Câu 1: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày,
tháng, năm nào? Ai là đội trưởng đầu tiên, chính trị viên đầu tiên? Tư tưởng của
Bác Hồ khi thành lập đội là gì? Bản chất, truyền thống, vẻ vang của quân đội ta
được khái quát như thế nào? Yếu tố quyết định bản chất cách mạng của quân đội
ta.
Trả lời: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày 22
tháng 12 năm 1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc tỉnh
Cao Bằng. Người đội trưởng đầu tiên là: Hoàng Sâm. Chính trị viên đầu tiên là:
Xích Thắng tức Dương Mạc Thạch. Dưới sự chỉ huy chung của Võ Nguyên Giáp
Tư tưởng của Bác Hồ khi thành lập Đội là:
1. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn
quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc
chính là tập trung lực lượng,cho nên,theo chỉ thị mới của Đoàn thể, sẽ chọn lọc
trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết,
hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực.
Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động
viên toàn dân, vũ trang toàn dân,cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một
đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng
phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có
nhiệm vụ dìu dắt các đội vũ trang của địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ
khí nếu
có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên.
2. Đối với các đội vũ trang địa phương: Đưa cán bộ địa phương về huấn luyện,
tung các các bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc
thông suốt, phối hợp tác chiến.
3. Về chiến thuật: Vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay
đông, mai tây, lai vô ảnh, khứ vô tung.
Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng
có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của
nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Bắc chí
Nam,
khắp đất nước Việt Nam .
Bản chất, truyền thống của quân đội ta được khái quát như sau:
“Quân đội ta, trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập,
tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng.
Câu 2: Hãy nêu tên hai chiến dịch tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược? (tên, thời gian) Kết quả và ý nghĩa
thắng lợi?
Trả lời: 1. Chiến dịch Biên Giới diễn ra từ 16/9/1950 đến 22/10/1950 (chống
Pháp)
Kết quả: Ta đã loại khỏi vòng chiến trên 8000 địch, gồm 8 tiểu đoàn, trong đó có
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU "KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QĐND VIỆT NAM
VÀ NGÀY TRUYỀN THỐNG LLVT TỈNH QUẢNG NAM"
5 tiểu đoàn ứng chiến; phá vỡ hệ thống phòng ngự đường số 4 của địch; giải
phóng 5 thị xã, 13 thị trấn với 35 vạn dân, nhiều vùng quan trọng ở biên giới Việt-
Trung.
Ý nghĩa: Đây là chiến dịch tiến công quy mô lớn, tạo ra bước ngoặt của cuộc
kháng chiến chống Pháp, đánh dấu sự trưởng thành về tổ chức, chỉ huy và trình độ
tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt
Bắc, nối liền nước ta với các nước XHCN.
2. Chiến dịch Khe Sanh diễn ra từ 21/1/1968 đến 9/7/1968 ( Chống Mỹ)
Kết quả : Sau 170 ngày đêm chiến đấu liên tục và vô cùng anh dũng, quân giải
phóng mặt trận Khe Sanh đã chiến thắng oanh liệt, buộc Mỹ phải chịu thất thủ
Khe Sanh. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 17.000 tên địch, trong đó có 1.300
tên Mỹ; bắt sống hàng trăm tên khác; tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đòan
Mỹ, 1 chiến đòan dù và tiểu đòan thuộc lực lượng đặt biệt ngụy, 39 đại đội Mỹ -
ngụy; bắn rơi và phá hủy 480 máy bay các loại, phá hủy hàng trăm xe quân sự,
hơn 60 khẩu pháo, phá hủy hơn 50 kho xăng, đạn, thu hàng ngàn súng các loại,
hàng trăm tấn lương thực.
Ý nghĩa : “Cuộc thắng lợi của ta ở Khe Sanh tỏ rõ mưu lược và sức mạnh vô địch
của quân, dân và cán bộ ta, nó góp phần xứng đáng vào thắng lợi to lớn của toàn
dân miền Nam từ đầu xuân đến nay. Cùng với những thắng lợi to lớn của ta ở các
chiến trường khác, nó mở đường cho những thắng lợi to lớn hơn nữa”.
