Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

giai thich 1 so hien tuong hoa hoc trong thuc te

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.6 KB, 12 trang )

Bài tập hóa học thực tiễn.
Chương 1 Kim loại và hợp chất
Nhóm I
1. Vì sao dung dịch nước muối có tính sát trùng?
Giải:
Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của
vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu , muối đi vào tế bào, làm cho nồng độ
muối trong vi khuẩn tăng cao, và có quá trình chuyển nước ngược lại từ tế bào
vi khuẩn ra ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt.
Phân tích:
Để làm được bài tập này học sinh cần phải vận dụng cả lý thuyết về hóa học:
chất khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn, và cả
những kiến thức về tế bào của sinh học. Nói chung đây là một hiện tượng rất hay
được ứng dụng trong thực tế, nhưng nếu không kết hợp được những kiến thức ở
2 lĩnh vực trên thì học sinh khó mà trả lời được. Bù lại nếu học sinh trả lời được
thì sẽ gây hứng thú cho học sinh trong học tập hóa học, vì giúp cho học sinh
hiểu được những điều gặp trong cuộc sống.
2. Tại sao người ta có thể sử dụng dung dịch muối ăn NaCl để chuẩn đoán
bệnh ung thư ?
Giải:
Dung dịch muối ăn ở đây không phải là dung dịch muối ăn thông thường, mà
là muối ăn trong đó có chứa đồng vị phóng xạ Na
*
, NaCl thì không có hại gì
cho cơ thể, khi đưa nó vào trong cơ thể, Na
*
sẽ theo máu đi khắp trong cơ thể,
nếu gặp tế bào mang bệnh, Na
*
sẽ tác dụng và tiêu diệt tế bào đó. Dựa vào việc
phân tích hàm lượng Na


*

người ta sẽ chuẩn đoán được bệnh.
Trong y học, một trong các phương pháp phổ biến chữa bệnh ung thư là sử
dụng các đồng vị phóng xạ (ví dụ Co-60) , đó là phương pháp xạ trị.
Phân tích:
Để giải được bài tập này học sinh cần nắm được kiến thực về các đồng vị
phóng xạ : mang năng lượng lớn, có thể tác dụng mạnh lên các tế bào ung thư.
3. Tại sao khi bón phân chuồng hoặc phân bắc, người nông dân thường
trộn thêm tro bếp?
Giải
Về phương diện hóa học, khi bón phân chuồng hoặc phân bắc thì người nông
dân thường trộn thêm tro bếp vì:
Trong tro bếp có chứa kali, lân, vôi và một số nguyên tố vi lượng nên khi bón
phân chuông hoặc phân bắc thì trong đó có chứa đạm rồi thì khi trộn thêm tro
bếp sẽ giúp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Hơn nữa khi bón cùng với tro, tro sẽ làm cho phân trở nên xốp, cây cối dễ hấp
thụ hơn.
Phân tích:
Để giải bài tập này , học sinh cần nắm được thành phần hóa học của tro bếp, và
những nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu của cây trồng.
4. Mùa xuân năm 327 trCN , một danh tướng Hi Lạp là A-lêch-xan-đơ
Mac-xê-đôn (Alecxander) đã xâm nhập vào biên giới Ấn Độ . Nhưng ở đây
ngoài sự kháng cự mạnh mẽ của người dân nơi đấy , mà còn bị một kẻ thù đáng
sợ của tự nhiên là bệnh đường ruột. Quân lính bị mệt mỏi đến cực độ và kiệt sức
vì bệnh tật không chịu đựng được nữa và buộc ông phải rút quân.
Theo những tài liệu còn lưu truyền lại của các nhà sử học thì rõ ràng các cấp
chỉ huy trong đạo quân bị mắc bệnh ít hơn rất nhiều so với quan sĩ khác tuy
rằng họ cũng phải chịu cảnh sống tương tự .
Nguyên nhân của hiện tượng bí ẩn này chỉ được phát hiện sau đó 2250 năm .

