Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát thị trường mà bạn định kinh doanh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.52 KB, 8 trang )

Khảo sát thị trường mà
bạn định kinh doanh
“Trước khi thành lập và quản trị một doanh nghiệp bạn phải
nghiên cứu kỹ môi trường mình sắp hoạt động sẽ diễn biến
ra sao và cũng phải tính toán đến các khoản tiền vốn cần
thiết để thực hiện được ý tưởng kinh doanh của mình”.


Đó là nhận xét nhóm chuyên gia kinh tế Nioken Group thuộc
trường đại học kinh tế Tokyo, Nhật Bản khi nhóm này tiến hành
nghiên cứu hoạt động kinh doanh của trên 10.000 doanh nghiệp
Nhật Bản theo Dự án nâng cao năng lực kinh doanh tại Nhật của
tờ báo kinh tế lớn nhất Nhật Bản, tờ Nihon Kezai.

Qua hơn hai năm nghiên cứu và thăm dò hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhóm này đã có những đánh giá
khá thú vị về kinh doanh và marketing ngày nay. Sau đây là một
số nội dung chính về những đánh giá và lời khuyên của nhóm
Nioken đối với công tác khảo sát thị trường.

Theo Nioken Group thì các yếu tố như khách hàng, người cung
ứng hàng cho doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, các ngân hàng,
các cơ quan chính quyền, hệ thống tư pháp luôn có liên quan đến
mỗi bước đi của bất kỳ một doanh nghiệp nào, đòi hỏi người chủ
doanh nghiệp phải khảo sát và hiểu được những yếu tố đó đến
mức độ đủ để hoạch định hướng đi cho doanh nghiệp của mình
có hiệu quả.

Trước khi bắt đầu cuộc khảo sát bạn hãy tự đặt cho mình 2
câu hỏi:


- Ta cần những thông tin gì?

- Ta cần những thông tin ấy ở đâu?

Một mặt đó là những thông tin số lượng được biểu diễn bằng
những con số và mặt khác doanh nghiệp cũng cần đến những
thông tin chất lượng (bao gồm những dự kiến tổng quát hơn).

Những thông tin số lượng cần tới là: Doanh nghiệp dự định phát
triển đạt tới mức nào? Tốn kém như thế nào? Đầu tư bao nhiêu
thì vừa?

Thực ra ước tính về doanh số tương lai là cái khó khăn nhất,
nhưng lại là cái cần thiết nhất cho doanh nghiệp. Tại sao vậy?
Bởi vì nếu bạn không biết trước mình có thể sản xuất bao nhiêu
đơn vị hàng hoá thì làm sao biết rằng mình có thể tiêu thụ được
đến đâu, hơn nữa, phải biết được một cách tương đối khả năng
tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp mình trên thị trường để tính
được số vốn lưu động cần có. Để được những thông tin đó bạn
có thể dùng những phương pháp sau:

- Hỏi những khách hàng quen thuộc.

- Tìm những công trình nghiên cứu có sẵn.

- Tham khảo ý kiến của những người lâu năm trong nghề.

- Phân tích hoạt động của những đối thủ cạnh tranh tương lai.

Cần phải quan tâm để không bỏ sót một khoản chi tiêu cần thiết

nào và cần phải thật chính xác trong các mức chi tiêu khác nhau.

Thường có hai loại chi tiêu cơ bản, chỉ tiêu khả biến và cố định.
Loại chi tiêu có tỷ lệ thuận về doanh số bán ra, như chi tiêu về
nguyên vật liệu, chi phí về vận tải, sản phẩm bán ra càng nhiều
thì chi càng tăng lên. Đó là những khoản chi khả biến (có biến đổi
theo doanh số). Còn lại chi tiêu cố định, bất kể hoạt động của
doanh nghiệp trong thời gian ấy ra sao nó cũng chỉ tăng giảm
không đáng kể. Đó là những khoản thuê mặt bằng, chi phí quản
lý, bảo hiểm, chi tiêu về lương bổng.

Nếu bạn dự đoán chi tiêu khả biến chiếm khoảng 40% doanh số
và bạn đã có 3 triệu USD cho các chi tiêu cố định thì bạn có thể
đặt mức cân đối là sẽ đạt mức doanh số 500.000 USD trở lên

Những người làm marketing thường dựng lên một bảng câu hỏi
để đánh giá nhu cầu khách hàng:

1/ Tập quán tiêu thụ hàng hoá và sử dụng dịch vụ. Ai tiêu thụ?
Tiêu thụ hay sử dụng ở đâu? Tiêu thụ hay sử dụng vào lúc nào?
Tiêu thụ hay sử dụng cái gì? Dùng để làm gì?

2/ Tập quán về phương thức mua hàng: Ai mua? Nói cách khác
trong một tập thể thì ai quyết định mua? Ảnh hưởng tới người
mua? Ai hướng dẫn mua? Mua ở đâu? Mua lúc nào? Mua cách
nào? (Mua ở cửa hàng hay mua theo thư chào hàng, gọi
điện, ?) Có tìm hiểu trước khi mua không?

3/ Tập quán chung của người tiêu dùng: Có đọc sách báo về
chuyên ngành đó không? Có nghe truyền thanh, truyền hình, xem

phim? Có hay di chuyển chỗ ở? Sử dụng thời gian ra sao? Có
hay dự các hỗi chợ triển lãm không?

Về số lượng, bạn cũng sẽ làm sao nắm vững một số thông tin về:

- Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm cạnh tranh

- Ưu và khuyết của chúng

- Quan hệ chất lượng, giá cả

- Phục vụ bổ sung không tính tiền

- Thời hạn giao hàng

- Sản phẩm và dịch vụ thay thế

- Thế mạnh và thế yếu của người cạnh tranh

- Luật pháp và thủ tục hành chính trong ngành.

Trong quá trình tìm hiểu cặn kẽ môi trường kinh doanh tương lai,
bạn cũng nên chú ý tới sự khác nhau rất lớn giữa môi trường
thành thị và môi trường nông thôn.

Thế giới mà chúng ta đang sống luôn biến đổi không ngừng,
phần thắng sẽ chỉ thuộc về doanh nghiệp nào dám chịu khó quan
sát học hỏi, dự báo kịp thời những biến động đó để xây dựng một
chiến lược sản xuất kinh doanh khôn ngoan.


×