Câu 3: Ngày, tháng, năm nào Ban Bí thư Trung Ương Đảng (khóa VI)
quyết định lấy ngày thành lập QĐNDVN (22/12) đồng thời là ngày hội quốc
phòng toàn dân(QPTD)? Qua 20 năm thực hiện ngày hội QPTD đã thu được
nhưng thành tựu gì?
Trả Lời: Ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) quyết định
lấy ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời là Ngày
hội Quốc phòng toàn dân.
Qua 20 năm thực hiện ngày hội QPTD thu được những thành tựu:
1. Giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và định hướng xã
hội chủ nghĩa; bảo đảm môi trường, ổn định hòa bình và an ninh cho sự phát triển
đất
nước, làm thất bại nhiều âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
2. Sức mạnh quân sự được tăng cường, tăng thêm khả năng ngăn chặn và loại trừ
nguy cơ chiến tranh và các tình huống xâm phạm an ninh quốc gia, nếu xảy ra.
3. Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của toàn xã hội và sức mạnh tổng
hợp của nền Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân.
4. Hình thành thế chiến lược bảo vệ tổ quốc trong điều kiện mới. Thế trận quốc
phòng toàn dân, thế trận An ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc được triển khai rộng
khắp,
chặt chẽ, thế trận lòng dân được củng cố.
5. Lực lượng vũ trang mà nòng cốt là Quân đội nhân dân có chất lượng tổng hợp
và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao, phát huy được vai trò trong sự nghiệp xây
dựng
và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Câu 4: LLVT tỉnh quảng nam được thành lập vào ngày nào? Ở đâu? Tư
tưởng của tỉnh ủy khi thành lập Đội?
Trả lời: LLVT tỉnh Quảng Nam được thành lập : 4-5-1945 tại ấp 1 xã xuân
Quang
Xuân nay là thôn Sâm Linh xã Tam Quang huyện Núi Thành.
Tư tưởng của tỉnh uỷ :Chọn những người có tinh thần hy sinh để tổ chức các đơn
vị tự vệ nhằm ủng hộ và bảo vệ các cuộc đấu tranh, mít tinh, biểu tình, bảo vệ cơ
quan cách mạng, các đồng chí bị kẻ thù truy nã đang trốn tránh Các cấp ủy đảng
cần nỗ lực xây dựng các căn cứ du kích ; chọn trong các đơn vị tự vệ những người
tích cực nhất, quyết tâm hy sinh nhất để tổ chức những nhóm nhỏ du kích.
Câu 5: Khái quát những truyền thống cơ bản của LLVT Quảng qua 65 năm
xây dựng, chiến đấu và trưởng thành?
Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT Quảng Nam
đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua mọi khó khăn thử thách,
không quản gian khổ hy sinh, luôn mưu trí, sáng tạo, càng đánh càng trưởng
thành, lập nên những chiến công hiển hách trong các cuộc kháng chiến thần thánh
của dân tộc. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, LLVT tỉnh đã
nêu cao tinh thần tự lực tự cường, chiến đấu dũng cảm chống lại mọi thủ đoạn đàn
áp, khủng bố của kẻ thù, lập nên những chiến công vang dội như Núi Thành (Trận
đầu đánh Mỹ) góp phần cùng quân và dân cả nước giành thắng lợi trong cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Trong thời kỳ đất nước thống
nhất, LLVT tỉnh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây
dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng và cùng với nhân dân các tỉnh trên địa bàn ra
sức thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ tổ quốc
Câu 6: Chiến thắng Bồ Bồ diễn ra thời gian nào? Nêu diễn biến và rút ra ý
nghĩa?
Trả lời: Chiến thắng Bồ Bồ gồm 2 đợt:
Đợt 1: Diễn ra đêm 10/6/1954 rạng sáng ngày 11/6/1954
Đợt 2: Diễn ra đêm 18/7/1954 rạng sáng ngày 19/7/1954
Đôi nét về căn cứ Bồ Bồ của thực dân Pháp:
Bồ Bồ là cứ điểm quân sự quan trọng của quân Pháp và sau này là quân Mỹ xâm
lược. Tại đây, bọn lính Pháp đặt đài quan sát từ xa, bố trí binh lực, hỏa lực rất
mạnh nhằm khống chế 3 huyện đồng bằng phụ cận để bảo vệ từ xa cơ quan đầu
não ở thành phố Đà Nẵng và thị xã Hội An. Bọn Pháp huênh hoang tuyên bố: “Bồ
Bồ là cứ điểm bất khả xâm phạm, nếu Việt Minh đánh chiếm được thì nước sông
Yên chảy ngược”.