Đó là vì binh lính uống nước bằng cốc bằng thiếc còn sĩ quan uống bằng cốc
bằng bạc .
Tai sao khi dùng cốc bạc , các cấp chỉ huy của quân đội lại ít bị mắc bệnh
đường ruột hơn các binh lính trong cuộc hành quân ấy .
Giải
Bạc hoà tan vào nước mặc dù rất ít .Dd của Ag
+
trong nước có tính chất kì lạ là
diệt được các vi khuẩn có hại có sẵn trong nước gây nên căn bệnh đường ruột .
Vì các cấp sĩ quan trong đội quân đã dùng cốc Ag để uống nước nên một phần
vi khuẩn có hại đã bị tiêu diệt.
Chính vì thế mà ở Ai Cập, người ta áp miếng bạc lên vết thương để sát trùng,
hay người Mông Cổ đựng thức ăn trong đồ bạc. Ag có tính sát khuẩn rất mạnh.
Tuy bạc chỉ tan vào nước thành Ag
+
với lượng rất nhỏ nhưng cũng đủ làm sạch
chỗ nước đó.
5. Tại sao khi cho một sợi dây Cu đã cạo sạch vào bình cắm hoa thì hoa sẽ
tươi lâu hơn?
Giải
Đồng kim loại sẽ tạo nên một số ion Cu
2+
tan vào trong nước sẽ có tác dụng
diệt khuẩn . Làm cho các cuống hoa đỡ bị thối trong nước do đó đỡ làm tắc các
mao quản dẫn nước lên cánh hoa nên hoa tươi hơn. Các muối của Cu
2+
có tính
diệt khuẩn rất tốt người ta thường dùng CuSO
4
để sát khuẩn trong bể bơi. Nếu

không dùng đoạn dây đồng thì nên cắt bỏ phần thối mỗi ngày, hoa mới tuơi lâu.
Phân tích:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được tính tan của một chất nói chung,
khi ta nói rằng một chất không tan trong nước thì ý để chỉ rằng độ tan của nó
trong nước là rất nhỏ, tuy vậy đôi khi có những chất ở nồng độ rất nhỏ cũng đã
thể hiện những tính chất quan trọng. Ngoải ra học sinh còn phải nắm được tác
dụng diệt khuẩn của ion Ag
+
và Cu
2+
.
6. Tại sao khi cho thanh Cu tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc thì
lúc đầu trên bề mặt thanh đồng bị đen lại.Đó có phải là do sự tạo thành CuS,
Cu
2
S hay không?
Giải
Trong đìều kiện phản ứng thì lúc đầu tạo thành CuS hay Cu
2
S có màu đen. Sau
đó CuS và Cu
2
S đóng vai trò là chất khử tiếp tục phản ứng với H
2
SO
4
đặc và tạo
ra các sản phẩm mà chúng ta đã biết.
Phân tích
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được trạng thái màu sắc của các hợp chất

và các sản phẩm trung gian trong quá trình phản ứng.
7. Có hai sợi dây đồng nhỏ và một củ khoai . Làm sao để biết được cực
dương và cực âm của một ắc quy?
Giải
Có thể nối 2 đầu dây với 2 cực của ăcquy rồi cắm 2 đầu dây còn lại vào củ
khoai tây.Sau một thời gian ngắn,chỗ khoai tây nào tiếp xúc với đồng trở nên có
màu xanh (da trời) thì chỗ đó nối với cực dương của acquy vì ở đó H2O bị điện
phân (mà dung dịch điện phân là các muối khoáng hoà tan trong nước của củ
khoai tây) giải phóng O
2
,biến Cu  CuO  Cu
2+
(do axit sinh ra trong quá
trình điện phân) có màu xanh.
Phân tích:
Để làm được bài tập này học sinh phải nắm được các kiến thức về điện phân và
tính chất của Cu và ion Cu
2+
8. Tại sao các đồ vật cổ bằng đồng thường có màu xanh ?
Giải
Cu(OH)
2
có màu xanh ngọc. Phản ứng do H
2
O và O
2
hoặc O
3
trong không khí
oxi hoá Cu. Thường thì phản ứng này khó xảy ra hơn phản ứng oxi hoá Cu

thành CuO (màu đen) hoặc từ CuO sau mới trở thành Cu(OH)
2
cho nên ban đầu
đồ đồng thường bị đen đi. Chỉ có đồ đồng cổ mới có màu xanh
Phân tích:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được màu sắc của các hợp chất của Cu,
và phải xét được các chất có trong môi trường tác động lên.
9. Tại sao khi ta có thể đánh cảm bằng dây bạc , và khi đó dây bạc bị hóa
đen.Để dây bạc sáng trắng trở lại, người ta ngâm dây bạc trong nước tiểu. Giải
thích tại sao?
Giải:
Những người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua
(vô cơ, hữu cơ) có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do lưu huỳnh có ái lực
mạnh với Ag nên xẩy ra phản ứng tạo Ag
2
S màu đen, do đó loại được chất độc
khỏi cơ thể.
2Ag + - S -  Ag
2
S (đen)
Trong nước tiểu có NH
3
, khi ngâm dây bạc vào xẩy ra phản ứng
Ag
2
S + 4NH
3
 2[Ag(NH
3
)

