPhone nổi tiếng ngày
ngay là nhờ một phẩn không nhỏ vào sự thất bại của Rokr đã
tháo gỡ đáng kể những khuyết điểm của ngành công nghiệp sản
xuất điện thoại di động. Nhận thấy được rằng ngành công nghiệp
này đang bão hòa, Jobs bắt đầu lên chiến lược cho chiếc iPhone,
mặc dù Rokr đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích.
Giai thoại trên đã đánh dấu một thứ quan trọng đáng nhớ về
Apple: kỉ nguyên không thể sụp đổ của Apple chỉ là một lời ba
hoa thần túy. Một thứ đáng nhớ khác là Apple đã đứng lên từ thất
bại của chính mình. Thực ra sự thất bại này có ý nghĩa rất quan
trọng với quy trình sáng tạo tại Apple.
Nhưng đâu là nguyên tắc thống trị quy trình này? - Dưới đây là 4
nguyên tắc quan trọng nhất:
Nguyên tắc 1: không theo khách hàng, hãy lãnh đạo họ
Quy trình thiết kết tại Apple khác với những công ty khác. Những
nghiên cứu thiết kế truyền thống phụ thuộc nhiều vào nhóm trọng


tâm (focus group) và phản hồi của khách hàng về những sản
phẩm hiện tại. Apple không đặt nhiều chú trọng vào những chứng
cứ hơn trực giác, dựa trên lí thuyết là khách hàng không thể cho
bạn biết họ muốn một sản phẩm có những chức năng gì khi chưa
thể hình dung ra nó. Thay vào đó, họ cần được giới thiệu những
sản phẩm thay thế ưu việt hơn. Apple đã nhận ra được khả năng
tạo ra những sản phẩm thay thế mang tính cách mạng của mình.
Nguyên tắc 2: Hòa trộn thiết kế với nghệ thuật
Hầu hết mọi công ty cố gắng trở nên giống Apple đều thất bại.
Thường là do những cá nhân chủ chốt trong quy trình sáng tạo.
Những thiết bị kĩ thuật cao được tạo ra bởi kĩ sư – và được thiết
kế bởi chính họ. Tuy nhiên những kĩ sư thường có khuynh hướng
thiết kế sản phẩm theo hướng tích hợp tràn ngập nhiều chức
năng và rất dễ gây nhầm lẫn. Apple đã tạo được thành công do
họ đảm bảo rằng những người đưa ra quyết định cuối cùng trong
quy trình sáng tạo đều theo triết lí tối giản.
Nguyên tắc 3: Tập trung vào thiểu số và bán cho đa số
Thay vì cố gắng thoả mãn mọi thị hiếu hay ngách của thị truờng –
ví dụ những công ty sản xuất laptop thường có hàng chục mẫu
vào một thời điểm – Apple chỉ tập trung vào một số sản phẩm
trong một ngành hàng. Với lợi thế về thời gian và ngân sách,
Apple nỗ lực tối đa để tạo ra những sản phẩm hoàn hảo nhất tới
mức có thể. Lâu dần, điều này đã giúp khác biệt hóa sản phẩm
và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Nguyên tắc 4: Làm nhà phê bình nghiêm khắc nhất
Nguyên liệu cuối cùng góp phần vào thành công của Apple là
nguồn năng lượng vô hình và khát khao sự hoàn thiện. Nếu
không có yếu tố này, Apple đã không tồn tại (Đó là điều hầu như
đã từng xảy ra trong suốt thập niên 90 trước khi Jobs trở lại để
tạo ra một luồng sinh khí mới). Cuối cùng Apple đã thành công do

không chỉ đánh bại đối thủ mà còn luôn nỗ lực để đánh bại chính
mình. Như chuyên gia về quản trị Peter Drucker đã từng nói “Nếu
chính bạn có thể làm cho sản phẩm, dịch vụ hay quy trình của
chính mình trở nên lỗi thời, bạn sẽ ngăn cản đối thủ làm được
điều này”. Trong quá trình tự đánh bại bản thân, Apple đã làm
cho đối thủ của mình phải “hít khói”.

×