Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cho con "ở bẩn" Phần 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.73 KB, 7 trang )

Cho con "ở bẩn" -
Phần 1


Hầu hết các bậc phụ huynh
đều coi vi trùng là kẻ thù số
một. Chúng ta bảo vệ mình
bằng xà phòng, thuốc xịt, giấy
lau, các loại chất tẩy rửa… Tuy
nhiên, vi trùng có thể đang bị
kết tội oan đấy; có nhiều loại vi
trùng vô hại, thậm chí còn có
thể giúp con cái chúng ta khỏe
mạnh nữa cơ. Đó là lý do vì sao
các bác sĩ ngày nay đồng ý rằng

Cho con cơ hội "tiếp
xúc" với vi trùng

cố gắng để giữ cho trẻ em hoàn toàn sạch bóng vi trùng
không phải là ý hay.

Con bạn quá sạch?
Hầu hết các bậc phụ huynh đều coi vi trùng là kẻ thù số
một. Chúng ta bảo vệ mình bằng xà phòng, thuốc xịt, giấy
lau, các loại chất tẩy rửa… Tuy nhiên, vi trùng có thể đang
bị kết tội oan đấy; có nhiều loại vi trùng vô hại, thậm chí
còn có thể giúp con cái chúng ta khỏe mạnh nữa cơ. Đó là
lý do vì sao các bác sĩ ngày nay đồng ý rằng cố gắng để giữ
cho trẻ em hoàn toàn sạch bóng vi trùng không phải là ý
hay. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng một đứa trẻ lớn lên


trong một gia đình quá vệ sinh có thể sẽ không có đủ “cơ
hội” thực hành cuộc chiến chống vi trùng mà hệ miễn dịch
cần để tìm hiểu làm thế nào phản ứng lại đúng cách với vi
khuẩn và virus gây bệnh. Ít “được” tiếp xúc với vi trùng có
thể khiến cho hệ miễn dịch không biết làm sao để tự điều
chỉnh, từ đó có thể dẫn đến các rối loạn tự miễn dịch như dị
ứng hoặc hen suyễn.

Khi sinh ra, hệ thống miễn dịch của con người giống một tờ
giấy trắng; khi chúng ta lớn lên, nó mới dần dần học được
từ các tiếp xúc. Lý thuyết này, được gọi là giả thuyết vệ
sinh, đã tạo nên những làn sóng tranh luận giữa các chuyên
gia chăm sóc sức khỏe.

Nói vậy không có nghĩa sạch sẽ không phải là quan trọng,
nhưng nó phức tạp hơn hầu hết chúng ta vẫn nghĩ. Có
những vi trùng xấu, vi trùng tốt, và một số có thể vừa tốt
vừa xấu; cái xấu cần bị ngăn chặn và cái tốt cần được
khuyến khích. Vậy nên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm
những điều nên và không nên trong thói quen vệ sinh hàng
ngày nhé.


Sự thật về việc rửa tay

Tay là… người bạn tốt nhất của vi trùng. Chúng liên tục
vận động, và đưa vi trùng đến khắp mọi nơi cho đến khi
bạn rửa chúng. Hãy dạy con rửa tay sau khi đi vệ sinh,
trước khi ăn, khi tay bẩn và cả sau khi rời khỏi nơi đông
đúc, nơi có rất nhiều vi khuẩn truyền nhiễm phát tán.


Khi rửa tay, cách bạn thực hiện như thế nào quan trọng hơn
bạn rửa bằng cái gì (tuy vậy, xà phòng và nước ấm là sự kết
hợp hiệu quả nhất.) Vậy nên hãy dạy con chà xát những đôi
bàn tay nhỏ xíu với nhau trong 15 giây, khoảng bằng thời
gian hát một bài hát trẻ con ngăn ngắn. Với những đứa trẻ
mới biết đi thì quả thật nói dễ hơn làm nhiều; có thể rất khó
để bắt con bạn chịu để yên cho bạn (hoặc tự bé) rửa tay
trong khoảng thời gian cần thiết. Bạn có thể “dụ dỗ” bé
bằng cách thử sử dụng loại xà phòng có mùi thơm bé yêu
thích, dễ cầm nắm, tạo bọt nhiều, và có hình dạng hoặc in
hình nhân vật yêu thích của bé chẳng hạn. Đối với trẻ sơ
sinh dưới 6 tháng chưa thể tự mình vệ sinh, bố mẹ có thể
giúp bé bằng cách chà xát tay bé trong 15 giây bằng xà
phòng và một khăn ấm, ướt và sạch.


Những điều cần biết về “kháng khuẩn”

Xà phòng kháng khuẩn không có hiệu quả hơn bất kỳ loại
xà phòng bình thường nào khác trong việc bảo vệ chúng ta
khỏi bệnh tật. Bạn ngạc nhiên ư? FDA đã đi đến kết luận
này vào năm 2005, sau khi Đại học Columbia tiến hành
một nghiên cứu quan trọng về xà phòng. Các nhà nghiên
cứu theo dõi tác dụng của xà phòng kháng khuẩn so với xà
phòng thường trong vòng cho một năm, và không tìm thấy
có sự khác biệt trong tỷ lệ sốt, nôn mửa, hoặc tiêu chảy
trong số người tham gia nghiên cứu. Cũng hãy nhớ rằng,
các sản phẩm kháng khuẩn giết vi khuẩn - bạn nghĩ như thế
- nhưng không diệt được các loại virus gây cảm lạnh và

cúm.

Bạn có thể sử dụng dung dịch rửa từ cồn - có hiệu quả cả
trong diệt vi khuẩn và virus, và bạn có thể sử dụng khi
không tiện sử dụng bồn rửa. Tuy vậy không phải sản phẩm
nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ, vậy nên hãy hỏi ý kiến các
chuyên gia xem loại nào an toàn với da của trẻ em, và sử
dụng một cách thật cẩn trọng. Và lưu ý: các dung dịch rửa
có thể diệt vi trùng nhưng không rửa sạch bụi bẩn, vì vậy,
nếu tay của con bị bẩn, bạn hãy lau tay cho bé bằng khăn
ướt trước.


Bố mẹ nên suy nghĩ lại về "sự sạch sẽ"
Ảnh: Inmagine

Nghĩ lại về “sự sạch sẽ”

Bạn có tin rằng số vi trùng trong bồn cầu ít hơn trên thớt?
Và khoảng 60% khăn lau trong bếp và bồn rửa là nơi diễn
ra sự kết hợp khó chịu của các vi khuẩn như E. coli và tụ
cầu khuẩn? Trong khi đó chỉ có 15% các cửa phòng tắm và
30% cần gạt bồn cầu có chứa vi trùng có hại. Như vậy vấn
đề không phải rằng chúng ta không lau rửa đủ sạch mà rằng
chúng ta đã làm không đúng. Loại bỏ bụi bẩn không phải
luôn luôn có nghĩa là ta được thoát khỏi vi trùng. Nếu bạn
lau bếp bằng một cái khăn trông có vẻ sạch nhưng có chứa
vi khuẩn salmonella mà mắt thường không thấy được, thì
tất cả những gì bạn đang làm chính là phát tán loại vi khuẩn
ấy. Các đồ dùng nhà bếp dễ bị bỏ qua nhất là khăn lau và

thớt. Vì vậy, hãy thay khăn lau ít nhất một lần một tuần và
rửa sạch thớt sau mỗi lần sử dụng.

Và nếu con yêu bé nhỏ của bạn đang trong giai đoạn tập bò,
hãy sử dụng loại chất tẩy rửa sàn nhà không độc.

×