2
]
+
+ S
2-
.
Ag
2
S bị hòa tan , bề mặt Ag lại trở nên sáng trở lại.
Phân tích:
Đây là một hiện tượng rất hay gặp trong thực tế, mọi người hay áp dụng theo
kinh nghiệm nhưng không phải ai cũng hiểu đươc bản chất hóa học của nó.
Để giải thích được hiện tượng này, học sinh cần phải vận dụng những kiến
thức về hóa học và sinh học, kết hợp với suy đoán . Học sinh phải suy đoán
được chất màu đen trên dây bạc là Ag
2
S, do đó suy đoán ra phản ứng kết hợp
giữa Ag và S trong hợp chất.
Khi đã giải thích được hiện tượng đầu , học sinh sẽ dễ dàng giải thích được
hiện tượng sau, đồng thời dữ kiện sau cũng chính là một gợi ý để học sinh dự
đoán ra Ag
s
S.
10. Chắc các bạn đã biết 1g vàng có thể kéo thành sợi dài 3 km , lá vàng có
thể dát mỏng tới 0,0001mm, nghĩa là mảnh hơn sợi tóc người 500 lần.Một số
kim loại chuyển tiếp như Cu, Ag, Cr cũng có tính dẻo cao. Chúng có đặc điểm
gì chung? Đố các bạn biết tại sao chúng lại có tính chất đặc biệt mềm dẻo như
vậy ?
Giải
Chắc các bạn đã biết ở Mianma có các ngôi chùa mà mái của nó được dát toàn

bằng vàng . Chắc là phải tốn vàng lắm nhỉ. Thực sự thì cũng không tốn lắm bởi
tính đặc biệt mềm dẻo của vàng. Một gam vàng có thể kéo thành sợi dài
3km.!!!!
Tính dẻo dai có một không hai của vàng kim loại là kết quả của cấu tạo electron
đặc biệt của vàng. Có lẽ trong kim loại tồn tại đồng thời cả hai cấu hình electron
của nguyên tử : 5d
10
6s
1
và 5d
9
6s
2
,chúng có năng lượng rất gần nhau , electron có
thể nhảy dễ dàng từ obitan này sang obitan khác làm cho hệ electron trong kim
loại trở nên linh động, Đây là nguyên nhân của sự " bôi trơn tốt electron " gây ra
tính dẻo dai đặc biệt của vàng.
Một số kim loại chuyển tiếp như Cu, Cr, Ag cũng vậy, tính mềm dẻo của đồng
chỉ kém vàng mà thôi. Còn Cr có cấu tạo [Ar]3d
5
4s
1
tuy việc chuyển của
electron có khó hơn một chút nhưng nó cũng khá mềm dẻo. Nhưng khi có lẫn
một chút tạp chất thì nó trở nên cứng và giòn.
Phân tích:
Kiến thức để giải được bài tập này học sinh không được làm rõ trong chương
trình, tuy nhiên học sinh có thể suy luận dựa trên những sự dẫn dắt trong cách ra
đề. Để giải bài tập này, học sinh cần nắm vững cấu hình electron của các kim
loại trên.