Tham gia trận đánh gồm:
Lần 1: Đại đội đặc công C11 thuộc tỉnh đội Quảng Nam.
Lần 2: Đại đội trinh sát Đặc công 15, Tiểu đoàn 20 bộ binh cùng bộ đội địa
phương huyện Điện Bàn. C15 do C trưởng Nguyễn Kim Sang và C phó Đặng Văn
Pháo chỉ huy quân số 90 đồng chí
Đợt 1:
Ta quyết tâm tiêu diệt cứ điểm này. Phương án tác chiến là tấn công 4 mũi. Mũi 1
là mũi chủ yếu, chia thành 3 tổ với 21 chiến sĩ đột nhập từ hướng đông đánh vào
sở chỉ huy, chiếm lô cốt cố thủ do C trưởng Trần Hữu Tạo trực tiếp chỉ huy. C phó
Nguyễn Văn Thành nắm đội dự bị và 2 khẩu SKZ 60 ly sẵn sàng ứng chiến. Mũi 2
gồm 12 chiến sĩ, đánh từ hướng tây xuống, tiêu diệt các lô cốt, đánh chiếm trận địa
pháo, đặc biệt “khóa họng” 2 khẩu đại bác 90 ly của địch. Mũi 3 gồm 12 chiến sĩ
đánh thốc từ hướng bắc vào, chặn không cho địch chạy thoát sang hướng đông.
Riêng mũi 4 gồm 8 chiến sĩ tiêu diệt lô cốt Giồng Lạc, phía tây bắc cầu Cẩm Lũy -
cách Bồ Bồ 500m, ngăn chặn địch chạy ra và đón đơn vị lui binh. Đại đội trợ
chiến 22 của huyện Điện Bàn sẽ chi viện cho mũi chủ yếu. Ngoài ra, 500 dân công
của 3 huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Hòa Vang cũng được huy động để đảm nhiệm
việc thu dọn chiến trường.
Đêm 10-6-1954, tại buổi lễ xuất quân tại sân đình Điện Tiến, đồng chí Võ Thứ -
Tỉnh đội trưởng đã trao lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” cho C11 và căn dặn:
“Đêm nay, nhân dân và Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng rất nóng lòng chờ tin
thắng trận của các đồng chí”. Một khí thế bừng bừng quyết tử trỗi dậy trong toàn
lực lượng đặc công, khi ấy đa phần tuổi đời chỉ mười tám, đôi mươi và người chỉ
huy cao nhất của C11 cũng chỉ mới 25 tuổi.
Chiến thuật chủ yếu của đặc công là bí mật tập kích ban đêm, vì vậy, ta bí mật
chuẩn bị lực lượng, khí tài, chờ khi ánh trăng đã gần khuất núi, các mũi mới vượt
qua cánh đồng lúa gieo, tiếp cận mục tiêu. Đến 23 giờ, các chiến sĩ đặc công đã cắt
xong lớp rào thứ nhất, tiếp tục tháo gỡ mìn, lựu đạn cho các tổ ém sát trong đồn.
