Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tác dụng của âm thanh trong quảng cáo và xây dựng nhãn hiệu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.14 KB, 5 trang )

Tác dụng của âm thanh trong
quảng cáo và xây dựng nhãn hiệu
Có bao giờ bạn đang ngồi trong một quán cà phê thì bỗng nhiên
nghe tiếng trẻ con cười khúc khích ở một góc quán? Nếu đã gặp
tình huống này và chịu khó quan sát, bạn sẽ nhận ra một điều là
tất cả phụ nữ ở bất kể độ tuổi nào, khi nghe tiếng trẻ cười khúc
khích đều dừng lại một lúc để nghe ngóng và tìm kiếm, cho dù họ
đang thưởng thức một tách cà phê, đọc báo hay đang nói chuyện
say sưa với ai đó.
Nếu vào trang web You Tube bạn sẽ nhận ra rằng một trong
những đoạn phim video được xem nhiều nhất là đoạn phim nói về
tiếng cười của trẻ con (baby giggling). Hơn 107 triệu người đã tải
đoạn phim này xuống.
Số liệu trên đây cho thấy rằng âm thanh rõ ràng có tác dụng rất
lớn trong quảng cáo và tiếp thị. Thế nhưng, khoảng 83% các
chương trình quảng cáo trên truyền hình hiện nay chủ yếu tập
trung vào thị giác. Điều đó có nghĩa là chỉ có 17% các chương
trình quảng cáo đánh vào bốn giác quan còn lại của người tiêu
dùng. Hãy hình dung chúng ta đang lệ thuộc như thế nào vào âm
thanh. Âm thanh tạo ra hầu hết mọi kết nối kỹ thuật số và điện tử.
Nhiều loại điện thoại di động hiện nay đã cho phép người sử
dụng gọi bằng âm thanh thay thay vì bấm số hay chọn tên người
nhận cuộc gọi từ danh bạ. Một điều khá thú vị là doanh thu từ các
máy trò chơi đánh bài (slot machine) ở Las Vegas đã giảm 24 %
khi người ta bỏ đi các âm thanh leng keng từ những chiếc máy
này. Ngoài ra, các cuộc thực nghiệm được thực hiện ở các nhà
hàng cho thấy khi âm nhạc đi với nhịp điệu chậm hơn nhịp tim
của người thì thực khách sẽ ăn chậm hơn và ăn nhiều hơn.
Âm thanh có thể làm cho người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn,
mong muốn nhiều hơn, mơ ước nhiều hơn và ăn uống nhiều hơn
hay không? Những người ở độ tuổi 50 thường thuộc vanh vách


những đoạn nhạc phổ biến hồi thập niên 1970. Chúng ta đã
chiếm một vị trí vững chắc trong não bộ của họ. Những thế hệ trẻ
hiện nay thì không thể nhớ được như vậy. Nguyên nhân có phải
là do ngày nay không còn những âm thanh mê hoặc lòng người
như trước hay là thế giới quảng cáo đã quên đi một thực tế là
ngày nay, người tiêu dùng có điều kiện để nghe mọi lúc, mọi nơi?
Gần đây, hai công ty của Mỹ là Buyology Inc. (chuyên về tiếp thị
ứng dụng khoa học thần kinh) và Elias Arts (chuyên nghiên cứu
âm thanh) đã phối hợp nghiên cứu để tìm câu trả lời cho vấn đề
trên. Các công ty này đã triệu tập 50 tình nguyện viên và cho họ
nghe các âm thanh khác nhau một cách bất ngờ. Kết luận chung
của nhóm nghiên cứu là âm thanh có tác dụng rất lớn trong tiếp
thị và quảng cáo. Ngoài ra, nhóm cũng phát hiện ra một điều
không mấy ngạc nhiên là thứ có tác dụng nhất trong quảng cáo
và thường được các nhãn hiệu nổi tiếng sử dụng chính là những
âm thanh quen thuộc và dễ chịu thường thấy trong tự nhiên (như
tiếng trẻ thơ trong ví dụ nói trên).
Nhưng ngạc nhiên nhất có lẽ là những âm thanh có tác dụng lớn
thứ hai và thứ ba trong quảng cáo và xây dựng nhãn hiệu. Trong
đó, đứng thứ hai là âm thanh của mạch chíp máy tính. Khó có thể
hình dung được người tiêu dùng phản ứng rất mạnh đối với âm
thanh của Intel vì đa số chúng ta đều chưa bao giờ nhìn thấy
mạch chip. Kết quả này cho thấy sự lặp đi lặp lại nhiều lần là một
yếu tố rất quan trọng để tạo hiệu ứng cho âm thanh. Loại âm
thanh có tác dụng thứ ba là tiếng rung của điện thoại di động.
Nghiên cứu cho thấy, khi nghe tiếng rung của điện thoại di động,
người tiêu dùng có xu hướng sờ ngay vào túi quần hay chỗ họ
thường để điện thoại để kiểm tra xem có phải điện thoại của mình
rung không.
Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, điều đầu tiên mà

chúng ta làm mỗi khi giật mình thức giấc vào mỗi buổi sáng là
kiểm tra điện thoại di động, sau đó mới là chuyện vệ sinh và ăn
sáng. Ngày càng có nhiều người nằm ngủ bên cạnh chiếc điện
thoại di động. Một tin nhắn đến vào lúc 4 giờ sáng nay đã trở
thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người!
Theo nghiên cứu nói trên, mười âm thanh dễ gây “nghiện” nhất
đối với người tiêu dùng ở Mỹ, kể cả âm thanh của những nhãn
hiệu nổi tiếng lẫn âm thanh tự nhiên, theo thứ tự là: (1) Tiếng
cười rúc rích của trẻ em; (2) Tiếng mạch chip Intel; (3) Tiếng rung
của điện thoại di động; (4) Tiếng máy ATM; (5) Nhạc hiệu của
kênh truyền hình National Geographic; (6) Nhạc hiệu của kênh
truyền hình MTV; (7) Nhạc hiệu của T-Mobile; (8) Nhạc quảng
cáo của McDonald’s; (9) Quốc ca Mỹ và (10) Nhạc quảng cáo của
State Farm (một công ty bảo hiểm)
N

×