Nhóm II
11 Khi nhóm bếp than ta có thể nhúng than vào nước vôi trong rồi phơi khô
trước khi đun, làm như vậy thì được lợi gì khi nhóm bếp?
Giải
Một kinh nghiệm nhóm bếp than là hãy nhúng than vào nước vôi trong rồi phơi
khô trước khi đun, làm như vậy Ca(OH)
2
sẽ hấp thụ được CO
2
sinh ra, khi nhóm
sẽ bớt khói hơn.
Phân tích:
Để giải bài tập này, học sinh cần biết được khí tạo thành khi nhóm bếp than là
CO
2
, từ đó vận dụng kiến thức về phản ứng giữa CO
2
và Ca(OH)
2
để giải.
12 Như ta đã biết , khi đi qua các lò vôi ta thấy rất nóng .Thế theo các bạn
thì phản ứng sau thu nhiệt hay toả nhiệt: CaCO
3


CaO +
CO
2
Giải:
Phản ứng nhiệt phân CaCO

3
là một phản ứng thuận nghịch, chiều thuận là một
phản ứng thu nhiệt. Phản ứng xẩy ra ở nhiệt độ cao, nên cần phải cung cấp một
lượng nhiệt rất lớn để phản ứng xẩy ra. Nhiệt đó được lấy từ quá trình đốt cháy
các nguyên liệu, và ngoài lượng nhiệt cung cấp cho phản ứng xảy ra, nhiệt còn
tỏa ra ngoài môi trường nên khi đi qua các lò vôi ta thấy rất nóng.
Phân tích
Phản ứng nhiệt phân CaCO
3
là phản ứng thu nhiệt, điều này đã được nói rõ
trong chương trình hóa học phổ thông, vì vậy để giải được bài tập này, học sinh
cần nắm chắc kiến thức và phải làm rõ được nhiệt tỏa ra trong các lò vôi là do
đâu.
13 Tại sao khi trước khi điện phân muối ăn, ta phải tinh chế muối ăn. Nếu
không tinh chế muối ăn trước thì khi điện phân ta sẽ thấy có hiện tượng gì?
( tại sao khi điện phân dung dịch muối ăn chưa tinh chế, sau một thời gian ta
thấy trong dung dịch xuất hiện những vẫn đục màu trắng?)
Giải:
Trong muối ăn không tinh khiết có lẫn 1 lượng nhỏ muối Mg
2+
. Khi điện phân:
2NaCl + H
2
O  Cl
2
 + H
2
 + 2NaOH.
Mg
2+

+ 2OH
-
 Mg(OH)
2
 (trắng)
Vì vậy khi điện phân dung dịch muối ăn , người ta phải tinh chế muối ăn thật
tinh khiết.
Phân tích:
Tùy mức độ học sinh ta có thể đưa câu hỏi trực tiếp hay là có gợi ý, dẫn dắt
trong câu hỏi. Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được các chất có thể có
trong muối ăn chưa tinh chế, và phải suy luận được chất kết tủa trong môi
trường kiềm khi điện phân là Mg(OH)
2
.
14 Ở một số vùng dùng nước giếng khoan để sinh hoạt, khi đun sôi nước rồi
để nguội thấy xuất hiện 1 lớp cặn trắng lắng xuống đáy nồi đun. Giải thích hiện
tượng?
Giải:
Trong nước giếng khoan ở một số vùng có độ cứng tạm thời cao, trong dung
dịch chứa nhiều muối hiđrocacbonat của Mg
2+
và Ca
2+
. Khi đun nước, muối
hiđrocacbonat bị phân hủy tạo thành MgCO
3
và CaCO
3
tạo thành lớp cặn bám
dưới đáy nồi.

Mg
2+
+ 2HCO
3
-
 MgCO
3
 + CO
2
 + H
2
O
Ca
2+
+ 2HCO
3
-
 CaCO
3
 + CO
2
 + H
2
O
Phân tích:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được kiến thức về nước cứng, đây đơn
thuần chỉ là một bài tập vận dụng kiến thức đã học, học sinh hoàn toàn có thể
làm được.
15 Những người ăn trầu thường có hàm răng rất chắc và bóng. Hãy giải
thích tại sao?

Giải
Quá trình hình thành men răng:
2Ca
2+
+ PO
4
3-
+ OH
-
Ca
2
(PO
4
)OH 
Trong vôi có Ca
2+
và OH
-
nên cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận tạo
men răng.
Tương tự như vậy khi ta đánh răng, trong thành phần kem đánh răng có CaF
2

nên cũng góp phần tạo thành men răng. Ở đây F
-
thay thế vai trò của OH
-
2Ca
2+
+ PO

4
3-
+ F
-
Ca
2
(PO
4
)F 
Phân tích:
Bài tập này chỉ nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh .
16. Giải thích quá trình hình thành thạch nhũ trong các hang động?
Tại sao càng đi sâu vào trong hang động ta càng thấy khó thở?
Giải
Trong hang động, dưới tác dụng của CO
2
và H
2
O, đá vôi ở phía trên hang bị tan
dần thành Ca(HCO
3
)
2
tan được trong nước.
CaCO
3
+ H
2
O + CO
2