24 giờ - giờ G nổ súng. Tên lính gác bất ngờ phát hiện khi nghe tiếng kéo cơ bẩm
đại liên rét, rét, liền nổ súng bắn thẳng vào đội hình mũi 1. Đồng chí Phùng Giác -
tổ trưởng trúng đạn hy sinh, 2 tổ viên bị thương. Yếu tố bí mật không còn, chiến sĩ
Nguyễn Mùi dùng quả thủ pháo 3 kg đánh vào cửa lô cốt. Ngay lập tức ta dùng
hỏa lực SKZ kiềm chế địch và nhảy lên đánh chiếm mục tiêu. Nhưng hai phát đầu
đạn SKZ không nổ, địch bắn trả dữ dội. C phó Nguyễn Văn Thành lệnh cho anh
em bình tĩnh điều chỉnh thước ngắm, bắn tiếp hai phát nữa, hai lô cốt tiền tiêu của
địch bị tiêu diệt hoàn toàn. Lúc này các mũi đồng loạt tiến công, đánh chiếm các
lô cốt vòng ngoài. Một tổ thọc sâu tiến đánh bên trong bằng thủ pháo, tên quan hai
Pháp chỉ huy bị thương. Đồng chí Kiều Sơn Đen khống chế tên lính thông tin, bắt
hắn điện đàm chuyển hướng pháo của địch từ các nơi khác đang cấp tập bắn về…
Nhiều đồng chí bị thương nặng bên ngoài chiến hào, vẫn bò vào đánh hết giỏ thủ
pháo rồi anh dũng hy sinh. Địch từ các hầm ngầm chui lên chống trả kịch liệt. Các
mũi quân ta hiệp đồng chặt chẽ, siết chặt vòng vây, nhưng đánh suốt 35 phút mới
làm chủ hoàn toàn trận địa. Lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của ta tung bay phấp
phới trên đỉnh Bồ Bồ. Kết quả trận đánh, lần đầu tiên ta thu được nhiều vũ khí
hiện đại của Pháp.
Đợt 2.
Diển Biến: 19 giờ ngày 18-7-1954, các đơn vị xuất phát tiếp cận mục tiêu. C15
khắc phục vật cản, tháo gỡ mìn, lựu đạn, hoàn thành việc mở cửa cho tiểu đoàn bộ
binh tiến vào. Đúng 0 giờ 30 phút ngày hôm sau, lệnh nổ súng ban ra. Lập tức, hỏa
lực ta bắn dồn dập vào các cao điểm, phủ đầu địch giữa lúc chúng còn đắm chìm
trong giấc ngủ nồng… Sau 15 phút, quân Pháp mới hoàn hồn, tập trung mọi hỏa
lực bắn ra xối xả, điên cuồng chống trả quyết liệt. Đồng chí Lê Văn Bàng - Tiểu
đoàn trưởng hy sinh ngay tại trận địa, Tỉnh đội phó Đào Bá Phúc cũng bị thương.
Để trả thù cho đồng đội, toàn lực lượng ta dồn lên. Trong đánh ra. Ngoài đánh
vào. Nhiều chiến sĩ đặc công quả cảm, đánh tay đôi với bọn Pháp, khiến chúng
ngã kềnh… giơ tay xin hàng.
Ý nghĩa: Quân Pháp tuy lực lượng đông gấp ba quân ta, phòng ngự kiên cố, hỏa
lực cực mạnh, nhưng tinh thần bạc nhược nên chỉ sau 2 giờ đọ sức với bộ đội đặc
công địa phương đã chịu thua nhục nhã. Trong trận này ta đã loại khỏi vòng chiến
đấu 400 tên Pháp, bắt sống tại trận 343 tên, trong đó có tên đại tá chỉ huy Chiến
đoàn 10. Đây là trận đánh lớn nhất và chiến thắng oanh liệt nhất của quân và dân
Quảng Nam - Đà Nẵng trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, được gọi là “Trận
Điện Biên Phủ của xứ Quảng”. Chiến thắng Bồ Bồ lần thứ hai đẩy quân Pháp và
tay sai vào chỗ suy yếu
hoàntoàn
Câu 7: Chiến thắng Núi Thành diễn ra trong thời gian nào? Do ai chỉ huy?
Ý nghĩa của trận chiến đấu?
Trả lời: Chiến thắng Núi Thành diễn ra vào đêm 25 rạng sáng 26 tháng 5 năm
1965.(Cụ thể là 0 giờ 30 phút ngày 26 tháng 5 năm 1965). Do Võ Thành Năm chỉ
huy.
Ý nghĩa của trận đánh: Chiến thắng Núi Thành thể hiện tinh thần cách mạng tiến
công, sự ngoan cường, dũng cảm của lực lượng vũ trang ta dám đánh và biết đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược ngay từ khi chúng đặt chân lên đất nước ta, đồng thời nó
còn thể hiện sự đúng đắn về đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối quân sự
của Đảng ta, sự chỉ đạo kịp thời , sáng suốt của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu V
và tỉnh ủy Quảng Nam. Chiến thắng Núi Thành đã trả lời câu hỏi cho nhân dân cả
nước và bạn bè quốc tế “ Liệu Việt Nam có đánh được Mỹ không?”. Và ta đã đánh
Mỹ, thắng Mỹ
ngay từ trận đầu ở Núi Thành.
