Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giúp trẻ sẵn sàng đối mặt với đại dịch cúm A (H1N1) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.27 KB, 6 trang )

Giúp trẻ sẵn sàng đối mặt với đại
dịch cúm A (H1N1)


Hàng trăm trường hợp
mắc bệnh mới mỗi
ngày, dịch cúm
A(H1N1) lan nhanh ra
nhiều quốc gia trên
thế giới và chưa có
dấu hiệu dừng lại.
Nhiều nước châu Á đã ghi nhận các trường hợp
mắc cúm A (H1N1) và bệnh rất dễ lây truyền từ
người sang người. Nguy cơ dịch xâm nhập vào
Việt Nam là rất lớn. Trước tình hình khẩn cấp này,
các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em,
cần phải được bảo vệ để sẵn sàng đối mặt với đại
dịch cúm.


Bệnh cúm A (H1N1) ngày càng nguy hiểm

Bệnh cúm A (H1N1) do vi-rút cúm A, phân tuýp H1N1
gây nên. Hiện nay, việc chẩn đoán và điều trị còn gặp
nhiều khó khăn và chưa có vắc-xin phòng ngừa. Các
dấu hiệu sớm của cúm A (H1N1) giống với các biểu
hiện của bệnh cúm mùa: sốt thường trên 38
o
C, ho,
đau nhức, chảy nước mũi, nôn mửa hoặc tiêu chảy.


Bệnh lây truyền từ người sang người, nhiều trường
hợp bệnh tiến triển nhanh, dễ dẫn đến tử vong.
Người lành bị lây nhiễm bệnh do hít phải những giọt
nước bọt, nước mũi của người bệnh trong không khí
hoặc qua sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Như
vậy, sự lây lan của bệnh là vô cùng lớn, đặc biệt đối
với trẻ em khi tiếp xúc trong môi trường sinh hoạt
chung như nhà trẻ.

Để ngăn ngừa dịch cúm bùng phát, ngành y tế đã tổ
chức trực 24/24, khuyến cáo người dân có các biểu
hiện bệnh cúm A (H1N1) chủ động đến các cơ sở y tế
để được hướng dẫn, điều trị kịp thời, hạn chế lây lan
và tử vong.

Tăng sức đề kháng bảo vệ bé trước dịch cúm
bùng phát

BS Đinh Thị Hải Yến, TT Truyền thông Giáo dục Sức
khỏe TP.HCM, cho biết: Do hệ miễn dịch chưa hoàn
thiện nên trẻ dễ mắc bệnh hơn người lớn, và khi bị
nhiễm trùng thì chịu nhiều nguy cơ biến chứng nặng
hơn. Vì thế, để phòng chống dịch bệnh cúm A (H1N1)
nói riêng và các bệnh nhiễm trùng khác, đồng thời
giúp bé hạn chế bệnh - điều quan trọng là phải tăng
cường sức đề kháng cho bé. Trẻ cần có một chế độ
dinh dưỡng hợp lý, đủ chất để tăng cường “nội lực”
cho hệ miễn dịch vốn rất mỏng manh, non nớt và dễ
bị tổn thương.


Tuy nhiên, việc khẳng định bé ăn có đủ chất hay
không là một điều không dễ do ngày nay các bậc cha
mẹ thường có ít thời gian để chăm sóc con. Nhằm
phòng ngừa và bổ sung kịp thời khi bé ăn không đủ
chất, BS CKII Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Dinh
dưỡng, BV Nhi đồng 1, khuyên: “Phụ huynh có thể
dùng thuốc hay các chế phẩm hỗ trợ theo chỉ định, tư
vấn của bác sĩ. Trong đó, vitamin C được xem là một
nhân tố quan trọng nhất trọng việc tăng cường sức
đề kháng. Vitamin C kích thích tổng hợp nên
interferon, tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn
vào bên trong tế bào, trung hòa hoặc làm giảm độc
tính của các chất độc khi vào cơ thể bé”.

Một số biểu hiện của việc thiếu vitamin C mà cha mẹ
cần lưu ý là trẻ dễ mắc các bệnh cúm và các bệnh
nhiễm trùng, chảy máu ở lợi hoặc chảy máu cam, tỏ
ra mệt mỏi, biếng ăn, lâu lành vết thương, thiếu máu
và chậm phát triển… rất có hại cho sức khỏe, cả về
thể lực lẫn trí lực của bé.

ổ sung vitamin C giúp bé ph
òng tránh dịch cúm A
Với tình hình dịch cúm A (H1N1) lan nhanh ra khắp
các châu lục, Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) có
thể sẽ nâng mức cảnh báo lên cấp độ 6 - cấp độ cao
nhất cảnh báo đại dịch. Để giúp trẻ sẵn sàng đối mặt
với đại dịch cúm, các bậc phụ huynh cần phải hành
động ngay để bảo vệ con em mình. Trước tiên, điều
đó phải bắt đầu từ việc tăng sức đề kháng cho bé!


×