Ca(HCO
3
)
2
Khi tiếp xúc với không khí, Ca(HCO
3
)
2
dễ bị phân hủy theo phản ứng :
Ca(HCO
3
)
2

CaCO
3
+ H
2
O + CO
2
Quá trình này sảy ra rất chậm, làm thạch nhũ dần hình thành từ trên hang đá
xuống, Mặt khác, dung dịch Ca(HCO
3
)
2
còn có thể rơi xuống phía dưới rồi mới
phân hủy, nên hình thành thạch nhũ nhú lên từ phía dưới lên.
Khi đi sâu vào trong hang thì sự lưu thông khí kém, do có các phản ứng làm

hàm lượng CO
2
lớn, nên càng làm giảm sự lưu thông O
2
, hơn nữa CO
2
lại là khí
nặng hơn không khí . Vì vậy nên ta cảm thấy khó thở.
Phân tích:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được tính chất hóa học của muối
cacbonat canxi.
17 Tại sao khi đất chua người ta thường bón vôi, dựa vào kiến thức hóa
học, hãy dự đoán các dạng vôi có thể bón để làm giảm tính chua của đất.
Giải thích tại sao đất có xu hướng bị chua hóa, dù có bón vôi thì sau một số vụ
thì đất cũng sẽ lại bị chua.
Giải:
Đất chua là đất có chứa nhiều ion H
+
dạng tự do và dạng tiềm tàng ( có thể sinh
ra do các ion kim loại Al
3+
, Fe
3+
, Fe
2+
, thủy phân tạo thành). Khi bón vôi sẽ
trung hòa H
+
và làm kết tủa các ion kim loại đó, vì vậy làm giảm độ chua của
đất.

Trong thực tế có thể dùng bón vôi cho ruộng bằng CaCO
3
, CaO, Ca(OH)
2
,
quặng đolomit CaCO
3
.MgCO
3
.
Đất có thể bị chua do nhiều nguyên nhân, có thể là do mưa axit, hay do ta bón
lân, đạm. Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng chua hóa của đất là
do quá trình dễ cây hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất (dưới dạng dễ tan và
khó tan). Đối với các chất khó tan, rễ cây tiết ra dung dịch có tính axit để hòa tan
chúng. Qúa trình cây hấp thụ các ion kim loại (như K
+
, Ca
2+
, ) là quá trình trao
đổi ion với ion H
+
. Do đó đất bị chua.
Phân tích:
Nông nghiệp là một trong những ngành được ứng dụng nhiều nhất của hóa học,
bài tập này giúp học sinh giải thích và giải quyết được những vấn đề thường
xuyên đặt ra trong cải tạo đất trồng. Để giải bài tập này, học sinh cần vận dụng
kiến thức tổng hợp, từ việc xác định nguyên nhân gây ra độ chua của đất (có thể
có theo suy luận từ những kiến thức đã học) và quá trình hấp thu dinh dưỡng của
cây trồng.
Bài tập này nhằm cung cấp thêm một số kiến thức cơ bản về đất cho học sinh .

18. Tại sao khi phun nước rửa sạch đường phố người ta thường cho thêm
CaCl
2
(rắn) xuống đường?
Giải
CaCl
2
rắn có khả năng hút ẩm rất tốt, vì vậy người ta cho CaCl
2
để giữ hơi
nước lâu hơn trên mặt đường.
Phân tích:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được khả năng hút ẩm rất tốt của CaCl
2
.
19. Người nông dân thường dùng vôi để bón ruộng nhưng tại sao không nên
trộn vôi chung với phân ure để bón ruộng?
Giải
Khi trộn vôi với urê có phản ứng:
CO(NH
2
)
2
+ 2H
2
O

(NH
4
)

2
CO
3
Ca(OH)
2
+ (NH
4
)
2
CO
3


CaCO
3
 + 2NH
3
 + 2H
2
O
Phản ứng làm mất tác dụng của đạm urê (tạo ra NH
3
thoát ra) và làm rắn
đất lại (do tạo CaCO
3
). Vì thế không nên trộn vôi với urê để bón ruộng.
Phân tích:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được tính chất của phân urê.
20. Tại sao khi sản xuất vôi người ta phải đập nhỏ đá vôi tới 1 kích thước
nhất định tùy theo từng loại lò?