Chiến thắng Núi Thành là hồi kèn xung trận của quân và dân ta trong cuộc đụng
đầu lịch sử, là hồi chuông báo hiệu sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh cục
bộ” của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam. Với chiến thắng Núi Thành
cùng với những chiến công trên vành đai diệt Mỹ Chu Lai, tỉnh Quảng Nam được
Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương danh
hiệu “ Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”. Và chiến công của trân thắng Núi
Thành ngày nay và mai sau vẫn là khúc tráng ca bất diệt.
Câu 8: Tỉnh Quảng Nam được giải phóng ngày, tháng, năm nào? Những đơn
vị nào tham gia trận đánh giải phóng Tam Kỳ? Nêu khái quát diển biến và rút ra ý
nghĩa?
Trả lời: Tỉnh Quảng Nam được giải phóng vào ngày 24 tháng 3 năm 1975.
Những đơn vị tham gia trận giải phóng Tam Kỳ : Sư đoàn II bộ binh, Lữ đoàn 52
Quân khu 5. Các trung đoàn 38, 31. Tiểu đoàn 70,72 cùng nhiều đơn vị chủ lực và
du kích khác.
Diễn biến trận giải phóng Tam Kỳ (24/3/1975) : Đêm 23-3-1975, các đơn vị
tham chiến trên chiến trường Phước Lâm - Tiên Phước được lệnh phản công địch,
tiêu diệt Sư đoàn II, 2 Lữ đoàn Biệt động ngụy, giải phóng thị xã Tam Kỳ. Cùng
đêm đó, được lệnh của quân khu, bộ đội địa phương huyện phát động quần chúng,
du kích giữ vùng giải phóng đông Thăng Bình, sử dụng Tiểu đoàn 70 và 72 đánh
vượt qua Bình Nam - Kỳ Anh - Kỳ Phú (nơi chưa giải phóng) rồi đánh vào diệt
trận địa pháo Núi Cấm; đánh sập cầu Kỳ Phú, bao vây phía đông không cho địch ở
thị xã Tam Kỳ tháo
chạy ra biển.
Sau 2 giờ rưỡi chiến đấu quyết liệt trên hướng tiến công chủ yếu, quân ta diệt gọn
Trung đoàn 4 - Sư II ngụy và làm chủ khu vực ngã ba Trường Xuân - sân bay Kỳ
Bích. Trên hướng tấn công quan trọng quân ta đánh chiếm Cẩm Khê, Cốc Rạng;
Liên đoàn 12 Biệt động bị tiêu diệt, số còn lại tháo chạy về Quán Rường… Tuyến
phòng ngự lâm thời phía tây Tam Kỳ của địch bị phá vỡ, bọn sĩ quan, binh lính
hoang mang. Thừa thắng, quân ta từ 3 hướng đông - tây - nam có xe tăng dẫn đầu
ồ ạt tấn công vào thị xã Tam Kỳ. Bọn địch số bị tiêu diệt, số tháo chạy…
10 giờ 30 phút ngày 24 tháng 3 năm 1975, thị xã Tam Kỳ được giải phóng.
Câu 9: Qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, LLVT tỉnh đã được
Đảng, Nhà nước trao tặng những phần thưởng gì? Toàn tỉnh có bao nhiêu tập thể,
cá nhân được phong tặng và truy tặng anh hùng LLVTND và bao nhiêu Bà mẹ
VNAH?
Trả lời: Qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, và trưởng thành LLVT tỉnh đã được
Đảng và nhà nước trao tặng danh hiệu : ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ
TRANG NHÂN DÂN.
Toàn tỉnh hiện có : hơn 250 tập thể và cá nhân, 14 huyện - thành phố, 104 xã được
Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Và 7.289
bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Câu 10: Hãy viết một cảm nghĩ về hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” hoặc mối quan
hệ đoàn kết quân dân (bài viết không quá 1.500 từ).