Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những câu hỏi đặt ra khi gặp rủi ro chiến lược pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155 KB, 6 trang )

Những câu hỏi đặt ra khi gặp rủi ro
chiến lược
Giới thiệu nội dung cuốn sách “Lật ngược tình thế - 7 chiến lược
biến các rủi ro lớn thành những đột phá tăng trưởng”.
Có bảy loại rủi ro chiến lược chính mà công ty bạn có thể phòng
tránh. Trong khi công ty bạn có thể gặp phải những rủi ro khác,
chẳng hạn như các rủi ro nguyên tắc hoặc địa chính trị thì bảy
loại này đã bao trùm toàn bộ các rủi ro có thể đe dọa tới hầu hết
những kế hoạch của các công ty.
1. Sáng kiến lớn của bạn thất bại.
Hãy xem xét lại một dự án lớn gần đây mà ban lãnh đạo hay
tham gia vào (như dự án nghiên cứu và phát triển, quảng cáo sản
phẩm mới, mở rộng thị trường, một thương vụ mua lại., một dự
án công nghệ thông tin). Ngay khi bắt đầu, cơ hội thành công là
bao nhiêu? Và tỉ lệ thành công thực tế của tất cả dự án của công
ty bạn trong năm đến mười năm trở lại đây là bao nhiêu? Nếu
bạn đánh giá một cách trung thực thì khả năng thành công thực
sự ban đầu của hầu hết các dự án quan trọng là dưới 20% nghĩa
là rủi ro thất bại hơn 80%. Có thể thay đổi được tỉ lệ này không?
Bằng cách nào? Các công ty khác đã thực hiện những chuyển
đổi cụ thể gì nhằm thay đổi hoàn toàn được tỉ lệ ty theo hướng có
lợi cho họ? Liệu trong những hướng chuyển đổi đó bạn có thể áp
dụng để thay đổi đột ngột được tỉ lệ này cho dự án tiếp theo hoặc
thậm chí là cho toàn bộ danh mục vốn đầu tư các dự án của mình
hay không?
2. Khách hàng của bạn bỏ đi.
Công ty của bạn đã từng bị khách hàng làm cho bất ngờ chưa khi
mà đột nhiên họ thay đổi sở thích, thói quen và cả thị hiếu nữa,
khiến bạn không tài nào dự đoán được? Khi điều này xảy ra,
doanh thu chủ yếu để công ty bạn hoạt động có thể vơi đi nhanh
chóng. Nhưng cũng có nhiều công ty đã tìm ra được những cách


cụ thể để đối phó lại đi rủi ro từ khách hàng. Bằng cách nào mà
họ nắm bắt được suy nghĩ của khách hàng hay lường trước
những điều bất ngờ trước khi chúng xảy ra. Họ đã tạo ra những
phát triển đột phá nào? Và liệu rằng bạn có thể áp dụng các
phương pháp của họ một cách thành công hay không?
3. Ngành kinh doanh của bạn đến ngã ba đường.
Khi những thay đổi về công nghệ hay kế hoạch kinh doanh làm
chuyển đổi cả một ngành nghề thì có đến 80% các công ty đang
hoạt rộng không thể đứng vững được trước sự chuyển đổi ấy.
Nhưng vẫn có một bộ phận nhỏ các công ty không chỉ vượt qua
được rủi ro từ chuyển đổi mà còn biến chúng thành cơ hội để
phát tiến mạnh mẽ - và một số ít các công ty đã thực hiện điều
này thành công không chỉ một lần. Vậy những người sống sót
này sẽ truyền lại cho chúng ta
những bài học gì?
4. Một đối thủ dường như
không thể đánh bại xuất hiện.
Công ty của bạn có thể vẫn chưa chạm trán với một đối thủ duy
nhất, như một Wal-Mart hoặc một Microsoft, sẵn sàng chiếm lĩnh
thị trường của bạn. Khi điều đó xảy ra, vẫn có công ty tồn tại
được và thậm chí còn phát triển nhanh hơn trong khi những công
ty khác gần như bị phá sản? Vậy ai đã làm được điều đó và bằng
cách nào? Và làm thế nào mà những chuyển đổi của họ có thể
giúp bạn cạnh tranh tốt hơn, cho dù bạn không phải chạm trán
với một địch thủ hình như không thể đánh bại được?
5. Thương hiệu của bạn mất đi sức mạnh.
Một thương hiệu nổi tiếng được ví như một pháo đài bảo vệ giá
trị. Tuy nhiên, 40% các thương hiệu dẫn đầu đều đã trải qua sự
sụt giảm giá trị đáng kể trong năm năm trở lại đây. Trong hầu hết
các trường hợp, nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm đó là do

những nhà quản lý suy nghĩ quá hạn hẹp về thương hiệu của
mình, bỏ qua sự tương tác giữa thương hiệu, sản phẩm và kế
hoạch kinh doanh, những điều luôn xác định được sức mạnh
thương hiệu. Làm thế nào bạn có thể sớm phát hiện ra rủi ro
thương hiệu. Rồi làm thế nào bạn có thể lật ngược được sự suy
tàn của thương hiệu để tạo ra một kỷ nguyên mới phát triển? Và
làm thế nào mà các khoản đầu tư của bạn vào toàn bộ kế hoạch
kinh doanh có thể giúp gia tăng hoặc làm suy yếu giá trị thương
hiệu của bạn?
6. Ngành kinh doanh của bạn trở thành một vùng phi lợi
nhuận.
Nhiều ngành nghề, từ hàng không và điện tử gia dụng tới tạp hóa
hay ô tô đều nhận thấy rằng chính họ đang gặp khó khăn do sự
cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quyền của người tiêu dùng ngày
càng cao, cùng với việc không có lãi trước khi các lợi nhuận gần
như bằng không. Điều gì đã gây ra quá trình này? Điều đó có thể
xảy ra với công ty của bạn không? Và quan trọng nhất là những
kiểu biện pháp đối phó nào có thể thực hiện để tạo ra cơ hội thu
lợi nhuận mới cho công ty bạn, cho dù ngành kinh doanh đó đã
trở thành một vùng phi lợi nhuận?
7. Công ty của bạn ngừng tăng trưởng.
Khi sự gia tăng doanh thu chững lại thì tác động của nó dường
như xảy ra ngay lập tức và rất nghiêm trọng: giá cổ phiếu của
công ty bị sụt giảm, những sáng kiến mới bị hãm lại và những
nhân viên giỏi nhất của bạn bắt đầu rời khỏi công ty. Bạn có thể
làm gì để vượt qua rủi ro do sự đình trệ này mà không tạo thêm
các rủi ro khác trong quá trình giải quyết? Và làm thế nào bạn có
thể tạo ra các dạng nhu cầu mới cho khách hàng nhằm gây được
những làn sóng tăng trưởng mới, thậm chí là ngay cả trong một
ngành kinh doanh dường như đã bão hòa?


×