Giải:
Phản ứng nung vôi:
CaCO
3
CaO + CO
2

Do phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch nên để tăng hiệu suất của phản ứng
ta phải đập đá có kích thước vừa phải tăng diện tích bề mặt được cung cấp nhiệt
trực tiếp. Mặt khác nó sẽ tạo ra những lố hở để thoát CO
2
ra ngoài làm hạn chế
phản ứng nghịch.
Ngược lại nếu đá vôi bị đập tới kích thước nhỏ quá thì dưới tác dụng của nhiệt,
đá vôi bị tơi nhỏ ra và bít kín lò, CO
2
không lưu thông được với bên ngoài và do
đó cũng làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Phân tích:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được các kiến thức về quá trình
sản xuất vôi đã được học trong chương trình phổ thông.
21. Tại sao vỏ tàu bằng thép bị ăn mòn ở khu vực mạn tàu tiếp xúc với nước
biển và không khí? Vì sao để bảo vệ vỏ tàu khỏi bị ăn mòn ta thường gắn tấm
kẽm vào vỏ tàu?
Giải:
Khi tiếp xúc với nước biển (dung dịch chất điện li), vỏ tàu (Fe- Fe
3
C) tạo thành
nhiều cặp pin volta trong đó sắt hoạt động hơn là cực âm, Fe
3

C là cực dương
,nước biển là chất điện li. Khi pin hoạt động:
Fe – 2e

Fe
2+
Fe nhường electron tạo ra Fe
2+
để lại trên mặt Fe những electron tự do và ion
H
+
trong dung dịch chất điện li sẽ thu electron giải phóng ra H
2
và do đó tạo ra
dòng điện.
2H
+
+ 2e

H
2
Fe
2+
sẽ tác dụng với OH
-
trong chất điện li :
Fe
2+
+ 2OH
-



Fe(OH)
2
Sau đó ngoài không khí Fe(OH)
2
bị oxihóa :
4Fe(OH)
2
+ O
2
+ 2H
2
O

4 Fe(OH)
3
Và chuyển thành gỉ xFeO.yFe
2
O
3
.zH
2
O.
Khi có Zn thì Zn-Fe –dung dịch điện li tạo thành pin volta. Zn hoạt động
mạnh hơn nên nó là cực âm và Zn – 2e

Zn
2+
.Như vậy Zn bị ăn mòn còn Fe

được bảo vệ.
Phân tích:
Đây là một hiện tượng có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn.Bài tập này
có thể được đưa ra trong phần ăn mòn điện hóa hoặc để dùng trong ôn tập. Để
làm được bài tập này vận dụng những kiến thức về ăn mòn điện hóa và dãy hoạt
động hóa học của kim loại.
22. Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân, không được dùng chổi quét mà
lại rắc bột S lên chỗ có Hg?
Giải:
Hg là một chất lỏng linh động, vì vậy khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân ta không
thể dùng chổi để quét Hg được, vì làm như vậy thủy ngân sẽ càng bị phân tán
nhỏ, và càng gây khó khăn cho quá trình thu gom. Ta phải dùng bột S rắc lên
chỗ có Hg rơi vì S có thể kết hợp với Hg dễ dàng tạo thành HgS rắn. Việc thu
gom HgS trở nên thuận tiện hơn.
Hg + S  HgS.
Phân tích:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được phản ứng giữa Hg và S.
Nhóm III
23 Tại sao phèn chua lại có khả năng làm trong nước?
Vì sao ngày xưa ông cha ta thường ngâm quần áo xuống bùn để giữ quần áo
không bị phai?
Giải
Phèn chua làm trong nước vì trong thành phần của phèn chua có Al
2
(SO
4
)
3
.
Khi vào trong nước thì có phản ứng thuỷ phân thuận nghịch :

Al
3+
+ 3H
2
O Al(OH)
3
+ 3H
+

Trong đó Al(OH)
3
dạng keo có bề mặt rất phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng ở
trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.
Trong công nghiệp giấy, nhôm sunfat hay phèn nhôm được cho vào giấy cùng
với muối ăn, nhôm clorua tạo nên do phản ứng trao đổi bị thủy phân mạnh hơn,
tạo nên hiđroxit, hiđroxit này sẽ kết dính những sợi xenlulozơ lại với nhau làm
cho giấy không bị nhòe mực khi viết.
Khi nhuộm vải, hiđroxit đó được sợi vải hấp phụ và giữ chặt trên sợi sẽ kết
hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền, cho nên có tác dụng làm chất cắn màu.
Chính vì vậy nên ta có thể ngâm quần áo dễ phai màu vào nước phèn, hay
ngày xưa thường ngâm quần áo xuống bùn để giữ quần áo không bị phai màu.
Phân tích:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được công thức hóa học của phèn chua,
sự thủy phân của Al
3+
trong dung dịch nước và dạng kết tủa keo của Al(OH)
3
24 Nhôm oxit (Al
2
O

3
) là một oxit lưỡng tính tan được cả trong dd axit và dd
bazơ kiềm, nhưng tại sao khi nung đến 1000 độ C, Al
2
O
3
trở nên trơ đối với cả
dd axit và kiềm?
Tại sao hồng ngọc có màu đỏ , còn bích ngọc lại có màu xanh ?
Giải:
Al
2
O
3

tồn tại ở một số đa hình, nhưng bền hơn hết là dạng Al
2
O
3
-
α
và dạng
Al
2
O
3
-
γ
(là dạng ta thường gặp). Khi nung Al
2

O
3
-
γ
(hay Al(OH)
3
) đến 1000
0
C ,
thì nó sẽ chuyển sang dạng Al
2
O
3
-
α
có độ bền hóa học và cơ học rất cao. Chính
vì vậy nó trở nên trơ đối với cả dung dịch axit và kiềm
Al
2
O
3
-
γ
cũng tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng vật corunđum, chứa
trên 90% oxit. Corunđum nóng chảy ở 2072
0
C, sôi ở xấp xỉ 3500
0
C và rất cứng,
chỉ thua kim cương, bo trinitrua BN, và cacborunđum. Nhờ có độ cứng cao,

corunđum được dùng làm đá mài hoặc bột mài kim loại.
Hồng ngọc (đá quí rubi) hay bích ngọc (đá quí xaphia) đều là corunđum tinh
khiết (Al
2
O
3
-
γ
). Hồng ngọc có màu đỏ là do corunđum tinh khiết có lẫn vết
Cr
3+
, còn bích ngọc có màu xanh là corunđum chứa những vết Fe
2+
, Fe
3+
, Ti
4+
.
Phân tích:
Bài tập trên chỉ nhằm mục đích cung cấp thêm kiến thức cho học sinh .
25 Tại sao thực tế người ta không dùng các đồ bằng nhôm để đựng những
chất, dung dịch có tính kiềm?
Giải:
Bởi trong dung kiềm lớp oxit bảo vệ bên ngoài của các đồ bằng Al sẽ bị
phá hủy. Do đó Al sẽ phản ứng với nước
2Al +2H
2
O

2Al(OH)

3
+3H
2

Hơn nữa Al(OH)
3
sinh ra được hòa tan trong kiềm vì thế Al tiếp tục bị phá hủy,
cho nên ta không dùng các đồ bằng nhôm để đựng dung dịch kiềm.
26 Tại sao nhiệt độ nóng chảy của Ga rất thấp(29,76
0
C) nhưng nhiệt độ sôi
của nó lại rất cao (2204
0
C) ?
Giải:
Do Ga tồn tại ở mạng tinh thể phân tử tại các mắt của mạng lưới là các phân tử
Ga
2
. Liên kết giữa các phân tử Ga
2
trong tinh thể là tương tác Van đec Van. Để
chuyển sang trạng thái lỏng chỉ cần cung cấp một lượng nhiệt nhỏ, do đó nhiệt
độ nóng chảy của Ga thấp. Còn nhiệt độ sôi của Ga rất cao là vì trước tiên còn
cần cung cấp nhiệt để phân tử Ga
2
(vẫn tồn tại trong trạng thái lỏng) phân hủy
thành nguyên tử, sau đó mới đưa các nguyên tử Ga(lỏng) lên trạng thái hơi.
Phân tích:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được tính chất mạng tinh thể, cấu trúc
nút mạng tinh thể Ga, thế nào là nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi.

Nhóm IV
27 Hãy giải thích tại sao đồ dùng đĩa, thìa, … bằng thiếc để trong kho qua
mùa đông lạnh thì biến mất, chỉ còn lại bột tro.
Giải:
Thiếc có 3 dạng thù hình có thể biến đổi lẫn nhau:
13.2
0
C 161
0
C
Sn-
α
Sn-
β
Sn-
γ
Sn-
α
ở dạng bột, màu xám nên gọi là thiếc xám, nó không có ánh kim và bền
ở nhiệt độ dưới 13.2
0
C. Trên nhiệt độ đó, nó chuyến sang dạng Sn-
β
. Thiếc
β

là kim loại màu trắng bạc nên gọi là thiếc trắng, nó bền trong khoảng nhiệt độ từ
13.2
0
C – 161

0
C.
Thiếc ở điều kiện thường tồn tại ở dạng Sn-
β
, khi nhiệt độ xuống thấp dưới
13.2
0
C nó chuyển sang dạng Sn-
α
, vì vậy có hiện tượng trên. Hiện tượng này
còn được gọi là bệnh dịch thiếc.
Phân tích
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được các dạng thù hình của Sn, vì thiếc
là một nguyên tố không được học trong chương trình, nên bài tập này chỉ nhằm
mục đích cung cấp thêm kiến thức cho học sinh .
28 Hãy giải thích tại sao những bức tranh cổ ( vẽ bằng bột chì, thành phần
chính là muối bazơ 2PbCO
3
.Pb(OH)
2
) thường có màu đen? Tại sao có thể dùng
H
2
O
2
để phục hồi bức tranh cổ này?
Giải:
Những bức tranh cổ vẽ bằng bột chì ( thành phần chính là muối bazơ
2PbCO
3

.Pb(OH)
2
).

Khi để lâu bột chì tác dụng với H
2
S trong không khí tạo
thành PbS màu đen.
2PbCO
3
.Pb(OH)
2
+ 3H
2
S  3PbS + 2CO
2
+ 4H
2
O
Có thể dùng H
2
O
2
để phục hồi những bức tranh này, vì PbS (màu đen) biến
thành PbSO
4
màu trắng theo phản ứng :
PbS + 4H
2
O

2
 PbSO
4
+ 4H
2
O
Phân tích
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được phản ứng tạo thành PbS từ muối
của Pb
2+
và H
2
S, cũng như tính oxihóa mạnh của H
2
O
2
và tính khử của PbS.
29 Tại sao khi nhiễm độc chì người ta có thể giải độc bằng dung dịch phức
của Ca
2+
với EDTA (CaY
2-
) ?
Giải:
EDTA là một chất có khả năng tạo phức mạnh với nhiều ion kim loại , trong đó
có ion Pb
2+
.Vì Pb
2+
có khả năng tạo phức chelat mạnh với EDTA nên Pb

2+
thế
chỗ của Ca
2+
trong phức chelat và kết quả là phức chelat của Pb
2+
với EDTA
được tách ra nhanh ở nước tiểu. Do đó giải độc được chì. Vai trò tạo phức ở đây
cũng tương tự như vai trò của axit lactic được đề cập đến trong bài nhiễm độc
As trong nhóm V.
Phân tích:
Bài tập này chỉ nhằm mục đích cung cấp thêm kiến thức cho học sinh . Có lẽ
bài tập này phù hợp cho học sinh trường chuyên hơn.
30. Khi phân tích hàm lượng các nguyên tố nói chung được trồng ven đường
quốc lộ, người ta thấy rằng hàm lượng Pb trong cây cao hơn hẳn so với hàm
lượng Pb cũng của loại cây đó nhưng trồng ở chỗ khác. Hãy giải thích?
Giải
Hàm lượng Pb cao đột biến trong các cây xanh trồng bên đường quốc lộ đó là
do cây đã hấp thụ Pb trong khói xăng dầu do các phương tiện cơ giới thải ra.
Như ta đã biết rằng trước đây trong xăng dầu người ta thường pha một lượng
tetraetyl chì Pb(C
2
H
5
)
4
để tăng chỉ số octan, do đó khi xăng cháy thải ra ngoài
môi trường một lượng lớn chì.
Phân tích:
Để giải bài tập này, học sinh cần phải liên hệ với thành phần của xăng có một

hàm lượng Pb đáng kể

×